You are on page 1of 15

Điều 1: Mục đích ban hành quy trình thanh toán/quyết toán:

- Hướng dẫn nhà thầu trong việc lập HSTT, HSQT cho các gói thầu xây dựng, lắp đặt
thiết bị.
- Xác định trình tự các bước thực hiện các công việc thanh, quyết toán hợp đồng.
- Quy trình phối hợp, thực hiện giữa các bên có liên quan trong quá trình thanh, quyết
toán công trình, cụ thể là giữa Nhà thầu, TVGS, TVQLDA và Chủ đầu tư/BQLDA.
- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh, quyết toán công trình đạt hiệu quả cao,
đúng quy định hợp đồng, đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều 2: Cơ sở Pháp lý thực hiện:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 26/11/2003 và Văn bản hướng dẫn thực hiện do
Chính phủ ban hành;
- Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về Đầu tư theo hình
thức hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), hợp đồng Xây dựng
– Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT);
- Nghị định 12/2009 NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 12/2009 NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009 NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính
phủ;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ về việc “Quản lý chất
lượng công trình”
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về việc quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- - Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong
hoạt động xây dựng;
- Thông tư số 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng
dẫn phương pháp điều chính giá trị hợp đồng xây dựng”.
- Thông tư số 86/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 17/6/2011 hướng dẫn về quản
lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước;

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 1


- Hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu;
- Thông tư số: 19/2011/TT-BTC, ngày 14/ 02/ 2011 của Bộ Tài chính Quy định về
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước;
- Thông tư 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính về thực hiện dự án
theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT;
- Các quy trình giám sát thi công và nghiệm thu/các biểu mẫu nghiệm thu đã được
TVGS, TVQLDA và Chủ đầu tư/BQLDA ban hành áp dụng cho dự án;
- Các văn bản pháp lý liên quan khác.
Điều 3: Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1- Đối tượng áp dụng:
- Quy trình này áp dụng cho việc thực hiện công tác nghiệm thu thanh/Quyết toán
công trình giữa Chủ đầu tư/BQLDA, TVGS, TVQLDA và các Nhà thầu thi công
các gói thầu thuộc dự án Đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1.
2- Phạm vi áp dụng:
Quy trình này được áp dụng cho các Chứng chỉ tạm ứng/Chứng chỉ thanh toán giữa
kỳ và quyết toán hợp đồng/hoàn thành công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hầm
đường bộ qua Đèo Cả - Quốc lộ 1.
Điều 4: Nguyên tắc thực hiện:
- Quá trình lập, xử lý hồ sơ thanh/quyết toán công trình được thực hiện theo sơ đồ
được quy định trong Điều 6 – Mục1 và Điều 10 – Mục 1.
- Việc giao nhận hồ sơ phải có phiếu giao nhận, có hẹn ngày hoàn trả lại hồ sơ giữa
các bên liên quan.
- Hồ sơ thanh toán/quyết toán phải được Nhà thầu lập và kiểm soát chặt chẽ trước khi
trình TVGS, TVQLDA kiểm tra, xem xét.
- Mọi tài liệu bên trong phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, trình bày theo đúng biểu
mẫu đã ban hành và đúng Pháp luật hiện hành.
- Số liệu tính toán bên trong phải được trình bày rõ ràng, có diễn giải tính toán và bản
vẽ hoàn công kèm theo.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 2


Điều 5: Từ ngữ viết tắt:
- Bên A : Công ty Cổ phần đầu tư đèo Cả.
- Bên B : Các nhà thầu thi công.
- BQLDA : Ban quản lý các dự án đầu tư Đèo Cả.
- TVGS : Liên danh Tư vấn giám sát Apave – DoHwa – Tedi South.
- TVQLDA : Ban Quản lý dự án 85 (PMU85).
- HSTT : Hồ sơ nghiệm thu thanh toán.
- HSQT : Hồ sơ quyết toán công trình.
- BBNT : Biên bản nghiệm thu.
- NVL : Nguyên vật liệu.
- NC : Nhân công.
- M : Xe máy, thiết bị thi công.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 3


Điều 6: Trách nhiệm các bên liên quan:
1. Sơ đồ tổ chức thực hiện:

Nhà thầu thi công


Lập hồ sơ thanh toán theo từng giai
đoạn hoàn thành

Tư vấn giám sát


Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác,
hợp pháp của hồ sơ và ký xác nhận

Tư vấn Quản lý dự án
Kiểm tra lại tính chính xác, hợp
pháp của hồ sơ và ký xác nhận

Ban Quản lý các DAĐT Đèo Cả


Kiểm tra lại tính đầy đủ, chính
xác, hợp pháp của hồ sơ và đề
thanh toán

Chủ đầu tư/Cty CPĐT Đèo Cả


Phê duyệt hồ sơ/Giá trị thanh toán
Làm thủ tục giải ngân

: Chấp thuận : Không chấp thuận

2. Trách nhiệm của các bên liên quan:


2.1- Trách nhiệm của nhà thầu:
- Nhà thầu có trách nhiệm lập HSTT theo các nội dung quy định trong hợp đồng và
trình lên cho TVGS để kiểm tra, xác nhận.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm lập HSTT đúng quy trình hướng dẫn.
- HSTT được nhà thầu lập đệ trình, gồm 4 phần chính sau đây:

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 4


+ Quyển 1 : Chứng chỉ thanh toán giữa kỳ (phần giá trị thanh toán).
+ Quyển 2 : Bảng tính khối lượng (Các cách chiết tính khối lượng nghiệm thu).
+ Quyển 3 : Hồ sơ chất lượng.
+ Quyển 4 : Hồ sơ Pháp lý.
2.2- Trách nhiệm của TVGS:
- Khi nhận HSTT từ Nhà thầu trình lên, TVGS phải ký nhận Phiếu giao nhận hồ sơ,
trong đó có ghi rõ thời hạn giải quyết.
- TVGS phải chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá kỹ lượng HSTT theo đúng quy định
hợp đồng và Pháp luật hiện hành, cụ thể:
+ Kiểm tra nguồn vật liệu trước khi đưa vào sử dụng cho công trình như: Chứng chỉ
xuất xưởng, chứng chỉ thí nghiệm, chấp thuận nguồn mỏ vật liệu ….;
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng các BBNT công việc xây dựng, giai đoạn hoàn thành
và hạng mục hoàn thành, ….;
+ Kiểm tra bản vẽ hoàn các công hạng mục công trình hoàn thành;
+ Kiểm tra tính pháp lý của mỏ vật liệu, bãi thải…;
+ Kiểm tra khối lượng nghiệm thu, đơn giá hợp đồng, chênh lệch đơn giá do trượt giá
(nếu có điều chỉnh đơn giá);
+ Kiểm tra khối lượng, đơn giá thanh toán phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có);
- Sau khi kiểm tra xem xét, nếu HSTT đạt yêu cầu, TVGS phải ký xác nhận vào hồ sơ
và trình TVQLDA và BQLDA xem xét chấp thuận thanh toán.
- Thời hạn kiểm tra HSTT tối đa là 07 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ theo quy
định).
2.3- Trách nhiệm của TVQLDA:
- Khi nhận HSTT từ TVGS trình, TVQLDA phải ký nhận vào Phiếu giao nhận hồ sơ.
- TVQLDA có trách nhiệm kiểm tra lại tổng thể toàn bộ tài liệu HSTT, cụ thể: kiểm
tra tính đầy đủ, đúng đắn theo quy định của hợp đồng đã ký giữa bên A và bên B.
- Nếu HSTT và các hồ sơ tài liệu liên quan đạt yêu cầu, TVQLDA xác nhận vào
HSTT và trình cho BQLDA xem xét, chấp thuận làm thủ tục cần thiết để thanh toán
cho nhà thầu.
- Thời hạn kiểm tra HSTT tối đa là 04 ngày làm việc.
2.4- Trách nhiệm BQLDA:
- Khi nhận HSTT từ TVQLDA trình lên, BQLDA phải ghi Phiếu giao nhận hồ sơ và
ký nhận.
Quy trình thanh/Quyết toán công trình 5
- BQLDA có trách nhiệm xem xét, nếu HSTT đạt yêu cầu thì tiến hành làm các thủ
tục cần thiết để thanh toán cho nhà thầu.
- Thời hạn xem xét tối đa là 03 ngày làm việc.
Điều 7: Hồ sơ thanh toán:
Thanh toán gồm có 03 trường hợp như sau:
- Thanh toán khối lượng công việc theo hợp đồng.
- Thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng.
- Thanh toán khối lượng phát sinh do trượt giá NVL, NC, M.
Nội dung cụ thể của từng trường hợp nêu trên như sau:
1. Trường hợp 1: Thanh toán khối lượng công việc theo hợp đồng
HSTT được nhà thầu lập và đệ trình gồm 4 phần chính sau đây:
1.1- Quyển 1: Chứng chỉ thanh toán giữa kỳ
Bao gồm các nội dung sau đây:
• Chứng chỉ thanh toán giữa kỳ (HĐC-IPC-book1-01):
Trên cơ sở của hợp đồng, nhà thầu phải cập nhật thông tin, số liệu đúng theo hợp
đồng đã ký như: Tên dự án, tên gói thầu, giá hợp đồng, giá hợp đồng điều chỉnh
(nếu có), giá trị khối lượng hoàn thành, chiết khấu các khoản tạm ứng, bảo hành
công trình, giữ lại chờ quyết toán, ….
• Bảng tổng hợp kê khai thanh toán (HĐC-IPC-book1-02):
Theo dõi giá trị thanh toán của từng phần hạng mục công việc so với hợp đồng.
• Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-
IPC-book1-3A):
- Ghi đúng nội dung danh mục công việc, số thứ tự, số hiệu đơn giá, đơn giá, phần
sau dấu phẩy của khối lượng phải thực hiện đúng như hợp đồng, không được phép
tự ý sửa đổi.
- Khối lượng thanh toán: được nghiệm thu theo thực tế, chỉ thanh toán tối đa bằng
khối lượng hợp đồng, phần khối lượng phát sinh (nếu có) sẽ được thanh toán phát
sinh ngoài hợp đồng.
• Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành (HĐC-IPC-book1-4A):
- Sau khi kiểm tra, tập hợp đầy đủ hồ sơ chất lượng, nhà thầu tiến hành tính toán, tổng
hợp lại toàn bộ khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán theo trình tự như
nội dung của Quyển 2 (Bảng tính khối lượng).
1.2- Quyển 2: Bảng tính khối lượng:
Quy trình thanh/Quyết toán công trình 6
- Khối lượng thanh toán bao gồm các biểu mẫu, các phương pháp đo đạc và tính toán
khối lượng của hạng mục/bộ phận công trình hoàn thành nghiệm thu đưa vào thanh
toán. Bao gồm 2 nội dung chính sau:
- Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-book2-1A): Tổng
hợp toàn bộ khối lượng của các hạng mục công việc/bộ phận được đưa vào trong kỳ
thanh toán này từ các bảng tính toán chi tiết kèm theo.
- Các bảng tính toán chi tiết: Tuỳ theo các hạng mục công việc mà áp dụng biểu mẫu
và phương pháp tính toán cụ thể, đảm bảo chính xác, dễ hiểu, cách tính khoa học, dễ
giải trình (trong quá trình kiểm tra HSTT, QS nhà thầu thường trực làm việc với QS
TVGS để phối hợp giải quyết.
1.3- Quyển 3: Hồ sơ chất lượng
Nội dung, trình tự được sắp xếp theo thứ tự như sau:
• Tài liệu chấp thuận nguồn vật liệu và thiết bị phục vụ thi công:
- Hồ sơ chấp thuận nguồn, mỏ vật liệu như: Đất đắp, cát, đá, xi măng, sắt thép, base,
subbase, vữa BTXM và BTN thương phẩm, vải địa kỹ thuật, gối cầu ….
- Chấp thuận trạm trộn BTXM, trạm trộn BTN, Phòng thí nghiệm hiện trường và máy
móc thiết bị thi công chủ yếu như: Búa đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, đóng cọc
cát….
• Phiếu Request, kết quả thí nghiệm tại phòng và chứng chỉ kèm theo:
- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu (Request).
- Các chứng chỉ xuất xưởng của từng lô hàng.
- Kết quả thí nghiệm tại phòng.
- Biên bản lấy mẫu vật liệu, biên bản chứng kiến thí nghiệm.
- Hồ sơ biện pháp thi công và kết quả thi công thử như: đắp đất, đắp cát, subbase,
base ….
- Hồ sơ chất lượng các cấu kiện thành phẩm, như: nghiệm thu công việc, xuất xưởng
và các kết quả thí nghiệm, …
- Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong công trình của
các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
• Hồ sơ bàn giao mặt bằng, mốc mạng, bãi thải, BPTCTC:
- Biện pháp tổ chức thi công của từng hạng mục (nếu có) được phê duyệt.
- Hồ sơ bãi thải.
- Biên bản bàn giao mặt bằng thi công, mốc mạng.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 7


• Hồ sơ nghiệm thu hạng mục/bộ phận công trình hoàn thành:
Được sắp xếp theo trình tự sau:
- Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng (Có phụ lục kèm theo như: Phiếu đổ bê
tông, phiếu đo đạc kích thước hình học, bảng thống kê số lượng cốt thép, cáp DƯL,
số lượng ống ghel,….
- Các kết quả thí nghiệm hiện trường kèm theo như: Cường độ nén mẫu bê tông (R3,
R7, R28), đo độ chặt đắp nền móng đường, độ chặt BTN …
- BBNT chuyển giai đoạn thi công xây lắp (nếu có).
- Bản vẽ hoàn công hạng mục hoàn thành.
- Các biên bản hiện trường, biên bản sự cố công trình kèm theo (nếu có).
1.4- Quyển 4: Hồ sơ pháp lý (cập nhật đầy đủ khi làm hoàn công):
- Hồ sơ hợp đồng thi công xây dựng công trình.
- Các văn bản, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, …
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng.
- Giấy ủy quyền và các văn bản khác có liên quan….
1.5- Số lượng HSTT:
HSTT được nhà thầu lập với số lượng sau:
- Quyển 1 : 07 bản gốc
- Quyển 2 : 07 bản gốc
- Quyển 3 : 03 bản, 01 bản gốc (giao Cty Đèo Cả), 01 sao (giao BQLDA), 01 sao
(giao cho TVGS) khi thanh toán.
- Quyển 4 : 01 bản sao (cho đợt 01, cập nhật cho lần sau nếu có sự thay đổi).
- File tính : 01 file tính khối lượng, 01 file tính giá trị thanh toán.
2. Thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:
- Sau khi được Chủ đầu tư xem xét chấp thuận đơn giá cho phần khối lượng công
việc phát sinh nêu trên và có Phụ lục hợp đồng bổ sung, Nhà thầu tiến hành lập
HSTT khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng (gồm phát sinh công việc
tương ứng trong hợp đồng và phát mới ngoài hợp đồng).
2.1- Các hình thức phát sinh sau:
- Phát sinh khối lượng công việc ngoài hợp đồng (công việc đã có đơn giá trong hợp
đồng hoặc không có đơn giá trong hợp đồng).

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 8


- Phát sinh khối lượng công việc tương ứng có trong hợp đồng (phát sinh ≤ 20% và
phát sinh > 20%).
2.2- Nội dung:
- Nội dung và trình tự chi tiết được thực hiện tương tự như tại Điều 7 - Mục 1 (Thanh
toán khối lượng công việc theo hợp đồng) và chỉ thay thế một số nội dung sau:
+ Tại Mục 3 - Quyển 1 (bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo
hợp đồng - HĐC-IPC-book1-3A) thay bằng “Bảng xác định giá trị khối lượng công
việc phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPC-book1-3B)”.
+ Tại Mục 4 - Quyển 1 (BBNT khối lượng hoàn thành theo hợp đồng - HĐC-IPC-
book1-4A) thay bằng “BBNT khối lượng hoàn thành phát sinh ngoài hợp đồng
(HĐC-IPC-book1-4B)”.
+ Tại Quyển 2: Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-
book2-1A) thay bằng “Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành phát sinh ngoài hợp
đồng (HĐC-IPC-book2-1B)
3. Thanh toán khối lượng phát sinh do trượt giá nguyên VL, NC, M:
Sau khi được Chủ đầu tư xem xét chấp thuận đơn giá điều chỉnh cho phần khối
lượng công việc (có điều chỉnh đơn giá), đồng thời có Phụ lục hợp đồng bổ sung giá
trị, Nhà thầu lập HSTT theo nội dung và trình tự sau:
3.1- Các hình thức thanh thoán:
Gồm các hình thức sau:
- Theo hình thức chỉ số giá.
- Theo hình thức bù phần chênh lệch đơn giá sau điều chỉnh.
3.2- Nội dung:
J Theo hình thức chỉ số giá:
Nội dung chi tiết được thực hiện như nêu tại Form: (HDC-IPC-Book1-3C.2) và các
Bản xác nhận khối lượng cũng như các văn bản liên quan.
J Theo hình thức bù phần chênh lệch đơn giá sau điều chỉnh:
Nội dung và trình tự chi tiết được thực hiện tương tự như tại Điều 7 - Mục 1 (Thanh
toán khối lượng công việc theo hợp đồng) và chỉ thay thế một số nội dung sau:
+ Tại Mục 3 - Quyển 1 (bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo
hợp đồng - HĐC-IPC-book1-3A) thay bằng “Bảng xác định giá trị khối lượng công
việc phát sinh do trượt giá (HĐC-IPC-book1-3C.1)”.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 9


+ Tại Mục 4 - Quyển 1 (BBNT khối lượng hoàn thành theo hợp đồng - HĐC-IPC-
book1-4A) thay bằng “BBNT khối lượng hoàn thành phát sinh do trượt giá (HĐC-
IPC-book1-4C).
+ Tại Quyển 2: Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-
book2-1A) thay bằng “Bảng tổng hợp khối lượng hoàn thành theo từng giai đoạn
được điều chỉnh đơn giá (HĐC-IPC-book2-1C)
Điều 8: Tạm ứng vật liệu, bán thành phẩm/Trừ tiền tạm ứng vật liệu, bán
thành phẩm:
- Căn cứ hợp đồng đã được ký kết giữa bên A và bên B.
- Khi được Chủ đầu tư cho phép.
- Hồ sơ tạm ứng vật liệu được nhà thầu lập và đệ trình, gồm những nội dung sau:
• Form biểu: Theo form số (HDC-IPC-VL-1A)
• Nội dung:
- Khối lượng tạm ứng: Nhà thầu tính toán lập trình TVGS, TVQLDA kiểm tra xác
nhận, sau khi TVQLDA kiểm tra xong trình Chủ đầu tư xem xét chấp thuận.
- Đơn giá vật liệu: là đơn giá nhỏ nhất của đơn giá trong hợp đồng, đơn giá trên hóa
đơn chứng tư và đơn giá của địa phương thông báo trước 28 ngày tại thời điểm công
bố giá vật liệu.
- Đơn giá được tạm ứng: theo quy định trong hợp đồng và các trường hợp khác được
Chủ đầu tư cho phép.
- Việc trừ tạm ứng được thực hiện theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.
• Các tài liệu kèm theo hồ sơ tạm ứng:
- Hợp đồng mua bán giữa Nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu và bán thành phẩm.
- Hóa đơn VAT kèm theo từng lô hàng kèm theo.
- Chứng chỉ xuất xưởng của từng lô hàng kèm theo.
- Đối với bán thành phẩm cần có hồ sơ chất lượng của lô hàng kèm theo.
- Biên bàn giao nhận hàng hóa giữa Nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu.
Điều 9: Điều chỉnh đơn giá hợp đồng:
1- Các căn cứ để điều chỉnh:
- Căn cứ các điều kiện của hợp đồng về việc điều chỉnh giá đã được ký kết giữa Chủ
đầu tư và Nhà thầu.
- Khi Nhà nước cho phép và có hướng dẫn về điều chỉnh giá do biến động giá bất
thường.
Quy trình thanh/Quyết toán công trình 10
2- Các trường hợp được điều chỉnh đơn giá:
- Biến động giá bất thường do Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
- Nhà nước có điều chỉnh thay đổi mức lương tối thiểu.
- Khối lượng phát sinh > 20% khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng.
3- Nội dung điều chỉnh:
- Căn cứ từng hợp đồng cụ thể mà áp dụng phương pháp tính bù giá sao cho phù hợp
trên cơ sở Thông tư hướng dẫn của cấp có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực tại
thời điểm điều chỉnh giá (Thông tư số: 08/2010/TT-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2010
“Hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng).
- Các phương pháp tính bù giá: Theo quy định hợp đồng và hướng dẫn của Chủ đầu
tư. Gồm 02 phương pháp: theo chỉ số giá và bù phần chênh lệch đơn giá sau điều
chỉnh, nội dung cụ thể được nêu như tại Điều 7, Mục 3 – 3.2 của Quy trình này.
4- Trình tự thực hiện khi được điều chỉnh đơn giá hợp đồng:
Trên cơ sở cho phép và hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ đạo
của Chủ đầu tư, Nhà triển khai thực hiện theo các nội dung sau:
- Nhà thầu lập hồ sơ điều chỉnh giá trình TVGS kiểm tra xác nhận, gồm:
+ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành được điều chỉnh đơn giá.
+ Bảng phân khai khối lượng theo giai đoạn nghiệm thu được điều chỉnh đơn giá.
+ Phương pháp tính đơn giá điều chỉnh, chênh lệch đơn giá (nếu tính bù trực tiếp).
- Sau khi kiểm tra xác nhận TVGS trình TVQLDA kiểm tra xem xét.
- Sau khi kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu TVQLDA trình Chủ đầu tư chấp thuận.
- Khi được Chủ đầu tư phê duyệt đơn giá điều chỉnh, Nhà thầu cùng Chủ đầu tư tiến
hành làm Phụ lục hợp đồng để có căn cứ thanh quyết toán.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 11


Điều 10: Quyết toán hợp đồng:
1. Sơ đồ tổ chức thực hiện:

Nhà thầu thi công


Lập hồ sơ quyết toán hợp đồng

Tư vấn giám sát


Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác,
hợp pháp của hồ sơ và ký xác nhận

Tư vấn Quản lý dự án
Kiểm tra lại tính chính xác, hợp
pháp của hồ sơ và ký xác nhận

Ban Quản lý các DAĐT Đèo Cả


Kiểm tra lại tính đầy đủ, chính
xác, hợp pháp của hồ sơ và đề nghị
thanh toán

Chủ đầu tư/Cty CPĐT Đèo Cả


Phê duyệt hồ sơ/Giá trị quyết toán
Làm thủ tục giải ngân

: Chấp thuận : Không chấp thuận

2. Trách nhiệm của các bên liên quan:


2.1- Trách nhiệm của nhà thầu:
- Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán theo các nội dung quy định trong hợp
đồng và trình lên cho TVGS để kiểm tra, xác nhận.
- Nhà thầu chịu trách nhiệm lập HSQT đúng quy trình hướng dẫn, chịu trách nhiệm
về tính chính xác đối với các số liệu và tính Pháp lý đối với các tài liệu liên quan.
Quy trình thanh/Quyết toán công trình 12
- Hồ sơ quyết toán được nhà thầu lập và đệ trình, gồm 4 phần chính sau đây:
+ Quyển 1 : Quyết toán giá trị công trình
+ Quyển 2 : Bảng tính khối lượng
+ Quyển 3 : Hồ sơ chất lượng
+ Quyển 4 : Hồ sơ Pháp lý
2.2- Trách nhiệm của Tư vấn giám sát:
- Khi nhận HSQT từ nhà thầu trình lên, TVGS phải ghi và ký Phiếu giao nhận hồ sơ
với nhà thầu thi công.
- TVGS phải kiểm tra, đánh giá kỹ lượng HSQT theo đúng quy định hợp đồng và
Pháp luật hiện hành, cụ thể:
+ Kiểm tra nguồn vật liệu trước khi đưa vào sử dụng cho công trình như: Chứng
chỉ xuất xưởng, chứng chỉ thí nghiệm, chấp thuận nguồn mỏ vật liệu ….;
+ Kiểm tra số lượng, chất lượng các BBNT công việc, giai đoạn hoàn thành và
BBNT hạng mục hoàn thành, ….;
+ Kiểm tra hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công.
+ Kiểm tra tính pháp lý của mỏ vật liệu, bãi thải…;
+ Kiểm tra khối lượng nghiệm thu, đơn giá hợp đồng, chênh lệch đơn giá do trượt
giá (nếu có điều chỉnh đơn giá);
+ Kiểm tra khối lượng, đơn giá phát sinh ngoài hợp đồng (nếu có);
- Sau khi kiểm tra xem xét, nếu HSQT đạt yêu cầu, TVGS xác nhận và trình
TVQLDA và BQLDA xem xét chấp thuận quyết toán cho Nhà thầu thi công.
- Thời hạn kiểm tra HSQT của TVGS tối đa là 21 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ
theo quy định).
2.3- Trách nhiệm của Tư vấn quản lý dự án:
- Khi nhận HSQT từ TVGS trình lên, TVQLDA phải ghi Phiếu giao nhận hồ sơ và ký
nhận.
- TVQLDA có trách nhiệm kiểm tra lại tổng thể toàn bộ HSQT như: kiểm tra tính đầy
đủ, đúng đắn theo quy định của hợp đồng và các quy định hiện hành.
- Nếu HSQT đạt yêu cầu so với hợp đồng, TVQLDA trình lên cho BQLDA xem xét
và chấp thuận làm thủ tục cần thiết để quyết toán cho nhà thầu.
- Thời hạn kiểm tra HSQT tối đa là 12 ngày làm việc.
2.4- Trách nhiệm BQLDA:

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 13


- BQLDA có trách nhiệm xem xét HSQT, nếu HSQT đạt yêu cầu thì tiến hành làm
các thủ tục cần thiết để quyết toán cho nhà thầu.
- Thời hạn xem xét tối đa là 07 ngày làm việc.
3. Nội dung quyết toán:

A = B + C+D

- A : Giá trị Quyết toán.


- B : Giá trị quyết toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng.
- C : Giá trị quyết toán khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng.
- D : Giá trị quyết toán khối lượng phát sinh do trượt giá.
Hồ sơ quyết toán được nhà thầu lập và đệ trình, gồm 4 phần chính sau đây:
3.1- Quyển 1: Phần giá trị quyết toán công trình:
Bao gồm các nội dung như các biểu mẫu sau đây:
a. Bảng tổng hợp giá trị quyết toán (HĐC-IPC-QT-01):
Nội dung thực hiện đúng như các nội dung chi tiết trên form biểu được duyệt.
b. Bảng xác định giá trị khối lượng quyết toán: (có 04 thành phần)
• Bảng quyết toán giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-
QT-02A):
• Bảng quyết toán giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPC-
QT-02B): (gồm: Giá trị khối lượng phát sinh hạng mục ngoài phạm vi hợp đồng và
Giá trị khối lượng phát sinh hạng mục công việc tương ứng trong hợp đồng).
• Bảng quyết toán giá trị khối lượng công việc phát sinh do trượt giá (HĐC-IPC-QT-
02C):
c. Nghiệm thu khối lượng: (có 3 trường hợp)
• Biên bản nghiệm thu khối lượng quyết toán hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-
QT-03A):
• Biên bản nghiệm thu khối lượng quyết toán phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPC-
QT-03B):
• Biên bản nghiệm thu khối lượng quyết toán hoàn thành theo từng giai đoạn được
điều chỉnh đơn giá (HĐC-IPC-QT-03C):
3.2- Quyển 2: Bảng tổng hợp khối lượng:
Tương tự như Điều 7 của Quy trình.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 14


• Đối với khối lượng hoàn thành theo HĐ, thì bảng tổng hợp khối lượng nghiệm thu
tương tự như tại Điều 7 - mục 1.2 - Quyển 2: Bảng tính khối lượng, Bảng tổng hợp
quyết toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (HĐC-IPC-QT-book2-1A)
• Đối với khối lượng phát sinh (phát sinh ngoài phạm vi HĐ và phát sinh công việc
tương ứng trong HĐ), thì bảng tổng hợp khối lượng nghiệm thu tương tự như tại
Điều 7 - mục 2.2 - Quyển 2: Bảng tính khối lượng, Bảng tổng hợp quyết toán khối
lượng hoàn thành phát sinh ngoài hợp đồng (HĐC-IPC-QT-book2-1B)
• Đối với khối lượng hoàn thành theo từng giai đoạn được điều chỉnh đơn giá, bảng
tổng hợp khối lượng nghiệm thu tương tự như tại Điều 7- mục 3.2 - Điểm 3, Bảng
tổng hợp quyết toán khối lượng hoàn thành theo từng giai đoạn được điều chỉnh đơn
giá (HĐC-IPC-QT-book2-1C)
3.3- Quyển 3: Hồ sơ chất lượng:
- Nội dung, trình tự được Nhà thầu tập hợp các tài liệu và sắp xếp như đã nêu tại Điều
7 – Hồ sơ Thanh toán.
- Bổ sung thêm hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.
3.4. Số lượng HSQT: Số lượng HSQT bao gồm:
- Quyển 1 : 07 bản gốc
- Quyển 2 : 07 bản gốc
- Quyển 3 : 04 bản gốc và 03 bản copy (Hồ sơ hoàn công).
- Quyển 4 : 01 bản gốc và 06 bản copy (Hồ sơ hoàn công).
- File tính : 01 file tính khối lượng, 01 file tính giá trị quyết toán.
Điều 11: Điều khoản thi hành:
• Quy trình này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2013.
• Các Nhà thầu thi công, TVGS, TVQLDA và BQLDA chịu trách nhiệm thi hành
Quy trình này.
• Quy trình được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị Pháp lý như nhau./.

Quy trình thanh/Quyết toán công trình 15

You might also like