You are on page 1of 16

BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG THÔNG MINH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA

ỦY BAN TƯ PHÁP ANH VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
Đồng Phú Trọng1
Nguyễn Thị Thùy Dung2
Trần Trang Nhung3

Tóm tắt: Cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tính bằng từng phút,
từng giây. Đi kèm theo đó là những khái niệm mới mẻ, phi truyền thống cũng đang dần được
lan tỏa đến từng lĩnh vực của đời sống con người. Trong đó, không thể không kể đến công
nghệ Blockchain với ứng dụng tiêu biểu là Hợp đồng thông minh đã tạo ra bước đột phá cho
nền tảng công nghệ số trong những năm gần đây ở Việt Nam. Mặc dù đã được đề cập trong
những năm gần đây nhưng hiện tại vẫn còn những rào cản, thách thức về mặt pháp lý đối với
việc sử dụng hợp đồng thông minh dưới góc độ tiếp cận của pháp luật Việt Nam về hợp đồng
hiện hành. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm từ Ủy ban tư pháp Vương Quốc Anh, bài viết
tập trung vào ba vấn đề: (I) Một số vấn đề lý luận về hợp đồng thong minh; (II) Tuyên bố pháp
lý của Ủy ban Tư pháp Anh về hợp đồng thông minh trong giao dịch thương mại; (III) Một số
gợi mở cho pháp luật Việt Nam về hợp đồng thông minh.
Từ khóa: Blockchain, hợp đồng thông minh, UKJT, UK
THE LEGAL NATURE OF SMART CONTRACT FROM THE PERSPECTIVE OF
THE UNITED KINGDOM JURIDISCTION TASKFORCE AND SOME SUGGESTIONS
FOR VIETNAMESE LAW
Abstract: The 4.0 revolution is developing rapidly with the speed of every minute and every
second. Accompanying that, new and non-traditional concepts are gradually being spread to
each area of human life. In particular, it is impossible not to mention Blockchain technology
with the typical application of Smart Contracts that has created a breakthrough for the digital
technology platform in recent years in Vietnam. This is a fairly new concept and therefore,
there are currently still barriers and legal challenges to the use of this type of virtual contract
from the perspective of the current contract law approach. So it is important to learn from the
experience of the UK juridisction taskforce. Therefore, the article will focus on three issues: (I)
Some theoretical issues about smart contracts; (II) Legal statement of the UK jurisdiction
taskforce on smart contracts in commercial transactions; (III) Some suggestions for
Vietnamese law on smart contracts.
Key words:Blockchain, smart contracts, ukjt, uk
Mở đầu:
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều khái niệm phi truyền thống
đã được ra đời và áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó phải kể đến công nghệ Blockchain -
tạo ra bước đột phá cho nền tảng công nghệ số, cung cấp nền tảng trung gian kết nối đầy tính

1
Lớp 4329, khóa 43, Trường đại học Luật Hà Nội, email: dongphutrong@gmail.com; bài viết này được hướng
dẫn bởi TS Hà Công Anh Bảo
2
Lớp 4301, khóa 43,Trường đại học Luật Hà Nội.
3
Lớp 4329, khóa 43, Trường đại học Luật Hà Nội.
1
minh bạch, tạo nên một nền kinh tế sẻ chia mà ai cũng có thể hưởng lợi. Một trong số nền tảng
trung gian đó chính là Hợp đồng thông minh (smart contract) hay còn gọi là “hợp đồng ảo” 4 đã
và đang được sử dụng nhiều trên thế giới và tạo ra một cách hoàn toàn mới để các chủ thể có
thể giao kết hợp đồng với nhau. Có thể nói, hợp đồng thông minh đã tạo ra cách thức hoàn toàn
mới để các bên tham gia hợp đồng giao kết với nhau ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực
thương mại. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nước trên thế giới đã ban hành khung pháp lý điều
chỉnh hợp đồng thông minh, trong đó có Vương quốc Anh nhằm hỗ trợ cho việc ứng dụng vào
các lĩnh vực đời sống. Vì vậy, để bắt kịp với tốc độ phát triển của các nước trên thế giới cũng
như xây dựng một môi trường pháp lý an toàn,việc Việt Nam cần phải kịp thời xây dựng khung
pháp lý điều chỉnh hợp các vấn đề liên quan tới đồng thông minh là điều cần thiết trong bối
cảnh hiện nay. Một trong những mô hình mà Việt Nam có thể nghiên cứu chính là việc dựa
trên kinh nghiệm của Vương quốc Anh, cụ thể là góc nhìn của Ủy ban Tư pháp Vương quốc
Anh (UKJT) về xây dựng và điều chỉnh khung pháp lý về hợp đồng thông minh. Xuất phát từ
thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Bản chất pháp lý của hợp đồng thông minh
dưới góc nhìn của Ủy ban tư pháp Anh và một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam” để tham gia
hội nghị khoa học sinh viên ngành luật
1.Một số vấn đề lý luận về hợp đồng thông minh
1.1 Khái niệm về hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là thành quả của việc áp dụng công nghệ
Blockchain một trong những công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào
cuộc sống nhằm đưa ra các giải pháp để thay thế các hoạt động giao dịch mang tính truyền
thống. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa khái quát và thống nhất về hợp
đồng thông minh. Trước đây, vào năm 1994, thời điểm mà công nghệ Blockchain chưa xuất
hiện, hợp đồng thông minh đã từng được Nick Szabo định nghĩa đơn giản, là những hợp đồng
mà việc thực hiện các nội dung hợp đồng được tiến hành một cách tự động, hay là những thuật
toán thực thi các điều khoản hợp đồng thông qua hệ thống máy tính 5. Tại thời điểm đó Nick
Szabo đã nêu ra những nguyên tắc hoạt động chính, nhưng lúc đó chưa có đủ công nghệ và môi
trường thích hợp để hiện thực hóa nó. Do vậy, cách định nghĩa này đã khiến giới nghiên cứu
bối rối trong việc phân biệt hợp đồng thông minh trên nền tảng Blockchain ngày nay với dạng
hợp đồng thông minh thông thường ẩn chứa trong hoạt động của các “máy bán hàng tự động”
trong các giao dịch hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra trên thị trường ngoại hối hay thị trường
chứng khoán, vốn dĩ xuất hiện từ rất lâu trong đời sống con người.
Tiếp theo, sự ra đời của thế hệ hợp đồng Ethereum xây dựng trên cơ sở Blockchain và
ngày càng được sử dụng trên toàn thế giới. Vào năm 2013, người sáng lập hợp đồng, Vitalik
Buterin đã đưa ra khái niệm rằng: “Hợp đồng thông minh là một chương trình máy tính, trực
tiếp kiểm soát mọi loại tài sản kĩ thuật số và gần như có thể thay thế cho hợp đồng pháp lý
4
Đồng Thị Huyền Nga, Hoàng Thảo Anh, “Blockchain và hợp đồng thông minh – xu thế tất yếu của cuộc cách
mạng công nghệ 4.0 và những thách thức pháp lý đặt ra”, tr 314, xem tại:
https://www.researchgate.net/publication/340224430_Blockchain_va_Hop_dong_Thong_minh_-
_Xu_the_tat_yeu_cua_cuoc_cach_mang_Cong_nghiep_40_va_nhung_thach_thuc_phap_ly_dat_ra (truy cập ngày
14/10/2021)
5
Deep Shift Technology Tipping Points and Social Impact, World Economic Forum (Survey Report), 2015, tr 2
2
thông thường. Khi ứng dụng này chuyển đổi tài sản kĩ thuật số thành một chương trình máy
tính, chương trình này sẽ tự động mã hóa thông qua những điều kiện nhất định và phận định ai
sẽ là người nhận được tài sản đó” 6. Tuy nhiên, định nghĩa này vẫn chưa thật sự bao quát vì
mới chỉ tập trung vào khía cạnh mã máy tính của hợp đồng thông minh.
Bổ sung quan điểm của Vitalik, tập đoàn IBM đã đưa ra định nghĩa về hợp đồng thông
minh: “ là các chương trình được lưu trữ trên một hệ thống blockchain và hoạt động khi đáp
ứng các điều kiện xác định trước. Chúng thường được sử dụng để tự động hóa việc thực hiện
một thỏa thuận để tất cả những người tham gia có thể chắc chắn ngay lập tức về kết quả mà
không có sự tham gia của bên trung gian cũng như tiết kiệm được lượng lớn thời gian. Hợp
đồng cũng có thể giúp con người tự động hóa quy trình làm việc, kích hoạt các hành động tiếp
theo khi các điều kiện của hợp đồng được đáp ứng”7. Như vậy, quan điểm của IBM tương đối
đầy đủ, tập trung hợp đồng thông minh vào hai khía cạnh là chạy trên nền tảng Blockchain,
cũng như giúp con người tự động hóa các công việc.
Từ những quan điểm trên có thể định nghĩa: “Hợp đồng thông minh là bất kỳ thỏa thuận
kỹ thuật số nào đáp ứng điều kiện: (a) được viết bằng mã máy tính, (b) chạy trên blockchain
hoặc các công nghệ số cái phi tập trung tương tự và (c) tự động thực hiện mà không có sự can
thiệp của con người. Như vậy, đây là một khái niệm nằm giữa “hợp đồng” và “chương trình
máy tính” bởi lẽ, hợp đồng thông minh được coi là phiên bản số hóa của hợp đồng truyền
thống và là “một đoạn mã được lưu trữ trong chuỗi Blockchain, được kích hoạt bởi các giao
dịch trong chính Blockchain này và cũng sẽ được đọc và ghi trên nền tảng dữ liệu của
Blockchain đó”8.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng thông minh trong giao dịch thương mại và những ưu việt
so với hợp đồng truyền thống
Thứ nhất, về hình thức thể hiện. Hợp đồng thông minh được thể hiện bằng thông điệp dữ
liệu điện tử. Theo đó, hợp đồng thông minh sẽ được mã hóa trên một cuốn sổ cái chung và chia
sẻ trên toàn mạng lưới nên nó không thể bị thất lạc, đồng thời cũng giúp mọi người có thể theo
dõi, giám sát các nội dung trên hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng thông minh vẫn đảm bảo được
sự an toàn của hợp đồng bởi việc ứng dụng các công nghệ mật mã học, cụ thể hợp đồng thông
minh chỉ được kích hoạt khi có một tỷ lệ phần trăm nhất định người được yêu cầu đồng ý 9 hay
các bản sao của hợp đồng không thể bị sửa đổi và được lưu trữ trên mọi nút trên mạng vì vậy,
không một hacker nào có thể đe dọa đến chúng trừ khi có năng lực hoặc tài nguyên áp đảo toàn
bộ mạng lưới và điều này rất khó xảy ra10.
6
Crypto research, “smart contract”, 24/10/2018, xem tại link: https://cryptoresearch.report/crypto-research/smart-
contracts/ (truy cập ngày 14/10/2021)
7
IBM, “What are smart contracts on Blockchain”, xem tại: https://www.ibm.com/topics/smart-contracts , (truy cập
ngày 14/10/2021)
8
Gideon Greenspan, “Beware of the Impossible SC Blockchain News”, 12/04/2016, xem tại:
http://www.the-blockchain.com/2016/04/12/beware-of-the-impossible-smart-contract/ , (truy cập ngày
14/10/2021)
9
EFY-eContract, “Hợp đồng thông minh là gì. Những nội dung quan trọng của hợp đồng thông minh”,
02/08/2021, xem tại: https://econtract.efy.com.vn/hddt/hop-dong-thong-minh.html#/ ,(truy cập ngày 14/10/2021)
10
Nguyễn Văn Phi, “Hợp đồng thông minh là gì theo quy định 2021”, 12/08/2021, xem tại:
https://luathoangphi.vn/hop-dong-thong-minh/?fbclid=IwAR1ggMeJJCgCStlePasjJ66v1TT-B-
KJA1B3L6eCzgLFPzKM8RBN58FBDHg , (truy cập ngày 14/10/2021).
3
Thứ hai, về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Chủ thể giao kết hợp đồng thông minh về
cơ bản giống như chủ thể trong hợp đồng thông thường, bao gồm bên mua và bên bán. Tuy
nhiên, chủ thể ở hợp đồng thông minh không yêu cầu các điều kiện về năng lực hành vi dân sự,
độ tuổi như trong hợp đồng thông thường. Điều này cũng dễ hiểu bởi các chủ thể tham gia vào
giao dịch qua hợp đồng thông minh không trực tiếp gặp mặt, đàm phán hay ký kết hợp đồng
nên việc xác định danh tính chủ thể là điều khó khăn. Ngoài ra, bên cạnh chủ thể giao kết thông
thường là bên bán và bên mua còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến
hợp đồng điện tử - đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký
điện tử. Bên thứ ba không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng
điện tử mà tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị
pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Thứ ba, về nội dung của hợp đồng thông minh. Khác với hợp đồng truyền thống, nội dung
hợp đồng chủ yếu bằng ngôn ngữ thông dụng dùng để nói, viết thì toàn bộ nội dung của hợp
đồng sử dụng ngôn ngữ lập trình. Vì vậy, nội dung hợp đồng thông minh thường chính xác
hơn, tránh được các lỗi thường thấy khi soạn thảo hợp đồng truyền thống bởi nếu không lập
chuẩn thì hệ thống sẽ không thể nhận dữ liệu và không có sự xuất hiện của SC.
Thứ tư, về cơ chế thực hiện hợp đồng thông minh. Nếu thực hiện hợp đồng truyền thống
dựa trên ý chí chủ quan, các hành vi trên thực tế của các chủ thể trong hợp đồng thì việc thực
hiện hợp đồng thông minh hoàn toàn được thực hiện tự động trên các ngôn ngữ lập trình. Về
bản chất kỹ thuật, hợp đồng thông minh có thể xem như chứa một đoạn lệnh điều kiện dạng If-
Then11. Nghĩa là, các bên liên quan có thể mở hợp đồng thông minh, chạy đoạn lệnh đó, xem là
hiện tại đầu vào đã đúng điều kiện hợp đồng chưa. Đầu vào ở đây có thể là bất cứ thứ gì, phụ
thuộc vào mục địch thiết kế của hợp đồng thông minh (các ứng dụng). Ví dụ, trường hợp triển
khai nghiệp vụ về thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức hợp đồng thông minh: đầu tiên,
ứng dụng thực hiện thủ tục hành chính sẽ kiểm tra các điều kiện về đối tượng và yêu cầu thực
hiện thủ tục hành chính. Đầu vào sẽ là đơn, tờ khai và các giấy tờ đi kèm. Tiếp đó nếu đáp ứng
đủ điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (kiểm tra đoạn lệnh If-Then), sẽ tự động được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Chính vì vậy hợp đồng thông minh tiết kiệm chi phí trong
quá trình vận hành và hoạt động hơn rất nhiều. Các hợp đồng thông minh cũng hoạt động với
tốc độ nhanh hơn rất nhiều với các hợp đồng truyền thống, do loại bỏ được rất nhiều thủ tục
phức tạp cũng như những vấn đề nảy sinh với hợp đồng truyền thống. Nó cũng chính xác hơn,
tránh được các lỗi thường thấy khi soạn thảo hợp đồng truyền thống.
1.3 Ý nghĩa việc ứng dụng hợp đồng thông minh
Thứ nhất, hợp đồng thông minh đem lại tốc độ và hiệu quả cao cho các bên khi tham gia
hợp đồng. Về cơ bản, hợp đồng thông minh không dựa vào sự can thiệp của con người và việc
thực hiện chúng được hướng dẫn và giám sát bởi các chuỗi nút trong mạng blockchain. Do đó,
khi hợp đồng được kích hoạt, hợp đồng theo kịch bản sẽ tự thực thi. Điều này thường đạt được
thông qua việc sử dụng các sự kiện kích hoạt khi viết kịch bản cho hợp đồng. Ví dụ: sự kiện
kích hoạt có thể là ngày, giờ hoặc thậm chí là một hoạt động do một bên tham gia hợp đồng bắt
11
Bit degree, “Smart contract là gì và nó hoạt động như thế nào”, 21/01/2021, xem tại:
https://vn.bitdegree.org/crypto/huong-dan/smart-contract-la-gi , (truy cập 14/10/2021)
4
đầu, chẳng hạn như chuyển một số đơn vị tiền điện tử nhất định từ ví của khách hàng sang ví
của công ty. Sau khi sự kiện kích hoạt xảy ra, hợp đồng sẽ bắt đầu tự thực thi. Không giống
như trong các hợp đồng truyền thống kém hiệu quả hơn và yêu cầu một số hình thức xác minh
của con người, ở đây, việc xác minh xem số tiền chính xác đã được thanh toán hay chưa; tiểu
mục chính xác không; dịch vụ và các khía cạnh liên quan đã được cung cấp cho con số hay
chưa bởi các chuỗi nút trong mạng blockchain. Do đó, hợp đồng thông minh không còn phụ
thuộc vào hệ thống đã phát triển của tổ chức để xác định các hợp đồng với khách hàng. Tổ
chức cũng không có chủ quyền đối với các giao dịch cũng như thỏa thuận hợp đồng với các đối
tác.
Thứ hai, hợp đồng thông minh tăng tính bảo mật cho các bên khi giao kết hợp đồng. Do
công nghệ blockchain được thực hiện thông qua các kỹ thuật mật mã. Công nghệ này đòi hỏi
sự mã hóa dữ liệu cao và sử dụng cả khóa riêng tư và khóa công khai để đọc các giao dịch
trong mỗi chuỗi khối, cũng như thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Thực tế là trước khi bất kỳ nút
nào thực hiện một giao dịch, giao dịch trước tiên phải được xác thực bởi tất cả các đơn vị trên
toàn bộ mạng blockchain giúp tăng cường tính bảo mật của công nghệ thông minh. Việc mã
hóa dữ liệu và cụ thể là việc sử dụng các kỹ thuật mật mã có thể tăng cường đáng kể tính bảo
mật của giao tiếp và trao đổi dữ liệu. Do đó, bất kỳ hợp đồng nào được thực hiện theo cách
được mã hóa sẽ nâng cao tính bảo mật của giao dịch và ngăn chặn bất kỳ hoạt động độc hại nào
có thể được lan truyền để thay đổi trình tự thực hiện hoặc thực hiện các giao dịch không hợp lệ.
Thứ ba, hợp đồng thông minh giúp các bên giảm chi phí khi giao kết. Việc thực hiện các
hợp đồng thông minh thông qua công nghệ blockchain giúp giảm nhu cầu về bên trung gian,
chẳng hạn như công chứng, chứng thực,...vv. Điều này sẽ hỗ trợ giảm chi phí tổng thể cho việc
tổ chức và tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận của một tổ chức. Trong trường hợp các tập đoàn đa quốc
gia xử lý một số lượng lớn các hợp đồng hàng ngày hoặc hàng tuần, việc thực hiện các hợp
đồng thông minh với các đối tác kinh doanh và khách hàng của họ có thể hỗ trợ rất nhiều trong
việc giảm các chi phí khác nhau phát sinh trong các hình thức hợp đồng truyền thống. Các hợp
đồng có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả của tổ chức, là một thành phần quan trọng để tổ chức
thành công và tăng lợi nhuận thu được12.
2. Tuyên bố pháp lý của Ủy ban Tư pháp Anh về hợp đồng thông minh trong giao
dịch thương mại
Nhận thức được xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới, cũng như tạo một
môi trường pháp lý tiến bộ, ngay từ năm 2016, Chính phủ Anh đã bắt tay vào thực hiện và giao
cho Ủy ban Pháp luật Vương quốc Anh khởi động dự án cải cách pháp luật lần thứ 13. Từ
nhiều ý kiến cũng như nghiên cứu khác nhau được đưa ra, Ủy ban Pháp luật Vương quốc Anh
vào năm 2017 đã công bố 14 dự án, tương đương với 14 chủ đề, lĩnh vực cần phải được bổ
sung, cải cách. Một trong số các dự án mà Ủy ban đưa ra có liên quan đến hợp đồng thông
minh. Tuy nhiên, dự án của Ủy ban pháp luật Vương quốc Anh đã chuyển sang cho Ủy ban Tư
pháp Anh (The UK Jurisdiction taskforce- UKJT) đảm nhận. Vào tháng 11, năm 2019, UKJT
12
Silas Nzuva, “smart contracts implementation, applicants, benefits and limitations”, xem tại:
https://www.researchgate.net/publication/336369143_Smart_Contracts_Implementation_Applications_Benefits_a
nd_Limitations , (truy cập 03/10/2021)
5
đã ban hành bản tuyên bố pháp lý về tính pháp lý của Tiền điện tử và hợp đồng thông minh
theo luật của Vương quốc Anh và xứ Wales (legal statement on cryptoassets and smart
contracts)13. Dù vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và bổ sung các quy định, tuy nhiên về cơ
bản Tuyên bố đã xác định quan trọng những quy phạm pháp luật hiện có tại Anh để điều chỉnh
những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thông minh.
Thứ nhất, xác định đặc điểm của hợp đồng thông minh: UKJT thông qua việc đưa ra
định nghĩa đơn giản “hợp đồng thông minh là hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý, trong đó
một số hoặc tất cả các nghĩa vụ hợp đồng được ghi lại hoặc thực hiện tự động” 14 đã đưa ra
được một số yếu tố cơ bản để phân biệt hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền thống về
mặt hình thức, cụ thể: Yếu tố thứ nhất liên quan tới hình thức thể hiện các điều khoản của hợp
đồng, nếu các điều khoản của hợp đồng truyền thống được ghi nhận bằng chữ viết, lời nói,...vv
thì các điều khoản ghi nhận trong hợp đồng thông minh ghi lại trong mã lệnh. Yếu tố thứ hai,
đây cũng được coi là yếu tố quan trọng để phân biệt hợp đồng thông minh với hợp đồng truyền
thống hợp đồng thông minh được thực hiện tự động (ít nhất là một phần) dựa trên các nghĩa vụ
cam kết trong hợp đồng thay vì việc thực hiện hợp đồng truyền thống cần sự can thiệp của con
người. 
Hai yếu tố trên có ý nghĩa vô cùng lớn, là yếu tố quan trọng tạo lên sự khác biệt của hợp
đồng thông minh. Tuy nhiên, theo quan điểm của UKJT, về nguyên tắc hợp đồng thông minh
là một dạng của hợp đồng, cho nên những vấn đề pháp lý liên quan, các điều kiện để hợp đồng
thông minh có hiệu lực pháp lý đều tương tự như hợp đồng thông truyền thống.
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thông minh. Theo định nghĩa UKJT đã đưa ra, hình
thức của hợp đồng thông minh được thể hiện dưới dạng mã trong một chương trình máy tính,
do đó về mặt trực quan thì hình thức của hợp đồng thông minh không thuộc các hình thức về
hợp đồng như đã quy định trong pháp luật về hợp đồng truyền thống như hình thức bằng văn
bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi. Trong Tuyên bố khẳng định không có quy định bắt buộc
về hình thức của hợp đồng, trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu hình thức bắt buộc bằng
văn bản. Trong bản tuyên bố, UKJT đã khẳng định hợp đồng thông minh có thể được thể hiện
dưới dạng văn bản trong hai trường hợp: (I) Mã liên quan có thể được cho là đại diện hoặc sao
chép từ hợp đồng chính; (II) Mã liên quan được hiển thị trên màn hình hoặc bản in, và khả
năng đáp ứng yêu cầu về “văn bản” trong luật định 15. Theo Điều 1 của Đạo luật diễn giải của
Vương quôc Anh 1978 (Interpretation Act 1978) “văn bản là việc đánh máy, in ấn, in thạch
bản, chụp ảnh và các chế độ khác của đại diện hoặc tái tạo các từ có thể nhìn thấy được và
các biểu thức được đề cập đến chữ viết được hiểu tương ứng”. Như vậy, về mặt nguyên tắc yêu
cầu này hợp đồng thông minh có thể đáp ứng được khi có yếu tố mã được ghi trong mã nguồn.
Tuy vậy, thực tế cho thấy tùy thuộc vào quy chế và hoàn cảnh cụ thể, UKJT cho rằng các yêu
cầu sẽ được đáp ứng trong trường hợp mã nguồn, mã đối tượng có thể ở định dạng “đọc được”.
Quy định này hoàn toàn hợp lý, bởi bên cạnh tính ưu việt của nó thì hợp đồng thông minh khá
13
UKJT, “Smart contracts”, xem tại: https://www.lawcom.gov.uk/project/smart-contracts/ , (truy cập 09/10/2021)
14
UKJT, “law commision seeks view on smart contracts”, 17/12/2020, xem tại: https://www.lawcom.gov.uk/law-
commission-seeks-views-on-smart-contracts/ , (truy cập 9/10/2021)
15
UKJT, Legal statement on cryptoassets and smart contract, first edition, NXB The lawtech delivery panel, UK,
2019, tr 37
6
rủi ro, mất dữ liệu như lỗi hệ thống hoặc mã hoạt động theo cách không mong muốn hoặc
không theo ý muốn, dẫn đến những tranh chấp khó phân xử cho nên bên cạnh hình thức hợp
đồng bằng mã trên chương trình máy tính như bản chất thì hợp đồng thông minh phải có được
chắc chắn bằng hình thức bằng văn bản, có thể in ra hoặc chụp ảnh,...vv đặc biệt với việc giải
thích hình thức bằng văn bản như trên thì việc thể hiện hình thức bằng văn bản trong tình
huống này là khá đơn giản.
Thứ ba, xác định giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh:
Trong bản Tuyên bố mà UKJT đưa ra, trong pháp luật Anh, một hợp đồng có hiệu lực phải
thỏa mãn ba yếu tố: (I) Thỏa thuận đạt được một cách khách quan giữa các bên về các điều
khoản; (II) Các bên dự định một cách khách quan rằng họ sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi
thỏa thuận và (III) Các bên tham gia hợp đồng có nghĩa vụ trao đổi (consideration)16.
Với điều kiện thứ nhất, pháp luật Anh quy định rằng: “một thỏa thuận được hình thành khi
một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và được chấp nhận bởi một bên khác” 17. Lời đề nghị
và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể xác định bằng lời nói hoặc hành vi và phải thể hiện ý
định của chủ thể đưa ra lời đề nghị về việc bị ràng buộc bởi những điều khoản cụ thể 18. Trong
khi đó, hợp đồng thông minh được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình và tồn tại là các dòng mã
lệnh hiển thị sẵn và khi giao kết chỉ với một vài thao tác trên máy tính. Tuy nhiên, pháp luật
Anh quy định không cụ thể về thể thức của lời đề nghị và một lời đề nghị có thể gửi tới một
hay nhiều người và việc chấp nhận đề nghị có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi. Do
đó, với cách thức giao kết của mình, hợp đồng thông minh hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu của
một hợp đồng có giá trị pháp lý theo luật Anh.
Với điều kiện thứ hai, các bên sẽ bị ràng buộc pháp lý đối với các “thỏa thuận” trong hợp
đồng. Phải xác định liệu các bên tham gia ký kết hợp đồng có ý định ràng buộc về mặt pháp lý
hay không. Trong hợp đồng thông minh, các bên ký kết có thể không cần gặp mặt nhau thậm
chí không hề biết danh tính thực sự của nhau, do đó sẽ rất khó cho hai bên để xác định bên kia
có thực sự tự nguyện ký và mong muốn chịu ràng buộc bởi hợp đồng hay không. Nhiều tình
huống xảy ra trên thực tế khi một hoặc cả hai bên tham gia hợp đồng không tự nguyện hoặc bị
ép buộc, lừa dối. Do vậy, việc xác định trong trường hợp nào hợp đồng thông minh có thỏa
mãn điều kiện về ý chí chủ thể tham gia hợp đồng thì pháp luật Anh vẫn chưa đưa ra cụ thể căn
cứ để xác định vấn đề này.
Với điều kiện thứ ba, về nghĩa vụ đối ứng giữa các bên. Một nghĩa vụ đối ứng có hiệu lực
pháp lý khi phải thỏa mãn những yêu cầu nhất định. Bao gồm: Nghĩa vụ đối ứng phải được
thỏa thuận từ trước; phải hợp pháp; phải được yêu cầu rõ ràng; nghĩa vụ đối ứng phải được
xem xét một cách đầy đủ. Câu hỏi đặt ra là với hợp đồng thông minh làm thế nào để xác định
nghĩa vụ đối ứng được đặt ra trong hợp đồng khi các điều khoản là mã lệnh? Thêm vào đó, làm
thế nào để xem xét nghĩa vụ đối ứng được đặt ra trong hợp đồng thông minh có thỏa mãn các
yêu cầu của một nghĩa vụ đối ứng theo luật Anh hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

16
UKJT, sđd, tr 31
17
Allen &Overy, At a glance guide to basic principals of english contract law, Pearson education UK, tr 3.
18
Allen &Overy , sđd, tr 3
7
Ngoài ra, cũng liên quan đến giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh. Tuyên bố đã xác
định một hợp đồng được ký kết giữa bên ẩn danh hoặc giả ẩn danh đều có thể phát sinh hiệu
lực pháp lý. Bởi pháp luật Anh không có quy định nào yêu cầu các bên giao kết hợp đồng phải
biết danh tính thực của nhau. Tuy vậy, trên thực tế, việc ký kết hợp đồng với một bên ẩn danh
hoặc giả ẩn danh như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong các trường hợp xác định ai có
thể bị kiện khi vi phạm hợp đồng? Ai sẽ phải bồi thường nếu thiệt hại xảy ra? Và trong trường
hợp như vậy, thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền của bên bị thiệt hại như thế nào? Đây là vấn đề phát
sinh mà pháp luật Anh vẫn chưa giải quyết được đến thời điểm hiện tại. Do vậy, việc xem xét
các yêu cầu để một hợp đồng thông minh có hiệu lực pháp lý trên thực tế đáp ứng trong bất kỳ
trường hợp cụ thể nào hay không sẽ tùy thuộc vào lời nói, hành vi của các bên, giống như với
bất kỳ hợp đồng nào khác19.
Thứ tư, vấn đề bảo mật thông tin
Một trong những điểm mới tạo nên đặc trưng của hợp đồng thông minh là vấn đề
về bảo mật thông tin, cụ thể là về chữ ký điện tử trong hợp đồng. Chữ ký điện tử là một
dạng thông tin được đi kèm theo dữ liệu, dữ liệu đó có thể là: văn bản, video hoặc hình ảnh; do
đó, mục đích chính của chữ ký điện tử là xác định người chủ của dữ liệu đó. Vì vậy, thông qua
việc yêu cầu sử dụng chữ ký điện tử trong hợp đồng thông minh giữa các bên không gặp mặt
trực tiếp sẽ phần nào đảm bảo được danh tính của các bên trong hợp đồng. Có lẽ đó, tuyên bố
pháp lý yêu cầu một số hợp đồng và các tài liệu liên quan phải “có chữ ký điện
tử”.  Theo UKJT kết luận rằng, theo quan điểm của họ, yêu cầu về "chữ ký" theo luật
định có thể được đáp ứng bằng cách sử dụng khóa riêng (private-key) nhằm xác thực
một tài liệu đã được xác nhận của các bên, bên cạnh đó cũng nhằm xác định danh tính
của các bên. Điều này là hợp lý và phản ánh thực tế của thương mại hiện đại ngày
nay 20 . Thêm vào đó, Tuyên bố cũng quy định rằng chữ ký điện tử đang tranh chấp sẽ không
được sử dụng để xác thực trong hợp đồng thông minh bởi chữ ký điện tử thuộc về một cá nhân
duy nhất, có khóa riêng, nên nếu có tranh chấp mà bên đang tranh chấp chữ ký số vẫn dùng để
xác thực trong hợp đồng dễ gây rủi ro cho bên còn lại21.
Thứ năm, về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông minh
Tuyên bố hiện nay mới chỉ làm rõ Tòa án có thể can thiệp vào tranh chấp phát sinh liên
quan đến hợp đồng thông minh bởi Hợp đồng thông minh có giá trị pháp lý như hợp đồng
thông thường, do vậy sẽ áp dụng các quy tắc mà Luật hợp đồng của Anh để xem xét và giải
quyết tranh chấp. Ví dụ, cũng như với bất kỳ hợp đồng nào khác, Tòa án sẽ can thiệp
vào các trường hợp ép buộc, gian lận, trình bày sai sự thật, v.v.
Ngoài ra, do đặc điểm nổi bật của hợp đồng là việc sử dụng mã lệnh để viết nội
dung của hợp đồng, cho nên để tạo thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp cũng như
hạn chế việc xảy ra tranh chấp do việc hiểu sai nội dung hợp đồng thì giải thích hợp
đồng là vấn đề quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Dựa vào 5 nguyên tắc
19
UKJT, sđd, tr 37
20
Clyde &Co, “The UK provides legal certainty for smartcontracts and cryptoassets in its landmark legal
statement”, 20/11/2019, xem tại: https://www.clydeco.com/en/insights/2019/11/the-uk-provides-legal-certainty-
for-smart-contract , (truy cập 15/10/2021)
21
UKJT, sđd, tr 37
8
cơ bản mà thẩm phán Hoffman đã đề ra trong án lệ Investors Compensation Scheme V West
Bromwich Building Society (1998), để giải thích hợp đồng, Tòa án sẽ dựa vào các căn cứ: (1) ý
nghĩa đơn tự nhiên thông thường của các điều khoản ; (2) Bất kỳ các quy định nào khác có liên
quan đến hợp đồng; (3) Mục đích chung của điều khoản và hợp đồng; (4) Bằng chứng bên
ngoài; (5) Các sự kiện hoặc hoàn cảnh được biết đến hoặc thừa nhận bởi các bên tại thời điểm
hợp đồng được thực hiện; (6) Ý nghĩa thương mại nói chung. Với hợp đồng thông minh, sẽ
không chịu ảnh hưởng bởi việc giải thích hợp đồng do phần lớn tồn tại dưới dạng mã lệnh. Bởi
các dòng mã lệnh vốn thông thường đã rõ ràng, không mơ hồ và tự nhất quán. Tuy nhiên,
không phải trong mọi trường hợp cũng sẽ được xác nhận như trên do một vài loại hợp đồng
thông minh có thể tồn tại dưới dạng mã lệnh và ngôn ngữ tự nhiên. Đồng thời việc hiểu những
điều khoản tạo bởi mã lệnh sẽ không hề dễ dàng đối với người không có kiến thức chuyên
môn. Từ đó, tuyên bố xác định rằng khi một hợp đồng thông minh tồn tại dưới dạng chủ yếu
các dòng mã mà các dòng mã đó không mơ hồ thì Tòa án không cần tham khảo ngoài những gì
dự định các bên bị ràng buộc với điều khoản tạo bởi các dòng mã đó. Khi các mã lệnh mơ hồ
hoặc hợp đồng bao gồm cả mã lệnh và ngôn ngữ tự nhiên thì bằng chứng bên ngoài có thể cần
phải xem xét. Do đó, vấn đề áp dụng luật thông thường nhằm giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng thông minh sẽ được thực hiện như thế nào vẫn là vấn đề đang UKJT cần
nghiên cứu thêm22.
Từ những quy định trên, có thể thấy, pháp luật Anh về cơ bản đã xác định những vấn đề
pháp lý xoay quanh hợp đồng thông minh như: (I) Giải thích về yêu cầu về hình thức của hợp
đồng thông minh; (II)giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh so với hợp đồng thông thường;
(III)Vấn đề bảo mật thông tin trong hợp đồng thông minh ; (IV) Giải quyết tranh chấp trong
hợp đồng thông minh…Đồng thời xác định luật điều chỉnh về cơ bản sẽ là những nguyên tắc
chung của Hợp đồng.
Tuy nhiên, có những câu hỏi chưa được giải quyết về các trường hợp mà hợp đồng thông
minh sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý, cách hiểu hợp đồng thông minh như thế nào, các yếu tố
gây tranh cãi như sai lầm có thể áp dụng cho hợp đồng thông minh như thế nào và các biện
pháp khắc phục có sẵn khi hợp đồng thông minh không hoạt động như dự định thì Tuyên bố
vẫn chưa nêu rõ được. Không chỉ vậy, UKJT cũng cần thu thập thêm nhiều ý kiến và bằng
chứng để bổ sung Tuyên bố một số vấn đề sau: (1) Việc giải thích các hợp đồng thông minh,
bao gồm cách các điều khoản được mã hóa của một hợp đồng thông minh sẽ được tòa án giải
thích và vai trò của các chuyên gia mã hóa trong quá trình diễn giải; (2) Các biện pháp khắc
phục có thể được trao khi hợp đồng thông minh được hiệu lực (nghĩa là bị lỗi, ví dụ như do
nhầm lẫn, trình bày sai, ép buộc hoặc ảnh hưởng quá mức), mã được ghi không chính xác hoặc
mã không hoạt động như các bên mong đợi. (3) Các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng có thể phát
sinh khi các bên không hiểu biết về mã tham gia vào các hợp đồng thông minh và cách các
biện pháp bảo vệ người tiêu dùng hiện có có thể áp dụng trong bối cảnh hợp đồng thông minh.
(4)Các vấn đề về tài phán, bao gồm các yếu tố có thể xác định xem liệu các tòa án ở Vương

22
UKJT, sđd, tr 34
9
quốc Anh có quyền tài phán liên quan đến hợp đồng thông minh không có điều khoản về quyền
tài phán hay không23.
Mặc dù vẫn còn một số vấn đề đang vướng mắc, chưa giải quyết rõ ràng liên quan đòi hỏi
các cơ quan lập pháp cần hoàn thiện, bổ sung trong tương lai. Tuy vậy, với việc công bố Tuyên
bố pháp lý về hợp đồng thông minh, cơ quan lập pháp Anh đã bắt kịp với xu thế phát triển
khoa học công nghệ, khi kịp thời công nhận tính pháp lý và hướng dẫn giải thích một số vấn đề
cơ bản của hợp đồng thông minh. Điều này sẽ khiến việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ
hợp đồng thông minh dự kiến sẽ tăng hiệu quả và sự chắc chắn trong kinh doanh, và giảm nhu
cầu các bên ký kết phải tin tưởng lẫn nhau; thay vào đó, sự tin cậy nằm trong chính bản thân
mã của hợp đồng. Đây có thể là kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng phương thức
này để điều chỉnh một số vấn đề pháp lý của hợp đồng thông minh trong quá trình chờ đợi một
quy định cụ thể.
3. Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam về xây dựng khung pháp lý hợp đồng thông
minh
3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng thông minh ở Việt Nam
hiện nay
Nền kinh tế số đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế của hầu hết
các quốc gia trên giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở Việt Nam, ngày càng nhiều các
công ty ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối-
blockchain…trong các hoạt động kinh doanh của mình vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế
tạo tiền đề cho việc ứng dụng hợp đồng thông minh. Xét trên bối cảnh phát triển quốc gia thì
nhiều chuyên gia, nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài phải ghi nhận rằng ngày càng có
nhiều các doanh nghiệp công nghệ ứng dụng thành công Blockchain vào hoạt động kinh doanh
của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt trong năm 2020, khi đại dịch covid phủ bóng
đen kinh tế, nhiều công ty công nghệ lại là điểm sáng của kinh tế Việt Nam với sự thay đổi và
tích ứng với thời kỳ đổi mới. Dựa vào báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2020, sự phát triển
của việc ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam đã để lại nhiều con số ấn
tượng. Có thể lấy ví dụ trong thanh toán điện tử các giao dịch qua điện thoại, Internet tăng
238% về giá trị hay trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), xu hướng top 5 hiện nay là
bigdata, AI, Blockchain, thanh toán di động, RPA…24. Có thể thấy, việc ứng dụng hợp đồng
thông minh ở Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau đang góp phần tạo nên một không khí
khởi nghiệp và ứng dụng công nghệ 4.0 sôi động.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những khó khăn cho các doanh nghiệp khi ứng dụng hợp
đồng thông minh vào các giao dịch của mình bởi pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ
thể điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng thông minh. Đối với các doanh nghiệp, điều này đã tạo ra
một môi trường pháp lý đầy rủi ro đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp
khởi nghiệp- startup khá dè dặt trong việc ứng dụng hợp đồng thông minh vào hoạt động sản

23
UKJT, “law commision seeks view on smart contracts”, 17/12/2020, xem tại: https://www.lawcom.gov.uk/law-
commission-seeks-views-on-smart-contracts/ , (truy cập 9/10/2021)
24
Vietnam IT nation, “Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2020”, xem tại:
https://topdev.vn/VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf , (truy cập 15/10/2021)
10
xuất kinh doanh của mình khi nằm ngoài sự điều chỉnh cũng như không được bảo vệ bởi hệ
thống pháp luật25. Bên cạnh đó, đối với các nhà đầu tư, tình trạng pháp lý còn chưa rõ ràng
cũng khiến việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư mạo hiểm
trong và ngoài nước trở nên không dễ dàng. Bởi sự e ngại của họ khi phải bỏ ra số tiền không
hề ít để đầu tư chưa được pháp luật bảo vệ đầy đủ và toàn diện. Bên cạnh đó, pháp luật Việt
Nam hiện hành vẫn tồn tại bất cập, chưa thực sự phù hợp để có thể điều chỉnh các vấn đề pháp
lý đặt ra đối với việc ứng dụng, sử dụng hợp đồng thông minh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định công nhận giá trị pháp lý của hợp
đồng thông minh, chính vì vậy vẫn chưa bao quát được hết các khía cạnh pháp lý dành cho hợp
đồng thông minh. Khi áp dụng văn bản pháp luật hiện nay ( chủ yếu Bộ luật dân sự 2015, Luật
giao dịch điện tử 2005 và các văn bản dưới luật khác) mới chỉ điều chỉnh một vài khía cạnh
như cách thức giao kết hợp đồng; hiệu lực của chữ ký điện tử; những vấn đề xoay quanh sở
hữu trí tuệ, bảo mật thông tin… Đồng thời nội dung mơ hồ của các quy phạm pháp luật đang
điều chỉnh sẽ đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh tính pháp lý như liệu việc giao dịch hợp đồng
thông minh có thể được coi là giao dịch điện tử hay không, nhất là bản chất của hai loại hợp
đồng không hoàn toàn giống nhau. Theo luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì hợp đồng điện tử
có phạm vi rộng là “hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu” trong khi hợp
đồng thông minh có phạm vi hẹp hơn là chạy bằng mã máy tính trên nền tảng Blockchain.
Thứ hai, chưa quy định cụ thể các trường hợp về hình thức của hợp đồng thông minh. Vấn
đề xảy ra ở đây chính là việc trong một số trường hợp, hợp đồng ở Việt Nam bắt buộc yêu cầu
bằng hình thức bằng văn bản như: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (điều 27 Luật thương
mại 2005); Hợp đồng xây dựng (điều 138 Luật xây dựng 2014)”… thậm chí có những loại hợp
đồng còn yêu cầu công chứng, chứng thực như hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở
thương mại ( điều 122 Luật nhà ở 2014)…Liệu hợp đồng thông minh xây dựng trên cơ sở các
câu lệnh liệu có được coi là phù hợp về mặt hình thức hay không khi rơi vào những loại hợp
đồng như trên cũng như cần làm gì để đáp ứng các yêu cầu, nhất là trong những loại hợp đồng
cần công chứng, chứng thực. Nếu như Anh quy định rất rõ những hợp đồng không thể đọc
được thì không cần hình thức bằng văn bản thì Việt Nam vẫn chưa có quy định làm rõ vấn đề
này. Điều này có thể dẫn đến việc hợp đồng vô hiệu theo điều 129 Bộ luật dân sự do không đáp
ứng yêu cầu về hình thức.
Thứ ba, chưa giải thích rõ về hiệu lực của hợp đồng thông minh. Theo khoản 1 điều 117
BLDS 2015, điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự gồm ba điều kiện: (I) Chủ thể có
năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;(II) Chủ
thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; (III) Mục đích và nội dung của giao dịch
dân sự không vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội.
Với yêu cầu đầu tiên, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch, vấn đề đặt ra ở đây chính là việc do hợp đồng thông minh hoạt động trên môi trường
mạng mở cũng như có tính bảo mật, các bên khi thực hiện các giao dịch sẽ không cần phải gặp
25
Quỳnh Anh, “Chuyên gia hiến kế giúp bạn trẻ đón đầu xu hướng công nghệ Blockchain”, xem tại:
https://funix.edu.vn/blog/chia-se-kien-thuc/chuyen-gia-hien-ke-giup-ban-tre-don-dau-xu-huong-cong-nghe-
blockchain/ (truy cập 15/10/2021)
11
nhau. Vì vậy, sẽ rất khó để xác định được danh tính thực sự và đánh giá năng lực chủ thể các
bên có đáp ứng được hay không.
Với yêu cầu thứ hai, chủ thể tham gia phải là tự nguyện. Đây chính là một trong những
nguyên tắc cơ bản được quy định tại khoản 2 điều 3 BLDS 2015: “Tự do, tự nguyện, cam kết,
thỏa thuận”. Tuy nhiên, tương tự với yêu cầu đầu tiên, pháp luật vẫn chưa có quy định xác
định ý chí chủ thể khi tham gia giao kết. Do hợp đồng thông minh khi giao kết có thể thực hiện
hoàn toàn trên máy tính nên việc xác định các bên có thực sự tự nguyện tham gia vào hợp đồng
hay do bị đe dọa, cưỡng ép là rất khó. Không xác định rõ yếu tố này có thể khiến hợp đồng bị
vô hiệu theo điều 127 BLDS 2015, vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Với yêu cầu thứ ba, mục đích và nội dung hợp đồng phải phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra ở đây chính là việc hợp đồng thông minh được viết dưới dòng mã lệnh, một người bình
thường không có kiến thức chuyên môn sẽ rất khó có thể xác định nội dung các điều khoản có
phù hợp hay không. Việc xác định không rõ yếu tố này có thể dẫn đến hợp đồng dân sự bị vô
hiệu theo điều 123 BLDS: vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội.
Thứ tư, chưa có các quy định về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông minh. Tương
tự như bất cứ dạng thức hợp đồng nào, hợp đồng thông minh cũng chứa các khả năng phát sinh
các tranh chấp giữa các bên trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình. Do đó, vấn đề
này đặc biệt cần phải nghiên cứu thận trọng đối với hợp đồng thông minh bởi, đây là một dạng
thức hợp đồng được vận hành tự động hoàn toàn. Yếu tố này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt
động tố tụng, ví dụ về chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh của các bên. Theo điều 91 BLTTDS
2015, các quy tắc tố tụng hiện hành đều thường bắt buộc mỗi bên có nghĩa vụ phải tự chứng
minh cho các yêu cầu của mình tại tòa án hoặc trọng tài và hoàn toàn phải chịu các rủi ro pháp
lý nếu không chứng minh được yêu cầu đó. Mặc dù các nguyên tắc chung này cũng áp dụng
cho các yêu cầu liên quan đến hợp đồng thông minh nhưng nghĩa vụ chứng minh và gánh chịu
các rủi ro liên quan có thể bị đảo ngược do hậu quả của cơ chế tự động hóa trong hợp đồng
thông minh. Điều này pháp luật Việt Nam vẫn chưa giải quyết được.
Thứ năm, thiếu sót về giải thích hợp đồng thông minh. Một thiếu sót khác của pháp luật
Việt Nam về hợp đồng thông minh liên quan đến việc giải thích ngôn ngữ được mã hóa. Ngôn
ngữ máy tính khác với ngôn ngữ tự nhiên và các quy tắc pháp lý hiện hành về giải thích hợp
đồng không được thiết kế để giải thích hợp đồng thông minh. Các hợp đồng được mã hóa vốn
không linh hoạt, không thể thích ứng với các quy tắc theo các điều khoản chung hoặc các khái
niệm đa nghĩa như đạo đức và sự phù hợp26. Điều này đôi lúc sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các
bên khi giao kết hợp đồng và đặt biệt cho các cơ quan giải quyết tranh chấp như Tòa Án, Trọng
tài trong việc tìm hiểu và giải quyết các vụ tranh chấp.
Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đưa ra một số giải pháp hình thành cơ sở
pháp lý về hợp đồng thông minh ở Việt Nam là điều vô cùng cần thiết.
3.2 Một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam về việc hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng
thông minh

Phạm Văn Chính, Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thông minh, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật ĐHQG
26

Hà Nội, 2021, tr 69
12
Hợp đồng thông minh là một vấn đề mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên,
trên thực tế việc ứng dụng hợp đồng thông minh đã dần trở nên phổ biến trong các doanh
nghiệp, nhất là trong giai đoạn cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 phát triển hiện nay. Do
đó, để việc xây dựng các quy định pháp lý điều chỉnh hợp đồng thông minh ở Việt Nam thực
sự hiệu quả, nhóm nghiên cứu xin phép đưa ra gợi mở một số vấn đề pháp lý như sau:
Thứ nhất, công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh. Nếu như ở Anh đã chính
thức công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh trong Tuyên bố pháp lý của Uỷ bản
Tư pháp thì hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một sự chính thức công nhận kèm một khái niệm
pháp lý cụ thể nào cho hợp đồng thông minh trong khuôn khổ pháp luật. Mặc dù theo pháp luật
dân sự Việt Nam, đây là một giao dịch hợp pháp, có giá trị và hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên
những quy định về giao dịch dân sự hay hợp đồng điện tử chỉ là tiêu chí xác định tính hợp pháp
của các giao dịch tạo ra nhờ hợp đồng thông minh. Với tính hợp pháp được xem xét dựa trên
kết quả của sự suy luận, hợp đồng thông minh khó có thể được bảo vệ bởi pháp luật. Chính vì
vậy việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng thông minh ở Việt Nam là vô cùng cần thiết.
Do đó, Việt Nam có thể học hỏi cách làm của Ủy ban tư pháp Vương Quốc Anh (UKJT) tức là
đưa ra văn bản pháp lý chính thức công nhận tính hợp pháp của hợp đồng thông minh để tạo
nên một môi trường pháp lý rõ ràng cho các bên khi giao kết, ứng dụng. Thêm vào đó, khi
được đặt trong khung pháp lý cũng sẽ được nhà nước đứng ra quản lý chặt chẽ, tránh rủi ro cho
các bên.
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng thông minh. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu,
quy định hình thức của hợp đồng phải bằng “văn bản” ở Việt Nam đôi khi chưa thực sự phù
hợp, có thể sửa thành “bất kỳ hình thức nào” để ứng dụng với nhiều loại hợp đồng với lý do
ngày càng có nhiều hình thức mới ra đời thuận lợi hơn, tiện lợi hơn và sẽ phát triển trong tương
lai như hình thức điện tử trên chương trình máy tính đối với hợp đồng thông minh tương tự như
ở Anh đối với hợp đồng “không thể đọc được”. Tuy nhiên, hình thức này đôi khi cũng sẽ gây
ra rủi ro rất lớn đối với những giao dịch cần công chứng, chứng thực, hay các giao dịch thương
mại liên quan đến thực thể công là nhà nước. Vì vậy, trường hợp này cần bổ sung thêm trường
hợp bên cạnh hình thức điện tử theo bản chất của hợp đồng thông minh thì phải song song đi
kèm với một bản ghi điện tử hoặc ảnh chụp hợp đồng để bên công chứng, chứng thực có thể
xác định được giá trị pháp lý của hợp đồng, tránh những rủi ro tiềm ẩn xảy ra như bản dữ liệu
hợp đồng bị đánh cắp, hệ thống dữ liệu bị hỏng,....vv, từ đó cũng giảm thiểu những khó khăn
cho cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, về hiệu lực của hợp đồng thông minh. Việt Nam có thể áp dụng việc khi các bên
trước khi thực hiện hợp đồng, cần có Giấy chứng minh sự đồng thuận. Cách làm này có tính
tương thích và có tính khả thi cao với pháp luật Việt Nam khi chứng minh được hai trong ba
điều kiện là năng lực chủ thể và ý chí chủ thể. Do vậy, pháp luật sẽ dễ dàng đưa ra những chỉ
dẫn cụ thể để xác định tính hợp pháp của giấy chứng minh sự đồng thuận thay vì có mỗi hợp
đồng thông minh. Tuy nhiên, với tiêu chí cuối cùng liên quan đến mục đích và nội dung của
hợp đồng thông minh không trái pháp luật. Tuy chưa có giải pháp cụ thể cho vấn đề xác định

13
sự phù hợp trong ngôn ngữ lập trình, nhưng Chính phủ có thể nghiên cứu, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao để giải quyết vấn đề này.
Thứ tư, đưa ra quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng thông minh. Về
vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thông minh, đây là vấn đề mà pháp luật Việt Nam
nói riêng cũng như trên thế giới nói chung chưa có quy định cụ thể điều chỉnh về vấn đề này.
Mặc dù Vương quốc Anh đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề này, song hướng dẫn đó mới chỉ
dừng lại việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, tuy nhiên vẫn còn khá
chung chung và chưa nêu rõ cụ thể chi tiết các trường hợp. Do đó, để khắc phục vấn đề này,
Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu thêm, đối chiếu với những quy định hiện hành đang có gắn
với đặc điểm của hợp đồng thông minh. Từ đó, kết luận và rút ra giải pháp phù hợp, bổ sung
những hạn chế còn tồn tại về giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, đưa ra các quy định về giải thích hợp đồng thông minh, nhất là trong các vụ
tranh chấp. Về vấn đề giải thích hợp đồng thông minh, mặc dù pháp luật ở Anh quy định
không rõ ràng, tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu, vấn đề giải thích hợp đồng là một vấn đề quan
trọng, nhất là trong giải quyết tranh chấp. Bởi tính đặc trưng của hợp đồng thông minh là việc
sử dụng bằng ngôn ngữ mã lệnh, cho nên nếu không có quy định chung về việc giải thích cụ
thể về hợp đồng, sẽ rất khó cho các cơ quan có thể nắm bắt được vụ việc, các tình tiết liên quan
để đưa ra các quyết định chính xác trong các vụ tranh chấp. Do đó, theo quan điểm của nhóm
nghiên cứu, pháp luật Việt Nam nên đưa ra cách giải thích hợp đồng thông minh cũng như chủ
thể có thẩm quyền giải thích để tạo điều kiện cho việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết một cách rõ ràng, chính xác cũng như đảm bảo sự công bằng, lợi ích các bên trong hợp
đồng trong các vụ tranh chấp.
Kết luận
Hợp đồng thông minh đã tạo ra cách thức hoàn toàn mới để các bên tham gia hợp đồng giao
kết với nhau vô cùng thuận tiện, nhanh chóng và đem lại khá nhiều thành quả cho nền kinh tế
của hầu hết các quốc gia trên Thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam
chưa có một quy định cụ thể điều chỉnh vấn đề này bao gồm từ khái niệm, đặc điểm, cơ chế
hoạt động và ý nghĩa của hợp đồng thông minh, điều này đã tạo nên sự e dè của các nhà đầu tư
lớn vào Việt Nam cũng như gây khó khăn trong quá trình cơ quan giải quyết tranh chấp. Do
vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong vấn đề này là điều cần thiết
và sẽ hỗ trợ Việt Nam hướng tới xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh vấn đề về
hợp đồng thông minh. Dựa trên nghiên cứu này, các nghiên cứu sau có thể nghiên cứu sâu cụ
thể vào từng loại hợp đồng thông minh cũng như các quy định pháp lý điều chỉnh nó.

Danh mục tài liệu tham khảo


Văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật Tiếng Việt
1. Bộ luật dân sự 2015
2. Văn bản hợp nhất 17/VBHN - VPQH 2019 về Luật thương mại
3. Luật xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020

14
4. Luật giao dịch điện tử 2005
Văn bản pháp luật nước ngoài
5. Tuyên bố pháp lý của Ủy ban Tư pháp Vương quốc Anh
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
6. Phạm Văn Chính, Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thông minh, luận văn thạc sĩ luật
học, Khoa luật ĐHQG Hà Nội, 2021.
7. Tô Minh Phương, Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thông minh (smart contract) trên thế
giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, trường đại học Luật Hà
Nội.
8. Đồng Thị Huyền Nga, Hoàng Thảo Anh, “Blockchain và hợp đồng thông minh – xu thế
tất yếu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và những thách thức pháp lý đặt ra”, tr 314,
xem tại:
https://www.researchgate.net/publication/340224430_Blockchain_va_Hop_dong_Thon
g_minh_-
_Xu_the_tat_yeu_cua_cuoc_cach_mang_Cong_nghiep_40_va_nhung_thach_thuc_pha
p_ly_dat_ra (truy cập ngày 14/10/2021)
9. Quỳnh Anh, “Chuyên gia hiến kế giúp bạn trẻ đón đầu xu hướng công nghệ
Blockchain”, xem tại: https://funix.edu.vn/blog/chia-se-kien-thuc/chuyen-gia-hien-ke-
giup-ban-tre-don-dau-xu-huong-cong-nghe-blockchain/  (truy cập 15/10/2021)
10. Vietnam IT nation, “Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2020”, xem tại:
https://topdev.vn/VietnamITNation2020_ByTopDev.pdf , (truy cập 15/10/2021)
Tài liệu tham khảo nước ngoài
11. Allen &Overy, At a glance guide to basic principals of english contract law, Pearson
education UK,  tr 3.
12. Deep Shift Technology Tipping Points and Social Impact, World Economic Forum
(Survey Report), 2015, tr 2.
13. UKJT, Legal statement on cryptoassets and smart contract, first edition, NXB The
lawtech delivery panel, UK, 2019, tr 37.
14. Clyde &Co, “The UK provides legal certainty for smartcontracts and cryptoassets in its
landmark legal statement”, 20/11/2019, xem tại: 
https://www.clydeco.com/en/insights/2019/11/the-uk-provides-legal-certainty-for-
smart-contract , (truy cập 15/10/2021)
15. Crypto research, “smart contract”, 24/10/2018, xem tại link:
https://cryptoresearch.report/crypto-research/smart-contracts/ (truy cập ngày
14/10/2021)
16. Gideon Greenspan, “Beware of the Impossible SC Blockchain News”, 12/04/2016, xem
tại: http://www.the-blockchain.com/2016/04/12/beware-of-the-impossible-smart-
contract/ , (truy cập ngày 14/10/2021)
17. Silas Nzuva, “smart contracts implementation, applicants, benefits and limitations”,
xem tại:

15
https://www.researchgate.net/publication/336369143_Smart_Contracts_Implementation
_Applications_Benefits_and_Limitations , (truy cập 03/10/2021)
18. UKJT, “law commision seeks view on smart contracts”, 17/12/2020, xem tại: 
https://www.lawcom.gov.uk/law-commission-seeks-views-on-smart-contracts/ , (truy
cập 9/10/2021)

16

You might also like