You are on page 1of 6

KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------------------------------- --------------------------------------

ĐỀ BÀI TẬP HỌC KÌ


MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Học kỳ phụ - Năm học 2020 - 2021

Đề số 1
1. Phân tích các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về giới hạn quyền sở hữu
công nghiệp.
2. Anh A là nhân viên Tòa soạn báo Đời sống - Pháp luật theo Hợp đồng lao động
số 789/2015/HĐLĐ với nhiệm vụ kiếm tin, viết bài cho Tòa soạn và được hưởng chế độ
theo quy định. Tòa soạn cung cấp tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật cho anh A thực hiện
nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, anh A viết bài báo có tiêu đề “Điều tra đường dây sản xuất
xăng giả” được đăng trên báo giấy của Tòa soạn ngày 07/04/2019.
a. Xác định tư cách chủ thể quyền tác giả của anh A, Tòa soạn báo Đời sống - Pháp
luật và phạm vi quyền mà các bên được hưởng trong tình huống.
b. Trang báo điện tử Vietnamnet muốn đăng bài báo “Điều tra đường dây sản xuất
xăng giả” của anh A trên trang web của họ thì cần xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao
cho ai?
Đề số 2
1. Phân tích thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong thương mại điện
tử và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng đó.
2. Công ty X tại Nhật Bản là chủ sở hữu nhãn hiệu “Shiseido” cho sản phẩm mỹ
phẩm thuộc nhóm 03 tại Việt Nam. Tháng 8 năm 2017, Công ty X phát hiện tên miền
www.shiseidovietnam.vn do Ông H đăng ký chủ sở hữu có bán và giới thiệu sản phẩm
mỹ phẩm mang nhãn hiệu “Shiseido”, sử dụng nhãn hiệu và hình ảnh sản phẩm trên
trang web mà không được sự đồng ý của Công ty X.

1
a. Giả sử những sản phẩm được bán trên trang web www.shiseidovietnam.vn là sản
phẩm do Công ty X tại Nhật Bản sản xuất, ông H nhờ người quen xách tay về Việt Nam
để bán thì Công ty X có quyền ngăn cấm ông H nhập khẩu và lưu thông sản phẩm này
tại thị trường Việt Nam không? Vì sao?
b. Công ty X có quyền yêu cầu Ông H chấm dứt sử dụng tên miền
www.shiseidovietnam.vn không? Anh/chị hãy tư vấn biện pháp và thủ tục để bảo vệ
quyền lợi cho Công ty X.
Đề số 3
1. Phân biệt cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp.
2. Công ty E là nhà sản xuất sản phẩm vở học sinh mang nhãn hiệu “Milkita” tại
Nhật Bản từ năm 1985. Từ năm 2000, Công ty MON là nhà phân phối độc quyền tại
Việt Nam các sản phẩm vở học sinh mang nhãn hiệu “Milkita”. Năm 2003, Công ty
MON đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “Milkita” cho sản phẩm vở học sinh và đồ dùng
học tập tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam dưới tên Công ty MON. Công ty E không biết
việc đăng ký này cũng như không cho phép dưới bất kỳ hình thức nào việc Công ty
MON đăng ký nhãn hiệu “Milkita” của Công ty E tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào nhân
danh Công ty MON. Tuy nhiên, do thiếu thông tin, tháng 12 năm 2005, Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam đã cấp GCNĐKNH số 57345 cho Công ty MON bảo hộ nhãn hiệu
“Milkita” cho sản phẩm vở học sinh và đồ dùng học tập. Anh chị hãy phân tích vụ việc
trên và tư vấn cho Công ty E giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu “Milkita” cho sản
phẩm vở học sinh tại Việt Nam.
Đề số 4
1. Phân biệt cơ chế bảo hộ giữa sáng chế và bí mật kinh doanh.
2. Công ty Coca Cola là chủ sở hữu nhãn hiệu Coca Cola đăng ký cho sản phẩm
nước uống có ga. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang có hiệu lực tại Việt Nam.
Gần đây, công ty này phát hiện Công ty B tại Hải Phòng sản xuất và đưa ra thị trường
nước uống có ga mang dấu hiệu Cokka Cola với cách trình bày tương tự.
a. Anh/chị hãy xác định hành vi của Công ty B có xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp của Công ty Coca Cola hay không?
2
b. Giả sử Công ty B sử dụng dấu hiệu Cokka Cola cho sản phẩm keo dán do
Công ty này sản xuất. Anh/chị hãy tư vấn biện pháp để Công ty Coca Cola chứng minh
Công ty B có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty Coca Cola.
Đề số 5
1. Phân tích các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và
lấy ví dụ minh họa.
2. Ông Nam là tác giả hai bài báo phân tích về tính “thanh thanh tục tục” trong thơ
Hồ Xuân Hương được đăng trên Tạp chí Văn Nghệ số ngày 03/06/2015 và ngày
03/08/2015. Ông Quân là tác giả cuốn sách “Bình luận Thơ Hồ Xuân Hương” xuất bản
ngày 20/11/2017. Trong cuốn sách của mình, Ông Quân đã tự ý trích dẫn nguyên văn
hai bài báo của Ông Nam, có đề tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm rõ ràng, sau đó phân
tích và chỉ ra 20 điểm không hợp lý của Ông Nam khi phân tích về thơ Hồ Xuân Hương.
Ông Nam cho rằng Ông Quân có hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình khi sử dụng
tác phẩm mà không xin phép, không trả tiền cho Ông Nam. Tuy nhiên, Ông Quân cho
rằng ông trích dẫn hợp lý tác phẩm nên không cần xin phép và trả tiền cho Ông Nam.
Anh chị hãy phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân trong vụ việc nói trên.
Đề số 6
1. Phân biệt cơ chế bảo hộ nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.
2. Chỉ dẫn địa lý “Lý Sơn” đã được bảo hộ cho sản phẩm tỏi năm 29/06/2020.
Theo đăng ký, tỏi Lý Sơn được trồng tại xã An Bình, An Hải, An Vĩnh thuộc huyện Lý
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 05/07/2020, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi
phát hiện doanh nghiệp X tại thành phố Hồ Chí Minh thu mua tỏi tại Ninh Thuận về
đóng gói và dán nhãn “Tỏi Lý Sơn” để bán ra thị trường.
a. Anh/chị hãy xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của doanh
nghiệp X.
b. Anh/chị hãy tư vấn các biện pháp phù hợp để xử lý hành vi xâm phạm trong
tình huống trên.

Đề số 7
3
1. Phân biệt Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu với Hủy bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ nhãn hiệu? Cho ví dụ minh hoạ?
2. Ông Tú đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng thành công dưa lê hình hồ lô
với kiểu dáng độc đáo. Sản phẩm này có thể sản xuất được với số lượng lớn. Ông Tú sau
khi trồng thử nghiệm đã trưng bày tại triển lãm nông sản của địa phương và bán được số
lượng lớn sản phẩm này tại triển lãm. Khi đánh giá sản phẩm dưa lê này có khả năng
khai thác thương mại cao, Ông Tú mới tính đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ.
a. Theo anh/chị, hình dáng dưa lê hồ lô do Ông Tú sáng tạo ra có thể được bảo hộ
dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao?
b. Ông Tú dự định nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho hình dáng bên
ngoài của quả dưa lê hồ lô. Theo anh/chị, hình dáng dưa lê hồ lô nói trên có đáp ứng các
điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hay không?
Đề số 8
1. Phân biệt hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu và hợp đồng chuyển
quyền sử dụng nhãn hiệu. Phân tích lợi ích mà các bên có được khi ký kết hợp đồng
chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
2. Công ty Thiên Long đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp cho kiểu dáng “dụng cụ gọt bút chì” ngày 25/01/2019 trên cơ sở nộp đơn
ngày 16/03/2018. Tháng 02/2019, Công ty Thiên Long phát hiện trên thị trường sản
phẩm dụng cụ gọt bút chì do Cơ sở Tân Phú sản xuất có kiểu dáng không khác biệt với
kiểu dáng dụng cụ gọt bút chì của họ đang được bảo hộ. Công ty Thiên Long đã gửi thư
khuyến cáo đến Cơ sở Tân Phú yêu cầu thu hồi toàn bộ số sản phẩm trên thị trường và
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Cơ sở Tân Phú cho rằng họ không xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp của Công ty Thiên Long. Theo anh chị, Cơ sở Tân Phú cần lập luận và
cung cấp chứng cứ gì để chứng minh họ không xâm phạm quyền của Công ty Thiên
Long?

4
Đề số 9
1. Phân tích và lấy ví dụ minh họa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo
quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
2. Công ty X là chủ sở hữu nhãn hiệu “Dulux” đăng ký cho sản phẩm sơn từ năm
1990 tại Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang còn hiệu lực tại Việt Nam.
Năm 2009, Ông M đăng ký tên miền “duluxvietnam.vn” và rao bán tên miền này với giá
80 triệu đồng trên trang web muare.com.
a. Theo anh/chị, Ông M có hành vi xâm phạm nào đối với quyền sở hữu trí tuệ
của Công ty X?
b. Anh/chị hãy tư vấn các biện pháp mà Công ty X có thể áp dụng để bảo vệ
quyền lợi của Công ty.
Đề số 10
1. Phân tích quy định của pháp luật về việc áp dụng biện pháp dân sự trong bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng biện pháp dân sự.
2. Công ty A là chủ sở hữu nhãn hiệu “Alpenliebe” đăng ký cho sản phẩm kẹo
sữa béo, được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp GCNĐKNH từ 3/4/1998. Bao gói của
sản phẩm có nền màu vàng đặc trưng, hình chiếc muôi rót caramen xuống các viên kẹo,
phía xa có hình một vài ngôi nhà mái đỏ, cánh đồng xanh và dòng sông sữa trắng. Bao
gói này đã được Công ty A sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ năm 1998.
Tháng 9 năm 2017, Công ty A phát hiện Công ty B sản xuất và đưa ra thị trường sản
phẩm kẹo sữa béo gắn dấu hiệu “Appenlibbe” với bao gói màu vàng và có cách trình
bày tương tự với bao gói của Công ty A.
a. Theo anh/chị, Công ty B có những hành vi xâm phạm nào đối với quyền sở hữu
trí tuệ của Công ty A?
b. Anh chị hãy tư vấn cho Công ty A lựa chọn các biện pháp và cơ quan có thẩm
quyền để bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của Công ty.

Lưu ý:

- Sinh viên thực hiện bài tập học kỳ theo các yêu cầu trong Đề cương môn học.

5
- Tương ứng với thời điểm nộp bài tập học kỳ, nếu việc học tập vẫn được thực hiện
online, sinh viên nộp bài tập như sau:
o Sinh viên làm bài và lưu vào file, đặt tên file: “Lớp.BTHK.SHTT. Mã số SV. Họ
và tên SV”;
o Sinh viên nộp bài bằng cách gửi mail cho nhóm trưởng, nhóm trưởng tập hợp và
gửi cho 1 bạn đại diện trong lớp thảo luận (do các bạn cử hoặc giáo viên chỉ
định). Subject của mail đặt cùng với tên file;
o Bạn đại diện trong lớp thảo luận tập hợp bài của cả lớp vào folder đặt tên:
“Lớp.BTHK.SHTT” và gửi mail (có subject đặt cùng với tên folder) cho Bộ môn
theo email: shtthlu@gmail.com;
o Các bài lẻ không nộp theo lớp, các bài, mail không đặt đúng tên, quá thời gian
quy định được xác định là không nộp bài.
- Tương ứng với thời gian nộp bài tập học kỳ, nếu việc học tập đã trở lại trường như bình
thường, sinh viên nộp bài tập không đóng bìa cứng và thể hiện trên hai mặt giấy (với
mục đích bảo vệ môi trường).

BỘ MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

You might also like