You are on page 1of 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
Hệ: CQ - CLC Khoá: 61
Địa điểm thi: Trường ĐHKTQD
Ngày thi: 18/11/2021. Ca thi: 1
KHOA: LUẬT Thời gian làm bài: 90 phút
Bộ môn: Pháp luật kinh doanh

ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (3 điểm)
Trong khi xây dựng chào hàng bán cafe hạt cho một công ty của Nhật Bản, anh A nhân
viên pháp chế của Công ty X cho rằng theo quy định tại Điều 14 của CISG phải quy định điều
khoản giá một cách cụ thể trong hợp đồng, nếu không chào hàng sẽ không phù hợp với quy định
của CISG. Tuy nhiên, nếu quy định luôn giá cafe hạt vào thời điểm hiện tại trong chào hàng thì sẽ
có nhiều rủi ro cho Công ty vì giá này phụ thuộc vào tình hình thu hoạch cafe trong vụ tới. Hãy
nêu ý kiến pháp lý của bạn để giúp anh A xây dựng chào hàng không vi phạm quy định của CISG
mà vẫn đảm bảo quyền lợi của Công ty X trong trường hợp trên? Giải thích?

Câu 2 (2 điểm) Khẳng định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
“Tòa án của một quốc gia chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại
quốc tế khi được các bên trong hợp đồng thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc
gia đó.”

Câu 3 (5 điểm)
Doanh nghiệp A có trụ sở tại Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gửi bản đề nghị hợp
đồng cho doanh nghiệp B có trụ sở tại Singapore ngày 15/1/2011 với nội dung chào bán cho B
500 tấn phân đạm Urê xuất xứ Trung Quốc, giá 520 đô la Mỹ/tấn, theo điều kiện FOB Hải Phòng,
Incoterms 2010, thời hạn giao hàng không muộn hơn 1/7/2011. Ngày 20/1/2011, B gứi fax trả lời
đồng ý mua số hàng trên, nhưng đề nghị giao hàng vào ngày 30/5/2011. Cùng ngày 20/1/2011, A
fax lại cho B trả lời chấp thuận mọi yêu cầu của B.
Ngày 1/6/2011, không thấy B đến nhận hàng, A liên lạc với B, được B thông báo là do
lượng hàng phải giải phóng tại Singapore quá lớn, tàu do B chỉ định đã không thể đến Hải Phòng
để nhận hàng. Sau nhiều lần hối thúc B đến nhận hàng nhưng không nhận được phản hồi tích cực,
ngày 1/8/2011, A đã khởi kiện B tại toà án có thẩm quyền, yêu cầu giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng trên.
a. Phân tích hành vi vi phạm hợp đồng của Bên B theo Incoterms 2010? Nêu rõ cơ sở pháp lý?
b. Giả sử trong hợp đồng mua bán hàng hóa trên có điều khoản về sự kiện bất khả kháng như
sau: “Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng có thể chấm dứt nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng”.
Bạn hãy dự liệu những rủi ro có thể xảy ra từ điều khoản về sự kiện bất khả kháng trên?

Ghi chú: - Được dùng các loại tài liệu khi làm bài;
- Nộp lại đề thi cùng bài thi.

You might also like