You are on page 1of 72

THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC

ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

MỤC LỤC
1. Mô tả tóm tắt dự án .................................................................................................................. 4
1.1. Tên dự án .......................................................................................................................... 4
1.2. Chủ dự án .......................................................................................................................... 4
1.3. Vị trí khu đất, địa điểm xây dựng ..................................................................................... 4
1.4. Điều kiện tự nhiên: ........................................................................................................... 4
1.4.1. Khí hậu thủy văn. ...................................................................................................... 4
1.4.2. Địa chất thủy văn. ...................................................................................................... 5
1.5. Mô tả chung công năng công trình. .................................................................................. 5
1.6. Chỉ tiêu sử dụng đất. ......................................................................................................... 6
1.7. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật công trình ............................................................................. 7
2. GIẢI PHÁP HẠ TẦNG KỸ THUẬT ...................................................................................... 9
2.1. Hệ thống đường giao thông .............................................................................................. 9
2.1.1. Cơ sở thiết kế:............................................................................................................ 9
2.1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế ..................................................................................... 9
2.1.3. Tổ chức giao thông .................................................................................................. 10
2.1.4. Bình đồ .................................................................................................................... 10
2.1.5. Trắc dọc và trắc ngang đường ................................................................................. 10
2.1.6. Kết cấu áo đường, vỉa hè, bó vỉa ............................................................................. 11
2.1.7. Tổ chức thi công ...................................................................................................... 11
2.2. Hệ thống thoát nước mưa ............................................................................................... 18
2.2.1. Cơ sở thiết kế........................................................................................................... 18
2.2.2. Nguồn tiếp nhận ...................................................................................................... 19
2.2.3. Giải pháp thiết kế .................................................................................................... 19
2.2.4. Tính toán thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn ........................... 19
2.2.5. Kết cấu cống, giếng thu, giếng thăm ....................................................................... 20
2.2.6. Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công ........................................................................... 21
2.2.7. Các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành .......................................................................... 21
2.3. Hệ thống cấp nước .......................................................................................................... 21
2.3.1. Cơ sở thiết kế........................................................................................................... 21
2.3.2. Nguồn cấp nước ...................................................................................................... 22
2.3.3. Chỉ tiêu và công suất tính toán ................................................................................ 22
2.3.4. Nguyên tắc vạch tuyến ............................................................................................ 23
2.3.5. Bình đồ và trắc dọc .................................................................................................. 23

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 1/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

2.3.6. Hệ thống tiếp nước chữa cháy ................................................................................. 24


2.3.7. Yêu cầu kỹ thuật – biện pháp thi công .................................................................... 24
2.4. Hệ thống thoát nước thải ................................................................................................ 32
2.4.1. Cơ sở thiết kế........................................................................................................... 32
2.4.2. Phương án thiết kế ................................................................................................... 32
2.4.3. Mạng lưới đường ống .............................................................................................. 33
2.4.4. Cấu tạo cống, hố ga ................................................................................................. 33
2.4.5. Mương đặt cống và độ sâu chôn cống ..................................................................... 34
2.4.6. Trạm xử lý nước thải ............................................................................................... 34
2.4.7. Tính toán lưu lượng và tổng hợp khối lượng .......................................................... 34
2.4.8. Tổ chức thi công ...................................................................................................... 35
2.4.9. Các yêu cầu kỹ thuật khi nghiệm thu ...................................................................... 38
2.4.10. Các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, bảo dưỡng ................................................... 39
3. HỆ THỐNG ĐIỆN ................................................................................................................. 40
3.1. Các tiêu chuẩn và quy phạm ........................................................................................... 40
3.2. Các tiêu chí thiết kế ........................................................................................................ 41
3.2.1. Cung cấp điện bình thường ..................................................................................... 41
3.2.2. Cung cấp điện thiết yếu ........................................................................................... 41
3.2.3. Hệ thống chiếu sáng: ............................................................................................... 42
3.2.4. Hệ thống chống sét và nối đất: ................................................................................ 42
3.2.5. Hệ thống truyền hình, điện thoại, internet: .............................................................. 42
3.3. Mô tả hệ thống: ............................................................................................................... 42
3.3.1. Cung cấp điện qua lưới điện:................................................................................... 42
3.3.2. Cung cấp điện dự phòng bằng máy phát điện ......................................................... 45
3.3.3. Hệ thống chiếu sáng ................................................................................................ 47
3.3.4. Hệ thống chống sét và nối đất ................................................................................. 47
3.3.5. Hệ thống báo cháy ................................................................................................... 48
3.3.6. Hệ thống truyền hình, điện thoại, internet ............................................................... 51
3.3.7. Hệ thống liên lạc nội bộ .......................................................................................... 52
3.3.8. Hệ thống thông báo công cộng ................................................................................ 53
3.3.9. Hệ thống CCTV....................................................................................................... 55
3.3.10. Hệ thống kiểm soát ra vào: .................................................................................. 56
3.3.11. Hệ thống kiểm soát xe ra/vào .............................................................................. 57
4. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ & THÔNG GIÓ .................................................... 58

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 2/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

4.1. Các tiêu chuẩn và quy phạm: .......................................................................................... 58


4.2. Các tiêu chí thiết kế ........................................................................................................ 58
4.2.1. Tiêu chí nhiệt bên ngoài .......................................................................................... 58
4.2.2. Tiêu chí thiết kế bên trong:...................................................................................... 58
4.2.3. Các tiêu chí về độ ồn ............................................................................................... 60
4.3. Mô tả hệ thống : .............................................................................................................. 60
4.3.1. Hệ thống điều hòa không khí .................................................................................. 60
4.3.2. Hệ thống thông gió .................................................................................................. 62
4.3.3. Hệ thống điều áp thang thoát hiểm .......................................................................... 64
4.3.4. Hệ thống thải khói sự cố cho khu hành lang (khu vực công cộng): ........................ 64
5. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............................................ 66
5.1. Các tiêu chuẩn và quy phạm : ......................................................................................... 66
5.2. Các tiêu chí thiết kế ........................................................................................................ 66
5.2.1. Hệ thống cấp nước................................................................................................... 66
5.2.2. Hệ thống thoát nước ................................................................................................ 66
5.3. Mô tả hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước ........................................................... 67
5.3.1. Hệ thống cấp sinh hoạt ............................................................................................ 67
5.3.2. Hệ thống thoát nước sinh hoạt................................................................................. 68
5.3.3. Hệ Thống Thoát Nước Thải .................................................................................... 68
5.3.4. Hệ thống thoát nước mưa ........................................................................................ 69
6. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY .................................................................................................. 70
6.1. Các tiêu chuẩn và qui phạm: ........................................................................................... 70
6.2. Mô tả hệ thống chữa cháy ............................................................................................... 70
6.2.1. Các hệ thống chữa cháy........................................................................................... 70
6.2.2. Thiết bị chữa cháy ................................................................................................... 70

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 3/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

1. Mô tả tóm tắt dự án

1.1. Tên dự án
KHU NHÀ Ở TÂM LỰC

Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM

1.2. Chủ dự án
 Chủ Đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SÀN TÂM LỰC.
 Địa chỉ: 36A Mai Chí Thọ, Khu phố 2, phường An Phú, thành phố Thủ Đức

1.3. Vị trí khu đất, địa điểm xây dựng


 Vị trí khu vực quy hoạch thuộc phường An Phú, thành phố Thủ Đức.
 Ranh giới khu đất theo bản đồ hiện trạng vị trí, mô tả tương đối như sau:
 Phía Đông giáp : rạch Bà Dạt
 Phía Tây giáp : đường Mai Chí Thọ và khu dân cư hiện trạng
 Phía Nam giáp : rạch nhánh
 Phía Bắc giáp : phần đất nông nghiệp và đường vào dự án Khu liên hợp
Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc.

1.4. Điều kiện tự nhiên:

1.4.1. Khí hậu thủy văn.


Khu vực dự án thuộc vùng khí hậu TPHCM. Khí hậu TPHCM chịu ảnh hưởng
của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa:
Đây là khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết chi làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa
mưa. Mùa khô bắt đầu tư từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 của năm sau. Đặc điểm của
mùa khô: gió mùa chủ đạo là gió mùa Đông Bắc, lượng mưa không đáng kể, chiếm 8%
lượng mưa cả năm, lượng bốc hơi lớn và độ ẩm không khí nhỏ. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Đặc điểm của mùa mưa là lượng mưa chiếm tới 92% tổng lượng mưa hàng
năm, gió chủ đạo hướng Tây Nam trong đó lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 8 với
cường độ khoảng 213mm trong vòng 24h.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,6 độ C
Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất là 28 độ C

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 4/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất là 24,9 độ C


Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 36,4 độ C
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 16,4 độ C.
Gió:
Mùa khô có gió mùa Đông Bắc, mùa mưa có gió mùa Tây Nam.
Tốc độ gió trung bình toàn năm là 3,6m/s.
Khu vực TPHCM ít chịu ảnh hưởng của bão.

1.4.2. Địa chất thủy văn.


Khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều bán nhật triều trên sông
Sài Gòn. Theo số liệu quan trắc tại trạm Phú An, mực nước cao nhất (Hmax) và mực
nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với tần suất (P) khác nhau như sau:
Tần suất 1% 10% 25% 50% 75% 99%
Hmax 1,47 1,42 1,40 1,37 1,34 1,28
Hmin -1,86 -2,1 -2,19 -2,27 -2,32 -2,37
Mực nước cao nhất ghi nhận (2008) là 1,55m.
Khu vực làng xóm truyền thống với nhiều nhà cổ có giá trị kiến trúc.

1.5. Mô tả chung công năng công trình.


Dự án gồm 2 khối công trình – Nhóm nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ cao tầng:
 Tầng hầm: 2 hầm bao gồm khu kỹ thuật và đậu xe.
 Khối đế & tháp căn hộ:
 Khối công trình K1
 Diện tích xây dựng:
 Khối đế (K1) : 6.722,00 m2;
 Khối tháp (A1) : 934,76 m2;
 Khối tháp (A2) : 934,76 m2;
 Khối tháp (A3) : 934,76 m2;
 Khối tháp (A4) : 934,76 m2.
 Chức năng sử dụng công trình: ở, thương mại dịch vụ.
 Tầng cao tối đa: 39 tầng, trong đó:
 Khối đế (K1) : 1 ÷ 2 tầng;
 Khối tháp (A1) : 36 tầng;
 Khối tháp (A2) : 27 tầng;
 Khối tháp (A3) : 37 tầng;

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 5/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

 Khối tháp (A4) : 37 tầng.


 Chiều cao tối đa (tính từ cốt vỉa hè hoàn thiện ± 0.000 đến đỉnh mái công trình): 150 m,
trong đó:
 Chiều cao khối đế: tối đa 12,5 m;
 Cốt sàn tầng 01 : + 1,2 m.
 Khối công trình K2
 Diện tích xây dựng:
 Khối đế (K2) : 4.095,00 m2;
 Khối tháp (A5) : 934,76 m2;
 Khối tháp (A6) : 934,76 m2.
 Chức năng sử dụng: ở, thương mại dịch vụ, nhà trẻ.
 Tầng cao tối đa: 39 tầng, trong đó:
 Khối đế (K2) : 1 ÷ 2 tầng;
 Khối tháp (A5) : 37 tầng;
 Khối tháp (A6) : 35 tầng.
 Chiều cao tối đa (tính từ cốt vỉa hè hoàn thiện ± 0.000 đến đỉnh mái công trình): 150 m,
trong đó:
 Chiều cao khối đế: tối đa 12,5 m;
 Cốt sàn tầng 01 : + 1,2 m.

1.6. Chỉ tiêu sử dụng đất.


Tổng diện tích đất: 37.699,2 m2

Diện tích đất nhóm nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ : 27.043,02 m2 (đất phù hợp quy
hoạch)

Quy mô dân số toàn khu: 2.861 người

Chỉ tiêu sử dụng đất (tính trên diện tích đất phù hợp quy hoạch) : 9,45 m2/người

Trong đó đất cây xanh nhóm ở: 1.99 m2/người

Đất xây dựng công trình: 10.817 m2

Mật độ xây dựng (tính trên diện tích đất phù hợp quy hoạch): tối đa 40% (Trong đó khối
đế 40% và khối tháp 20,74%)

Tầng cao tối đa (theo thông tư số 03/2021/TT-BXD): 39 tầng (không bố trí tầng lững vào
các tầng của công trình), bao gồm :

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 6/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Khối đế : 1 – 2 tầng;
Khối tháp : 27 – 37 tầng
Chiều cao tối đa (tính từ cote vỉa hè hoàn thiện ± 0.000 đến đỉnh mái công trình): 150 m,
trong đó:

Chiều cao khối đế : tối đa 12,5 m;


Cốt sàn tầng 01 : + 1,2 m.
Hệ số sử dụng đất tối đa (tính trên diện tích đất phù hợp quy hoạch và theo Thông tư
01/2021/TT-BXD): 6,95 lần (tương đương 188.053,3 m2 sàn), trong đó:

Hệ số sử dụng đất cho chức năng ở: 6,30 lần (tương đương 170.371,1 m2 sàn);

Hệ số sử dụng đất cho chức năng thương mại dịch vụ: 0,65 lần (tương đương 17.682,2 m2 sàn);

Hệ số sử dụng đất 6,95 lần nêu trên chưa bao gồm hệ số sử dụng đất phần diện tích sàn
phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, tầng lánh nạn ở các nhà cao tầng
có tổng diện tích sàn khoảng 4.674m2, và khu đỗ xe, kỹ thuật của công trình tại tầng hầm
có diện tích sàn khoảng 38.636 m2.

1.7. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật công trình


 Giao thông:
Giữa khu đất dự án có đường hẻm Đồng Miếu kết nối từ đường Mai Chí Thọ và đi qua
khu vực phía đông rạch Bà Dạt, hiện trạng hẻm rộng khoảng 3-4m, lộ giới quy hoạch 6m
(theo quyết định số 2511/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hệ
thống giao thông lộ giới dưới 12m Khu dân cư phường Thảo Điền và một phần Khu dân
cư phường An Phú, Quận 2). Ngoài ra không có tuyến đường nào khác.

 Hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt:


Địa hình tương đối phẳng, thấp.
Hướng đổ dốc không rõ rệt.
Cao độ mặt đất thay đổi từ 0,05m đến 1,41m (Cao độ Quốc gia).
Khu quy hoạch chưa xây dựng hệ thống thoát nước. Nước mưa tiêu thoát tự nhiên trên bề
mặt sau đó thoát ra rạch Bà Dạt phía Đông khu quy hoạch.
 Hiện trạng cấp nước:
Trong khu vực dự kiến hiện nay chưa có mạng lưới đường ống cấp nước máy thành phố.
Tuy nhiên, dọc đường Mai Chí Thọ có các tuyến ống cấp nước máy hiện trạng của thành
phố như sau:

Tuyến ống Ø800 thuộc hệ thống cấp nước nhà máy nước Thủ Đức.

Tuyến ống Ø1500 thuộc hệ thống cấp nước nhà máy nước BOO Thủ Đức.

Tuyến ống Ø250 nối từ ống Ø400 dọc đường Nguyễn Thị Định thuộc hệ thống cấp nước
nhà máy nước BOO Thủ Đức.

 Nước thải và xử lý chất thải rắn đô thị:

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 7/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Khu vực dự kiến quy hoạch hiện nay chưa xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và
công trình xử lý.

Khu vực quy hoạch hiện nay chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn.

 Hiện trạng cấp điện thông tin liên lạc:


Khu vực quy hoạch chủ yếu là đất trống nên chưa có mạng lưới phân phối điện. Tuy
nhiên hiện đã có tuyến cáp ngầm 22kV và cáp ngầm 0,4kV chạy dọc lề đường Mai Chí
Thọ sát khu quy hoạch.

Khu vực dự kiến quy hoạch chưa có hệ thống thông tin liên lạc, hiện chỉ có tuyến cáp
thông tin treo trên trụ bê tông chạy dọc lề đường Mai Chí Thọ sát khu quy hoạch cung
cấp các dịch vụ thông tin liên lạc cho các thuê bao hiện hữu.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 8/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

2. GIẢI PHÁP HẠ TẦNG KỸ THUẬT

2.1. Hệ thống đường giao thông

2.1.1. Cơ sở thiết kế:


a. Các căn cứ, quyết định, nghị định
Căn cứ hồ sơ «M_1_Loai_ho_so_thiet_ketitille» tỷ lệ 1/500 và hồ sơ liên quan khác.

Các quyết định, nghị định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành khác của Nhà nước
Việt Nam.

Các văn bản, tài liệu liên quan đến dự án.

b. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế chuyên ngành liên quan
 QCVN 07-4:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật:
Công trình giao thông;
 QCXDVN 01:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
 TCVN 4054:2005: Đường ô tô – yêu cầu thiết kế;
 TCXDVN 104:2007: Yêu cầu thiết kế Đường đô thị.
c. TCN 211-06: Áo đường mềm-Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế;
 TCN 274-2001: Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường mềm;
 22 TCN 262-2000: Quy trình Khảo sát Thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu – Tiêu
chuẩn thiết kế;
 TCN 8858-2011: Tiêu chuẩn về móng cấp phối đá dăm và cấp phối thiên nhiên gia cố xi
măng trong kết cấu áo đường ô tô – Thi công và nghiệm thu;
 TCVN 8819:2011- Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu;
 TCVN 4447–2012: Công tác đất - thi công và nghiệm thu;
 Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam khác;

2.1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế


Lựa chọn phương án và tiêu chuẩn thiết kế đường, tiêu chuẩn kỹ thuật theo TCXDVN 104-
2007 và quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211-06 như sau:

 Đường phố nội bộ, tốc độ thiết kế 30 Km/h, tải trọng thiết kế trục xe 100KN.
 Độ dốc ngang mặt đường 2,00%, dộ dốc dọc từ 0,00% - 3,06%.
 Bán kính cong tại các vị trí chuyển hướng được thiết kế với R = 9,00-58,75m
Toàn bộ mặt đường giao thông trong khu được thiết kế là đường bê tông nhựa chặt.

 Kết cấu áo đường: sử dụng loại mặt đường cấp cao A1; Eyc ≥120 Mpa
 Các thông số kỹ thuật thiết kế:

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 9/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Tốc độ thiết kế: 30 km/h.

Tải trọng trục thiết kế: trục xe tiêu chuẩn 100 KN.

Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: 15m.

Bán kính đường cong lồi tối thiểu tiêu chuẩn: 100 m.

Bán kính đường cong lồi tối thiểu mong muốn: 200 m.

Bán kính đường cong lõm tối thiểu tiêu chuẩn: 100 m.

Bán kính đường cong lõm tối thiểu mong muốn: 200 m.

Tầm nhìn dừng xe tối thiểu: 20 m.

Tầm nhìn ngược chiều tối thiểu: 20 m.

Tầm nhìn vượt xe tối thiểu: 100 m.

Độ dốc dọc tối đa: 9%.

Độ dốc siêu cao tối đa: 6%.

Kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa chặt.

2.1.3. Tổ chức giao thông


a. Giao thông đối ngoại
Hệ thống giao thông của dự án giao với đường Mai Chí Thọ, đường D1 (đường vào dự án
Khu liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiết.

b. Giao thông đối nội


Hệ thống giao thông nội bộ được thiết kế với các tuyến đường:

 Tuyến đường D3 với bề rộng mặt đường 7,00m


 Tuyến đường N1 với bề rộng mặt đường 14,50m
 Tuyến đường N2 với bề rộng mặt đường 8,00m

2.1.4. Bình đồ
Dựa trên bình đồ đã được phê duyệt trong bước quy hoạch.

2.1.5. Trắc dọc và trắc ngang đường


Trắc dọc các tuyến đường trong dự án được thiết kế dựa trên cao độ đường đối ngoại hiện
hữu và các điểm khống chế đầu tuyến và cuối tuyến.

Độ dốc dọc thiết kế tuyến đường dao động từ 0,00% đến 3,06%.

Cao độ thiết kế trắc dọc là cao độ mặt nhựa hoàn thiện.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 10/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Các tuyến đường D3 và N1 trong dự án được thiết kế 2 mái, độ dốc ngang mặt đường in = 2.0%.

Tuyến đường N2 được thiết kế 1 mái, độ dốc ngang mặt đường in = 2.0%.

Ta luy nền đắp: 1/1.5

Chênh cao của đỉnh bó vỉa so với mặt đường: 0,15m.

2.1.6. Kết cấu áo đường, vỉa hè, bó vỉa


a. Nền đường
Theo số liệu khảo sát, nền hiện trạng là đất phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét,
trộn lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, vì vậy gia cố nền đường bằng giải pháp đào bỏ lớp đất này và
thay thế bằng lớp đất tốt. Sau khi thi công xong phần nền hạ, nền đường được đắp 2 lớp cấp
phối đá dăm để tăng cường độ nền đường đồng thời hạn chế mao dẫn trước khi xây dựng kết
cấu mặt đường. Lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm phía trên và lớp cấp phối đá dăm loại 2
dày 25cm phía dưới đạt độ chặt K ≥ 0,98.
b. Kết cấu áo đường
Các lớp kết cấu áo đường từ trên xuống như sau:

 Lớp bê tông nhựa chặt hạt mịn (BTNC 12.5) dày 3cm, trên lớp nhựa dính bám tiêu
chuẩn 0,5kg/m², lu lèn K ≥ 0,98.
 Lớp bê tông nhựa chặt hạt mịn (BTNC 19) dày 5cm, trên lớp nhựa thấm bám tiêu chuẩn
1,0kg/m², lu lèn K ≥ 0,98.
 Lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm, lu lèn K ≥ 0,98.
 Lớp cấp phối đá dăm loại 2 dày 25cm, lu lèn K ≥ 0.98.
 Lớp vải địa kỹ thuật ART-12 không dệt.
 Đất đắp đầm chặt, lu lèn K ≥ 0,95.
c. Kết cấu bó vỉa
Bó vỉa được đúc bằng bê tông đá 1x2 M300, bê tông lót móng bó vỉa sử dụng BT đá 1x2 M150.

2.1.7. Tổ chức thi công


Việc thi công được thực hiện chủ yếu bằng cơ giới, chủ yếu bao gồm các bước sau:

a. Công tác chuẩn bị


Thu dọn mặt bằng đồng thời tiến hành các công tác khôi phục cọc, mốc (nếu có), chuẩn bị
các đường công vụ; xác định cụ thể các nguồn và phương thức cung cấp vật liệu; chuẩn bị
các bãi tập kết nguyên, vật liệu, phương tiện và nhân lực thi công; xây dựng nhà xưởng;
cung cấp điện, nước.

b. Định vị
Đơn vị thi công tiến hành kiểm tra sơ bộ, xây dựng mốc và lưới đường chuyền phục vụ
công tác thi công. Quá trình xây dựng mốc tuyệt đối tuân theo quy trình trắc đạc hiện hành.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 11/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Sơ đồ cột mốc được trình cho giám sát A để làm cơ sở cho việc kiểm tra trong suốt quá
trình thi công và nghiệm thu sau này.

Các mốc phục vụ thi công được làm bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép và chôn ở các vị trí
ổn định nhất.

Trong suốt quá trình thi công, tổ kỹ thuật thi công phải thường xuyên kiểm tra lại vị trí, cao độ
các cột tim mốc và cao độ đã định vị trong suốt tuyến thi công nhằm tránh hiện tượng bị sai
lệch do ảnh hưởng của quá trình thi công hoặc do yếu tố khách quan.

Kiểm tra điều kiện địa hình, định vị tuyến và các yếu tố hình học của tuyến.

Kiểm tra các điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy văn của dự án.

Sau khi đã xác định được chính xác các thông số nêu trên và xác định tim tuyến đường,
tiến hành công tác thi công nền đường.

c. Thực hiện các công việc xây lắp


Các công trình điểm như cống thoát nước ngang phải được triển khai trước khi thi công nền
mặt đường. Việc thi công có thể thực hiện đồng thời trên toàn chiều dài tuyến; sử dụng
đường tạm để vận chuyển thiết bị và vật tư thi công.

d. Thi công các công trình điểm và hệ thống thoát nước:


Phần lớn các kết cấu cống được thiết kế đúc sẵn, vì vậy khối lượng công tác ở hiện trường
còn lại chủ yếu là thi công móng, lắp đặt ống cống và làm cửa cống. Việc tổ chức thực hiện
nên giao cho các đội chuyên nghiệp có trang bị máy xúc, cần cẩu, máy trộn bê tông, máy
bơm và máy đầm bê tông thực hiện. Chiều dày lớp đất đắp tối thiểu trên lưng cống trước
khi cho các phương tiện giao thông đi qua là 0,5m.

Một số bước thi công chính như sau:

+ Đúc ống cống


+ Đào hố móng
+ Thi công móng cống
+ Lắp đặt ống cống
+ Thi công mối nối
+ Thi công tường đầu cống, hố thu
+ Thi công gia cố thượng, hạ lưu cống
+ Hoàn thiện
e. Thi công nền đường:
Đào đất, vét hữu cơ, cán nền nguyên thổ: Công việc này có thể thực hiện chủ yếu bằng máy
ủi. Đất đào ra có thể sử dụng để đắp nền đường, phần đất thừa cần được chuyển đi đến san
lấp vào các khu vực trũng, hoặc đưa ra xa khỏi phần taluy âm của nền đường. Chú ý cần
đào phần bạt tầm nhìn, rãnh dọc trước khi đắp nền hoặc làm các lớp vật liệu mặt đường.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 12/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Đắp đất: đất đắp nền được san ra thành từng lớp bằng máy ủi và đầm chặt. Chiều dày mỗi
lớp được xác định tùy theo thiết bị đầm nén cụ thể. Trong quá trình đầm nén, cần khống
chế độ ẩm trong phạm vi cho phép. Phải luôn chú ý công tác thoát nước trên mặt nền, nhất
là trong trường hợp thi công vào mùa mưa. Mặt nền nên được thường xuyên tạo độ dốc cần
thiết để thoát nước mặt tốt.

Hoàn thiện nền đường, bao gồm các công tác: gạt đất thừa trên ta luy, san sửa mặt nền cho
đúng cao độ thiết kế, đầm nén lại nếu cần thiết, tại các vị trí cống phải dọn dẹp khơi thông
cho dòng chảy phía thượng lưu và hạ lưu cống mà trong quá trình thi công nền đã bị lấp.

f. Thi công áo đường:


Thi công lớp cấp phối đá dăm: Lớp cấp phối đá dăm của các kết cấu áo và lề đường được
thi công thành từng lớp, chiều dày 15cm. Vật liệu đá cần được chọn sẵn đúng tỷ lệ cấp phối
trước khi mang ra hiện trường. Việc đầm nén phải được thực hiện ở độ ẩm xác định (bằng
độ ẩm tối ưu Wo với sai lệch +1%).

Thi công lớp bê tông nhựa: Lớp bê tông nhựa được thi công bằng bộ thiết bị chuyên dùng.
Trước khi rải bê tông nhựa lên mặt lớp cấp phối đá dăm, cần tưới nhựa dính bám.

g. Các yêu cầu về thi công lớp móng đường bằng vật liệu CPĐD
- Công tác tập kết vật liệu vào mặt bằng thi công

+ Vật liệu CPĐD, sau khi được chấp thuận đưa vào sử dụng trong công trình, được tập
kết đến mặt bằng thi công bằng cách:
Đổ trực tiếp vào phễu máy rải hoặc đổ thành các đống trên mặt bằng thi công (chỉ đối với
lớp móng dưới và khi được Tư vấn giám sát cho phép rải bằng máy san) với khoảng cách
giữa các đống vật liệu phải được tính toán và không quá 10m.
Sơ đồ vận hành của các xe tập kết vật liệu, khoảng cách giữa các đống vật liệu phải
được dựa vào kết quả của công tác thi công thí điểm.
+ CPĐD được vận chuyển đến vị trí thi công nên tiến hành thi công ngay nhằm tránh
ảnh hưởng đến chất lượng và gây cản trở giao thông.
- Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD

+ Phải bảo đảm vật liệu CPĐD luôn có độ ẩm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu (Wo +-
2%) trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san hoặc rải và lu lèn.
+ Trước và trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ ẩm của
vật liệu CPĐD.
Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổ xung bằng
các vòi tưới dạng mưa và không được để nước rửa trôi các hạt mịn. Nên kết hợp việc
bổ xung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạng
sương gắn kèm;
Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vi độ ẩm tối ưu thì phải rải ra để hong khô trước khi lu lèn.
- Công tác san rải CPĐD

+ Đối với lớp móng trên, vật liệu CPĐD được rải bằng máy rải.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 13/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

+ Đối với lớp móng dưới, nên sử dụng máy rải để nâng cao chất lượng công trình. Chỉ
được sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD khi có đầy đủ các giải pháp chống phân
tầng của vật liệu CPĐD và được Tư vấn giám sát chấp thuận.
+ Căn cứ vào tính năng của thiết bị, chiều dày thiết kế, có thể phân thành các lớp thi
công. Chiều dày của mỗi lớp thi công sau khi lu lèn không nên lớn hơn 18cm đối với
móng dưới và 15cm đối với lớp móng trên và chiều dày tối thiểu của mỗi lớp phải không
nhỏ hơn 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmã.
+ Việc quyết định chiều dày rải (thông qua hệ số lu lèn) phải căn cứ vào kết quả thi công
thí điểm, có thể xác định hệ số rải (hệ số lu lèn) sơ bộ Krải như sau:

ả =

Trong đó:
: là khối lượng thể tích khô lớn nhất theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu
chuẩn, gcm3/;
: là khối lượng thể tích khô của vật liệu CPĐD ở trạng thái rời (chưa đầm nén),
3
gcm /;
Kyc là độ chặt yêu cầu của lớp CPĐD.
+ Để bảo đảm độ chặt lu lèn trên toàn bộ bề rộng móng, khi không có khuôn đường hoặc
đá vỉa, phải rải vật liệu CPĐD rộng thêm mỗi bên tối thiểu là 25 cm so với bề rộng thiết
kế của móng. Tại các vị trí tiếp giáp với vệt rải trước, phải tiến hành loại bỏ các vật liệu
CPĐD rời rạc tại các mép của vệt rải trước khi rải vệt tiếp theo.
+ Trường hợp sử dụng máy san để rải vật liệu CPĐD, phải bố trí công nhân lái máy lành
nghề và nhân công phụ theo máy nhằm hạn chế và xử lý kịp hiện tượng phân tầng của vật
liệu. Với những vị trí vật liệu bị phân tầng, phải loại bỏ toàn bộ vật liệu và thay thế bằng
vật liệu CPĐD mới. Việc xác lập sơ đồ vận hành của máy san, rải CPĐD phải dựa vào kết
quả của công tác thi công thí điểm (khoản 33).
+ Phải thường xuyên kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc, độ ẩm,
độ đồng đều của vật liệu CPĐD trong suốt quá trình san rải.
- Công tác lu lèn

+ Phải lựa chọn và phối hợp các loại lu trong sơ đồ lu lèn. Thông thường, sử dụng lu nhẹ
với vận tốc chậm để lu những lượt đầu, sau đó sử dụng lu có tải trọng nặng lu tiếp cho
đến khi đạt độ chặt yêu cầu.
+ Số lần lu lèn phải đảm bảo đồng đều đối với tất cả các điểm trên mặt móng (kể cả
phần mở rộng), đồng thời phải bảo đảm độ bằng phẳng sau khi lu lèn.
+ Việc lu lèn phải thực hiện từ chỗ thấp đến chỗ cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt lu
trước từ 20 – 25cm. Những đoạn đường thẳng, lu từ mép vào tim đường và ở các đoạn
đường cong, lu từ phía bụng đường cong dần lên phía lưng đường cong.
+ Ngay sau giai đoạn lu lèn sơ bộ, phải tiến hành ngay công tác kiểm tra cao độ, độ dốc
ngang, độ bằng phẳng và phát hiện những vị trí bị lồi lõm, phân tầng để bù phụ, sửa
chữa kịp thời:

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 14/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

+ Nếu thấy có hiện tượng khác thường như rạn nứt, gợn sóng, xô dồn hoặc rời rạc không
chặt... phải dừng lu, tìm nguyên nhân và xử lý triệt để rồi mới được lu tiếp. Tất cả các
công tác này phải hoàn tất trước khi đạt được 80% công lu;
+ Nếu phải bù phụ sau khi đã lu lèn xong, thì bề mặt lớp móng CPĐD đó phải được cầy
xới với chiều sâu tối thiểu là 5 cm trước khi rải bù.
+ Sơ đồ công nghệ lu lèn áp dụng để thi công đại trà cho từng lớp vật liệu như các loại
lu sử dụng, trình tự lu, số lần lu phải được xây dựng trên cơ sở thi công thí điểm lớp
móng CPĐD.
- Bảo dưỡng và làm lớp nhựa thấm bám

+ Không cho xe cộ đi lại trên lớp móng khi chưa tưới nhựa thấm bám và phải thường
xuyên giữ độ ẩm trên mặt lớp móng CPĐD để tránh các hạt mịn bị gió thổi.
+ Đối với lớp móng trên, cần phải nhanh chóng tưới lớp thấm bám bằng nhựa pha dầu
loại MC-70 (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM D2027) hoặc nhũ tương nhựa đường loại
SS-1h hoặc CSS-1h (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM D997 hoặc ASTM D2397).
 Trước khi tưới nhựa thấm bám, phải tiến hành làm vệ sinh bề mặt lớp móng nhằm
loại bỏ bụi, rác, vật liệu rời rạc bằng các dụng cụ thích hợp như chổi, máy nén khí
nhưng không được làm bong bật các cốt liệu của lớp móng;
 Khi tưới nhựa thấm bám, phải đảm bảo vật liệu có nhiệt độ làm việc thích hợp
(khoảng 30-65oC đối với MC70 và 25 – 70oC với SS-1h hoặc CSS-1h) và nhiệt độ
không khí lớn hơn 8oC;
 Tiến hành phun tưới lớp nhựa thấm bám đồng đều trên toàn bộ bề mặt lớp móng bằng
các thiết bị chuyên dụng với áp lực phun từ 2-5 at với định mức là 1,2 +- 0,1 lít m2.
+ Nếu phải bảo đảm giao thông, ngay sau khi tưới lớp thấm bám, phải phủ một lớp đá
mạt kích cỡ 0,5 cm x1,0 cm với định mức 10 +- 1 lít m2 và lu nhẹ khoảng 2-3 lần/điểm.
Đồng thời, phải bố trí lực lượng duy tu, bảo dưỡng hàng ngày như: thoát nước bề mặt,
bù phụ, quét gạt các hạt đá bị văng dạt và lu lèn lại những chỗ có hiện tượng bị bong bật
do xe chạy.
h. Hoàn thiện:
Công tác hoàn thiện bao gồm các hạng mục: gia cố rãnh, lắp đặt cọc tiêu, biển báo, sơn kẻ
đường v.v.

i. Thiết bị thi công chủ yếu:


- Xe lu 10T
- Xe lu 16T
- Máy ủi 110CV
- Máy san 108CV
- Xe tưới nhựa
- Máy hàn tay
- Đầm dùi
- Máy rải bê tông nhựa
- Máy trộn bê tông 250L
j. Các lưu ý trong quá trình thi công:

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 15/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Việc thi công và nghiệm thu cần thực hiện theo đúng các quy trình hiện hành của Bộ giao thông
vận tải và Bộ xây dựng. Phải nghiệm thu xong bước trước rồi mới làm tiếp bước tiếp theo.

Yêu cầu đối với vật liệu: việc lựa chọn vật liệu xây dựng cần phải trên cơ sở thỏa mãn các
yêu cầu chung trong các quy trình hiện hành. Đặc biệt cần lưu ý các yêu cầu đối với các
loại vật liệu sau:

- Đối với đất đắp taluy đường: dùng đất chọn lọc lấy từ các mỏ dọc tuyến, các yêu cầu
kỹ thuật chi tiết của vật liệu tuân theo các quy định hiện hành.
- Đối với cấp phối đá dăm làm mặt đường: theo TCVN 8859:2011 – Lớp móng cấp phối
đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô – vật liệu, thu công và nghiệm thu.
- Đối với bê tông nhựa: theo TCVN 8819:2011- Mặt đường bê tông nhựa nóng- Yêu cầu
thi công và nghiệm thu. Nhựa đường dùng loại đặc gốc dầu mỏ, trị số độ kim lún 60/70.
- Cát đổ bê tông: dùng cát núi hoặc cát sông nước ngọt, hạt thô với modul kích cỡ hạt 
1.6. Hàm lượng bụi sét không quá 2%.
- Cát đắp sau tường chắn các đoạn có nước ngầm: dùng cát hạt trung có hệ số thấm ≥ 3
m/ngày đêm.
- Đá dăm đổ bê tông: dùng đá 1x2 cm, đường kính Dmax = 2.5cm cường độ chịu nén
của đá 600kG/cm2. Hàm lượng bụi sét không quá 1%.
- Xi măng: dùng xi măng PC-30 phù hợp với TCVN 2682-2009.
- Nước phục vụ thi công: dùng nước sinh hoạt tại địa phương hoặc nước suối, giếng
khoan tại công trường nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn nước dùng cho bê tông
theo đúng quy định hiện hành.
k. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:
Để đảm bảo chất lượng công trình, nói chung cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình thi
công và nghiệm thu công trình hiện hành của BXD và Bộ giao thông vận tải, tăng cường
công tác giám sát của ban quản lý công trình.

Trong quá trình thi công phải thực hiện nghiệm thu chặt chẽ về cao độ, theo đúng các cao
độ trên bình đồ, cao độ thiết kế. Kiểm tra chiều cao đắp của từng lớp, kiểm tra độ chặt của
từng lớp đủ yêu cầu mới cho thi công lớp tiếp theo. Nếu có sai số phải nằm trong phạm vi
quy trình thi công cho phép.

Công tác kiểm tra chất lượng phải tiến hành theo bản vẽ thiết kế và các quy định quy phạm
về kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản.

Kiểm tra chất lượng đất đắp phải tiến hành ở 02 nơi: ở công trường và ở phòng thí nghiệm,
phải tiến hành kiểm tra thường xuyên quá trình đắp nhằm đảm bảo quy trình công nghệ và
chất lượng đất đắp.

Trong quá trình đắp đất đầm theo từng lớp, phải theo dõi kiểm tra thường xuyên quy trình
công nghệ, trình tự đắp, bề dày lớp đất rải, số lượt đầm, tốc độ di chuyển của máy, bề rộng
phủ vệt đầm, khối lượng thể tích thiết kế phải đạt v..v…

Tiêu chuẩn chất lượng đầu tiên phải kiểm tra đất đắp là độ chặt đầm nén so với thiết kế.

Kiểm tra cao độ, độ bằng phẳng, phát hiện những nơi bị lún sụt và bị lún cục bộ.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 16/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Sai lệch cho phép của các bộ phận công trình so với thiết kế không được quá quy định cho
phép. Khi kiểm tra nghiệm thu các hạng mục đơn vị xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ những tài
liệu phục vụ kiểm tra nghiệm thu cho Hội Đồng nghiệm thu cơ sở:

Bản vẽ hoàn thành công trình có ghi những sai lệch thực tế. Bản vẽ xử lý những chỗ làm
sai thiết kế.

- Nhật ký thi công công trình và nhật ký những công tác đặc biệt.
- Bản vẽ các cột mốc định vị cơ bản và biên bản nghiệm thu công trình.
- Biên bản kết quả thí nghiệm vật liệu sử dụng xây dựng công trình và kết quả thí
nghiệm những mẫu kiểm tra trong quá trình thi công.
Khi nghiệm thu bàn giao các hạng mục công trình đưa vào sử dụng phải tiến hành theo
những quy định trong quy phạm nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản.

Trong quá trình thi công cần thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện những vướng mắc đối
với các công trình kỹ thuật trên tuyến cần thông báo ngay cho tư vấn giám sát, Ban quản lý
dự án và thiết kế kịp thời xử lý.

Yêu cầu chung: các nội dung kiểm tra căn cứ theo quy phạm hiện hành.

- Kiểm tra độ phẳng bằng thước 3m theo TCVN 8864:2011- Mặt đường ô tô- Xác định
độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét.
- Kiểm tra hệ số đầm lèn K (cối đầm nén cải tiến AASHTO T-180 trong phòng thí nghiệm).
- Kiểm tra dung trọng thực tế hiện trường bằng phương pháp rót cát.
- Xác định mô đun đàn hồi chung kết cấu áo đường mềm bằng cần đo độ võng
Benkelman trên tấm ép cứng theo phụ lục 22 TCN 211-06.
- Phải tiến hành kiểm tra K, E của từng lớp vật liệu.
- Phải kiểm tra cao độ thiết kế của từng lớp vật liệu.
Lớp cấp phối đá dăm: Kiểm tra theo “TCVN 8859:2011 – Lớp móng cấp phối đá dăm
trong kết cấu áo đường ô tô – vật liệu, thu công và nghiệm thu”

Mặt đường bê tông nhựa: Kiểm tra theo TCVN 8819:2011- Mặt đường bê tông nhựa nóng-
Yêu cầu thi công và nghiệm thu.

Bê tông:

- Bê tông phải thi công đúng theo quy trình thi công bêtông.
- Bê tông phải được kiểm tra mỗi mẻ về độ sụt, thành phần CP và lấy mẫu thử để kiểm
tra mác bêtông.
Cốt thép:

- Không được nối 50% số thanh trên cùng một tiết diện.
- Các cốt thép đk > 12mm được phép hàn nối.
- Đường hàn thép phải đồng đều không được rò, bọt, cháy…
Ván khuôn:

- Ổn định, không biến hình.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 17/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- Phải ghép kín, không tạo các vết sọc lồi lõm, rỗ trên bề mặt bê tông.
- Ván khuôn thành có thể tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ > 25 daN/cm².
l. An toàn lao động
Tất cả các thiết bị xe máy trước khi đưa vào thi công và trong quá trình thi công đều phải
thường xuyên kiểm tra còi, phanh đảm bảo luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt.

Thi công ban đêm phải đảm bảo chiếu sáng đầy đủ và có biển báo, rào chắn ở những khu
vực cần thiết.

Cấm để động cơ máy hoạt động mà không có người trông coi máy.

Khi ngừng thi công (lâu hơn 6 tiếng), máy phục vụ thi công phải được làm sạch, xếp thành
một hàng không để cản trở giao thông, hãm và chèn bánh xe thật cẩn thận, cử người trông
coi xe.

Để đảm bảo an toàn giao thông phải quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận
chuyển vật liệu.

Tại hiện trường thi công:

- Trước khi thi công phải đặt biển báo “công trường”, biển báo hạn chế tốc độ xe ở đầu và
cuối đoạn đường thi công, bố trí người và bảng hướng dẫn đường cho các loại phương
tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ cho xe vận chuyển đá.
- Công nhân phục vụ theo xe thi công phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ
lao động.
- Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các loại máy móc và thiết bị thi công.
- Phải có những phương tiện y tế để sơ cứu, đặc biệt là sơ cứu khi bị bỏng.
- Khi thi công xong phải dọn dẹp, không để đá, cát lấp cống rãnh, rơi vãi trên lề đường,
không để nhựa dính bám vào các công trình và cây cối ven đường.
Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải tuân thủ theo đúng các quy định an toàn lao
động nêu trong các điều lệ hiện hành.

2.2. Hệ thống thoát nước mưa

2.2.1. Cơ sở thiết kế
a. Các căn cứ, quyết định, nghị định
Căn cứ hồ sơ «M_1_Loai_ho_so_thiet_ketitille» tỷ lệ 1/500 và hồ sơ khác liên quan.

Các quyết định, nghị định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành khác của Nhà nước
Việt Nam.

Các văn bản, tài liệu liên quan đến dự án.

b. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế chuyên ngành liên quan
- Bản đồ địa hình, cao độ tự nhiên, đường đồng mức tự nhiên và các bản đồ hiện trạng
khu đất xây dựng khu vực thiết kế.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 18/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- QCVN 07-2:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị - công trình thoát nước.
- QCVN 01-2019 BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- TCVN 7957 – 2008: Tiêu chuẩn quốc gia Thoát nước - mạng lưới và công trình bên
ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576 – 1991: Quy phạm quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước;

2.2.2. Nguồn tiếp nhận


Toàn bộ nước mưa của dự án sau khi được thu gom lại bằng hệ thống cống và hố ga thoát
về vị trí 4 cửa xả kết nối với rạch Bà Dạt.

2.2.3. Giải pháp thiết kế


Hệ thống thoát nước mưa của dự án được tách riêng với hệ thống thoát nước thải. thu gom
bằng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép ly tâm D400, D600, D800.

Cống thoát nước mưa được bố trí một bên đường, bên đối diện bố trí hố thu và cống băng
đường D400, sử dụng loại cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn đường kính D600. Riêng đối
với những đoạn cống băng đường sử dụng loại cống chịu tải trọng lớn H30 để hạn chế ảnh
hưởng của xe cộ lưu thông bên trên.

Các đoạn cống đặt trên vỉa hè dùng cống bê tông ly tâm vỉa hè, các đoạn cống băng đường
sử dụng cống bê tông ly tâm H30 chịu tải trọng cao để hạn chế ảnh hưởng của xe cộ lưu
thông bên trên.

Cống thu nước từ giếng thu ngang đường sử dụng cống D400 với độ dốc Imin=0.2% để
thoát nước.

Độ dốc dọc tối thiểu của cống dọc thiết kế: D400 : Imin = 0.0025; D600: Imin = 0.0017;
D800: Imin=0.0013.

Khoảng cách trung bình giữa các giếng thu khoảng 20m đến 40m. Bố trí giếng thăm tại các
vị trí đổi hướng và tại các vị trí đấu nối. Giếng thu và giếng thăm được xây dựng bằng BTCT
có nhiệm vụ thu nước mặt và đấu nối với hệ thống thoát nước mưa bên trong công trình.

Nối cống theo nguyên tắc ngang đỉnh.

Tất cả các miệng thu nước mưa đều phải có song chắn rác.

Cần tiến hành nạo vét hố ga thoát nước mưa thường xuyên, định kỳ vào trước mùa mưa lũ
hàng năm để đảm bảo thoát nước tốt.

2.2.4. Tính toán thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn
Q=qxCxF

Trong đó:

A1  C. lg P 
q=
ttt  bn

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 19/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

q: Cường độ mưa l/s-ha, phụ thuộc vào thời gian mưa t và chu kỳ ngập lụp p=1.

Thời gian mưa t: t = tº +  t¹ (phút)

tº: Thời gian nước chảy từ điểm xa nhất của lưu vực đến đoạn cống tính toán (phút).

tº = L/V (phút).

L: K/c từ điểm xa nhất đến cống, theo mặt bằng hệ thống, khoảng cách L = 40m.

V: Tốc độ nước chảy trên mặt đất, cống rãnh đổ ra cống chính.

Lấy V = 0,2 m/s.

Như vậy chọn tº = 10 phút.

t¹: Thời gian nước chảy trong mỗi đoạn cống chính tính toán:

t¹ = L¹/V¹ (phút).

L¹: Chiều dài đoạn cống tính toán (m).

V¹: Tốc độ nước chảy trong cống tính toán tương ứng, lấy trong bảng tra nằm trong phạm
vi cho phép (m/s).

Chu kỳ ngập lụt (tràn cống) p: Đối với khu vực thiết kế chọn p = 1 năm.

C: Hệ số dòng chảy. Chọn C = 0,7

F: Diện tích lưu vực thoát nước mà đoạn cống phục vụ (ha). Xác định bằng cách đo trên
mặt bằng.

Tính toán thủy lực cho các tuyến cống với các số liệu sau:

Số liệu khí tượng địa phương được lấy tại trạm khí tượng thủy văn Thành phố Hồ Chí
Minh; A = 11650; hệ số C = 0,580; hệ số n = 0,95; hệ số b = 32; hệ số dòng chảy 0,7; chu
kỳ tràn cống P = 2 năm; sử dụng cống bê tông cốt thép.

2.2.5. Kết cấu cống, giếng thu, giếng thăm


Sử dụng cống bê tông cốt thép ly tâm đúc sẵn dài 4m.

Cống thoát nước mưa dưới lòng đường dùng loại cống chịu tải trọng lớn bê tông ly tâm H30.

Gối cống bê tông cốt thép đá 1x2 M200 đúc sẵn.

Lót gối cống, móng cống bằng lớp bê tông đá dăm M150.

Giếng thăm có kích thước mặt bằng bên trong là 1000x1000mm: Dùng cát đệm đầm chặt
dày 20cm, BT đá dăm M150 đệm dày 20cm, thành hố ga dùng bê tông đá 1x2 M200.

Nắp ga composite chịu tải trọng >40 Tấn

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 20/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Các hố ga kỹ thuật có cống nước thải xuyên qua được nêu tên ở trong bản vẽ, kích thước
giống như hố ga thông thường, khi thi công hố ga loại này cần chú ý vị trí cống nước thải
xuyên qua mà có biện pháp thi công thích hợp.

2.2.6. Các yêu cầu kỹ thuật khi thi công


Thi công theo từng tuyến và chỉ được dừng tại các hố ga.

Tại các vị trí chờ đấu nối lắp đặt 1 đoạn cống 4m tại hố ga đó, sau đó dùng bao tải cát bịt
miệng cống lại, sau này khi nối cống tiếp tục thi công thì lấy bao tải cát ra.

Trước khi thi công, cống phải được kiểm tra kỹ để loại bỏ những cống nứt, bể, … (không đủ tiêu
chuẩn lắp đặt). Trong quá trình lắp đặt, tránh va đập mạnh gây hư hại cống.

Các mối nối cống phải khít, kín, đảm bảo kỹ thuật nối cống.

Trước và sau khi thi công phải kiểm tra lại cốt đáy hố ga. Sau khi thi công phải đậy nắp đan
và làm vệ sinh hố ga.

Sau khi đào mương đặt cống và rải lớp cát đệm xong, phải kiểm tra cao độ đáy mương, vị
trí và cao độ các gối đỡ để đảm bảo cống có độ dốc đúng theo thiết kế. Việc này được lặp
lại trước khi lấp đất.

Nếu thi công vào mùa mưa, phải đào tuyến thoát nước tạm để đảm bảo độ ổn định của các lớp
đệm dưới đáy cống, và chỉ được lấp tuyến mương tạm sau khi đã thi công xong tuyến cống.

Quá trình lấp cát và đất phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về đầm nén (theo bản vẽ phui đào).

Trong suốt quá trình thi công, nếu gặp các sự cố như nền đất yếu đột ngột, chướng ngại
vật… Đơn vị thi công phải báo cho Chủ đầu tư và Đơn vị thiết kế để cùng giải quyết theo
thực tế.

2.2.7. Các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành


Đối với hệ thống thoát nước mưa, trước mùa mưa phải tiến hành nạo vét bùn, đá lắng đọng trong
các đường cống, các hố ga để đảm bảo lưu lượng dòng chảy.

Làm vệ sinh các song chắn rác của các cửa thu nước để đảm bảo việc thu nước mưa được
thuận tiện, nhanh chóng.

2.3. Hệ thống cấp nước

2.3.1. Cơ sở thiết kế
a. Các căn cứ, quyết định, nghị định
Căn cứ hồ sơ «M_1_Loai_ho_so_thiet_ketitille» tỷ lệ 1/500 và hồ sơ khác liên quan.

Các quyết định, nghị định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành khác của Nhà nước
Việt Nam.

Các văn bản, tài liệu liên quan đến dự án.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 21/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

b. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế chuyên ngành liên quan
- QCVN 07-1:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị - công trình cấp nước;
- QCXDVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- TCXDVN 33 – 2006: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng lưới bên ngoài;
- TCVN 5576 – 1991: Quy phạm quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước;
- TCVN 2622:1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 6379:1998: Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 5739:1993: Tiêu chuẩn quốc gia về Thiết bị chữa cháy.
c. Mục tiêu và phạm vi cấp nước
Hệ thống cấp nước của dự án được kết nối với hệ thống cấp nước máy hiện trạng trên
đường Mai Chí Thọ.

Mục tiêu cấp nước: Đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục để phục vụ cho tất cả các nhu cầu
sử dụng nước trong toàn bộ khu vực lập dự án với các yêu cầu đáp ứng đủ lưu lượng, đúng
áp lực và đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Phạm vi cấp nước: Cấp nước cho tất cả các đối tượng có nhu cầu dùng nước.

2.3.2. Nguồn cấp nước


Chọn nguồn nước cấp cho khu quy hoạch là nguồn nước máy của Thành phố dựa vào tuyến
ống hiện trạng Ø250 dọc đường Mai Chí Thọ (nối từ ống Ø400 dọc đường Nguyễn Thị
Định thuộc hệ thống cấp nước nhà máy nước BOO Thủ Đức).

2.3.3. Chỉ tiêu và công suất tính toán


Chỉ tiêu cấp nước được áp dụng theo TCXDVN 33-2006 như sau:

Yêu cầu:
- Nước cấp phải đáp ứng những yêu cầu vệ sinh đối với nước sạch dùng để ăn uống và
sinh hoạt theo quy định hiện hành của nhà nước (tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ ngày
18/4/2002).
Lưu lượng nước tính toán:
- Các tiêu chuẩn:
 Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: Lấy q = 180 l/người/ngđ, hệ số không điều hòa Kng =
1,2
 Theo QCVN 06:2021/BXD lưu lượng chữa cháy cho 1 đám cháy xảy ra cùng lúc trong
vòng 1 giờ là 30 l/s. Theo lưu lượng tính toán bể nước phục vụ cho PCCC là 108 m3/giờ.
Tổng lưu lượng tính toán như sau:

- Nhu cầu dùng nước của khu I (A1, A2, K1-D): 444 (m3/ngày)
- Nhu cầu dùng nước của khu II (A3, A4, K1-A & K1-B): 671 (m3/ngày)
- Nhu cầu dùng nước của khu III (A5, A6, K2-B): 608 (m3/ngày)
- Khu vực bên ngoài: 21 (m3/ngày)

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 22/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

→ Tổng lượng nước tiêu thụ tối đa trong ngày: 444+671+608+21=1744 (m3/ngày)
 Công trình công cộng và dịch vụ: 10% sinh hoạt
- Tổng nhu cầu cấp nước công trình công cộng và dịch vụ: 10% x 1744=174,4 (m3/ngđ).
 Nước rò rỉ dự phòng: Lấy 9% tổng lưu lượng nước cấp hữu ích.
- Tổng lưu lượng nước rò rỉ dự phòng:
9% x (1744+174,4) = 172,66 (m3/ngđ).
Tổng lưu lượng nước tính toán:

Nước chữa cháy: 108m3


Nước cấp sinh hoạt: 1744 + 174,4 + 172,66 = 2091,06 m3/ngđ
Tổng nhu cầu sử dụng nước x hệ số không điều hòa 1.2

108 + [2091,06 x 1,2] = 2617,27 (m3/ngđ)


Vậy nhu cầu sử dụng nước của dự án là: 2617,27 (m3/ngđ)

2.3.4. Nguyên tắc vạch tuyến


Mạng lưới cấp nước phải bao trùm được các điểm dùng nước trong khu thiết kế.

Đảm bảo khả năng chuyển tải đủ lượng nước yêu cầu hiện tại khu vực ống đi qua.

Chiều dài tuyến ống dẫn đến đối tượng tiêu thụ ngắn nhất.

Tuyến ống nằm trong khu vực bị tác động do các phương tiện cơ giới là thấp nhất.

Trụ cứu hỏa được lắp đặt với khoảng cách tối đa giữa 2 trụ là 150 m.

Mạng lưới được phân vùng tách mạng và có gắn đồng hồ để kiểm soát lưu lượng cho từng
vùng nhằm kiểm soát thất thoát rò rỉ.

2.3.5. Bình đồ và trắc dọc


Hệ thống cấp nước được thiết kế mới hoàn toàn, dọc theo các dãy nhà.

Từ vị trí chờ đấu nối với tuyến ống cấp nước từ nhà máy nước Thủ Đức trên đường Mai
Chí Thọ tổ chức đấu nối tuyến ống cấp nước dẫn nước về khu dự án.

Đường ống chính cấp nước sử dụng ống HDPE đường kính OD160, đường ống nhánh cấp
nước sử dụng ống HDPE đường kính OD125.

Tại các nút mạng lưới bố trí van 2 chiều tại các giao lộ giữa để tiện cho công tác sửa chữa
từng đoạn ống khi cần thiết.

Van xả cặn được bố trí vị trí cuối tuyến.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 23/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

2.3.6. Hệ thống tiếp nước chữa cháy


Hệ thống tiếp nước chữa cháy bao gồm hệ thống trụ tiếp nước chữa cháy được bố trí theo
các trục đường, bố trí thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận và lấy nước phục vụ cho việc
chữa cháy.

Hệ thống trụ tiếp nước chữa cháy lấy nước từ mạng lưới cấp nước sinh hoạt, được bố trí
theo hệ thống cấp nước, tại các vị trí thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận và lấy nước. Vị
trí trụ gần các ngã ba, ngã tư nhưng vị trí đậu xe lấy nước khi có sự cố không làm ảnh
hưởng đến giao thông khu vực, không ảnh hưởng đến việc thoát hiểm, thoát nạn và an toàn
cho người dân. Đồng thời, việc bố trí trụ nằm giữa ranh hai lô đất với khoảng cách thực tế
giữa hai trụ không quá 150m theo quy định.

Lưu lượng nước chữa cháy 30 lít/s cho 1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời là 1 đám cháy.

Do khu vực dự án có quy mô nhỏ, nên toàn khu vực chỉ bố trí 3 trụ cứu hỏa OD125 đặt tại
giao lộ các trục đường của dự án.

Ngoài ra khi có sự cố cháy, cần phải gọi xe chữa cháy chuyên dùng để hỗ trợ.

2.3.7. Yêu cầu kỹ thuật – biện pháp thi công


a. Vật liệu ống, phụ tùng, van

 Ống nhựa HDPE:

- Phạm vi áp dụng: Chuyển tải và phân phối nước sạch.


- Tiêu chuẩn áp dụng: ISO 4427-2007
- Kích thước ống OD125mm trở lên.
Phụ tùng ống nhựa HDPE:
- Phạm vi áp dụng: Phụ tùng gang cầu được lắp ghép đối với ống nhựa HDPE, ống gang,
ống bê tông để chuyển tiếp dòng chảy, liên kết các lắp ghép, khai thác tuyến ống
truyển tải.
Tiêu chuẩn sản xuất:
Phụ tùng Gang cầu:
 ISO 2531-2009.
 Cấp áp lực : 10 bar.
 Các cỡ áp dụng : DN100mm trở lên.
Vật liệu và mác vật liệu
 ISO 2531-2009 Mác tối thiểu 420/12
 Hoặc các tiêu chuẩn vật liệu và mác tương đương:
 TCVN 5016-1989 Mác tối thiểu GC 4212.
 BS 2789-1985 Mác tối thiểu 420/12
Gioăng cao su: ISO 4633-2002
Mặt bích: Gang: ISO 7005-2-1988.
Cấp áp lực: 10 bar

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 24/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Các kích thước cơ bản: Theo bản vẽ của nhà sản xuất.
Các cỡ áp dụng : DN100mm trở lên.
 Van cổng:
Phạm vi áp dụng: Cô lập, điều tiết mạng lưới.
Tiêu chuẩn sản xuất:
 Van:
 ISO 7259-1988 hoặc
 BS 5163-2004 hoặc
 AWWA C509-2001
 Mặt bích:
 ISO 7005-2-1988.
 Tiêu chuẩn mặt bích tương đương: EN 10921; DIN 2501; BS 4504
 Tiêu chuẩn thử nghiệm áp lực van:
 ISO 5208-2008.
 Tiêu chuẩn khoảng cách 2 mặt bích: ISO 5752 – 1982.
 Cấp áp lực : 10 bar
 Kiểu lắp ghép : Mặt bích, wafer.
 Các cỡ áp dụng : DN100mm và DN150mm
 Mô tả:
 Là loại van chìm, đáy phẳng, có mũ chụp ty van.
 Van được đóng theo chiều kim đồng hồ.
 Thân van, nắp van và đĩa van : Gang cầu theo tiêu chuẩn BS 2789-1985 (BS EN
1563 – 1997), mác tối thiểu 420/12.
 Đĩa van: được bọc cao su EPDM và có các kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn BS
2494 – 1986 hoặc ISO 4633 – 2002.
Bulông T và đai ốc bằng gang cầu:
Tiêu chuẩn sản xuất:
 TCVN 1916 – 1995 (Cơ tính và lý tính của bulông và đai ốc)
 TCVN 1876 – 1976 (Kích thước bulông)
 TCVN 1897 – 1976 (Kích thước đai ốc)
 TCVN 2735 – 1978 (Mạ kẽm)
Đặc tính vật liệu : Bulông T được chế tạo từ gang cầu có mác tối thiểu FCD450 theo tiêu
chuẩn JIS hoặc GC455 theo TVN 5016-1989. Riêng đai ốc có thể được chế tạo bằng vật
liệu cùng loại với bulông hoặc vật liệu thấp hơn 1 cấp.

Trụ chữa cháy:


Tiêu chuẩn thiết kế trụ chữa cháy:
 TCVN 6379-1998.
 TCVN 5738-1993.
Tiêu chuẩn mặt bích : ISO 7002-2-1988 PN10.

Trụ chữa cháy phải có 3 họng chờ trụ: 01 họng lớn và 02 họng nhỏ.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 25/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Liên kết giữa họng nước và đầu nối chữa cháy là liên kết ngàm.

Kết cấu và cách cố định trục van của trụ nước phải đảm bảo độ chắc chắn và độ tin cậy của
khớp nối và phải không để xảy ra khả năng khớp nối bị xoay khi mở khóa cột lấy nước
chữa cháy.

Các nắp của họng lấy nước phải được liên kết chắc chắn với trụ bằng móc xích hoặc các
dây kim loại đặc biệt nhằm chống mất cắp.

b. Biện pháp thi công


 Kích thước và cao độ:
- Đơn vị thi công phải tiến hành công tác đất theo kích thước tối thiểu đảm bảo cho việc thi
công toàn bộ các công tác có liên quan như: thoát nước thi công, lập các tường chắn bên cho
công tác lắp đặt, đổ các lớp lót kể cả thiết bị đầm nén, lấp và đầm chặt.

 Thi công đào đất


- Căn cứ theo mặt cắt ngang đường giao thông trong khu vực dự án, đường ống cấp nước
được bố trí cặp phía ngoài đường bộ, trong hành lang quy hoạch cho đường ống cấp nước,
vị trí đào đặt ống theo đúng bản vẽ thiết kế.

- Việc đào đất không được bắt đầu ở bất cứ nơi nào nếu giám sát chưa sát nhận là đã tập
kết đủ vật tư, vật liệu và được kiểm tra bằng biên bản cho các công tác tiếp theo để đảm
bảo công tác thi công không bị gián đoạn.

- Đơn vị thi công phải đảm bảo rằng trên mọi tuyến đào phải có biển báo, rào bảo vệ dọc
tuyến đào, chiếu sáng ban đêm….

- Trong trường hợp đào băng đường, chỉ được đào tối đa một nửa (1/2) bề rộng mặt đường,
khi đặt ống xong phần này phải lấp lại đầm lại kỹ rồi mới được đào tiếp phần còn lại. Phải
đắp hoàn trả hố đào bằng cát và xử lý hoàn trả lại mặt đường như hiện trạng.

- 100 mm trước khi đạt tới cao độ đáy thiết kế phải đào bằng thủ công

- Nếu khi đạt tới cao độ đáy mà phát hiện có những vật liệu không được phép tồn tại ở lớp
đáy thì đào loại bỏ vật liệu đó và lấp lại như quy định.

- Đáy mương phải được dọn bằng phẳng và làm khô.

- Độ sâu tối thiểu của đường mương đặt ống phải theo bản vẽ thiết kế.

- Độ sai số được chấp nhận cho độ sâu là 5%.

- Đấp đất, cát dọc tuyến: đấp từng lớp dày 200 mm sau đó đầm chặt.

- Trong trường hợp đặc biệt nếu xét thấy cần phải đặt ống sâu hoặc cạn hơn, phải được sự
đồng ý của tổ chức thiết kế.

 Thoát nước hố đào:


- Đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm làm khô hố đào và tuyến đào trong quá trình thi công.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 26/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- Các phương pháp làm khô như hạ thấp mực nước ngầm, bơm thoát sang khu vực được phép thải.

 Thi công lắp đặt ống và phụ tùng:

Đối với ống Dn65-150m:


- Đối với ống nằm trong vỉa hè có nền đất nguyên thổ: được lắp đặt trên nền đất nguyên
thổ đầm chặt, đệm lớp cát dày 100 mm dưới đáy ống, sau khi lắp đặt ống xong đệm lớp cát
xung quanh ống và cao hơn lưng ống 200mm, đầm chặt lớp cát rồi hoàn trả mặt bằng từ lớp
đất đã đào.

- Đối với ống băng lộ:

Ống được lắp đặt trên nền đất nguyên thổ đầm chặt, đệm lớp cát dày 100 mm dưới đáy
ống dưới, ống D60 mm được lồng bởi ống D100 chịu lực, ống D100 mm được lồng bởi
ống D150 chịu lực, ống D150 mm được lồng bởi ống D200 chịu lực.. Sau khi lắp đặt ống
xong đệm lớp cát xung quanh ống đến đáy lớp kết cấu áo đường, đầm chặt lớp cát rồi
hoàn trả mặt bằng lớp đá 0x4.
 Lắp đặt ống và phụ tùng.
Chuẩn bị:
- Chuẩn bị số lượng ống, phụ tùng sẵn sàng cho đoạn lắp đặt. Ống phải làm sạch đầu trơn
và miệng bát. Joint nối cần làm sạch, không bị biến dạng và hư hỏng.

- Chuẩn bị dụng cụ đặt ống và phụ tùng như palăng, giá đỡ, ròng rọc, tay đòn cảo ống, giẻ lau.

- Chuẩn bị các công nhân chuyên nghiệp cần để lắp ống và công tác lắp ống phải theo đúng
hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Định vị ống trên tuyến được xác định bằng máy cao đạc hoặc niveau.

- Số lượng ống và phụ tùng phải được sẵn sàng để sử dụng trên công trường nhằm đảm
bảo chất lượng và tiến độ thi công.

 Lắp đặt ống:


- Được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Vào thời điểm dừng công tác không được để đầu ống hở mà phải bịt bằng đầu chặn thích hợp.

- Tại các vị trí cao hoặc thấp của ống phải chú ý đặt van xả cặn hoặc xả khí như trên bản vẽ
thiết kế.

- Định vị ống theo phương ngang theo đúng thiết kế. Độ lệch cực đại giữa hai ống sau khi
nối ống hoàn thành là 50.

- Không cho phép độ lệch tại mối nối mặt bích.

- Khi lắp mối nối mặt bích phải chú ý xiết bulông đều theo nguyên tắc đối xứng. Đôi
bulông lắp và xiết lần hai vuông góc với đôi đầu.

- Với các van trước khi lắp đặt phải được thử nghiệm thao tác đóng mở và độ kín của đệm trục.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 27/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- Các chi tiết van xả cặn, van xả khí, … Lắp đặt đồng thời với việc thi công tuyến ống chính.

 Công tác bê tông cốt thép, hố van đồng hồ, hố van xả cặn, hố van xả khí, gối đỡ cút, tê….
- Cốt thép trước khi gia công được vệ sinh sạch dầu mỡ, gỉ…. Thép được gia công tại công
xưởng đem ra hiện trường lắp đặt, bê tông được đổ tại chổ. Tấm đan được đúc sẵn tại gần
tuyến ống thi công.

- Gối đỡ đặt ở những nơi có chổ uốn cong của đường ống như cút, thập, tê … đúng như vị
trí thiết kế. Gối đỡ được đổ bêtông tại chổ trên nền đất đã được gia cố theo yêu cầu đã được
nêu trong bản vẽ kỹ thuật.

- Gối chặn phải đúc bêtông và chuẩn bị đầy đủ trước khi lắp đặt theo yêu cầu.

- Chất lượng BTCT ở các gối đỡ, gối chặn phải đạt yêu cầu kỹ thuật của BTCT M200 theo
TCVN 9115 : 2012

- Trình tự thi công hố van xả cặn, xả khí, gối đỡ cút, tê, côn… như sau:

Bước 1: Thi công móng hố van xả cặn, xả khí bằng bê tông đá 4x6 M100 đầm bằng máy
đầm bàn.

Đối với gối đỡ cút, côn, tê… bê tông đá 1x2 M200 đầm bằng đầm dùi.

Bê tông được trộn và đổ tại hiện trường bằng thủ công hay máy trộn di động.

Bước 2: Sau khi thi công xong lớp lót móng, đối với hố van xả cặn tiến hành đổ trụ đỡ van
bằng bê tông đá 1x2 M200, tiếp tục xây tường gạch thẻ B5 dày 200mm đảm bảo theo đúng
yêu cầu thiết kế.

Bước 3: Tiến hành đổ bê tông giằng thành, bê tông đá 1x2 M200 đúng theo bản vẻ thiết kế.

Bước 4: hoàn thiện hố van xả cặn, xả khí. Nắp đậy sẽ được đổ sẵn tại bãi gia công vật liệu
công trường, sau khi hoàn thiện các nắp đậy sẽ được vận chuyển đến vị trí lắp đặt.

Chú ý: Trong quá trình xây hố van xả cặn, xả khí, gối đỡ tê, cút… phải kết hợp với lắp đặt
công nghệ.

 Cắt và khoan ống


- Cắt và khoan ống sẽ được tiến hành bởi thợ lành nghề có kinh nghiệm. Phải cắt ống, phải
mài và vát mép ống tại vị trí đấu cắt theo quy định của nhà sản xuất ống để đảm bảo công
tác nối ống.

- Chỉ được cắt ống để sử dụng nếu phần không bị hư hại còn ít nhất là 2/3 chiều dài ống.
Vị trí cắt cách điểm nứt 30cm.

 Lấp vật liệu quanh ống


- Vật liệu lấp quanh ống qua lộ là cát đệm có cấp phối (theo TCVN 1770-1986) sẽ được rải
và đầm cẩn thận.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 28/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- Việc lắp cát và đất phải được thực hiện liền sau khi đặt ống. Nhà thầu sẽ áp dụng mọi
biện pháp cần thiết để các nơi bị đào đặt ống nước sớm được lập lại tình trạng cũ, tránh đến
mức tối đa việc gây trở ngại giao thông, giảm tối thiểu mọi phiền nhiễu cho người dân và
xe qua đường.

- Sau khi lắp đặt ống xong, nhà thầu sẽ lấp cát từng lớp dày tối đa là 30cm dùng đầm tay
kết hợp đầm nén bằng máy đầm cóc, tiếp tục lấp đến khi đạt yêu cầu của hồ sơ thiết kế.

- Nhà Thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có tai nạn xảy ra mà nguyên nhân do đường
không lắp bằng phẳng, cho đến khi bàn giao trả lại mặt bằng.

 Thử ống
- Tiêu chuẩn thử: US STANDARD ANSI/AWWA C600-93 (hoặc European Standard Din 4279).

- Ống chịu áp lực thử bằng nước sạch, trước khi thử ống phải được xả sạch không có bùn,
cát hoặc vật liệu lưu bất kỳ, không có khí trong ống chứa đầy nước trong thời gian tối thiểu
12 giờ. Ống thử phải được cô lập hoàn toàn với các ống khác.

- Việc bịt mỗi đoạn ống thử sẽ thực hiện bằng các biện pháp thích hợp trước khi thử.
Chuẩn bị đủ nguồn nước sạch để bơm và dụng cụ chứa dung tích/400l. Bơm phải có công
suất phù hợp và phải có bơm dự phòng để đảm bảo việc thử được liên tục, có hiệu quả
(tránh kéo dài thời gian thử).

- Trong khi thử, tiến hành kiểm tra rò rĩ nước, đặc biệt tại vị trí mối nối.

 Cách thử:
- Chiều dài tuyến ống thử: không quá 1000m.

- Áp lực thử: 6kg/cm2.

 Thời gian thử:


- Bơm nước vào ống đến áp lực thử

- Sau 2 giờ từ lúc ngưng bơm, áp lực có thể giảm nhưng lượng nước bù để đưa áp lực lên
đúng áp lực thử được xác định:

LxD
V = -----------
14750
V: lượng nước tổn thất do rò rỉ cho phép (lít)
L: chiều dài đoạn ống cần thử (m)
D: đường kính của đoạn ống cần thử (mm)
Giữ áp lực tiếp 6h tiếp theo để kiểm tra ổn định toàn tuyến ống.

 Công tác súc xả đường ống:


- Bơm nước sạch vào các tuyến ống và xả từng đoạn ống qua các hố van xả cặn. Với các
hố van xả cặn không thể xả trực tiếp ra kênh mương thoát nước, cần đặt bơm hút toàn bộ

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 29/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

nước sục rửa và bùn đất khỏi hố van xả cặn dẫn qua các ống mềm tới các cống, mương
thoát nước gần nhất và có biện pháp chống xói lở tại điểm xả.

- Trình tự đóng mở van xả như sau:

Mở van xả thứ nhất cho đến khi nước ra tại van này đạt độ trong yêu cầu.

Đóng van xả thứ nhất lại và mở van xả thứ 2, trình tự các van tiếp theo đóng, mở tương tự
cho đến khi hết tuyến.

- Công tác súc xả hoàn tất cho đến khi đảm bảo trong đường ống không còn đất, bùn cát ....
và đảm bảo nước xả ra không làm ảnh huởng đến môi trường xung quanh.

- Biện pháp xả nước lập riêng và chỉ được phép kết thúc khi nước trong hoàn toàn.

 Biện pháp khử trùng đường ống:


- Sau khi xả nước được chấp thuận đạt yêu cầu, trước khi ráp nối đưa vào sử dụng, đường
ống phải được khử trùng. Trước khi thực hiện công tác khử trùng, nhà Thầu chuẩn bị đầy
đủ các điều kiện sau:

Gửi văn bản yêu cầu khử trùng trước ít nhất 2 ngày đến đơn vị thực hiện công tác khử trùng.

Đoạn ống đã được nối một đầu với tuyến ống chính hiện hữu có van chặn tại điểm nối.

Ống được chứa nước đầy bên trong ống với áp lực tương đương áp lực nước hiện hữu trong
mạng lưới.

Chuẩn bị đủ nguồn nước bơm, dụng cụ chứa nước có thể tích tối thiểu là 400 lít để pha trộn
dung dịch khử trùng.

Chuẩn bị bơm và các phương tiện khác để khử trùng.

Chuẩn bị nước sạch có pha dung dịch nước chlor bột với hàm lượng 50 mg chlor/lít hoặc
dùng chlorua vôi 70% với hàm lượng tương đương.

Thực hiện khử trùng bằng cách bơm vào đoạn ống dung dịch khử trùng trên. Trong khi
bơm dung dịch khử trùng vào nên xả nước qua khóa chặn được lắp đặt ở cuối đoạn ống cho
đến lúc nhận được mùi dung dịch khử trùng thì đóng chặt khóa lại.

Ngâm dung dịch ấy trong 24 giờ, lấy mẫu nước cuối ống xét nghiệm. Dùng nước hiện hữu
của hệ thống để xả sạch nước trong ống (việc này phải áp dụng các biện pháp cần thiết để
tránh nước bẩn vào trong ống) trước khi nối vào hệ thống đường ống được chấp nhận sạch
sau khi đáp ứng đủ hai điều kiện.

 Lấy mẫu nước ở cuối ống có chứa dung dịch khử trùng sau 24 giờ xét nghiệm có chlor dư.
 Lấy mẫu nước ở cuối ống sau khi xả sạch dung dịch khử trùng xét nghiệm thấy có chất
lượng đạt tiêu chuẩn nước sạch.
 Tái lập mặt đường, vỉa hè và dọn dẹp công trường:
- Công tác tái lập mặt đường, vỉa hè phải được thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 30/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- Sau khi hoàn thành công tác mỗi nơi, phải cho quét dọn công trường đạt một tình trạng
hoàn toàn sạch sẽ.

- Các vật liệu còn dư, đất thừa phải được dọn ngay đem đi nơi khác.

 Báo hiệu công trường và an toàn giao thông:


- Trong suốt thời gian thực hiện công tác, phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định về đào
đường và tái lập mặt đường trong thi công lắp đặt.

- Phải đặt đầy đủ các bảng và dụng cụ báo hiệu công trường hợp lệ ngày và đêm để thi
công, sửa chữa các chổ bị hư lún.

 An toàn, vệ sinh môi trường


 Bảo đảm vệ sinh môi trường
- Không để vật liệu rơi vãi khi vận chuyển. Nếu có rơi vãi, dọn dẹp sạch sẽ ngay.

- Xe ben, tải khi vận chuyển và máy thi công khi làm việc không xả khói, tiếng ồn quá quy
định của ngành môi trường. Trường hợp bắt buộc phải phối hợp các cơ quan hữu quan để lựa
chọn thời gian phù hợp tránh ảnh hưởng mọi sinh hoạt của công dân.

- Không xả tự do nước ra đường, xả dầu và các chất liệu thi công độc hại vào môi trường
xung quanh.

- Khi công trình ngang qua hoặc nằm cạnh khu dân cư, khu vực công trường phải được che
chắn cẩn thận không ảnh hưởng xấu đến vệ sinh chung của khu vực.

- Khi xong công việc mỗi ngày, cho công nhân dọn dẹp sạch sẽ, không để rác, đất, vật tư,
phế thải trên công trình.

 Bảo đảm phòng chống cháy nổ


- Tuyệt đối tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ hiện hành.

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tạm thời tại hiện trường như bình chữa cháy,
cát, bao đay, Stec chữa cháy tại các điểm cần thiết.

- Phối hợp chặt chẻ với cảnh sát PCCC, phòng chống và kịp thời xử lý, khắc phục sự cố
nếu có xảy ra.

 Bảo đảm an toàn giao thông


- Thực hiện đầy đủ các bảng và dụng cụ báo hiệu công trường hợp lệ ngày và đêm tại vị trí
mương đào và các chổ bị hư lún, nứt sau khi phát hiện.

- An toàn giao thông đường bộ: thực hiện đúng các quy trình an toàn giao thông đường bộ
suốt thời gian và tại vị trí thi công.

- Bảo đảm an toàn người lưu thông và sinh hoạt của các hộ dân.

• Dọc theo tuyến công trường đang thi công được đặt rào chắn hoặc cọc tiêu, biển báo
di động để giới hạn phần đường xe chạy và phạm vi thi công.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 31/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

• Công tác thi công ban đêm tại các hố, mương thi công dở dang nhất thiết bố trí đủ
đèn ban đêm để các phương tiện giao thông hoặc người bộ hành nhận biết mà né tránh.
• Phối hợp với cảnh sát giao thông điều tiết giao thông và trong mọi trường hợp không để
xảy ra ùn tắt giao thông và tai nạn giao thông trong phạm vi công trường đang thi công.
• Phần đất đào lên dư thừa phải được chuyển đi ngay khỏi phạm vi công trường
chuyển mang đổ đi nơi khác để tránh ách tắc giao thông.
• Đối với các nơi xử lý do đào với kích thước lớn và sâu, phải được rào chắn cả 4 mặt
với hàng rào có kích thước lớn hơn. Hàng rào được sơn trắng đỏ và lắp đặt biển báo
phòng vệ, ban đêm phải có đèn chiếu sáng.
• Đường mương đặt ống qua đường giao thông phải tiến hành 2 bước: đào nữa đường, lắp
ống, lắp đất, sau đó phải làm tiếp nữa phần còn lại để đảm bảo lưu thông bình thường.
- Bảo đảm an toàn giao thông:

• Theo dõi, xử lý, báo cáo và đề xuất công tác ATLĐ thường xuyên suốt thời gian thi công.
• Yêu cầu mọi cá nhân phải được có đầy đủ trang bị an toàn lao động trong khi làm
việc hoặc trong khu vực làm việc.
• Các thiết bị, máy móc sử dụng phải được kiểm định, có đủ lý lịch máy và được cấp
giấy phép sử dụng theo đúng quy định.
• Tuyệt đối không để người đi đứng trong phạm vi máy thi công hoạt động.
• Các vách hầm, hố được chống chắc chắn phòng chống sạt lở.

2.4. Hệ thống thoát nước thải

2.4.1. Cơ sở thiết kế
a. Các căn cứ, quyết định, nghị định
Căn cứ hồ sơ «M_1_Loai_ho_so_thiet_ketitille» tỷ lệ 1/500 và hồ sơ khác liên quan.

Các quyết định, nghị định, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm hiện hành khác của Nhà nước Việt Nam.

Các văn bản, tài liệu liên quan đến dự án.

b. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế chuyên ngành liên quan
- QCVN 07-2:2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị - công trình thoát nước.
- QCXDVN 01:2019/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957 – 2008: Tiêu chuẩn quốc gia Thoát nước - mạng lưới và công trình bên
ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý
nước thải.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

2.4.2. Phương án thiết kế


a. Nguyên tắc thiết kế

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 32/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Nguyên tắc thiết kế chủ yếu tuân theo hồ sơ «M_1_Loai_ho_so_thiet_ketitille» tỷ lệ 1/500


đã được phê duyệt. Thiết kế bản vẽ trên cơ sở áp dụng các quy trình, quy phạm và các tiêu
chuẩn của thiết kế chuyên ngành liên quan. Sử dụng hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất công
trình đã khảo sát trên thực địa tại vị trí xây dựng công trình.

b. Phương án thiết kế
Thiết kế hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống cống thoát nước mưa.

Nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào hệ thống đường cống gom phải được xử lý cục bộ trong
từng công trình. Tất cả các khu vệ sinh đều phải có bể tự hoại 3 ngăn xây đúng quy cách.

Toàn bộ nước thải của dự án thu gom bằng các hố ga thu nước thải được bố trí dọc theo vỉa
hè trong khuôn viên dự án sau đó chảy về trạm xử lý nước thải của dự án được xây dựng ở
phần đất hạ tầng kỹ thuật.

Tại đây nước thải được xử lý phải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành, nước qua xử lý
sau đó sẽ được dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của quận 2.

2.4.3. Mạng lưới đường ống


Sử dụng cống tròn HDPE, có đường kính D300 để vận chuyển nước thải sinh hoạt về trạm xử lý.

Bố trí cống thoát nước thải theo hướng dốc chính của địa hình tự nhiên nhằm tận dụng địa
hình để thoát nước thải và đảm bảo thuận lợi cho việc thi công, giảm khối lượng đào đắp và
độ sâu chôn cống.

Giếng thu được bố trí khoảng cách 15m-40m/cái, giếng thăm bố trí tại các vị trí chuyển
hướng và được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Độ dốc đặt cống dao động trong khoảng 0,33% đến 4,08%, đảm bảo khả năng tự chảy và tự
làm sạch.

Nối cống theo nguyên tắc nối ngang đáy cống. Đối với các đoạn cống đặt trên vỉa hè, chiều
sâu chôn công tối thiếu là 0,7m.

Tại các vị trí cống thoát nước thải giao cắt với cống thoát nước mưa bố trí các hố ga kỹ
thuật để tuyến cống thoát nước thải đi xuyên qua hố ga.

2.4.4. Cấu tạo cống, hố ga


Chọn cống thoát nước dạng tròn, tiết diện cống được chọn dựa theo các yêu cầu: có độ bền
tốt, phù hợp các điều kiện thời tiết khí hậu địa phương. Theo kết qủa tính toán của mạng
lưới thuỷ lực ta có được những đặc điểm thiết kế chính như sau:

Cống tròn dùng cống HDPE đúc sẵn, riêng đoạn băng đường sử dụng cống HDPE chịu lực
loại 2 vách. Cống được đặt trên lớp cát đệm dày 100mm để điều chỉnh độ dốc dọc cống và
tăng khả năng chịu tải từ trên xuống.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 33/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Giếng thu có kích thước mặt bằng bên trong lọt lòng là 700x700 có đáy bê tông đá 1x2
M200 dày 150, lớp bê tông lót đá 4x6 M100 dày 100mm, thành đổ bê tông đá 1x2 M200
dày 150mm quét bi tum mặt trong.
Giếng thu đặt giữa ranh hai nhà liên kế, khoảng cách giữa các hố ga trung bình khoảng 15m.
Nắp giếng thu làm bằng gang, kích thước 800x800, khung nắp được lắp đặt khi thi công
phần bê tông.
Khuôn hầm hố ga được đúc sẵn, kích thước 200x150mm.

2.4.5. Mương đặt cống và độ sâu chôn cống


Thiết kế mương đặt cống dựa trên các điều kiện: điều kiện nước ngầm, tải trọng tác động
lên đỉnh cống, loại đất, kích cỡ đường cống, tính kinh tế, lớp phủ trên bề mặt.

Chiều rộng đáy mương đặt cống được thiết kế đảm bảo đủ khoảng cách để lắp đặt cống, bề
rộng đáy mương phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu mỗi bên là 0,2 m tính từ mép cống
đến thành hố.

Chiều sâu lớp đất phủ được tính toán dựa trên tải trọng tĩnh và tải trọng động cho phép.
Trong hầu hết các trường hợp, lớp đất phủ tối thiểu ở mức 0,5m trên vỉa hè và 0,7m đối với
ống qua đường.

Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình thiết kế mương đào có mái dốc 3 : 1.

2.4.6. Trạm xử lý nước thải


Trạm xử lý nước thải cục bộ được đặt ở phía Đông khu dự án, có công suất là Q = 2100
m3/ngày. Nước thải sau xử lý phải đạt Tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Loại B, sau
đó xả ra rạch Bà Dạt.
Dài hạn, nước thải từ trạm xử lý cục bộ được đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung của
khu vực, cách khoảng 5km về phía Nam.

2.4.7. Tính toán lưu lượng và tổng hợp khối lượng


a. Xác định lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước thải được tính toán dựa vào lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu sử dụng
nước của dự án. Lưu lượng nước thải chảy vào hệ thống thoát nước lấy bằng 100% lưu
lượng nước cấp cho các nhu cầu sinh hoạt: Qtn = 100% x Qcn (l/s). Áp dụng theo mục 1
điều 39 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và
xử lý nước thải về xác định khối lượng nước thải)
Tiêu chuẩn thoát nước thải = 100% lưu lượng nước cấp sinh hoạt hữu dụng.
Bảng 1: Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải của dự án
Nước cấp Nước thải
STT Đối tượng thải nước Tiêu chuẩn
(m3/ngày) (m3/ngày)
1 Nước thải từ sinh hoạt 2100 100%Qcn 2100

Tổng lưu lượng nước thải cần xử lý của dự án là: 2100 m³/ngày đêm.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 34/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

b. Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống thu gom nước thải
Công thức cơ bản tính toán thủy lực:

v  C RI
 v2
I x
4R 2g
Q = W.v
Công thức Sedi để xác định vận tốc dòng chảy:
Q: lưu lượng trung tính toán lớn nhất (m3/s)
W: diện tích mặt cắt ướt dòng chảy (m2)
v: vận tốc trung bình của dòng nước (m/s)
R: bán kính thủy lực
C: hệ số tổn thất dọc đường
I: độ dốc thủy lực
Hệ số tổn thất thủy lực của ống, mương khi không áp:
 = KT
T: hệ số tổn thất thủy lực của ống trơn
1
 2 lg(Re T )  0,8
T

T = 0,3164/Re0,25
Khi Re > 100.000 thì
1
 2lg( R )  0,8
 e
T

Re: hệ số Renon.
Hệ số K xác định theo độ đầy H/D
H/D = 0,1  0,3 K=1
H/D = 0,4  0,7 K = 1,07  1,24
H/D = 0,8  1 K = 1,25
Từ các công thức trên tính toán được mạng lưới cống thoát nước thải.

2.4.8. Tổ chức thi công


a. Công tác chuẩn bị
 Chuẩn bị mặt bằng thi công và xây dựng các hạng mục phụ phục vụ thi công
Mặt bằng thi công sau khi được Chủ đầu tư bàn giao đầy đủ rõ ràng sẽ được đơn vị nhận
thầu làm vệ sinh, dọn sạch cây, các vật thể bề mặt như mặt đường, bó vỉa, gạch, rác, các vật
thể không cần thiết …ra khỏi công trường. Một số mặt bằng dùng làm nơi thi công tạm như
hàn cống, lán trại, kho ….sẽ được quy hoạch cụ thể theo yêu cầu riêng.

 Chuẩn bị và huy động các loại thiết bị phục vụ thi công


Đơn vị nhận thầu sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dùng hiện có cho các công tác riêng biệt.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 35/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

 Lập kế hoạch sử dụng thiết bị đồng bộ đầy đủ cho từng công đoạn thi công
Các thiết bị đồng bộ bao gồm:

- Thiết bị phục vụ trắc đạc đủ độ chính xác theo yêu cầu.


- Thiết bị cắt bê tông nhựa, thiết bị khoan phá.
- Thiết bị phục vụ công tác đất, đào, san, đầm.
- Thiết bị và dụng cụ phục vụ công tác sản xuất, vận chuyển, thí nghiệm vật liệu xây
dựng và bê tông tại hiện trường.
- Các thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác quản lý hoặc các công tác khác có liên quan.
b. Công tác đất
 Tập kết, phân chia thiết bị máy móc và nhân công
Đơn vị nhận thầu sẽ chọn lựa phương pháp đào đắp thích hợp cho từng nơi, làm gọn dứt điểm.

 Phân đoạn tuyến đào


Các tuyến đào sẽ được phân đoạn phối hợp với công tác lắp đặt và tái lập.

 Tổ chức đào mương tại các vị trí đặc biệt cống dưới lòng đường giao thông
Từng phần thi công sẽ được hoàn tất và lấp đất ngay, để có thể giảm bớt được chiều dài của
các phần cống vẫn còn hở vào ban ngày và giảm thiểu được các tác động ảnh hưởng cho
giao thông.

 Các yêu cầu kỹ thuật cần lưu ý


* Kích thước mương
Đơn vị nhận thầu phải bảo đảm kích thước mương đào theo mốc thi công và các mặt cắt
thiết kế

Bề rộng của hào đủ để cho phép đầm chặt đất và lắp đặt cống. Tại mỗi vị trí đầu cống,
mương đào phải đủ rộng đảm bảo cho phép lắp đặt gioăng và hoàn thiện lớp bọc phủ đầu
mối nối.

* Xử lý đáy mương
Trong bất cứ trường hợp nào đáy mương cũng được đo kiểm cẩn thận, làm khô và dọn
phẳng, được đầm nén đạt yêu cầu.

Khi đào tới khoảng cách 150mm trước khi tới cao độ đáy mương theo bản vẽ, sẽ đào bằng
tay. Nếu khi đạt tới cao độ đáy mà giám sát phát hiện có những vật liệu không được phép
tồn tại ở lớp đáy thì nhà thầu sẽ đào loại bỏ vật liệu đó và lấp lại như quy định.

* Thoát nước hố đào


Do một số tuyến có mực nước ngầm cao nên phải cấu tạo tầng lọc ngược để rút nước thi công.

Hố đào sẽ được làm khô trong quá trình thi công bằng máy bơm, bơm thoát nước sang khu
vực cho phép, dẫn nước ở đáy mương về hố thu nước hoặc làm hạ mực nước ngầm.

* Xử lý đất đào lên

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 36/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Đất đào lên được vận chuyển đến nơi quy định trong ngày, tránh làm sạt lở mương, ách tắc
giao thông và sinh hoạt xung quanh. Trong khi đất chưa chuyển kịp lên xe, phải đổ lên tấm
lót hoặc cho vào bao, không đổ trực tiếp xuống mặt đường đối với các tuyến đường đang
lưu thông.

Phạm vi đường vận chuyển nên sắp xếp có đủ công suất cho xe tải song song với mương
đặt cống. Đường vận chuyển và dải đất đào lên nằm về một phía của hào sao cho thỏa mãn
các yêu cầu khác nhau có chú ý đến các yếu tố:

+ Các đường vào.


+ Các dốc ngang của thực địa.
+ Bảo vệ chống nước tràn vào hào.
+ Đường nước bơm trong lòng hào.
c. Lắp đặt cống, mương

+ Chuẩn bị
Chuẩn bị số lượng cống, phụ tùng sẵn sàng cho đoạn lắp đặt. Cống phải làm sạch đầu trơn
và miệng bát cần làm sạch, không bị biến dạng và hư hỏng.

Chuẩn bị dụng cụ đặt cống và phụ tùng như palăng, giá đỡ, ròng rọc, tay đòn cảo cống, giẻ lau.

Chuẩn bị các công nhân chuyên nghiệp cần để lắp cống và công tác lắp cống phải theo
đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất cống.

Định vị cống trên tuyến được xác định bằng máy cao đạc hoặc niveau.

+ Lắp đặt cống


Kiểm tra cống: Mặc dù cống đã được kiểm tra nghiệm thu trước khi xuất xưởng của nhà
chế tạo song trước khi lắp đặt vẫn phải được kiểm tra thông thường. Dùng búa nhỏ 0,3kg
gõ nhẹ theo suốt chiều dài cống, nếu thấy có âm thanh bất thường vì nứt nẻ do vận chuyển,
bốc dỡ cần lưu ý và có trách nhiệm xử lý.

Làm sạch cống: Dùng bàn chải làm sạch đầu cái (E), làm sạch đầu đực (U) và kiểm tra mép
vát đầu cống cẩn thận, loại trừ các khuyết tật

Lắp đặt cống: Sau khi được nghiệm thu nền mương, hạ cống xuống mương, dùng dẻ lau
đầu cống. Cân chỉnh tim cống, cao độ cống và kích tăng đơ để lắp đầu U vào đầu E. Khi
đầu U đã ngập sâu vào vạch đã đánh dấu mới được dừng lại, trát vữa xi măng mác 100 vào
khe hở giữa đầu U và E, sau đó trám vữa bao hết bên ngoài đầu E và chuyển sang lắp cống
tiếp theo; ở những đoạn có đặt phụ kiện cần phải cắt cống thì dùng máy cắt cống và máy
mài để mài nhẵn chỗ miệng cống bị cắt.

+ Các sai số cho phép khi lắp đặt cống và phụ kiện
Góc lệch tối đa của cống: Nhà thầu phải đặt đúng theo tiêu chuẩn của nhà chế tạo mỗi loại cống.

Cao độ của lưng cống: Được đặt theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình. Sai số cho
phép +/-5 cm.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 37/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

d. Dọn dẹp
Các vật liệu chuyển đến để tái lập sẽ được chất đống và để gọn gàng vệ sinh. Sau khi hoàn
tất đoạn nào thì dọn dẹp sạch sẽ.

2.4.9. Các yêu cầu kỹ thuật khi nghiệm thu


Để đảm bảo chất lượng công trình, nói chung cần tuân thủ nghiêm túc các quy trình thi
công và nghiệm thu công trình hiện hành của BXD và Bộ giao thông vận tải, tăng cường
công tác giám sát của ban quản lý công trình.
Trong quá trình thi công phải thực hiện nghiệm thu chặt chẽ về cao độ đáy cống, cao độ đỉnh
hố ga, tọa đô tim hố ga. Nếu có sai số phải nằm trong phạm vi quy trình thi công cho phép.
Khi kiểm tra nghiệm thu các hạng mục, đơn vị xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ những tài
liệu phục vụ kiểm tra nghiệm thu cho hội đồng nghiệm thu cơ sở:
+ Bản vẽ hoàn thành công trình có ghi những sai lệch thực tế. Bản vẽ xử lý những chỗ làm
sai thiết kế.
+ Nhật ký thi công công trình và nhật ký những công tác đặc biệt.
+ Bản vẽ các cột mốc định vị cơ bản và biên bản nghiệm thu công trình.
+ Biên bản kết quả thí nghiệm vật liệu sử dụng xây dựng công trình và kết quả thí nghiệm
những mẫu kiểm tra trong quá trình thi công.
Trong quá trình thi công cần thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện những vướng mắc đối
với các công trình kỹ thuật trên tuyến cần thông báo ngay cho tư vấn giám sát, Ban quản lý
dự án và thiết kế kịp thời xử lý.
Yêu cầu chung: các nội dung kiểm tra căn cứ theo quy phạm hiện hành.
Bê tông:
+ Bê tông phải thi công đúng theo quy trình thi công bê tông theo tiêu chuẩn quy định.
+ Bê tông phải được kiểm tra mỗi mẻ về độ sụt, thành phần CP và lấy mẫu thử để kiểm tra
mác bê tông.
Cốt thép:
+ Không được nối 50% số thanh trên cùng một tiết diện.
+ Các cốt thép đk > 12mm được phép hàn nối.
+ Đường hàn thép phải đồng đều không được rò, bọt, cháy…
Ván khuôn:
+ Ổn định, không biến hình.
+ Phải ghép kín, không tạo các vết sọc lồi lõm, rỗ trên bề mặt bê tông.
+ Ván khuôn thành có thể tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ > 25 daN/cm².

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 38/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

2.4.10. Các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, bảo dưỡng
Mạng lưới đường cống sau khi đưa vào sử dụng một bộ phận cơ bản của mạng tuyến cống liên
quan hữu quan với các hố ga, và các công trình khác phục vụ cho việc quản lý và sử dụng.

Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật tuyến cống:

- Theo dõi sự làm việc của tuyến cống và các hố ga trên tuyến.
- Tẩy rửa đường cống theo chu kỳ hoặc đột xuất
- Quản lý việc nối thêm các đoạn cống mới và các cống nhánh, cống dịch vụ theo quy hoạch
- Kiểm tra việc đục phá, đấu nối không phép vào cống nếu chưa xin phép.
Một vấn đề quan trọng trong quản lý đường cống thoát nước là việc xác định nguyên nhân của
sự tắc nghẽn, ngập lụt trên tuyến và tìm cách khắc phục. Tắc nghẽn, ngập lụt nước thường do
đường ống bị đóng cặn qúa mức, các mối nối hở, do đường cống nứt rạn hoặc bị vỡ. Vì vậy
đường cống phải được tẩy rửa để khôi phục khả năng vận chuyển của nước. Việc tẩy rửa thường
tiến hành một năm từ 1 - 2 lần tuỳ theo từng đoạn cống. Tẩy rửa bằng cách sử dụng các thiết bị
chuyên dụng trong ngành để đẩy cặn ra khỏi đường cống qua các hố ga.

Công tác duy tu bảo dưỡng công trình được thực hiện tốt thường xuyên chính là biện pháp hữu
hiệu tránh xuống cấp của công trình, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Phải triệt để tuân theo quy định về phòng hỏa, chống sét, bảo vệ môi trường, an toàn lao
động mà nhà nước và UBND địa phương đã ban hành.
- Ngoài ra cần chú ý thực hiện các điều lệ sau:
- Ở các nơi có thể xảy ra đám cháy (kho, nơi chứa, nơi chứa nhiên liệu, …) phải có sẵn
dụng cụ chữa cháy, thùng đựng cát khô, bình bọt dập lửa, bể nước và các lối ra phụ.
- Mọi người làm việc ở công trường đều phải học qua một lớp về an toàn lao động và kỷ thuật
cơ bản của từng công việc thực hiện.
- Phải được trang bị quần áo, kính, găng tay, giày bảo hộ lao động tuỳ theo từng phần việc.
- Ở công trường phải có y tế thường trực, đặc biệt là sơ cứu khi bị tai nạn, có trang bị đầy đủ
các dụng cụ và thuốc men mà cơ quan y tế đã quy định.
- Trước khi thi công phải đặt dấu hiệu “công trường” ở đầu và cuối khu vực thi công, bố
trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông trên
đường; quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ôtô vận chuyển vật tư, chiếu sáng khu
vực thi công nếu làm đêm.
Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công; sửa chữa điều chỉnh
để máy làm việc tốt. Ghi vào sổ trực ban ở hiện trường về tình trạng và các hư hỏng của máy và
báo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các hố ga để sữa chữa kịp thời.

Có chế độ nạo vét các hố ga định kỳ: 6 tháng đến 1 năm một lần.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 39/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

3. HỆ THỐNG ĐIỆN

3.1. Các tiêu chuẩn và quy phạm


Thiết kế hệ thống điện cho công trình được dựa theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và Quy
phạm trang bị điện, quy định của Điện Lực khu vực (phiên bản mới nhất) như sau:
QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình sử dụng năng lượng
hiệu quả”.
QCVN 12:2014 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công
cộng.
QCVN-QTĐ07-2009/BCT- Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Thi công các
công trình điện.
QCVN-QTĐ08-2010/BCT – Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện: Qui chuẩn kỹ
thuật điện hạ áp.
Qui phạm trang bị điện:
o 11 TCN 18-2006 - Phần1: Qui định chung.
o 11 TCN 19-2006 - Phần2: Hệ thống đường dẫn điện.
o 11 TCN 20-2006 - Phần3: Trang bị phân phối và trạm biến áp.
o 11 TCN 21-2006 - Phần4: Bảo vệ và tự động.
TCXDVN 333:2005 - Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật
hạ tầng – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 16:1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình xây dựng.
TCVN 7114-1:2008 - Chiếu sáng nơi làm việc, trong nhà.
TCVN 7447-1:2010 - Hệ thống lắp đặt điện của tòa nhà – Nguyên tắc cơ bản đánh giá các
đặc tính chung, định nghĩa.
TCVN 9888:2013 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và
bảo trì hệ thống.
NF C 17-102 :2011 - Tiêu chuẩn chống sét an toàn của quốc gia Pháp
TCN 68-174 :2006 – Quy phạm chống sét và tiếp đất cho các công trình viễn thông.
TCVN 9206:2012 - Đặt thiết bị trong nhà và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
Các tiêu chuẩn tham khảo: IEC364- Mạng điện tòa nhà.
TCVN 7447-5-53:2005 - Hệ thống lắp đặt điện của tòa nhà – Phần 5-53 - Lựa chọn và lắp
đặt thiết bị cách ly, đóng ngắt và điều khiển.
TCVN 7447-5-54:2005 - Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 5-54 – Lựa chọn và
lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
TCVN 7447-4-42:2005 - Bảo vệ an toàn - bảo vệ chống các ảnh hưởng về nhiệt.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 40/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

TCVN 7447-4-41:2010 - Bảo vệ an toàn - bảo vệ chống điện giật.


TCVN 7447-4-43:2010 - Bảo vệ an toàn - bảo vệ chống quá dòng.
TCVN 7447-4-44:2010 - Bảo vệ an toàn - bảo vệ chống nhiễu điện áp và nhiễu điện từ.
TCVN 7447-5-51:2010 - Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - quy tắc chung.
TCVN 7447-5-52:2010 - Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - hệ thống đi dây.
TCVN 7447-5-55:2010 - Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - các thiết bị khác.
TCVN 7447-2011 - Hệ thống lắp đặt điện hạ áp.
TCVN 7447-5-56:2011 - Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện - dịch vụ an toàn.
TCVN 7447-7-701:2011 - Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt
- khu vực có bồn tắm hoặc vòi hoa sen.
TCVN 7447-7-715:2011 - Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt
- hệ thống lắp đặt dùng cho chiếu sáng bằng điện áp cực thấp.
TCVN 7447-7-729:2011 - Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt
- lối đi dùng cho vận hành hoặc bảo dưỡng.

3.2. Các tiêu chí thiết kế


Mục này mô tả các tiêu chí sẽ được áp dụng trong thiết kế.

3.2.1. Cung cấp điện bình thường


Các thông số thiết kế đối với tải điện phục vụ chính trong toà nhà theo TCVN
9206:2012 và theo yêu cầu thực tế (xem bảng tính phụ tải điện trong phụ lục A)

3.2.2. Cung cấp điện thiết yếu


Nguồn điện từ máy phát điện dự phòng sẽ cung cấp cho các phụ tải thiết yếu khi xảy ra
mất điện lưới:
o Toàn bộ các thang máy.
o Đèn chiếu sáng khu vực hành lang căn hộ, cầu thang bộ thoát hiểm, tầng hầm,
chiếu sáng ngoài nhà, các khu vực sử dụng chung.
o Máy bơm cấp thoát nước.
o Hệ thống xử lý nước thải.
o Các hệ thống liên quan tới yêu cầu PCCC và an ninh: Âm thanh thông báo, hệ
thống báo cháy, đèn chỉ hướng thoát hiểm và chiếu sáng sự cố, bơm nước chữa cháy,
quạt thông gió và hút khói tầng hầm – khu thương mại - khu vực sử dụng chung, quạt
tạo áp cầu thang, camera quan sát, khóa cửa điện,…
o Khu vực dịch vụ sẽ được cung cấp điện dự phòng 100% (chiếu sáng, điều hòa
không khí và thông gió,..).

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 41/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

3.2.3. Hệ thống chiếu sáng:


Hệ thống chiếu sáng thiết kế đáp ứng các tiêu chí sau:
o Đảm bảo độ chiếu sáng.
o Phù hợp với chức năng khu vực phục vụ và phù hợp với kiến trúc.
o Tuân thủ theo TCVN 16:1986, TCVN 7114-1:2008, TCVN 3890:2009, TCXDVN
333:2005.

3.2.4. Hệ thống chống sét và nối đất:


Hệ thống chống sét phải bảo vệ tất cả các cấu trúc và hệ thống trong công trình và giá
trị điện trở nối đất tối đa theo tiêu chuẩn TCVN 9888:2013, TCVN 9385:2012, NF C
17-102 :2011, TCN 68-174 :2006.
Trang bị chống sét lan truyền cho các tủ điện chính.

3.2.5. Hệ thống truyền hình, điện thoại, internet:


Khối đế: tùy nhu cầu truyền hình, điện thoại, internet cho các khu vực
Khối căn hộ: từ mỗi tầng sẽ kéo cáp quang đến từng căn hộ để có thể kết nối trực tiếp
với nhà cung cấp dịch vụ.

3.3. Mô tả hệ thống:

3.3.1. Cung cấp điện qua lưới điện:


Điều kiện bình thường nguồn cấp cho tòa nhà được lấy từ đường dây trung thế địa
phương 22kV
Cáp trung thế vào tủ trung thế là lọai 24 KV XLPE/PVC/DSTA/PVC 240mm2 chôn
ngầm trong ống gân xoắn HDPE.
Cáp trung thế nối vào thíêt bị đóng ngắt trung thế thường là lọai máy cắt có tải 24kV-
630A, dòng cài đặt theo công suất máy biến thế - công suất tòa nhà, tủ trung thế kết
hợp với các dụng cụ đo đếm và dụng cụ bảo vệ.
Nguồn cung cấp cho tòa nhà được phân phối từ máy biến thế khô 22KV / 0.4 KV 3P
4W 50Hz.
Tủ điện trung thế, máy biến thế sẽ được đặt ở trong phòng máy biến thế của tòa nhà và
đảm bảo theo tiêu chuẩn của Điện lực TP. Hệ thống cung cấp điện sẽ có điện áp định
mức là 380/220V 3pha, 4 dây + E (nối đất), 50Hz, và đảm bảo sụt áp trên đường dây
để điện áp luôn duy trì ở mức ± 5% so với định mức.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 42/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Nguồn trung thế và máy biến thế được chia thành hai khu để phục vụ cung cấp điện cho
toàn tòa nhà:

Hình minh họa: Tủ điện trung thế Hình minh họa: Máy biến áp khô

Khu 1: Bao gồm tủ trung thế và sáu máy biến áp cấp nguồn cho Tháp A1, A2, A3, A4
và khu công cộng, thương mại.
Khu 2: Bao gồm tủ trung thế và ba máy biến áp, một cấp nguồn cho Tháp A5, A6 và
khu công cộng, thương mại.
Phòng tủ trung thế, máy biến áp được đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm 1
Phần cung cấp điện liên quan tới việc bán điện trực tiếp của Điện Lực. Đo đếm trung
thế, hạ thế của ngành điện thực hiện cho các khối tòa nhà, đo đếm này do Điện Lực
quản lý.
Tất cả các tủ điện chính MSB hạ thế nhận điện từ máy biến thế và phân phối cho tất cả
các trung tâm phụ tải điện và các mạch nhánh.
Phòng tủ điện hạ thế chính MSB(Khu 1) sẽ được chia thành hai phòng (một phòng đặt
tủ hạ thế chính Khối A1 và Khối A2, một phòng đặt tủ hạ thế chính Tháp A3, Tháp A4
và khu công cộng, thương mại) đặt tại tầng hầm 1.
Phòng tủ điện hạ thế chính MSB (Khu 2) sẽ được để trong một phòng (bao gồm các tủ
hạ thế chính Khối A5, Khối A6 và khu công cộng, thương mại) đặt tại tầng hầm 1.
Hệ thống tủ điện tổng MSB được thiết kế có độ an toàn cao, các thiết bị chuyển mạch
cho phép hoạt động tin cậy và hiệu quả.
Khung và vỏ tủ điện được làm bằng thép, được sơn tĩnh điện. Tủ điện sử dụng là loại
dùng trong nhà, loại đặt trên sàn, tủ điện phải có cấp bảo vệ không được thấp hơn IP31.
Hệ thống tủ điện chế tạo phù hợp với các thông số điển hình như sau:
o Điện áp 380V ± 5%, 3pha, 50Hz.
o Thanh dẫn bằng đồng.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 43/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

o Thiết bị đóng ngắt là máy cắt không khí (ACB), cầu dao tự động vỏ đúc (MCCB),
cầu dao tự động cỡ nhỏ (MCB).
o Đèn báo pha.
o Đồng hồ đo đa năng.
o Rơle bảo vệ chạm đất.
o Đồng hồ đo hệ số công suất kết hợp bộ điều khiển công suất bù tự động.
o Khởi động từ.
o Tủ điện được dán nhãn bằng chữ tiếng Việt.
o Cách đấu nối trong tủ điện nói chung phải phù hợp theo tiêu chuẩn IEC.

Hình E-03:Tủ điện tổng MSB


Khối đế (2 tầng hầm, tầng 1, 2 và khu vực công cộng các tầng):

Khối đế sẽ được cung cấp điện từ các máy biến thế riêng biệt. Ngoại trừ các căn shop
house của các khối sẽ được cung cấp bởi máy biến thế khác. Từ máy biến thế sẽ cung
cấp điện cho tủ MSB đặt tại tầng hầm 1 và từ tủ MSB sẽ phân phối điện đến các tải
thông qua các hệ thống dây cáp dẫn điện.

Khối căn hộ + shophouse (tầng 1 đến tầng mái):

Mỗi khối nhà được cấp điện từ máy biến thế riêng biệt. Từ máy biến thế sẽ cung cấp
điện cho tủ MSB đặt tại tầng hầm 1 và từ tủ MSB sẽ phân phối điện đến các tủ điện tầng
thông qua hệ thống thanh dẫn điện busway.

Các tủ điện tầng khu vực căn hộ được cấp nguồn từ các bộ tap-off /plug-in lấy từ các
thanh dẫn cấp nguồn busway thông qua hệ thống dây cáp dẫn điện.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 44/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hình minh họa: Thanh dẫn điện Busway Hình minh họa: Tủ điện phân phối tầng

Từ tủ điện tầng sẽ phân phối điện đến các căn hộ thông qua hệ thống dây cáp dẫn điện.
Mỗi căn hộ sẽ được lắp đặt một đồng hồ đo đếm điện năng riêng. Đồng hồ kWH hạ
thế đặt tại phòng điện mỗi tầng.

Hình minh họa: Tủ điện công tơ

3.3.2. Cung cấp điện dự phòng bằng máy phát điện


Khối đế và khu vực công cộng khối căn hộ
Khối đế và các khu vực công cộng khối căn hộ được cấp điện từ máy phát điện riêng
biệt (xem phụ lục bảng tính phụ tải điện và sơ đồ nguyên lý chính) khi xảy ra sự cố mất

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 45/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

điện lưới. Máy phát điện cấp 100% tải cho khối đế, khu vực công cộng khối căn hộ và
các tải khẩn cấp như:
o Toàn bộ các thang máy.
o Đèn chiếu sáng khu vực hành lang căn hộ, cầu thang bộ thoát hiểm, tầng
hầm, chiếu sáng ngoài nhà, các khu vực sử dụng chung.
o Máy bơm cấp thoát nước.
o Hệ thống xử lý nước thải.
o Các hệ thống liên quan tới yêu cầu PCCC và an ninh: Âm thanh thông
báo, hệ thống báo cháy, đèn chỉ hướng thoát hiểm và chiếu sáng sự cố,
bơm nước chữa cháy, quạt thông gió và hút khói tầng hầm – khu thương
mại - khu vực sử dụng chung, quạt tạo áp cầu thang, camera quan sát,
khóa cửa điện, …

Hình E-07: Máy phát điện dự phòng

Máy phát điện có thiết kế bồn dầu chứa dự trữ nhiên liệu, cho phép máy chạy liên tục
khoảng 3 giờ.

Hình minh họa: Bồn dầu cho máy phát

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 46/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Máy phát điện và bồn dầu dự trữ được đặt trong phòng kỹ thuật tại vị trí hầm 1 bên
trong từng khu nhà.

3.3.3. Hệ thống chiếu sáng


Hệ thống chiếu sáng thiết kế thỏa các tiêu chí sau:
o Đảm bảo độ chiếu sáng trong điều kiện chiếu sáng thông thường và thoát hiểm.
o Phù hợp với chức năng khu vực và phù hợp với kiến trúc.
o Tiết kiệm điện năng.
o Phù hợp với các yêu cầu của QCVN, TCVN hiện hành về việc tiết kiệm năng lượng
và khả năng đóng mở tự động cho các khu vực công cộng.
Hệ thống chiếu sáng sẽ được phân tuyến, phân vùng phù hợp và kết hợp với các mạch
điều khiển tự động và các công tắc điều khiển cho phép sử dụng tiện lợi và tiết kiệm
được điện năng.
Đèn chiếu sáng sự cố và thoát hiểm cung cấp đủ độ rọi cần thiết cho phép có thể thấy
rõ lối đi và di chuyển đến các cửa thoát hiểm khi có sự cố khẩn cấp xảy ra. Hệ thống
chiếu sáng thoát hiểm và sự cố được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 3890-2009,
TCXD 16:1986.
Khi có sự cố hỏa hoạn, mất điện xảy ra hệ thống pin dự phòng / UPS sẽ cho phép duy trì
nguồn điện vận hành 2 giờ cho các đèn chiếu sáng khẩn cấp, đèn chỉ hướng thoát hiểm.

3.3.4. Hệ thống chống sét và nối đất


Hệ thống nối đất sẽ được cung cấp cho từng hệ thống sau đây:
o Hệ thống nối đất cho mạng điện trung thế, hạ thế.
o Hệ thống nối chống sét.
o Hệ thống nối đất điện nhẹ.
Hệ thống tiếp đất chính sử dụng là hệ thống TN-C-S.
Hệ thống tiếp địa cho mạng trung thế, hạ thế 380V, 220V có giá trị không vượt quá 1 Ω
ở bất kỳ thời điểm trong năm
Hệ thống tiếp địa cho hệ thống chống sét được lắp riêng với hệ thống trên.
Hệ thống chống sét được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn
khác có liên quan.
Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống thu sét chủ động (kim thu sét phát tia tiên đạo
sớm) kết hợp với hệ thống thu sét thụ động (mạng lưới dây thu sét lắp đặt trên bề mặt
kết cấu công trình dạng lồng Faraday).

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 47/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

3.3.5. Hệ thống báo cháy


Các tiêu chuẩn sau đây được áp dụng:
o TCVN 5738-2021: Hệ thống báo cháy – yêu cầu kĩ thuật.
o TCVN 3890-2009: Quy định về trang bị và những yêu cầu căn bản đối với việc bố
trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.
Dự kiến thiết kế một hệ thống báo cháy địa chỉ để có thể nhận biết nhanh chóng và dễ
dàng chính xác vị trí phát hiện cháy, khói. Tín hiệu báo cháy tại các tầng được chia theo
khu vực, địa chỉ được thể hiện tại phòng thường trực và các tầng bằng còi, đèn khu vực:
giúp cho nhân viên tòa nhà và những người tại tầng có tín hiệu báo cháy nhận biết khi có
tín hiệu báo cháy và tham gia xử lý kịp thời.
Tín hiệu chữa cháy tại các tầng cũng được thể hiện tại trung tâm báo cháy địa chỉ: người
thường trực nhận biết được tầng có tín hiệu đang chữa cháy bằng các Modul đầu vào và
các địa chỉ tương ứng.
Tủ báo cháy chính sẽ có giao tiếp với hệ thống âm thanh công cộng, quản lý tòa nhà của
tòa nhà sao cho các thông điệp khẩn cấp sẽ được truyền qua hệ thống âm thanh công cộng
trong trường hợp báo động cháy.

Thiết bị phát hiện cháy, khói:


o Bãi đỗ xe tầng hầm, phòng kỹ thuật, phòng máy sử dụng đầu báo nhiệt địa chỉ hoặc
đầu báo nhiệt thông thường kết hợp với mô đun địa chỉ cho đầu báo.
o Tại các khu vực tầng dịch vụ, tầng văn phòng, các khu vực chung, hành lang, cầu
thang... sử dụng các đầu báo khói địa chỉ hoặc đầu báo khói thông thường kết hợp
với mô đun địa chỉ cho đầu báo.
o Các nút ấn báo cháy bằng tay sử dụng loại nút ấn địa chỉ.
o Trong hệ thống lắp đặt các modul đầu vào để giám sát hoạt động của các thiết bị
trong hệ thống chữa cháy như van cảnh báo, công tắc lưu lượng bơm nước cứu
hỏa... Các mô đun điều khiển đầu ra dùng để kích hoạt các thiết bị quạt hút khói
hầm, quạt tăng áp thang bộ, buồng đệm, thang máy khách, thang máy PCCC.
o Các thiết bị phát hiện cháy, khói là loại có độ nhạy cao, có độ an toàn tối đa chống
báo động giả.
o Đầu báo khói: là loại nhận biết mật độ khói, sự thay đổi mật độ khói theo thời gian.
Thiết bị không chịu tác động của các báo động giả và các ảnh hưởng bên ngoài, có
khả năng tự bù các vết bám bẩn. Các đầu báo được thiết kế hiện đại, an toàn với
môi trường.
o Đầu báo nhiệt: là loại phát hiện nhiệt có độ tin cậy và độ ổn định cao. Các nhiệt độ

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 48/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

khác nhau được lập trình ở tủ điều khiển chính và được tải vào đầu báo qua đường
truyền tín hiệu. Thiết bị đo kết hợp sự tăng nhiệt độ và nhiệt độ cố định với hai
nhiệt điện trở độc lập. Thiết bị không chịu tác động của các báo động giả và các ảnh
hưởng bên ngoài, có khả năng chịu tác động của nhiễu điện từ và độ ẩm cao. Các
đầu báo được thiết kế hiện đại, an toàn với môi trường.
o Module địa chỉ: là loại có thể lắp đặt trong môi trường khô hoặc bụi và ẩm, được
nối trên cùng mạch với các thiết bị khác như đầu báo khói, nhiệt... Mỗi mạch đầu
vào của module được giám sát hở mạch bằng các điện trở cuối đường dây.
o Mô đun điều khiển có điện áp: lắp trong hộp đấu nối tầng, là mô đun địa chỉ để điều
khiển thiết bị báo cháy chuông và đèn trong tầng đó khi có cháy.
o Mô đun điều khiển không điện áp: được sử dụng để điều khiển quạt hút khói tòa
nhà và thang bộ khi xảy ra cháy.
o Mô đun giám sát: được sử dụng để giám sát trạng thái của thang máy, quạt hút tòa
nhà và thang bộ, giám sát trạng thái của các van cảnh báo, cụm van giám sát.
o Điện trở cuối đường dây: sử dụng điện trở theo yêu cầu thiết bị.
o Chuông/đèn báo cháy: chuông/đèn báo cháy được sử dụng để cảnh báo cho mọi
người hoạt động trong tòa nhà khi có báo động xảy ra trong hệ thống.
o Đèn báo cháy: sử dụng loại đèn chớp cùng với chuông báo cháy để thông báo có
cháy trong tòa nhà.
o Hệ thống cáp:
o Các thiết bị báo cháy tự động và báo cháy bằng tay được kết nối tới bảng điều
khiển báo cháy trung tâm qua các mạch vòng báo cháy (loop) có giám sát đứt dây
đoản mạch.
o Cáp mạch vòng báo cháy sử dụng loại chống cháy và chống nhiễu đảm bảo tín hiệu
chính xác 2C x 1.5mm².
o Cáp cấp nguồn cho mô đun điều khiển có điện áp sử dụng cáp chống cháy lõi đồng
cách điện PVC (2C x 2.5mm² Cu/PVC/FR).
o Tủ điều khiển báo cháy trung tâm:
 Tủ báo cháy trung tâm là loại tủ báo cháy địa chỉ (FACP) được lắp đặt tại
Trung tâm kiểm soát cháy tại tầng 1.
- Tháp A1: 02 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-A1) loại 8 loop.
- Tháp A2: 02 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-A1) loại 8 loop.
- Tháp A3: 02 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-A3) loại 8 loop.
- Tháp A4: 02 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-A4) loại 8 loop.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 49/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

- Tháp A5: 02 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-A5) loại 8 loop.


- Tháp A6: 02 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-A6) loại 8 loop.
- Tầng hầm 1, 2 khu 1: 01 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-K1) loại 8 loop.
- Tầng hầm 1, 2 khu 2: 01 Tủ báo cháy trung tâm (FACP-K2) loại 8 loop.
 Bộ cấp nguồn dự phòng sử dụng ắc quy với dung lượng đảm bảo hệ thống
hoạt động 24h chế độ thường trực và 1h khi có cháy theo TCVN 5738:2001.
Các tủ báo cháy trung tâm & điều khiển của các khối tháp và khối đế được đặt tại Trung
tâm kiểm soát cháy tại tầng 1.
Hệ thống xử lí trung tâm cho phép kiểm tra và điều khiển toàn bộ hệ thống tại trung tâm
điều khiển cháy có kết nối tín hiệu với hệ thống thông báo công cộng, hệ thống kiểm soát
ra vào, thang máy và các hệ thống phục vụ công tác PCCC.
Tùy theo các khu vực trong công trình các loại đầu báo cháy được thiết kế sẽ khác nhau
và bao gồm các loại cơ bản sau:
o Đầu báo khói địa chỉ được bố trí tại các khu vực công cộng và hành lang các tầng
o Đầu báo nhiệt địa chỉ được bố trí tại các khu vực tầng hầm, khu bếp.
o Nút nhấn khẩn, chuông và đèn báo cháy được bố trí tại các khu vực tầng hầm, khu
vực công cộng, hành lang các tầng trên lối thoát hiểm
o Trong căn hộ đầu báo khói loại thường được lắp đặt tại phòng khách và phòng ngủ.
Đầu báo nhiệt loại thường sẽ lắp tại không gian bếp. Các đầu báo kết nối với
module giám sát để kết nối tín hiệu địa chỉ với hệ thống.
o Đầu báo nhiệt loại thường sẽ lắp tại bãi xe các tầng hầm. Các đầu báo kết nối với
module giám sát để kết nối tín hiệu địa chỉ với hệ thống.
o Hệ thống báo cháy được cấp nguồn dự phòng bằng ắcqui để bảo đảm hoạt động liên
tục trong 24 giờ.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 50/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hình FA-01: Hệ thống báo cháy (FA)

3.3.6. Hệ thống truyền hình, điện thoại, internet


Mỗi khu sẽ lắp đặt 1 phòng thông tin tại tầng hầm 1 dùng chung cho toàn bộ các khối
nhà của công trình. Phòng thông tin đặt các máy chủ, UPS và các thiết bị viễn thông các
thiết bị này được đặt trên sàn nâng.
Tủ phân phối trung tâm (MODF) sẽ được đặt tại phòng thông tin tại tầng hầm 1. Dung
lượng MODF có dự trữ ít nhất 10%.
Từ MODF cáp thông tin sẽ cấp đến cho các hộp nối trung gian ODF tại mỗi tầng và từ
đây sẽ cung cấp các dây cáp quang trực tiếp cho các khu vực khách hàng thuê, căn hộ.
Thiết kế điện thoại công cộng ở sảnh, phòng quản lý…
Hệ thống tivi sủ dụng giải pháp truyền dẫn trên nền IP (cáp quang/ cáp mạng Cat6). Từ
tủ trung tâm của hệ thống truyền hình đặt tại phòng thông tin sẽ phân phối đến các tầng
qua cáp quang, từ hộp phân phối tầng cáp quang sẽ được phân phối đến bộ giải mã và
chia tín hiệu của từng khu vực khách hàng thuê, căn hộ.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 51/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Trong căn hộ ổ cắm tivi, điện thoại và mạng sẽ được lắp đặt tại các khu vực phòng
khách và phòng ngủ

Hình Tel-Data-Tivi-02: Hệ thống Điện thoại – Mạng dữ liệu - Tivi

3.3.7. Hệ thống liên lạc nội bộ


Hệ thống liên lạc nội bộ sẽ được cung cấp:
o Trung tâm điều khiển được đặt tại phòng thông tin tại tầng hầm 1
Hệ thống điện thoại cửa âm thanh và hình ảnh được cung cấp bao gồm một thiết bị
trung tâm đặt tại sảnh chính.
Bộ chuông cửa có âm thanh/hình ảnh ngoài nhà sẽ được lắp tại cửa của căn hộ.
Màn hình hiển thị âm thanh/hình ảnh trong nhà được lắp tại phòng khách của căn hộ.
Toàn bộ thiết bị được liên kết với nhau thành một hệ thống trên nền tảng TCP/IP sử
dụng cáp quang và CAT6.
Điện thoại tổng và máy tính/máy tính đặt tại sảnh chính để kết nối liên lạc với các căn
hộ khi cần thiết.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 52/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hệ thống thực hiện chức năng gọi cửa và kết hợp với các hệ thống khác thực hiện chức
năng mở cửa để mời khách gọi thang lên từng căn hộ.
Chức năng/ yêu cầu hoạt động của hệ thống:

 Cư dân có thể gọi bảo vệ để nhờ giúp đỡ bằng điện thoại/giám sát tại căn hộ.
 Nhân viên bảo trì tòa nhà có thể nhận cuộc gọi từ bảng điều khiển bên ngoài
tại sảnh vào. Họ cũng có thể thấy hình ảnh khách đang gọi chủ căn hộ hoặc
bảo vệ từ bảng điều khiển bên ngoài của sảnh vào.
 Hệ thống có khả năng thiết lập chế độ ban ngày/ban đêm tại vị trí trung tâm,
vì vậy có thể giám sát hiệu quả và chuyển của gọi từ các vị trí khác nhau.
 Hệ thống có tiện ích sắp xếp và trả lời lần lượt đến 20 cuộc gọi.
 Hệ thống sẽ cung cấp tiện ích để nâng cao liên lạc nội bộ - bộ phận bảo vệ có
thể nối trực tiếp cho 2 cư dân vào một cuộc trò chuyện một – một hoàn toàn
riêng tư (bảo vệ sẽ không tham gia và cuộc trò chuyện)
 Có thể gọi chủ nhà từ bảng điều khiển bên ngoài tại sảnh vào, sau đó nếu
được cho phép, khách chỉ có thể đi đến một tầng cụ thể với sự giúp đỡ của
nhân viên an ninh hoặc cư dân.
 Có thể liên lạc nhân viên an ninh để được giúp đỡ nếu cần. Hệ thống sẽ được
trang bị một hệ thống pin tích hợp để cấp nguồn trong trường hợp cúp điện
trong một khoảng thời gian tối thiểu.

Hình VDP-01: Hệ thống gọi cửa (VDP)

3.3.8. Hệ thống thông báo công cộng


Hệ thống thông báo công cộng kết hợp thông báo di tản khẩn cấp sẽ được cung cấp:
o Trung tâm điều khiển được đặt tại phòng điều khiển IT tại tầng hầm 1

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 53/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hệ thống thông báo công cộng được thiết kế để phát các thông báo/nhạc nền hoặc phát
chỉ dẫn thoát hiểm trong các trường hợp sự cố (vd: có cháy).
Các thông báo được phát ra từ mi-cro bởi phát thanh viên hoặc tự động tùy theo chế độ
cài đặt của trung tâm điều khiển phát thanh, và hộp thư thoại (voice mail) của hệ thống.
Hệ thống điều khiển trung tâm gồm các thiết bị như bộ điều khiển trung tâm và khuếch
đại hợp bộ với công suất theo tính toán bàn điều khiển, mi-cro.
Nguồn cho hệ thống âm thanh được cung cấp qua UPS để đảm bảo hệ thống hoạt động
khi mất điện.
Hệ thống có khả năng chia các cường độ âm thanh khác nhau cho từng khu vực thiết kế của tòa nhà.
Hệ thống cũng có khả năng lựa chọn khu vực thông báo hoặc hộp thư thoại từ phòng
điều khiển trung tâm.
Hệ thống thông báo công cộng được kết nối với hệ thống báo cháy. Các thông báo khẩn
cấp sẽ ưu tiên được phát trên hệ thống thông báo công cộng.
Tùy theo các khu vực trong công trình các loa được thiết kế sẽ khác nhau và bao gồm
các loại cơ bản sau:
o Các loa âm trần 3W/6W bố trí tại các khu vực công cộng, căn hộ và hành lang các tầng
o Các loa gắn tường 6W/30W được phân bố ở các khu vực cầu thang bộ và tầng hầm
thông qua cáp âm thanh.
Hệ thống PA được cấp nguồn qua UPS để bảo đảm hoạt động liên tục trong 2 giờ.

Hình PA-01: Hệ thống thông báo công cộng (PA)

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 54/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

3.3.9. Hệ thống CCTV


Hệ thống giám sát an ninh bằng hình ảnh qua Camera (CCTV) sẽ được cung cấp:
o Trung tâm điều khiển được đặt tại phòng điều khiển IT tại tầng hầm 1.
o Màn hình quan sát đặt tại phòng điều khiển IT tại tầng hầm 1.
Trung tâm điều khiển có chức năng quản lí tập trung toàn hệ thống camera, cài đặt các
tính năng, điều khiển camera, hiển thị hình ảnh camera truyền về chính xác đầy đủ. Lưu
trữ các tín hiệu hình ảnh thu được, truy cập khai thác, sao chép dữ liệu một cách an
toàn, đảm bảo.
Trung tâm điều khiển bao gồm các thiết bị chính sau:
o Đầu ghi hình qua giao thức mạng (Network Video Recorder – NVR) với tốc độ truy
xuất cao, kết nối được với máy vi tính có thể phát hiện được các chuyển động, tự dò
tìm khi mất hình, lưu dữ liệu cài đặt khi mất điện. Phát lại hình ảnh với ngày giờ
thực và có thể điều chỉnh tốc độ phát lại. Tìm hình ảnh đã ghi theo thời gian, theo
các camera. Có các mật mã để phân quyền sử dụng...
o Màn hình: LCD bố trí ở phòng điều khiển trung tâm đảm bảo hoạt động liên tục
dùng để quan sát hình ảnh truyền về từ camera.
o Bàn điều khiển PTZ camera (nếu có): Có chức năng điều khiển quay quét zoom
camera, lựa chọn hình ảnh từ các camera xuất ra màn hình phục vụ cho mục đích
quan sát, kết nối với hệ thống qua cáp điều khiển.
o Máy tính giao tiếp với hệ thống: Với phần mềm được cài đặt có các tính năng của
đầu ghi hình kết hợp với bàn điều khiển.
Hệ thống bao gồm các camera IP và các thiết bị có liên quan hoạt động liên tục 24/24,
đảm bảo khả năng quan sát, giám sát chặt chẽ được các khu vực; phát hiện sớm, phát
hiện từ xa các hiện tượng không bình thường từ đó hỗ trợ cho bộ phận an ninh để có các
biện pháp xử lý kịp thời.
Hệ thống Camera được cấp nguồn qua UPS để bảo đảm hoạt động liên tục trong 2 giờ.
Hệ thống camera được lắp đặt cố định, và có thể mở rộng sau này.
Tùy theo các khu vực trong công trình và tùy theo mục đích sử dụng, các camera được
thiết kế sẽ khác nhau và bao gồm các loại cơ bản sau:
o Camera loại cố định.
o Camera áp trần (dome).
o Camera có khả năng quan sát ban đêm (IR Camera) (nếu có yêu cầu).
Khu vực trong công trình được bố trí camera quan sát là: Bãi xe tầng hầm, lối vào ra
sảnh trệt của tòa nhà, sảnh thang máy các tầng, bên trong thang máy,…

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 55/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Các camera đươc nối với bộ ghi hình thông qua cáp mạng Cat 6/cáp quang. Các camera
sử dụng nguồn từ bộ chuyển mạch mạng (switch) thông qua cáp mạng (giao thức PoE).

Hình CCTV-01: Hệ thống camera quan sát (CCTV)

3.3.10. Hệ thống kiểm soát ra vào:


Hệ thống giám sát an ninh Kiểm soát ra vào sẽ được cung cấp:
o Trung tâm điều khiển được đặt tại phòng điều khiển IT tại tầng hầm 1.
Hệ thống kiểm soát ra vào sẽ có chức năng giới hạn tầng cho cư dân và khách vào tòa
nhà (một đầu đọc thẻ được lắp đặt ở cabin thang máy sẽ kiểm soát ra vào này)
Cư dân chỉ có thể đi vào:
o Tầng hầm 1, 2, tầng 1, tầng 20.
o Tầng cư dân sinh sống.
Khách vào tòa nhà chỉ có thể đi vào:
o Tầng hầm 1, 2, tầng 1.
o Tầng cư dân sinh sống (nếu được sự đồng ý của cư dân)

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 56/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hình ACC-01: Hệ thống kiểm soát ra vào (ACC)

3.3.11. Hệ thống kiểm soát xe ra/vào


Hệ thống quản lý bãi đỗ xe là giải pháp tổng thể bao gồm phần cứng, phần mềm điều khiển
tự động, các trang thiết bị an ninh, camera theo dõi, trạm giám sát nhằm trang bị cho bãi đỗ
xe ô tô và bãi đỗ xe máy. Sẽ được Chủ đầu tư thống nhất trong giai đoạn tiếp theo.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 57/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

4. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ & THÔNG GIÓ

4.1. Các tiêu chuẩn và quy phạm:


Việc thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió được dựa vào những tiêu chuẩn
và quy phạm (phiên bản mới nhất) sau đây:
TCVN 5687 – 2010: Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 175 – 2005: Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng
QCVN 26 – 2010 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
QCXDVN 05 – 2008 / BXD: Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và
sức khỏe
SMACNA – Hiệp hội quốc gia các nhà thầu chế tạo tấm kim loại và ĐHKK
QCVN 06 – 2021 / BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà & công trình
QCVN 13-2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Gara Ôto.
AS-1668.2-1991: The use of mechanical ventilation and air-conditioning
in buildings / Ứng dụng thông gió và điều hòa không khí trong công trình
BS EN 12101-6: 2005 - Specification for pressure differential systems / Hướng dẫn
thiết kế hệ thống tạo áp.
SS 553- 2009: Code of practice for mechanical ventilation and air - Conditioning in
buildings (Formerly CP 13) (Singapore Standard) / Thiết kế thông gió và điều hòa
không khí trong công trình (trước đây là CP 13) (Tiêu chuẩn Singapore)
Tuyển tập sổ tay của Hiệp hội các kỹ sư lạnh, điều hoà không khí và sưởi ấm Mỹ
(ASHRAE handbook - American Society of Heating Refrigerating and Air-
conditioning Engineers)

Hiệp hội kỹ sư sưởi và thông gió – Hệ thống thông gió bếp DW 172 .(Heating and
Ventilating Contractors Association – For Kitchens Ventilation Systems)

4.2. Các tiêu chí thiết kế


Các tiêu chí thiết kế sau đây được xem xét để thiết kế và phân tích hệ thống HVAC:
4.2.1. Tiêu chí nhiệt bên ngoài
Mùa hè: 36°C DB, 28°C WB

4.2.2. Tiêu chí thiết kế bên trong:


Điều hoà nhiệt độ:

Khu công cộng và các khu vực khác Tiêu chí thiết kế

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 58/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Căn hộ 24 ± 2 °C DB, 60 ± 5%RH

Tiếp tân, khu công cộng khác có yêu cầu điều hòa 25 ± 2 °C DB, 60 ± 5%RH

Khu vệ sinh Không kiểm soát

Cầu thang thoát hiểm Không kiểm soát

Các kho Không kiểm soát

Nhà xe trong nhà Không kiểm soát

Phòng máy cơ điện Theo yêu cầu nhà sản xuất

Thông gió:
Khu vực Số Tiêu chí thiết kế Ghi chú
người
Sảnh thang máy, - 4 (số lần trao đổi gió) -Phụ Lục G: TCVN 5678-
hành lang 2010

Khu vệ sinh - 25l/s.room (cho căn hộ) - AS 1668.2:1991


+Căn hộ 10 l/s.m2 floor hoặc - SS 553-2009
+Công cộng 10ACH (cho công cộng) -TCVN 5678:2010

Cầu thang thoát - Cầu thang N2,N3: điều áp và


hiểm thông gió cơ khí

Các phòng kho - 6 (số lần trao đổi gió) -TCVN 5678:2010

Nhà xe trong nhà - 6 (số lần trao đổi gió) cho -TCVN 5678:2010
điều kiện bình thường) - SS 553-2009
9 (số lần trao đổi gió) cho
điều kiện khi có cháy)

Phòng máy cơ - 8-20 (số lần trao đổi gió) -TCVN 5678:2010
điện - ASHRAE Handbook 2015

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 59/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Nhà bếp - AS 1668.2:1991


+ Căn hộ 50 l/s.room - DW 172
+ Công cộng 5 l/s.m2 Floor

4.2.3. Các tiêu chí về độ ồn


Quy định kiểm soát độ ồn và bản ghi nhớ kỹ thuật có liên quan theo TCXDVN 175 –
2005, QCVN 26 – 2010/BTNMT.

4.3. Mô tả hệ thống :

4.3.1. Hệ thống điều hòa không khí


Khu vực Tầng 1 và Tầng 2:
Thiết kế hệ thống máy lạnh VRV cho khu vực công cộng có yêu cầu điều hòa không
khí và các sảnh hành lang khối đế. Đối với hành lang khối tháp sử dụng máy lạnh cục
bộ. Dàn nóng được đặt bên ngoài tại khu vực kỹ thuật ở Tầng 1 (vị trí dàn nóng sẽ được
xác nhận sau bởi Kiến trúc/ Chủ đầu tư). Dàn lạnh sẽ là loại giấu trần lắp kèm với ống
gió âm trần hoặc Cassette âm trần.

Hình AC-01: Hệ thống VRV


Khu vực căn hộ:
Tất cả máy lạnh dùng trong khu vực căn hộ là loại 2 mảng hoặc multi split ngoại trừ
căn hộ penthouse:
o Một dàn nóng chỉ kết nối được với 1/ nhiều dàn lạnh. Loại dàn lạnh có thể lựa chọn.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 60/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

o Máy nén là loại tốc độ không đổi hoặc biến tần.


o Khoảng cách xa nhất giữa dàn nóng và dàn lạnh là 30m.
o Cần nhiều không gian hơn cho việc lắp đặt dàn nóng.
o Dàn nóng được treo trên trần của khu vực logia hoặc ban công.

Hình AC-02: Hệ thống điều hòa 2 mảnh


Khu vực căn hộ Penhouse:
Hệ thống điều hòa không khi cho căn hộ penthouse sẽ sử dụng điều hòa trung tâm VRV
như sau:
o Mỗi căn hộ sử dụng 1 dàn nóng đặt ở tầng mái kỹ thuật.
o 1 dàn nóng có thể kết nối với nhiều dàn lạnh (FCU), có thể lựa chọn công suất và
kiểu dàn lạnh.
o Khoảng cách từ dàn nóng đến dàn lạnh là 50m theo phương đứng và dàn lạnh xa
nhất là 165m.
o Mỗi dàn nòng sẽ sử dụng máy nén biến tần hoặc máy nén kỹ thuật số.
o Thân thiện với môi trường.
o Dàn nóng yêu cầu điện 3 pha.
o Quạt cấp gió tươi cho mỗi căn hộ penhouse được đặt tại mỗi tầng để cấp gió tươi
cho các phòng ngủ, phòng sinh hoạt qua các van điều chỉnh lưu lượng (VCD).

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 61/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hình AC-03: Hệ thống điều hòa VRV

Các thiết bị phụ trợ bao gồm:


o Hệ thống đường ống gas dẫn môi chất lạnh nối từ dàn nóng (ODU) tới tất cả các
dàn lành (IDU).
o Hệ thống ống gió có lắp đặt kèm lớp cách nhiệt.
o Hệ thống đường ống thoát nước ngưng.
o Cấp nguồn cho máy lạnh tại vị trí dàn nóng cũng như các dàn lạnh trong.

4.3.2. Hệ thống thông gió


o Thông gió khu vực công cộng
Quạt cấp gió tươi sẽ được lắp đặt tại mỗi tầng khu vực công cộng và cấp trực tiếp vào
hộp gió hồi của các FCU hoặc qua các miệng gió.
Thông gió thiết kế bảo đảm các yêu cầu về tăng cường thông gió phù hợp với các yêu
cầu của ASHRAE hoặc TCVN 5678.
o Thông gió khu vệ sinh
a. Khu vực công cộng
Các khu vệ sinh sẽ được thông gió bằng các quạt cưỡng bức cục bộ để đảm bảo 10
ACH (số lần trao đổi gió) như yêu cầu thiết kế.
Sử dụng quạt âm trần nối ống gió để thông gió cho khu vệ sinh.
b. Khu căn hộ
Các phòng vệ sinh khu căn hộ sẽ được thông gió bằng các quạt cưỡng bức cục bộ cho
từng phòng để đảm bảo ít nhất 25l/s cho 1 phòng vệ sinh như yêu cầu thiết kế. Sử
dụng quạt âm trần nối ống gió để thông gió cho khu vệ sinh.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 62/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Gió thải thông gió toilet được thải trực tiếp ra khu vực logia, ban công hoặc vị trí đặt
máy giặt, dàn nóng điều hòa.
o Thông gió cho bếp
a. Bếp căn hộ
Mỗi bếp căn hộ sẽ được thông gió cưỡng bức cục bộ bằng chụp hút bếp (chủ nhà trang
bị) và quạt hút để đảm bảo ít nhất 50 l/s cho mỗi bếp căn hộ như yêu cầu thiết kế. Gió
thải của bếp được thải ra khu vực ban công, lô gia hoặc vị trí đặt máy giặt, dàn nóng
máy lạnh.
b. Bếp công cộng (Nếu có):
Sẽ được thiết kế bởi nhà thầu thi công bếp chuyên nghiệp
o Thông gió cho bãi đỗ xe tầng hầm
Bãi đỗ xe sẽ lắp đặt hệ thống thông gió và hút khói khi có sự cố cháy xảy ra.
Hệ thống thông gió cho bãi đậu xe nhằm hạn chế sự tập trung của khí CO và khí thải từ
xe cộ để kiểm soát ô nhiễm và cũng để hút khói và nhiệt ra khỏi bãi đậu xe khi có cháy
trong bãi đậu xe.
Thiết kế thông gió bảo đảm nguyên tắc lượng không khí thay đổi không vượt quá lượng
không khí hút thải, để duy trì áp suất âm tại mọi thời điểm để ngăn cho hơi độc từ bãi
đậu xe tầng hầm tràn vào các khu vực kế cận của tòa nhà.
Đối với các bãi đỗ xe sẽ lắp đặt hệ thống thông gió và hút khói khi có sự cố cháy xảy
ra. Hệ thống gồm các quạt gió thải trung tâm, các quạt gió tươi trung tâm và hệ thống
ống gió và miệng gió phân bố đều khu vực tầng hầm giúp việc thải khói và gió nhanh
chóng và thuận tiện.
Các quạt này gồm 2 tốc độ: tốc độ thấp ở chế độ thông gió và tốc độ cao ở chế độ hút khói.
Các quạt thải phải là loại chịu được nhiệt độ 250ºC trong vòng 2 giờ. Nguồn điện cấp
cho các quạt là nguồn ưu tiên, trong trường hợp hệ thống lưới điện quốc gia bị cúp thì
các quạt này sẽ được cấp nguồn bằng nguồn máy phát dự phòng.
Số lần trao đổi gió (ACH) là 6 lần tương ứng với chế độ thông gió và 9 lần cho trường
hợp hút khói khi xảy ra cháy.
Hệ thống sẽ vận hành tự động qua các cảm biến CO, và được kết nối với hệ thống báo
cháy để vận hành khi có cháy. Chức năng vận hành bằng tay cũng được thiết kế để
phục vụ cho công tác kiểm tra, bảo trì…

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 63/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hình TG-01: Hệ thống thông gió bãi đậu xe tầng hầm.

o Thông gió các phòng máy cơ điện


Các phòng máy như phòng máy hệ thống xử lý nước thải, phòng bơm, tủ điện chính…
sẽ được thiết kế hệ thống thông gió cưỡng bức 8-20 ACH (số lần trao đổi gió) nếu việc
thông gió tự nhiên không đảm bảo.
o Thông gió phòng rác
Phòng rác của mỗi tháp được thiết kế hệ thống thông gió cưỡng bức 5 l/s.m2. Sử dụng
quạt đặt trên tầng mái để hút mùi qua hệ thống đường ống gió đi trong gen gió, miệng
gió và cửa thải gió.

4.3.3. Hệ thống điều áp thang thoát hiểm


Các thang thoát hiểm loại kín và thang máy dùng cho mục đích chữa cháy sẽ được thiết
kế hệ thống điều áp thang. Hệ thống điều áp sẽ đảm bảo chống khói vào buồng thang &
đồng thời cấp gió tươi cho người trong tòa nhà có đủ thời gian thoát hiểm khi tòa nhà
có sự cố hỏa hoạn.
Hệ thống điều áp cho các thang thoát hiểm bao gồm:
o Quạt cấp gió đặt trên tầng kỹ thuật và tầng mái.
o Trục kỹ thuật dẫn gió điều áp làm bằng vật liệu chống cháy phù hợp với TCVN
hiện hành.
o Các miệng gió & các van chỉnh lưu lượng gió
o Thiết bị điều chỉnh áp suất dư trong buồng thang.

4.3.4. Hệ thống thải khói sự cố cho khu hành lang (khu vực công cộng):
Hệ thống thải khói được thiết kế thải khói khu hành lang, khu vực có diện tích lớn hơn
200m2 khi có cháy.
Mô tả hệ thống:
o Hệ thống hút khói hành lang cho khu vực căn hộ gồm quạt hút khói đặt ở tầng mái

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 64/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

kỹ thuật. Ống gió thải khói theo gen gió, các miệng thải khói và cửa thải khói.
o Hệ thống hút khói các khu vực có diện tích lớn hơn 200m2 sử dụng quạt hút khói
được đặt tại mỗi tầng (tầng 1 và tầng 2), ống gió thải khói, các miệng gió thải khói
và cửa thải khói.
o Các quạt được điều khiển bật/ tắt dưới cả 2 chế độ tự động và bằng tay tại Tủ điều
khiển báo cháy trung tâm nhằm tạo ra thuận lợi việc xử lý uyển chuyển theo yêu
cầu của người chữa cháy theo từng tình huống cháy.
o Chế độ tự động: khi nhận được tín hiệu báo cháy khu vực (từ Tủ Điều Khiển Báo
Cháy) thì hệ thống quạt thải khói sẽ hoạt động.
o Các quạt thải khói phải là loại chịu nhiệt độ 2500C trong vòng 2 giờ.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 65/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

5. HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI


Mục này sẽ nêu rõ các tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng và các tiêu chí thiết kế chính
dùng cho hệ thống cấp và thoát nước, các thông số cơ sở để thiết kế hệ thống và bố trí hệ
thống phù hợp với việc sử dụng trong toà nhà và việc quản lý toà nhà trong tương lai.

5.1. Các tiêu chuẩn và quy phạm :


TCVN 5673:2012 - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Cấp thoát nước bên trong -
Hồ sơ bản vẽ thi công.
TCVN 7957:2008 -Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài -Tiêu chuẩn thiết kế.
TCXD 33:2006 - Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4513 – 1988 - Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4474 – 1987 - Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
TCVN 4260 – 2012 - Công trình thể thao - Bể bơi - Tiêu chuẩn thiết kế.
QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
QCVN 09:2017/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử
dụng năng lượng hiệu quả.
QCVN 07:2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

5.2. Các tiêu chí thiết kế

5.2.1. Hệ thống cấp nước


o Cấp nước lạnh:
Nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt là nguồn nước thủy cục thành phố.
Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 200 l/người/ngày cho khu vực căn hộ.
Các khu vực khác như khu vực công cộng, phòng kỹ thuật được lấy theo tiêu chuẩn.
Bể dự trữ nước sinh hoạt đặt ở tầng hầm có thể tích đảm bảo cho nhu cầu dùng nước
nước trong 1 ngày.
Bể nước tầng mái đóng vai trò điều hòa cấp nước cho các tầng mà nó đảm nhiệm.
o Bảng tải cấp nước nóng & lạnh của thiết bị vệ sinh:
Nhu cầu cấp nước được tính toán dựa theo TCVN và QCVN, tham khảo bảng tính tại
Phụ lục A.

5.2.2. Hệ thống thoát nước


o Thoát nước thải sinh hoạt:
Nhu cầu và đương lượng thoát nước được tính toán dựa theo TCVN và QCVN

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 66/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

o Trạm xử lý nước thải sinh hoạt:


Trạm xử lý nước thải với công suất là 100% lượng nước cấp (không bao gồm nước cấp
bổ sung cho hồ bơi và nước rửa sàn tầng hầm). Chất lượng nước sau khi xử lý: đạt mức
B theo QCVN 14:2008/BTNMT.
o Thoát nước mưa:
Dựa vào tài liệu khí tượng thuỷ văn của Việt Nam, tiêu chuẩn thiết kế hệ thống thoát
nước mưa của Việt Nam và các tài liệu liên quan, ta có các thông số thiết kế như sau:
o Vũ lượng mưa lớn nhất tại Tp. Hồ Chí Minh:
q = 496 l/s.ha (178.6mm/giờ)
o Diện tích thu nước mưa được tính (m2):
F = diện tích sàn + 30% diện tích tường tiếp xúc với mái.
o Lưu lượng nước mưa cần thoát (l/s):
Q=K*F*q/10000
Trong đó:
K: Hệ số an toàn, K=2
F: Diện tích thu nước
q: Vũ lượng mưa
Độ dốc thoát nước:
o Đường kính ống nhỏ hơn hoặc bằng DN100 mm: 2%
o Đường kính ống lớn hơn DN100 mm: 1%
(Ngoại trừ có ghi cụ thể trên đường ống)
o Đấu nối hạ tầng:
Hệ thống cấp thoát nước của công trình sẽ được đấu nối với hệ thống hạ tầng của toàn khu.

5.3. Mô tả hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước

5.3.1. Hệ thống cấp sinh hoạt


Nước sinh hoạt được trữ trong bể chứa nước chính ở tầng hầm 2. Nước từ bể dự trữ chính
được bơm lên bể mái. Nước từ bể mái sẽ cấp xuống thiết bị bằng trọng lực hoặc sử dụng
bơm tăng áp. Hệ thống sử dụng cụm van giảm áp khi áp lực nước lớn hơn 4.5 bar.

Sử dụng hệ thống bơm tăng áp biến tần kèm bình tích áp cấp nước cho 3 tầng trên cùng
để đảm bảo áp lực thiết kế nước đạt yêu cầu 15mH2O – 35mH2O (+/- 5mH2O).

Nước nóng cấp cho các căn hộ sử dụng bình nước nóng cục bộ gián tiếp với dung tích
được phù hợp cho mỗi căn hộ.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 67/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Hình PL-01: Bình nước nóng gián tiếp

Nước cấp lần đầu cho hồ bơi được lấy từ hệ thống nước cấp của tòa nhà. Nước hồ bơi
sẽ được tái tuần hoàn qua hệ thống các bơm tuần hoàn, bình lọc cát, bơm hóa chất và bể
cân bằng.

5.3.2. Hệ thống thoát nước sinh hoạt


Nước thải sinh hoạt được thu gom bằng hệ thống 4 ống (nước thải đen, nước thải xám,
nước thải bếp, ống thông hơi).

Nước thải từ mỗi khối căn hộ sẽ được dẫn về & xử lý cục bộ qua bể tự hoại và bể tách
mỡ trước khi bơm về Trạm xử lý nước thải tập trung đặt bên ngoài tòa nhà.

5.3.3. Hệ Thống Thoát Nước Thải


Hệ thống ống thoát nước thải sinh họat từ các thiết bị vệ sinh sẽ được đưa về Bể tự hoại và
sau đó đưa về Trạm xử lý tập trung công suất: 2100m3/ngày. đêm. Hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt là hệ thống hoá chất và bơm tiêu chuẩn tiên tiến, không gây mùi, dễ bảo trì và được
sử dụng trong các công trình nhà cao tầng.
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt QCVN 14:2008, nhóm B (xem bảng 1) trước khi
được thải ra công cộng.
Bảng 1. Giới hạn ô nhiễm chất thải:

Giới hạn ô nhiễm cho


Giới hạn
Stt Yếu tố ô nhiễm Đơn vị khu dân cư trên 2000
mức B
căn hộ

1. pH 5-9 5-9

2. BOD5 (20oC) mg/l 50 50

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 68/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

3. TSS - Chất rắn lơ lững mg/l 100 100

TDS - Tổng chất rắn hòa


4. mg/l 0,5 0,5
tan
TDS - total dissolvent
5. mg/l 1000 1000
solid

6. Amoni (Tính theo N) mg/l 4,0 4,0

7. Dầu mỡ động thực vật mg/l 20 20

8. Nitrat (NO3-) mg/l 50 50

Tổng chất hoạt động bề


9. mg/l 10 10
mặt

10. Photphat (PO43-) mg/l 10 10

MPN/1
11. Coliform 5000 5000
00ml

Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải theo sơ đồ sau:


Nước thải vào  Lọc rác  Bể cân bằng  Bể sục khí  Bể lắng  Thu bùn  Lọc cát
 Khử trùng  Thải ra cống.

5.3.4. Hệ thống thoát nước mưa


Nước mưa trên mái nhà & ban công, lô-gia sẽ được thu gom theo các hệ thống ống trục
đứng xuống tầng trệt, sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa hạ tầng bên ngoài.

Nước mưa ngoài nhà được thu gom bằng hệ thống các mương hở, hố ga & ống bê tông
cốt thép và được thiết kế bởi đơn vị khác.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 69/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

6. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


Mục này liệt kê những tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng và các tiêu chí thiết kế chính
dùng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC), các thông số thiết kế sẽ được sử
dụng làm cơ sở thiết kế hệ thống. Đồng thời mục này chỉ ra cách bố trí hệ thống để phù
hợp với việc sử dụng và lắp đặt trong toà nhà và việc quản lý toà nhà trong tương lai.

6.1. Các tiêu chuẩn và qui phạm:


TCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 6160-1996: PCCC – Nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế
TCVN 6161-1996: PCCC – Chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế
TCVN 7336-2021: Hệ thống sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
TCVN 3890-2009: Phương tiện chữa cháy cho nhà & công trình-trang bị, bố trí, kiểm
tra, bảo dưỡng.
QCVN 13-2018/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Gara Ôto
QCVN 06-2021/ BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà & công trình
TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy – yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
TCVN 7435-2004: Phòng cháy chữa cháy – bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy

6.2. Mô tả hệ thống chữa cháy

6.2.1. Các hệ thống chữa cháy


o Hệ thống chữa cháy cho công trình bao gồm các hệ thống sau:
o Hệ thống chữa cháy bằng đầu phun tự động: Các đầu phun tự động (sprinkler)
được trang bị cho toàn công trình, ngoại trừ các phòng kỹ thuật chính.
o Các phòng kỹ thuật chính như phòng tủ điện chính, phòng máy phát điện, phòng kỹ
thuật điện nhẹ, phòng bồn dầu..., sẽ được thiết kế hệ thống chữa cháy tự động có
chất chữa cháy là khí sol.
o Hệ thống họng nước chữa cháy vách tường: Hộp chữa cháy chứa cuộn vòi và lăng
phun được trang bị cho toàn công trình.
o Hệ thống chữa cháy ngoài nhà, họng tiếp nước chữa cháy phù hợp với tiêu chuẩn
PCCC hiện hành.
o Hệ thống bình chữa cháy xách tay bằng hóa chất: Hệ thống các bình chữa cháy
xách tay, các bình CO2 và bình ABC được trang bị cho tất cả các tầng, ở khu vực
hành lang và các khu vực công cộng khác.

6.2.2. Thiết bị chữa cháy


a) Bể chứa nước chữa cháy, hệ bơm & đường ống
Khối đế:

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 70/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

Nguồn nước chữa cháy được lấy từ đường cấp nước thành phố vào bể nước chữa cháy
tầng hầm 2.
Trạm bơm chữa cháy được đặt tại tầng hầm 1 của công trình. Bơm chữa cháy cho công
trình bao gồm 02 khu vực:
 Khu vực 1 – Khối A1, A2, A3 A4: bao gồm 01 cụm bơm chữa cháy đặt tại phòng bơm của
hầm 1, cấp nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy tự động, vách tường và bên ngoài cho
các hầm, khối đế & các tầng căn hộ thấp tầng.
 Khu vực 2 – Khối A5, A6: gồm 01 cụm bơm chữa cháy đặt tại phòng bơm của hầm 1, cấp
nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy tự động, vách tường và bên ngoài cho các hầm,
khối đế & các tầng căn hộ thấp tầng.
Mỗi cụm bơm chữa cháy bao gồm:
o Hai bơm chính là 02 bơm điện (01 bơm thường trực – 01 bơm dự phòng).
o Một bơm bù áp (Jockey pump) được dùng để duy trì áp suất hệ thống.
o Nguồn điện cấp cho hệ thống bơm chữa cháy là nguồn ưu tiên và được cấp nguồn
bằng máy phát dự phòng khi nguồn điện lưới bị ngắt. Dây cấp nguồn cho hệ bơm
chữa cháy là dây chống cháy ít nhất hai giờ.
Đường ống cấp nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy tự động (Sprinkler), các họng
chữa cháy bên trong nhà, ngoài nhà, sử dụng ống thép đen hoặc thép tráng kẽm chịu lực.
Khối căn hộ:
Trạm bơm chữa cháy được đặt tại tầng tum mái của mỗi khối nhà của công trình để cấp
nước cho hệ thống chữa cháy tự động và vách tường. Riêng khối A2, trạm bơm chữa
cháy được đặt tại phòng bơm của hầm 1 – khu vực 01, cấp cho hệ thống chữa cháy tầng
căn hộ. Hệ bơm chữa cháy của gồm có 03 bơm:
o Hai bơm chữa cháy chính gồm 02 bơm điện (01 bơm thường trực – 01 bơm dự phòng).
o Một bơm bù áp (Jockey pump): Được dùng để d u y t r ì áp suất hệ thống.
o Nguồn điện cấp cho hệ thống bơm chữa cháy là nguồn ưu tiên và được cấp nguồn
bằng máy phát dự phòng khi nguồn điện lưới bị cúp. Dây cấp nguồn cho hệ bơm
chữa cháy là dây chống cháy ít nhất hai giờ.
Đường ống cấp nước chữa cháy cho hệ thống chữa cháy tự động (Sprinkler), các họng
chữa cháy bên trong nhà, sử dụng ống sắt đen hoặc thép tráng kẽm chịu lực.
b) Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy tự động (Sprinkler) bao gồm các đầu phun tự động dạng bầu chất
lỏng nhạy nhiệt 680C được lắp đặt trên & dưới trần cho các khu vực căn hộ, sảnh, hành
lang …. và loại 930C cho khu vực bếp ăn công cộng với số lượng các đầu phun và lưu

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 71/72


THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ DỰ ÁN: KHU NHÀ Ở TÂM LỰC
ĐỊA ĐIỂM: P. AN PHÚ, TP. THỦ ĐỨC, TP.HCM

lượng phun theo tiêu chuẩn TCVN 7336-2021. Các công tắc dòng chảy trên ống nhánh
chữa cháy tự động (cho các tầng) được nối tín hiệu về hệ thống báo cháy để kiểm tra
tình trạng hoạt động của hệ thống.
Hệ thống chữa cháy tự động bố trí trong tầng hầm, khu vực thương mại, căn hộ, sảnh
thang máy, hành lang tầng:
o Loại đầu phun hướng xuống và hướng lên cho khu vực có trần
o Loại đầu phun hướng lên cho khu vực không có trần, tầng hầm.
Hệ thống chữa cháy vách tường: các hộp chữa cháy vách tường gồm 01 cuộn vòi
DN50 dài 2 0m, lăng phun có lưu lượng 2,5l/s, đầu lăng phun D13. Các họng nước
được bố trí tại các khu vực thuận tiện không bị che khuất, đảm bảo mỗi đám cháy
xảy ra có 2 họng nước phun tới với lưu lượng 1 họng là 2,5l/s, tâm họng nước đặt
cách mặt sàn 1,25 m. Riêng khu vực bãi xe, đảm bảo mỗi đám cháy xảy ra có 2 họng
nước phun tới, mỗi cuộn vòi dài 20m, DN65 và lưu lượng của lăng phun cho mỗi họng
chữa cháy vách tường là 5 l/s.
Khu vực hầm để xe: Kết hợp tường ngăn cháy và cửa sập để chia các khoang ngăn
cháy với diện tích <3000m2.
Hệ thống chữa cháy ngoài nhà, hệ thống trụ tiếp nước chữa cháy dọc đường phù hợp
với tiêu chuẩn PCCC hiện hành.
Tại các hộp chữa cháy vách tường trang bị các bình chữa cháy xách tay loại gồm 2
bình CO2 5kg và 1 bình bột ABC 8kg có tác dụng chữa cháy ban đầu; và được bố trí
không quá 15m đối với khu vực bãi xe và không quá 20m đối với khu vực hành lang
khu vực văn phòng theo tiêu chuẩn qui định.
Các nội quy tiêu lệnh PCCC được lắp đặt tại các vị trí thuận tiện nhiều người qua lại
để hướng dẫn và nhắc nhở công tác PCCC.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHƯỚC THÀNH Trang 72/72

You might also like