You are on page 1of 35

`

KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO VÀ KIỂM SOÁT


CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
Dự án: TRỤ SỞ VĂN PHÒNG C.P

Địa chỉ: SỐ 2 ĐƯỜNG 2A, KCN BIÊN HÒA II, BIÊN HÒA,
ĐỒNG NAI, VIỆT NAM
Chủ Đầu Tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM

Tư Vấn Khối Lượng: CÔNG TY TNHH VINAQS

Tư Vấn Giám Sát: CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT

Nhà Thầu Thi Công: CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT SEN
TRỤ SỞ VĂN PHÒNG CP
SENDECOR | THÁP B, TẦNG 1, TÒA NHÀ ORIENT, 331 BẾN VÂN ĐỒNG, PHƯỜNG 1, QUẬN 4,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
MỤC LỤC
CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN...................................................................................................................2
1. MỤC ĐÍCH........................................................................................................................................................3
2. PHẠM VI............................................................................................................................................................3
3. THUẬT NGỮ.....................................................................................................................................................3
4. THAM CHIẾU...................................................................................................................................................4
5. THỰC HIỆN (CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 9001: 2015)..........................4
5.1. Trách nhiệm quản lý...............................................................................................................................5
5.2. Hệ thống chất lượng...............................................................................................................................8
5.3. Kiểm soát thiết kế...................................................................................................................................9
5.4. Kiểm soát tài liệu....................................................................................................................................9
5.5. Mua hàng..............................................................................................................................................12
5.6. Đối với sản phẩm cho chủ đầu tư cấp...................................................................................................12
5.7. Kiểm soát quá trình xây dựng...............................................................................................................13
5.8. Kiểm tra và nghiệm thu........................................................................................................................15
5.9. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.....................................................................................................16
5.10. Xử lý, lưu trữ, đóng gói và giao hàng.................................................................................................16
5.11. Hồ sơ chất lượng.................................................................................................................................16
5.12. Đánh giá chất lượng nội bộ.................................................................................................................16
5.13. Đào tạo................................................................................................................................................17
5.14. Bảo hành bảo trì..................................................................................................................................17

1
CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN
DANH MỤC NHÂN SỰ ĐƯỢC PHÂN PHỐI CỦA KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN.
Các bản sao có kiểm soát của kế hoạch chất lượng dự án sẽ được phân phối cho những nhân sự đảm
nhiệm các vị trí theo bảng sau lưu trữ. Các bản sửa đổi cũng sẽ chỉ được phát hành cho những người sở
hữu các bản sao được kiểm soát.

Các vị trí được phân phối:


Giám Đốc Dự Án 01
Quản Lý Dự án 01
Chỉ Huy Trưởng 01
Kỹ Sư Đảm Bảo Chất Lượng 01

Một bản sao có kiểm soát của sổ tay chất lượng mô tả sơ lược về hệ thống chất lượng do Sendecor thực
hiện sẽ được lưu trữ bởi Giám Đốc Dự Án.

KIỂM SOÁT THAY ĐỔI

 Các phiên bản thay đổi của kế hoạch kiểm soát chất lượng dự án sẽ được xác định bằng số và
ngày sửa đổi được hiển thị trên mỗi trang.
 Sau khi sửa đổi, bản hoàn chỉnh của kế hoạch kiểm soát chất lượng (ngoại trừ các tài liệu đính
kèm trong phụ lục) sẽ được ban hành lại.
 Bảng tóm tắt nội dung thay đổi sẽ được cập nhật cho mỗi lần sửa đổi kế hoạch kiểm soát chất
lượng dự án. Bản sao của bảng tóm tắt nội dung liên quan đến những thay đổi mới nhất sẽ được
đưa vào kế hoạch quản lý chất lượng một cách có kiểm soát.
 Các tài liệu đính kèm trong phụ lục của kế hoạch phải được kiểm soát tại văn phòng và có thể
phát hành độc lập.
 Trưởng bộ phận kiểm soát hệ thống chất lượng có trách nhiệm phân phối kế hoạch chất lượng dự
án và các phụ lục đính kèm của kế hoạch này cho văn phòng dự án.
 Các bản sửa đổi của kế hoạch chất lượng dự án và phụ lục của kế hoạch này sẽ chỉ được cấp cho
những người nắm giữ các bản sao được kiểm soát.

2
 Kỹ sư đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm phân phối kế hoạch chất lượng dự án và các phụ lục
của kế hoạch này tại văn phòng dự án.

1. MỤC ĐÍCH
1.1. Mục tiêu của việc thực hiện kế hoạch chất lượng cho dự án xây dựng Trụ Sở Văn Phòng CP là để
thông qua một quá trình tự điều chỉnh, công trình sẽ đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Sendecor.

1.2. Để đạt được điều này, dự án sẽ thực hiện các công việc phù hợp với yêu cầu của các tài liệu sau:
1.2.1. Các văn bản thỏa thuận chính thức.
1.2.2. Các điều kiện chung của hợp đồng.
1.2.3. Tất cả các tài liệu được đề cập trong khoản 1 của văn bản thỏa thuận chính thức.
2. PHẠM VI

Kế hoạch chất lượng dự án này nêu chi tiết hệ thống sẽ được áp dụng để kiểm soát và xác minh
những nội dung sau:
2.1. Chất lượng của tất cả các công việc do nhà thầu phụ trực tiếp thực hiện

2.2. Chất lượng của tất cả các công việc do Sendecor trực tiếp thực hiện.

2.2.1. Các công việc do Sendecor và các nhà thầu phụ thực hiện sẽ được kiểm tra theo các kế
hoạch kiểm tra và nghiệm thu tương ứng.
2.2.2. Chất lượng của các sản phẩm có nguồn gốc từ các nhà cung cấp bên ngoài sẽ được kiểm
tra khi giao hàng và khi cần thiết tại các cơ sở của nhà cung cấp bên ngoài. Các hoạt
động kiểm tra phải được thực hiện theo các kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu có liên
quan.
3. THUẬT NGỮ

3.1. Chất lượng : Sự phù hợp với các yêu cầu đươc quy định
3.2. Chính sách chất lượng : Ý định và hướng đi chung của công ty có liên quan đến chất lượng
được thể hiện rõ ràng, chính thức từ lãnh đạo cấp cao của công ty.
3.3. Quản lý chất lượng : Tất cả các hoạt động của nội bộ quyết định chính sách chất lượng, mục tiêu
và trách nhiệm. Các hoạt động này có thể bao gồm lập kế hoạch quản lý chất lượng, đảm bảo
chất lượng và hệ thống chất lượng. Đây là chức năng mà chính sách chất lượng của công ty
thực hiện.
3.4. Hệ thống chất lượng : Cơ cấu tổ chức, các thủ tục, quy trình và các nguồn lực cần thiết để thực
hiện hệ thống chất lượng.
3
3.5. Sổ tay chất lượng : Các tài liệu về chính sách chất lượng và hệ thống chất lượng của công ty
(các tài liệu phác thảo).
3.6. Kế hoạch chất lượng dự án : Các tài liệu cụ thể cho kế hoạch quản lý chất lượng của một dự án.
3.7. Kiểm soát chất lượng (QC) : Là một phần của hệ thống chất lượng, thông qua kiểm tra, xem xét,
đo lường, lắp đặt, thử nghiệm, kiểm tra và nghiệm thu để xác định rằng đã đạt được các yêu
cầu cụ thể.
3.8. Đảm bảo chất lượng (QA) : Là các kế hoạch và quy trình sản xuất sản phẩm có hệ thống bằng
cách sử dụng hệ thống chất lượng để xác minh các yêu cầu cụ thể đang đạt được. Hệ thống chất
lượng làm tăng độ tin cậy rằng các vật liệu và công việc thực hiện đang phù hợp với yêu cầu.
3.9. Đánh giá chất lượng : Là hoạt động kiểm tra nhằm xác minh xem việc triển khai công việc hoặc
các sản phẩm sản xuất phù hợp với yêu cầu.
3.10. Quá trình : Tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan đến nhau từ vật liệu đầu vào cho
đến sản phẩm hoàn thiện đầu ra .
3.11. Sản phẩm : Hoàn thiện nội thất, lắp đặt tại công trình, hoặc dịch vụ, là kết quả của hoạt động
hoặc quy trình.
3.12. Xác minh : Quy trình chính thức xác nhận và lập các hồ sơ cho việc tuân thủ các tiêu chí được
chấp nhận.
3.13. Điểm dừng : Một điểm cần chú ý trong một quy trình mà quá trình này không thể tiếp tục nếu
không được chấp thuận bởi một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.
3.14. Điểm chứng kiến : Điểm cần chú ý trong một quá trình mà các hoạt động cần phải được chứng
kiến hoặc kiểm tra để phê duyệt bởi các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Các cá nhân và tổ chức
kiểm tra phải được thông báo trước thời gian cụ thể, công việc có thể tiến hành mà không cần
phải phê duyệt một cách cụ thể.
3.15. QAE : Kỹ sư đảm bảo chất lượng (Tương đương với thuật ngữ Giám Đốc Chất Lượng được đề
cập trong hợp đồng)
3.16. Chủ Đầu Tư : CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI CP VIỆT NAM
3.17. Đại diện chủ đầu tư : Giám đốc dự án của khách hàng/ người phụ trách dự án.
4. THAM KHẢO
4.1. Sổ tay chất lượng công ty Sendecor
4.2. Các điều khoản chung của hợp đồng.
4.3. Các tài liệu xây dựng được chấp thuận.
5. THỰC HIỆN (CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015)
Phần này của kế hoạch kiểm soát chất lượng dự án sẽ liệt kê chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện
theo hệ thống quản lý chất lượng.
4
5.1. Trách nhiệm quản lý
5.1.1. Sơ đồ tổ chức dự án: Cơ cấu của tổ chức dự án sẽ được thể hiện ở sơ đồ trên phụ lục A
của tài liệu này.
5.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn: Các trách nhiệm và quyền hạn cơ bản liên quan đến hệ
thống chất lượng được nêu ra chi tiết như sau:
a. Giám đốc dự án
- Đưa ra các quyết định sau cùng có liên quan đến dự án.
- Hỗ trợ kỹ thuật.
- Kiểm soát nhân viên và huy động nhân lực.
- Phối hợp với chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu chính.
- Hỗ trợ và hướng dẫn các vấn đề khác để đem đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
nhằm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, thời gian, an toàn và chi phí.
b. Quản lý dự án
- Nắm tổng quan và đảm bảo tất cả các chính sách trong tương lai đối với các hoạt
động nội thất và quản lý chất lượng của dự án.
- Xác định các yêu cầu đối với nhân sự và phân bổ trách nhiệm rõ ràng.
- Theo dõi và đảm bảo rằng chính sách chất lượng của dự án đang hoạt động và có
hiệu quả.
- Theo dõi và phối hợp với kỹ sư đảm bảo chất lượng để giải quyết các vấn đề có
liên quan đến chất lượng mà không thể giải quyết được ở cấp độ dự án.
- Theo dõi và quản lý tổng thể dự án
- Phê duyệt (nội bộ) kế hoạch chất lượng dự án và các thủ tục liên quan (bao gồm kế
hoạch kiểm tra và thử nghiệm) để thực hiện.
- Phê duyệt đề xuất “xử lý” và “hành động tái diễn” liên quan đến việc kiểm soát sự
không phù hợp.
- Ban hành các hướng dẫn để thực hiện công việc nhằm loại bỏ các yếu tố có liên
quan đến sự không phù hợp và khi cần thực hiện hành động để giải quyết sự không
phù hợp.
- Lựa chọn, kiểm soát nhà thầu phụ và nhà cung cấp, bao gồm cả việc lựa chọn
phương pháp xác minh sự phù hợp của sản phẩm đã mua.
- Tương tác với chủ đầu tư / kiến trúc sư của dự án.
b. Chỉ Huy Trưởng
- Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động lắp đặt nội thất đúng theo bản vẽ, đặc điểm kỹ
thuật, và các yêu cầu lắp đặt khác.
5
- Điều phối các hoạt động thi công hằng ngày trên công trường và dự án.
- Điều phối hoạt động của các giám sát từng khu vực và các đội trưởng phù hợp với
từng khu vực và từng bộ phận khác nhau của công việc.
- Hướng dẫn các giám sát khu vực trong các vấn đề khiểm soát chất lượng tại khu
vực lao động.
- Hướng dẫn giám sát thực hiện theo kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu theo kế hoạch
đã được ban hành.
- Phối hợp với kỹ sư đảm bảo chất lượng, nhà thầu phụ/ nhà cung cấp, chuyên viên
kiểm tra và nghiệm thu.
- Tư vấn cho quản lý dự án về vật tư hoặc phần công việc không phù hợp với yêu
cầu quy định. Giám sát chất lượng và tay nghề trong quá trình thi công.
c. Giám sát công trường
- Điều phối các hoạt động của nhân lực cho các công việc do mình phụ trách.
- Chịu trách nhiểm kiểm tra chất lượng liên tục tay nghề của người lao động, bao
gồm cả việc kiểm tra xem công việc đó có được thực hiện phù hợp với bản vẽ và
tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa và vật liệu hay không.
- Kiểm tra nghiệm thu các công việc do công nhân cơ hữu và nhà thầu phụ thực
hiện.
- Hoàn thiện và phân phối các danh mục kiểm tra và báo cáo sự phù hợp đối với kế
hoạch kiểm tra và nghiệm thu.
d. Mua hàng / Điều phối
- Phối hợp để chuẩn bị hồ sơ yêu cầu mua hàng và hồ sơ của nhà thầu phụ/nhà cung
cấp.
- Kiểm tra các hồ sơ mua hàng (bao gồm cả các hợp đồng phụ và yêu cầu mua hàng)
trước khi phát hành để định giá.
- Đánh giá và đề xuất nội bộ sau khi đã định giá.
- Quản lý các thỏa thuận hợp đồng thầu phụ
e. Nhà thầu phụ / nhà cung cấp
- Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng phù hợp với các yêu cầu của hợp
đồng đối với nhà thầu phụ / đơn hàng bao gồm kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm
của nhà thầu phụ hoặc kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm do Sendecor cung cấp.
- Cung cấp tài liệu / bảo đảm / bảo hành phù hợp với yêu cầu của hợp đồng thầu
phụ/ đơn đặt hàng.

6
- Lập kế hoạch và thực hiện các yêu cầu đảm bảo chất lượng chính thức khi được
quy định bởi các yêu cầu của hợp đồng / đơn đặt hàng.
- Hợp tác với các hoạt động kiểm tra, đánh giá do nhân viên Sendecor và các cơ
quan kiểm tra thực hiện.
f. Kỹ sư đảm bảo chất lượng
- Chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm nội thất đệ trình lên cho khách
hàng tuân thủ đúng theo yêu cầu của hợp đồng.
o Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý hồ sơ và kiểm soát tài liệu dự án.
o Đảm bảo đáp ứng tất cả các yêu cầu liên quan đến việc đệ trình khách
hàng. Điều này bao gồm cả việc đệ trình các báo cáo và phê duyệt các nhà
thầu phụ.
o Thông báo cho nhân sự quản lý hồ sơ về bất kỳ sự thay đổi đối với hợp
đồng và chuẩn bị sẵn các đệ trình được yêu cầu.
o Đảm bảo các thông báo cần thiết cho khách hàng được chuẩn bị và các đệ
trình phù hợp với yêu cầu của hợp đồng.
o Chuẩn bị và xem xét các thỏa thuận trong hợp đồng thầu phụ để hoàn thiện
và cải tiến.
o Giám sát các yêu cầu chất lượng hàng ngày để đảm bảo các yêu cầu của kế
hoạch chất lượng dự án hoạt động hiệu quả.
o Ban hành tất cả các phần liên quan (bao gồm cả bản sửa đổi) của kế hoạch
chất lượng dự án cho nhân viên dự án chịu trách nhiệm về việc thực hiện.
thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát tài liệu đối với tài liệu thuộc hệ
thống chất lượng.
o Cùng với trưởng bộ phận quản lý chất lượng, hướng dẫn và chỉ dẫn nhân
viên dự án trong việc thực hiện hệ thống chất lượng. Đặc biệt là làm đúng
cảc nhiệm vụ cụ thể của họ.
o Làm việc với đại diện chủ đầu tư để thiết lập các tiêu chuẩn chấp nhận
được về tay nghề (tiêu chí chấp nhận chất lượng).
o Thực hiện giám sát công việc để đảm bảo rằng các công việc được nghiệm
thu theo đúng yêu cầu.
o Phối hợp đánh giá và giám sát nhà thầu phụ / nhà cung cấp khi thích hợp.
o Thiết lập các cơ chế và phương án kiểm tra để xác minh rằng việc kiểm tra
và nghiệm thu được thực hiện.

7
o Đảm bảo sự hoàn thiện của sản phẩm phù hợp với các yêu cầu cụ thể của
dự án.
o Phát hành các báo cáo sự không phù hợp.
o Hỗ trợ với trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng trong quá trình thực hiện
đánh giá nội bộ.
o Rà soát, điều phối và lưu trữ các hồ sơ liên quan đến việc quản lý chất
lượng.
o Chuẩn bị các báo cáo hàng tháng về quản lý chất lượng dự án (xem chi tiết
trong phụ lục của kế hoạch chất lượng dự án).
- Quyền hạn:
o Kỹ sư đảm bảo chất lượng có quyền thực hiện theo kế hoạch chất lượng đã
được phê duyệt và phát hành các báo cáo về sự không phù hợp.
5.2. Hệ thống chất lượng
5.2.1. Kế hoạch chất lượng dự án bao gồm tất cả các tài liệu có liên quan đến chất lượng sẽ
được sử dụng trong dự án và bao gồm thêm các tài liệu sau:
a. Sổ tay chất lượng của Sendecor (Một số mục cụ thể áp dụng đối với hợp đồng
này);
b. Phụ lục của kế hoạch chất lượng dự án.
c. Kế hoạch lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu.

d. Bản vẽ và thông số kỹ thuật của dự án (dùng để triển khai công việc của dự án).
5.2.2. Sổ tay chất lượng của Sendecor cung cấp một phác thảo về hệ thống chất lượng sẽ được
Sendecor thực hiện. Không phải tất cả các yếu tố của hệ thống chất lượng được mô tả
trong sổ tay chất lượng đều sẽ được thực hiện trong dự án này.
5.2.3. Các phụ lục của kế hoạch chất lượng dự án bao gồm tất cả các tài liệu được kiểm soát
riêng biệt và được phát triển, điều chỉnh thường xuyên trong qua trình thực hiện công
việc. Ví dụ như điều chỉnh quá trình đánh giá nội bộ, kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu.
5.2.4. Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu cung cấp một quy trình để chứng minh sự phù hợp các
yếu tố của một công trình. Mỗi kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu tập hợp các yêu cầu
kiểm tra và nghiệm thu của một yếu tố cụ thể phù hợp với yêu cầu của dự án. Biểu mẫu
các kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu sẽ được đính kèm trong phụ lục của kế hoạch
kiểm soát chất lượng này. Các kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu sẽ được thực hiện bởi
nhà cung cấp, nhà thầu phụ hoặc do chính Sendecor thực hiện.
5.2.5. Bản vẽ và thông số kỹ thuật của dự án được cung cấp bởi tư vấn giám sát của chủ đầu
tư sẽ được xem như là hướng dẫn triển khai công việc cho các hạng mục được thực
8
hiện trong dự án. Bản vẽ triển khai thi công và các biện pháp thi công sẽ được triển
khai để đảm bảo đúng quy trình và được kiểm soát.
5.2.6. Hệ thống chất lượng phải được xem xét và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo hoạt
động và để phát huy tính hiệu quả của nó. Vì thế, các cuộc họ về đánh giá chất lượng
thực hiện dự án sẽ thường xuyên được tổ chức (xem chi tiết trong phụ lục đính kèm).
5.3. Kiểm soát thiết kế
5.3.1. Nhà thầu sẽ liên hệ với thiết kế để đảm bảo các bản vẽ được hoàn thành và trình cho các
bên phê duyệt.
5.3.2. Quá trình thiết kế (cập nhật sau).
5.4. Kiểm soát tài liệu
5.4.1. Các trao đổi bằng văn bản từ chủ đầu tư, các nhà tư vấn
a. Tất cả các thư từ trao đổi từ phía chủ đầu tư, các nhà tư vấn sẽ được chuyển đến
văn phòng tại dự án để lưu trữ và xử lý.
b. Sau khi nhận được, tất cả các thư từ trao đổi sẽ được đóng dấu kiểm soát về ngày
tháng, số lượng… bởi thư ký dự án.
c. Bản gốc sẽ đươc đóng dấu kiểm soát trước khi phân phối các bản sao.
d. Trường hợp các thư từ trao đổi nhận được tại văn phòng công ty có liên quan đến
dự án, các thư từ này sẽ được chuyển xuống dự án để kiểm soát và xử lý.
e. Tất cả các thư từ trao đổi đến từ phía các nhà tư vấn sẽ được kiểm soát bằng cách
sử dụng biểu mẫu kiểm soát hồ sơ. Biểu mẫu kiểm soát hồ sơ sẽ bao gồm các
thông tin sau:
- Ngày tháng trên các thư trao đổi;
- Số tham chiếu.
- Nội dung của thư trao đổi. Một số loại như chỉ thị công trường… sẽ được thiết lập
một cách riêng biệt.
f. Sau khi nhận thư và kiểm soát, bản gốc của thư sẽ được chuyển đến văn phòng
công ty để lưu trữ, còn bản sao sẽ được chuyển cho quản lý dự án.
g. Nhân sự quản lý dự án sẽ xem xét nội dung của các trao đổi, đồng thời phân bổ
nhân sự chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các vấn đề nêu trong thư (nếu có yêu
cầu) hoặc kiểm tra nội dung, nhận thông tin, xác nhận và gửi lại cho thư ký dự án
lưu trữ.
h. Sau đó, thư ký dự án hoàn thành việc phân phối thư từ, đồng thời lưu trữ thư từ
vào trong các tệp hồ sơ lưu trữ tại dự án.
5.4.2. Các trao đổi bằng văn bản gửi cho chủ đầu tư, nhà tư vấn
9
a. Tất cả các thư từ gửi cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát gửi đi từ văn phòng dự án sẽ
được giám đốc dự án hoặc người được ủy quyền xem xét, ký tên. Các thư từ gửi
cho tư vấn giám sát, chủ đầu tư cũng có thể gửi bởi nhân sự có thẩm quyền từ văn
phòng công ty.
b. Trước khi gửi, thư ký dự án bổ sung các thông số tham chiếu để kiểm soát.
c. Khi thư trao đổi được gửi từ văn phòng công ty, các thông số tham chiếu để kiểm
soát phải được cung cấp bởi thư ký dự án.
d. Tất cả các thư từ trao đổi gửi cho tư vấn giám sát, chủ đầu tư sẽ được kiểm soát bởi
biểu mẫu danh mục hồ sơ (xem biểu mẫu đính kèm trong phụ lục của kế hoạch
này). Biểu mẫu kiểm soát sồ sơ sẽ thể hiện các nội dung sau:
- Số tham chiếu thể hiện trên thư trao đổi.

- Thời gian.
- Nội dung của thư trao đổi.
- Đối với các loại thư trao đổi khác nhau sẽ được lưu trữ ở các danh mục hồ sơ khác
nhau.
e. Sau khi ký, bản sao của thư gửi cho tư vấn giám sát, chủ đầu tư sẽ được phân phối
như sau:
- Lưu trữ bản sao vào tệp hồ sơ dự án.
- Gửi về trụ sở văn phòng công ty. Quản lý dự án có trách nhiệm phân phối các
thông tin cần thiết đối với các nhân sự có liên quan.
5.4.3. Bản vẽ của chủ đầu tư (bao gồm tất cả các phiên bản) phát hành để triển khai thi công
a. Sau khi nhận được bản vẽ, các công tác phân phối sẽ được triển khai giống mục
5.4.1 của kế hoạch này.
b. Đối với mục này, từ “bản vẽ”: sẽ được sử dụng để bao gồm các bản vẽ đã được sửa
đổi.
c. Là một phần trong quá trình kiểm soát các trao đổi, quản lý dự án phải chỉ ra việc
phân phối bản vẽ và trách nhiệm thực hiện. Sau đó triển khai lại các công việc tiếp
theo cho thư ký dự án.
d. Nhân viên tại văn phòng dự án sẽ kiểm soát bản vẽ bằng danh mục bản vẽ (xem
biểu mẫu trong phần phụ lục). Danh mục bản vẽ sẽ thể hiện các nội dung sau:
- Số bản vẽ
- Tiêu đề bản vẽ
- Phiên bản của bản vẽ.

10
- Ngày phát hành.
- Danh mục phân phối (nếu phù hợp)
e. Các bản vẽ sẽ được phân phối theo danh mục chỉ định của quản lý dự án. Danh
sách phân phối sẽ được sẽ được thể hiện trong danh mục bản vẽ.
f. Tối thiểu 02 bộ bản vẽ của chủ đầu tư phải luôn ở trong trạng thái đầy đủ như sau:
- Bản gốc, sẽ được kiểm soát bởi nhân viên kiểm soát khối lượng. Các bản gốc này
đã bao gồm cả các bản cập nhật mới nhất bao gồm tất cả các thay đổi của bản vẽ.
- Bản triển khai công việc, dưới sự kiểm soát của kỷ sư công trường, dùng để triển
khai các công việc trên công trường. Đối với trường hợp này, các bản vẽ cập nhật
phải được tách biệt.
g. Tất cả các bản vẽ lưu trữ phải được dán nhãn rõ ràng, bố trí hợp lý và được bảo
quản thích hợp để không hư hỏng, mất mát trong quá trình sử dụng.
h. Chỉ những bản vẽ phát hành cập nhật bổ sung mới nhất mới được sử dụng để triển
khai công việc.
5.4.4. Yêu cầu cung cấp thông tin
a. Khi các thông tin được cung cấp bởi chủ đầu tư trong các bản vẽ hoặc các thông số
kỹ thuật chưa rõ ràng, không chính xác hoặc có sự khác biệt, khi đó các yêu càu
cung cấp thông tin sẽ được gửi đến chủ đầu tư.
b. Các yêu cầu cung cấp thông tin này sẽ thể hiện trên biểu mẫu yêu cầu cung cấp
thông tin (xem trong phần phụ lục của kế hoạch này).
c. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin thể hiện những nội dung sau:
- Số tham chiếu;
- Ngày yêu cầu;
- Tên dự án/ hợp đồng;
- Tên và địa chỉ của cá nhân / tổ chức mà phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đang đề
cập đến.
- Mô tả thông tin cần làm rõ.
- Chữ ký của người lập phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và chữ ký của quản lý dự
án.
d. Biểu mẫu yêu cầu cung cấp thông tin sẽ có phần phản hồi của phía chủ đầu tư nếu
được yêu cầu (chủ đầu tư có thể chọn phương pháp trả lời bằng thư hoặc các hình
thức khác tương đương).
e. Yêu cầu cung cấp thông tin có thể được chuẩn bị bởi tất cả các thành viên của dự
án. Tuy nhiên phải dược quản lý dự án kiểm tra, ký duyệt trước khi được gửi đi.

11
f. Trước khi gửi đi, các phiếu yêu cầu cung cấp thông tin sẽ được cung cấp số tham
chiếu và được kiểm soát bởi thư ký dự án.
g. Nghi nhận được phản hồi của phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, quản lý dự án phải
đảm bảo rằng bản sao của phản hồi đó được phân phối đến cho người đã lập phiếu
yêu cầu.
5.5. Mua hàng
5.5.1. Kiểm soát hợp đồng thầu phụ
a. Nhân viên đảm bảo chất lượng sẽ lập danh mục theo dõi hợp đồng thầu phụ để
kiểm soát các chi tiết quan trọng của từng hợp đồng của các nhà thầu phụ.
b. Danh mục theo dõi hợp đồng thầu phụ thể hiện các nội dung sau:
- Tên nhà thầu và phạm vi công việc;
- Địa chỉ của nhà thầu phụ;
- Người đại diện của nhà thầu phụ;
- Phương pháp xác minh sự đảm bảo chất lượng của hàng hóa, vật liệu, thiết bị được
cung cấp bởi nhà thầu phụ.
5.6. Đối với sản phẩm cho chủ đầu tư cung cấp
5.6.1. Nhận, kiểm tra, thử nghiệm
a. Tất cả các sản phẩm cho chủ đầu tư cung cấp để đưa vào triển khai sử dụng phải
tuân theo các kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm.
b. Việc tiếp nhận, kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm do chủ đầu tư cung cấp sẽ
được thực hiện và ghi nhận lại bằng cách sử dụng các đầu mục kiểm tra và nghiệm
thu (xem biểu mẫu tại phụ lục đính kèm).
c. Bất kỳ sự sai khác nào được xác định sẽ được ghi lại và được kiểm soát bởi kỹ sư
đảm bảo chất lượng theo quy trình kiểm soát sự không phù hợp.
d. Quản lý dự án sẽ chuyển cho chủ đầu tư thông tin trình bày về sự sai khác này và
đề xuất phương án xử lý.
5.6.2. Xử lý, lưu trữ và lắp đặt
a. Sau khi được Sendecor tiếp nhận quản lý (tức là tất cả các sản phẩm đã được kiểm
tra, thử nghiệm và các quá trình tiếp theo đã hoàn tất), tất cả các sản phẩm do chủ
đầu tư cung cấp sẽ phải chịu sự kiểm soát tương tự đối với các sản phẩm do nhà
cung cấp của Sendecor cung cấp.
b. Khi các sai sót trở nên rõ ràng hoặc nguyên nhân là trong quá trình bảo quản, xử lý
và lắp đặt, kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ ghi nhận lại và kiểm soát theo quy trình
kiểm soát sự không phù hợp.
12
c. Khi cần thiết, quản lý dự án sẽ gửi thông tin đến chủ đầu tư nêu chi tiết các vấn đề
đang gặp phải và đề xuất quy trình xử lý.
5.7. Kiểm soát quá trình xây dựng
5.7.1. Quá trình xây dựng phải được thực hiện trong điều kiện có kiểm soát để đảm bảo dự án
phù hợp với các yêu cầu quy định.
5.7.2. Kiểm soát các điều kiện để đạt được chất lượng theo yêu cầu bằng cách:
- Thực hiện đúng theo bản vẽ và các thông số kỹ thuật yêu cầu. Triển khai theo biện
pháp thi công và chỉ thị công trường.
- Thực hiện đúng theo hệ thống chất lượng.
- Áp dụng đúng các quy trình kiểm soát của hệ thống chất lượng.
- Áp dụng thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa.
5.7.3. Kế hoạch kiểm soát chất lượng dự án nêu chi tiết các yêu cầu kiểm soát chất lượng
trong quá trình tiếp nhận, triển khai và kiểm tra nghiệm thu lần cuối cùng.
5.7.4. Nhân viên kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm hoàn thành danh sách kiểm tra, báo
cáo thử nghiệm và các nội dung tương tự đồng thời ghi nhận lại việc kiểm tra hoàn tất
của các yêu cầu kiểm tra và thử nghiệm.
5.7.5. Để thực hiện mục đích kiểm soát, dự án sẽ được phân tách thành thành các khu vực
khác nhau bằng cách sử dụng cơ cấu phân chia trong quá trình lập kế hoạch và triển
khai công việc dựa vào các thông tin trong hợp đồng và các tài liệu đính kèm. Khi tiến
hành phân chia khu vực, các khu vực sẽ được đánh dấu bằng các danh xưng riêng để
cho phép nhận dạng tại công trường và phù hợp với việc kiểm tra chéo. Nếu có thể,
việc phân chia này có thể lấy thông tin từ hợp đồng và các tài liệu đính kèm.
5.7.6. Chức năng của kiểm soát chất lượng là kiểm tra, đo lường, thử nghiệm và khi cần thiết,
ghi lại báo cáo một cách chính thức để xác định sự phù hợp với các yêu cầu quy định
hoặc nếu cần để xác định sự xuất hiện của sự không phù hợp.
5.7.7. Các hoạt động kiểm tra chất lượng trên công trường sẽ do nhân viên của Sendecor và
các nhà thầu phụ thực hiện.
5.7.8. Cơ chế chính thức được sử dụng để hướng dẫn công việc và để xác minh việc kiểm soát
chất lượng là kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu được xây dựng cho mỗi hạng mục công
việc xác định.
5.7.9. Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu là một dạng tài liệu, một quá trình xác định cho mỗi
hạng mục công việc. Tất cả các yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu từ bản vẽ và từ chỉ dẫn
kỹ thuật của dự án đều có liên quan đến một quá trình xác định cho mỗi hạng mục công

13
việc. Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu cung cấp quy trình để chứng minh cho việc đạt
được sự phù hợp.
5.7.10. Tất cả các kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu bao gồm các yêu cầu về kỹ thuật được phê
duyệt – chẳng hạn như việc sử dụng nhà thầu phụ / nhà cung cấp cụ thể, vật liệu, kỹ
thuật … - cũng như các chi tiết kiểm tra, đo lường.
5.7.11. Nếu có thể, kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm sẽ yêu cầu triển khai nguyên mẫu của sản
phẩm (prototype) đại diện cho mức chất lượng chấp nhận được (hoặc tiêu chuẩn tay
nghề cần đạt được).
5.7.12. Các tiêu chuẩn về tay nghề cùng với các yêu cầu của hợp đồng tạo thành vùng cơ bản
mà nhân sự chịu trách nhiệm quản lý chất lượng có thể đánh giá sự phù hợp của công
trình trong các hoạt động kiểm tra và nghiệm thu.
5.7.13. Nhân viên dự án chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đảm bảo rằng nhân viên dưới
sự giám sát của mình (bao gồm cả cơ hữu và nhà thầu phụ) nhận thức được tiêu chuẩn
tay nghề được yêu cầu. Trong quá trình làm việc, các nhân viên của dự án phải xác
minh rằng các tiêu chuẩn này đã đạt được.
5.7.14. Tiếp nhận, kiểm tra và thử nghiệm tất cả các hàng hóa, vật liệu, thiết bị tại công trường
để tránh trường hợp lẫn lộn với các sản phẩm lỗi của công trình. Ngoài việc tiếp nhận
và thử nghiệm tại công trường, chất lượng của các sản phẩm có nguồn gốc bên ngoài
phải được xác minh bằng phương pháp đánh giá chất lượng trong quá trình lựa chọn
nhà thầu phụ, nhà cung cấp.
5.7.15. Việc kiểm tra và nghiệm thu trong quá trình thi công phải được triển khai liên tục để
đảm bảo tính tuân thủ. Điều này liên quan đến việc kiểm tra và thử nghiệm thêm các
sản phẩm, trước đây đã được chấp nhận, và đến thời điểm đưa vào công trình.
5.7.16. Liên quan đến các điểm quan trọng trong quá trình triển khai hạng mục, các điểm cần
kiểm tra và kiểm tra đặc biệt cần phải được thông báo cho chủ đầu tư hoặc đại diện của
họ để được chấp thuận thực hiện các công việc tiếp theo, cần phải nêu rõ trong kế
hoạch kiểm tra và nghiệm thu. Điểm này gọi là điểm chứng kiến (chỉ thông báo trước
khi tiến hành công việc tiếp theo) và điểm chờ (thông báo và chờ phê duyệt cho công
tác tiếp theo).
5.7.17. Nếu hàng hóa, vật liệu, thiết bị hoặc bộ phận công việc bị lỗi và được xác định trong
các hoạt động kiểm tra và nghiệm thu, nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra và nghiệm
thu sẽ thông báo cho kỹ sư đảm bảo chất lượng thực hiện các hành động để khắc phục
phòng ngừa.

14
5.7.18. Khi gần hoàn thành công việc, quá trình kiểm tra và nghiệm thu lần cuối của công
trình sẽ được thực hiện bằng cách kiểm tra và thử nghiệm công trình về chất lượng và
tính hoàn chỉnh. Các hạng mục không đạt yêu cầu hoặc chưa đầy đủ sẽ được lên danh
sách các khuyết tật còn tồn đọng.
5.7.19. Chi tiết về danh sách các khuyết tật còn tồn đọng sẽ được ghi nhận lại trong lần
nghiệm thu cuối cùng. Danh sách các khuyết tật sẽ điểm triển khai kiểm tra khi dự án
hoàn thành 70%
5.7.20. Lần nghiệm thu sau cùng (theo danh sách khuyết tật tồn đọng) sẽ bao gồm các yêu cầu
để chứng nhận sự phù hợp của từng giai đoạn tách biệt của dự án.
5.7.21. Để đảm bảo sự khách quan trong quá trình nghiệm thu lần cuối trước khi bàn giao,
quản lý dự án và kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ phối hợp với nhân viên của chủ đầu tư.
5.8. Kiểm tra và nghiệm thu
Tham khảo các biểu mẫu kế hoạch và nghiệm thu có trong phụ lục của kế hoạch này. Được
nhân viên Sendecor hoặc các nhà thầu phụ phát triển theo tiến độ công trình. Tối thiểu kế
hoạch kiểm tra và nghiệm thu phải phát triển được các yêu cầu sau đây:
5.8.1. Đối với nhà máy và quản lý tại công trường

a. Đặt và giao nhận vật tư


b. Quy trình kiểm soát vật liệu nội thất nhập
c. Quy trình kiểm tra gia công, sản xuất
d. Quy trình cho người nhận giao sản phẩm
e. Quy trình lắp đặt
f. Quy trình đảm bảo an toàn.
5.8.2. Sự quản lý
a. Các báo cáo về sự không phù hợp
b. Các quá trình đánh giá nội bộ
c. Quá trình loại bỏ vật liệu không đạt yêu cầu.
d. Các dịch vụ về điện
e. Chế tạo và lắp đặt cửa sổ
f. Xử lý nước thải
g. Thiết bị báo cháy
h. Thiết bị hệ thống an ninh.

15
5.9. Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Tham chiếu quy trình kiểm soát sự không phù hợp trong phụ lục đính kèm kế hoạch chất lượng
của dự án.
5.10. Xử lý, lưu trữ, đóng gói và giao hàng
5.10.1. Các yêu cầu về xử lý, lưu trữ, đóng gói và giao hàng sẽ được quy định cụ thể trong
từng hợp đồng đối với thầu phụ.
5.10.2. Các hạng mục được triển khai mua hàng từ các nhà cung cấp bên ngoài sẽ được kiểm
tra để đảm bảo sự phù hợp đối với yêu cầu của dự án trước khi được vận chuyển đến
công trường. Vì thế, nhân sự phụ trách mảng mua hàng phải thống nhất với nhà cung
cấp về việc kiểm tra sản phẩm trước khi được giao đến công trường. Kết quả của công
tác kiểm tra sẽ được khi nhận vào báo cáo kiểm tra trước khi xuất hàng (tham chiếu phụ
lục đính kèm của kế hoạch này).
5.10.3. Việc xử lý, lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa và thiết bị phải được thực hiện theo
quy định về “hướng dẫn, lưu trữ và bảo vệ hàng hóa, vật liệu và thiết bị” được thể hiện
trong hệ thống quản lý chất lượng của Sendecor. Bản sao của hệ thống quản lý chất
lượng của phần này sẽ được phân phối cho nhân viên thu mua để thống nhất và nhân
viên tại công trường để kiểm tra.
5.10.4. Tất cả các hạng mục mua sắm quan trọng sẽ được Sendecor nhận và kiểm tra trước khi
đưa vào công trường. Tất cả các loại vật liệu đều phải được kiểm tra để đảm bảo tính
tuân thủ đối với các thỏa thuận đã thống nhất trong quá trình mua hàng. Đối với việc
kiểm tra này, sẽ sử dụng biên bản kiểm tra hàng hóa.
5.11. Hồ sơ chất lượng
Tham khảo phụ lục đính kèm của kế hoạch kiểm soát chất lượng dự án.
5.12. Đánh giá chất lượng nội bộ
5.12.1. Đánh giá chất lượng nội bộ sẽ được thực hiện trong thời gian thực hiện hợp đồng và
phù hợp với chương trình đánh giá. Cuộc đánh giá đầu tiên sẽ được thực hiện sau 02
tháng bắt đầu công việc tại công trường.
5.12.2. Việc đánh giá chất lượng nội bộ sẽ được thực hiện bởi một nhân viên không có trách
nhiệm trực tiếp tại dự án và người đã được đào tạo qua chương trình đánh giá.
5.12.3. Đánh giá chất lượng nội bộ sẽ được thực hiện theo quy trình đánh giá chất lượng nội
bộ của Sendecor. Chỉ các đầu mục và điểu khoản trong quy trình đánh giá chất lượng
nội bộ có liên quan đến dự án mới được áp dụng.

16
5.12.4. Khi thích hợp, việc đánh giá chất lượng sản phẩm bên ngoài sẽ được thực hiện tùy
thuộc vào việc cần xác minh lại các loại sản phẩm và dịch vụ đã mua được lựa chọn
trong quá trình mua hàng (Xem mục 5.5.3 của kế hoạch này).
5.12.5. Việc đánh giá chất lượng của các sản phẩm bên ngoài của nhà thầu phụ, nhà cung cấp
sẽ được thực hiện bởi nhân viên đấu thầu hoặc kỹ sư đảm bảo chất lượng.
5.12.6. Việc đánh giá bên ngoài đối với nhà thầu phụ, nhà cung cấp phải được thực hiện theo
các nguyên tắc kiểm tra được nêu chi tiết trong quy trình đánh giá kiểm tra nhà thầu
phụ, nhà cung cấp có trong phụ lục của kế hoạch chất lượng dự án.
5.13. Đào tạo
5.13.1. Đào tạo hệ thống chất lượng
a. Để đảm bảo công trường thực hiện đúng theo hệ thống chất lượng, một khóa đào
tạo về hệ thống chất lượng sẽ được tổ chức tại công trường trong vòng 02 tháng kể
từ khi bắt đầu các công việc tại công trường.
b. Khóa đào tạo tại công trường bao gồm các nội dung sau:
- Chính sách chất lượng của dự án;
- Hệ thống chất lượng và đảm bảo chất lượng là gì ?
- Tại sao phải thực hiện hệ thống chất lượng?
- Yêu cầu của khách hàng là gì ?
- Làm thế nào để thực hiện hệ thống chất lượng ?
c. Việc đào tạo thêm sẽ được xem xét thực hiện sau đã xác định được mức độ hiểu và
áp dụng của các nhân sự thông qua việc đánh giá chất lượng nội bộ, đánh giá chất
lượng các nhà cung cấp bên ngoài và qua các cuộc họp về chất lượng.
5.13.2. Đào tạo bảo trì và vận hành
a. Trình độ và kinh nghiệm của nhân sự thực hiện công việc bảo trì bảo hành
Việc bảo trì và bảo hành sẽ được thực hiện bảo các nhân sự có kinh nghiệm của
nhà thầu.
b. Hồ sơ về trình độ và kinh nghiệm của nhân sự thực hiện bảo hành bảo trình sẽ
được lưu trữ trong hồ sơ chất lượng.
c. Khi cần thiết, sau khi xem xét trình độ và kinh nghiệm của nhân sự thực hiện bảo
hành, Sendecor phải đảm bảo rằng nhà thầu phụ chịu trách nhiệm cung cấp đào tạo
bổ sung nhân viên được đào tạo đầy đủ kiến thức để thực hiện công tác bảo hành
bảo trì.

17
5.14. Bảo hành, bảo trì

5.14.1. Trong vòng 12 tháng kể từ khi bắt đầu công việc, chương trình chi tiết về công tác
bảo hành bảo trì sẽ được chuẩn bị.
5.14.2. Chương trình vận hành và bảo trì bao gồm tất cả các dịch vụ, sản phẩm, thiết bị sẽ
do nhà thầu phụ triển khai, Sendecor có trách nhiệm kiểm tra và điều phối.
5.14.3. Công việc vận hành và bảo trì phải được tiến hành theo khuyến cáo của các nhà sản
xuất.

18
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN......................................................................................1

PHỤ LỤC B NỘI DUNG CUỘC HỌP CHẤT LƯỢNG..............................................................2

PHỤ LỤC C BÁO CÁO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG..................................................................3

PHỤ LỤC D KIỂM SOÁT VẬT TƯ VÀO CÔNG TRƯỜNG.....................................................5

PHỤ LỤC E BIỂU MẪU KIỂM TRA NGHIỆM THU................................................................7

PHỤ LỤC F CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG ..................................................................................10

PHỤ LỤC F QUY TRÌNH NGHIỆM THU BÀN GIAO .............................................................12


PHỤ LỤC A. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
PHỤ LỤC B. HỌP ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Một cuộc họp sẽ được tổ chức sau mỗi đợt đánh giá chất lượng nội bộ để xem xét hoạt động và
hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng và bắt đầu một số cải tiến để phù hợp.
2. Cuộc họp có sự tham gia của giám đốc dự án, quản lý dự án, chỉ huy trưởng, nhân viên quản lý
hành chính, giám sát công trường, kỹ sư đảm bảo chất lượng.
3. Cuộc họp sẽ do quản lý dự án chủ trì và sự thay đổi về hệ thống cũng như những hành động liên
quan sẽ được lập thành biên bản và được phát hành cho những người chịu trách nhiệm thực hiện.
4. Cuộc họp sẽ bao gồm các nội dung sau
a. Nhân sự và tổ chức.
b. Thành phần tham gia.
c. Đào tạo
d. Hệ thống chất lượng đang được thực hiện bởi nhà thầu.
e. Kết quả của quá trình kiểm tra và nghiệm thu.
f. Tính khả dụng của các tài liệu, hồ sơ
g. Xử lý và lưu trữ vật tư
h. Sự không phù hợp – hành động khắc phục
i. Đánh giá.
j. Định hướng

2
APPENDIX C. BÁO CÁO ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

1. Hàng tháng, kỹ sư đảm bảo chất lượng phải chuẩn bị báo cáo đảm bảo chất lượng ngắn gọn để
các nhân sự cấp cao có liên quan đến dự án xem xét và điều chỉnh. Một bản sao của báo cáo sẽ
được chuyển cho giám đốc dự án hoặc người phụ trách dự án của khách hành xem xét.
2. Báo cáo bao gồm các nội dung
a. Tình trạng kiểm tra và nghiệm thu
i. Báo cáo tình trạng – bao gồm đánh giá việc sử dụng các kế hoạch kiểm tra và
nghiệm thu, sự hợp tác của các nhân sự thành phần, sự đảm bảo nguồn lực thực hiện,
Đánh dấu vào những nội dung phù hợp với những yêu cầu đặc biệt cho những công
việc tiếp theo.
ii. Kết quả - nhận xét về kết quả kiểm tra và nghiệm thu của nhân viên dự án, nhà thầu
phụ, nhà cung cấp, phòng thí nghiệm. Đánh dấu lại các hạng mục nào cần quan tâm
và kiểm tra lại.
b. Lưu trữ và xử lý vật tư
Nhận xét về tình trạng cơ sở vật chất tại dự án đang có và hàng hóa, vật tư, thiết bị đang
được bảo quản tại chỗ. Điều này cần bao gồm luôn cả đánh giá khu vực lưu trữ mở (ví
dụ: các khu vực lưu trữ cần giá cố, khu vực cần bổ sung thêm cửa…), khu vực bảo quản
có mái che…
Có thể đề xuất các phương án xử lý.
c. Sự không phù hợp / hành động khắc phục
i. Kiểm tra lại danh mục các điểm không phù hợp.
ii. Hành động còn tồn tại – kiểm tra và đánh dấu vào danh mục báo cáo sự không
phù hợp, yêu cầu hành động khẩn cấp vì mức độ nghiêm trọng hoặc hành động
khắc phục đã quá hạn chưa thực hiện.
d. Đào tạo
Liệt kê các khóa đào tạo đã hoàn thành trong tháng, bao gồm cả việc đào tạo nhân viên
mới về việc thực hiện hệ thống chất lượng vì nó ảnh hưởng đến trách nhiệm cụ thể của
họ.
e. Các hạng mục cần quan tâm
Bao gồm các hạng mục gây khó khăn đáng kể liên quan đến hoạt động của hệ thống quản
lý chất lượng hoặc chất lượng thực tế của công trình.
3. Báo cáo đảm bảo chất lượng được phân phối cho các nhân sự sau

3
a. Giám đốc dự án
b. Quản lý dự án
c. Chỉ huy trưởng
d. Kỹ sư đảm bảo chất lượng
4. Báo cáo đảm bảo chất lượng sẽ được phát hành trong vòng một tuần sau khi kết thúc kỳ báo
cáo hàng tháng.

4
PHỤ LỤC D. KIỂM SOÁT VẬT TƯ VÀO CÔNG TRƯỜNG

1. MỤC ĐÍCH
1.1. Mục đích của quy trình này là để mô tả phương pháp được sử dụng để kiểm soát chất lượng của
vật liệu nội thất và tay nghề của nhân lực. Đại diện chủ đầu tư sẽ kiểm tra, đo lường và thử
nghiệm theo yêu cầu của hợp đồng.
2. PHẠM VI
2.1. Quy trình này áp dụng cho tất cả công việc kiểm soát vật liệu đầu vào được Sendecor áp dụng
cho tất cả các công việc đang thực hiện.
3. THUẬT NGŨ
3.1. Điểm dừng : Một điểm cần chú ý trong một quy trình mà quá trình này không thể tiếp tục nếu
không được chấp thuận bởi một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.
3.2. Điểm chứng kiến : Điểm cần chú ý trong một quá trình mà các hoạt động cần phải được chứng
kiến hoặc kiểm tra để phê duyệt bởi các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Các cá nhân và tổ chức
kiểm tra phải được thông báo trước thời gian cụ thể, công việc có thể tiến hành mà không cần
phải phê duyệt một cách cụ thể.
3.3. Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu: là tài liệu mô tả hoặc xác định các phương pháp kiểm tra đo
lường và thử nghiệm hàng hóa, vật liệu và tay nghề. Tất cả các yêu cầu kiểm tra và thử nghiệm
đều có liên quan đến một yếu tố công việc cụ thể.
3.4. Đại diện chủ đầu tư: Giám đốc dự án của chủ đầu tư hoặc người đại diện có thẩm quyền.
4. THAM KHẢO
4.1. Sổ tay chất lượng của Sendecor
4.2. Biên bản kiểm tra nghiệm thu.
5. THỰC HIỆN
5.1. Tổng quan
5.1.1. Nhân viên nhà máy (bao gồm giám đốc nhà máy, quản lý nhà máy, giám sát, quản đốc…)
phải chịu trách nhiệm ngăn chặn bất kỳ sự không phù hợp nào trong các hoạt động kiểm tra
và nghiệm thu. Cac sản phẩm nhận được phải thông báo cho kỹ sư đảm bảo chất lượng.

5
5.1.2. Yêu cầu
Tất cả các nguyên vật liệu nhập về phải được kiểm tra các hạng mục sau:
a. Các khuyết tật về ngoại quan
b. Tài liệu chất lượng
- Chứng nhận xuất xứ
- Chứng nhận chất lượng
- Hóa đơn mua hàng (nếu có)
- Danh mục hàng hóa
- Vận đơn
- Kết quả thí nghiệm.

6
PHỤ LỤC E. BIỂU MẪU KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU

DỰ ÁN

Chủ đầu tư: C.P. VIETNAM LIMITED

Tư vấn giám sát: ENGCORP CO.,LTD

Công tác hoàn thiện Nhà thầu: SEN INTERIOR DECORATION COMPANY LIMITED

Loại hồ sơ: Công việc: Số biên bản: Phiên bản:


KẾ HOẠCH KIỂM TRA VÀ NGHIỆM
THU Ngày:

NỘI DUNG
STT Số Biên bản Mô tả

1 Danh mục vật tư được duyệt

2 Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

3 Biên bản lấy mẫu

4 Kết quả thí nghiệm

5 Biên bản nghiệm thu

Ghi chú:

- Điểm dừng (Hold point): Một điểm mà công việc phải được kiểm tra/nghiệm thu bởi Chủ đầu tư
hoặc TVGS trước khi tiến hành bước tiếp theo . Nhà thầu không được tiến hành sau điểm đó nếu
không được sự đồng ý chấp thuận của Chủ đầu tư hoặc TVGS. Ký hiệu: H.
- Điểm chứng kiến (Witness point): Một điểm mà công việc thi công phải được chứng kiến bởi
Chủ đầu tư hoặc TVGS. Nhà thầu phải thông báo đến CĐT và TVGS một kế hoạch hợp lý và có
thể tiếp tục tiến hành công việc mà không cần được chấp thuận cụ thể. Ký hiệu: W.

7
- Điểm xem xét (Review point): Một điểm mà một công việc được xem xét kiểm tra và nghiệm thu
bởi kỹ sư giám sát Nhà thầu, TVGS hoặc Chủ đầu tư về tính đúng đắn và hoàn thành. Ký hiệu:
R.

8
Trách nhiệm
Phương pháp
STT Mô tả công việc Hồ sơ tham chiếu Tiêu chí chấp thuận Tần suất Kiểm soát tài liệu
nghiệm thu CĐT TVGS Sendecor

I Tài liệu yêu cầu và cơ sở kiểm soát chất lượng

Bản vẽ thiết kế của dự Được phát hành bới chủ Danh sách tài liệu được
1 Trực quan H - -
án đầu tư phân phối từ chủ đầu tư

Tiêu chuẩn kỹ thuật Danh sách tài liệu được


Trực quan Được phát hành bới chủ H - -
của dự án phân phối từ chủ đầu tư
đầu tư
Trước khi
2 Tiêu chuẩn áp dụng bắt đầu
công việc
Danh mục tiêu chuẩn Phiên bản mới nhất của Phiên bản mới nhất của
áp dụng được duyệt
Trực quan - - -
tiêu chuẩn tiêu chuẩn

Được duyệt bởi tư vấn Biên pháp thi công


3 Biên pháp thi công I-1 & I-2 Trực quan R H -
giám sát của chủ đầu tư được duyệt

7
Trách nhiệm
Phương pháp
STT Mô tả công việc Hồ sơ tham chiếu Tiêu chí chấp thuận Tần suất Kiểm soát tài liệu
nghiệm thu CĐT Consultant Sendecor

II Phê duyệt vật liệu

Theo yêu cầu kỹ thuật của


dự án:
- Hồ sơ năng lực nhà sản
- Danh mục vật xuất
- Hồ sơ kỹ thuật Trước khi
liệu phê duyệt Yêu cầu phê duyệt vật
1 Trình duyệt vật liệu Trực quan bắt đầu H - -
- Tiêu chuẩn áp - Catalogue liệu
công việc
dụng - Chứng nhận chất lượng
- Chứng nhận xuất xứ, hợp
quy
- Kết quả thí nghiệm

III Nghiệm thu vật liệu

- Danh mục vật


liệu được duyệt - Phiếu giao hàng - Biên bản lấy mẫu
- Trực quan Trước khi
- Tiêu chuẩn áp - CO/CQ - Biên bản nghiệm
1 Nghiệm thu vật liệu bắt đầu W H W
dụng - Thí nghiệm - Hợp quy thu vật liệu
công việc
- Thông số kỹ - Thí nghiệm - Kết quả thí nghiệm
thuật dự án

7
Trách nhiệm
Phương pháp
STT Mô tả công việc Hồ sơ tham chiếu Tiêu chí chấp thuận Tần suất Kiểm soát tài liệu
nghiệm thu CĐT Consultant Sendecor

IV Nghiệm thu công việc

- Biện pháp thi


công được - Trực quan Trước khi
1 Chuẩn bị duyệt bắt đầu - - -
- Đo đạc
- Tiêu chuẩn áp công việc

dụng

- Biện pháp thi - Trực quan - Biện pháp thi công


công được Trước khi
Trong quá trình thi - Đo đạc được duyệt - Biên bản nghiệm
2 duyệt bắt đầu W H H
công - Kết quả thí - Tiêu chuẩn áp dụng thu
- Tiêu chuẩn áp công việc
nghiệm - Chỉ dẫn kỹ thuật dự án
dụng

- Biện pháp thi


Sau khi
3 Bảo quản công được - Trực quan H H R
hoàn thành
duyệt

7
PHỤ LỤC F. CÁC BIỂU MẪU
1. Nghiệm sản phẩm liệu trước khi chuyển ra công trường
2. Danh mục theo dõi hồ sơ

PROJECT |

DOCUMENT REGISTER

Day |
Package No | The Contractor | SENDECOR
Ngày

Ref. Code
Date of
No. Code (Follow Consultant if Description Date of Return Status Remark
Submission
any)

11
PHỤ LỤC F. QUY TRÌNH NGHIỆM THU BÀN GIAO DỰ ÁN

You might also like