You are on page 1of 4

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT DOANH NGHIỆP

Tình huống 1: Ông A có số vốn 3 tỉ, dự kiến thành lập DNTN kinh doanh khách
sạn, nhưng lại phải cần có số vốn 6 tỉ. Ông A trao đổi với anh B là đứa cháu họ đồng
ý góp vốn với ông 2 tỉ, trao đổi với chị C là người hàng xóm góp vốn 1 tỉ để có đủ 6 tỉ
thành lập DNTN kinh doanh KS.

Ông A, anh B, Chị C thỏa thuận bằng văn bản để ông C đứng tên thành lập DNTN
kinh doanh KS. Lợi nhuận phân chia cho A,B,C theo tỉ lệ vốn gốc. Sau 2 năm khách
sạn hoạt động bình thường và phân chia lợi nhuận theo cam kết một cách bình
thường, nhưng phát sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được. B, C gửi đơn ra tòa
yêu cầu giải thể DN và chia tài sản doanh nghiệp theo tỉ lệ vốn gốc.

Hỏi: Anh, chị xử lý sự việc này như thế nào để đúng luật mà vẫn đảm bảo được lợi
ích của A,B,C?

Trả lời: Theo quy định tại điều 141 khoản 1, Luật Doanh nghiệp năm 2005: "Doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp."

Khoản 2, điều 142 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: "Toàn bộ vốn và tài sản kể cả
vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật."

Theo dữ liệu của chủ đề, thì quan hệ giữa A với B và C là quan hệ dân sự (vay
mượn) không phải là quan hệ góp vốn theo Luật Doanh nghiệp vì DNTN không có
quan hệ góp vốn mà vốn là do chủ DN đầu tư 100% (theo khoản 2 điều 142). Do đó,
B và C không thể gửi đơn yêu cầu tòa án tuyên bố giải thể DNTN, việc giải thể
DNTN chỉ được thực hiện theo Quyết định giải thể của Chủ DNTN, cơ quan thụ lý
giải quyết là Cơ quan đăng ký kinh doanh không phải là Tòa án. Trình tự thực hiện
theo điều 157 và 158 Luật doanh nghiệp năm 2005.

Căn cứ giấy tờ cho mượn tiền, B và C chỉ được quyền gửi đơn yêu cầu tòa án giải
quyết tranh chấp thu hồi số tiền cho A mượn theo quy định của pháp luật dân sự;

Hoặc trường hợp A không trả tiền thì B và C có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án tuyên
bố phá sản DNTN theo quy định của Luật phá sản.

Tình huống 2: A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn X
kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/07/2006, Công ty được Sở kế hoạch
đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được
xác định như sau:

* A góp bằng một căn nhà tại Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội, trị giá 400 triệu đồng,
chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.
* B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn
điều lệ.
* C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên đã
thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định trong Luật doanh nghiệp
2005. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm
Chủ tịch Hội đồng thành viên, B làm Giám đốc, và C là kế toán trưởng Công ty. Điều
lệ hoạt động của Công ty không quy định cụ thể ai là đại diện theo pháp luật của
Công ty.

Do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A
mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp
vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước
đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C không đồng
ý.

Hỏi:

1. Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

2. A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng
tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý? Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà
và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật không? Căn cứ pháp lý của việc này
có thể tham chiếu ở đâu?

3. Với lý do B có nhiều sai fạm trong quản lý Công ty, với cương vị chủ tịch Hội đồng
thành viên và là người góp nhiều vốn nhất vào Công ty, A đã ra quyết định cách
chức Giám đốc của B và yêu cầu B bàn giao lại công việc cùng con dấu cho Công ty.
Sau đó A ký quyết định bổ nhiệm C làm giám đốc công ty. Các quyết định của A có
hợp pháp không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

4. B chẳng những không đồng ý với các quyết định nói trên mà còn tiếp tục sử dụng
con dấu và danh nghĩa Công ty TNHH X để ký kết hợp đồng với bạn hàng. Trong đó
có hợp đồng vay trị giá 500 triệu đồng với Công ty Y. Tại thời điểm ký kết hợp đồng
vay vốn thì báo cáo tài chính của công ty cho thấy giá trị tài sản của Công ty X còn
khoảng 800 triệu đồng. Theo hợp đồng, Công ty Y đã chuyển trước số tiền 300 triệu
đồng. Tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được B chuyển sang tài khoản cá nhân của
mình và dùng vào mục đích cá nhân. B có quyền giữ lại con dấu của công ty, và hoạt
động với danh nghĩa của công ty không? B có quyền ký kết hợp đồng nói trên
không? Căn cứ pháp lý?

5. Trước tình hình như vậy, A kiện B ra Tòa án yêu cầu B fải hoàn trả khoản tiền 300
triệu đồng. A có quyền khởi kiện B không? Căn cứ pháp lý?

6. Công ty Y cũng nộp đơn ra Tòa yêu cầu công ty X phải hoàn trả số tiền 300 triệu
đồng mà Y đã cho X vay, bồi thường thiệt hại do Công ty X gây ra cho Công ty Y do
vi phạm hợp đồng.

Mong các bạn giúp mình giải quyết vụ việc trên?

Trả lời:

Điều lệ Công ty X không quy định, căn cứ Luật Doanh nghiệp, với tổng tỷ lệ vốn góp
và 60%, B và C không thể đơn phương quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của
HĐTV mà không được sự chấp thuận của A. (Điều 52 LDN, tỷ lệ thông qua quyết
định của HĐTV là >= 65% (hoặc 75%) tổng số vốn góp của các thành viên dự họp
chấp thuận (giả thiết rằng các cuộc họp của HĐTV đều có sự tham gia của A). Do
vậy mong muốn của B và C về việc thay thế Chủ tịch HĐTV là không thể thực hiện
được nếu không được A đồng ý.
Xin được bàn thêm:

Hầu hết các đối tác tham gia khi hình thành doanh nghiệp đều chỉ nhìn hoạt động
đầu tư, triển khai kinh doanh... theo chiều xuôi mà không tính theo chiều ngược lại..
Do vừa mang tính đối nhân, lại vừa mang tính đối vốn, vừa là chủ sở hữu, vừa tham
gia điều hành Cty nên bất đồng và xung đột giữa các thành viên rất dễ phát sinh.
Nếu không có sự thống nhất trước về cơ chế để giải quyết bất đồng, xung đột, vấn
đề này sẽ trở thành lực cản cho hoạt động và sự phát triển của công ty.

Dựa trên các thông tin trên, sau đây là hướng giải quyết:

Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?

Ở đây tôi xin sửa lại câu hỏi một chút, “căn nhà thuộc về A hay công ty”? Ở đây vấn
đề chính không phải là giá trị căn nhà mà là bản thân căn nhà -- sẽ thuộc quyền sở
hữu của ai? mặc dù thị giá của căn nhà tăng lên làm phát sinh tranh chấp. Theo Luật
Doanh nghiệp (2005), A góp vốn bằng căn nhà (trị giá 400 triệu đồng tại thời điểm
góp vốn) vào Công ty X, như vậy A với tư cách là thành viên có nghĩa vụ (theo Luật
Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty) hoàn tất nghĩa vụ góp vốn vào Công ty, cụ thể là
sang tên / chuyển quyền sở hữu căn nhà (và chuyển quyền sử dụng đất) cho Công
ty. Công ty X đương nhiên là chủ sở hữu căn nhà, là tài sản mà A góp vào Công ty.
Thỏa thuận góp vốn của các thành viên đã được ghi nhận trong Điều lệ (và/hoặc
thoả thuận giữa các thành viên vào lúc thành lập). Việc định giá tài sản góp (400
triệu) cũng đã được các thành viên thống nhất. Trên thực tế, có thể A chưa làm thủ
tục sang tên trước bạ căn nhà cho Công ty, nên nay muốn rút ra (bạn cần kiểm tra
lại thông tin “các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy
định trong Luật doanh nghiệp 2005” liên quan đến việc góp vốn của A). Nếu đúng
như vậy, theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, A có nghĩa vụ hoàn tất việc
chuyển quyền sở hữu – đây chỉ là vấn đề thủ tục. Do căn nhà đã được góp vào
Công ty và trở thành tài sản của Công ty độc lập với tài sản của các thành viên), do
vậy nếu giá thị trường của căn nhà tăng lên thì Công ty với tư cách là chủ sở hữu
được hưởng lợi, chứ không phải A.

Công ty X hoặc một trong các thành viên còn lại (B hoặc C) hoàn toàn có quyền khởi
kiện A yêu cầu hoàn tất nghĩa vụ góp vốn hay cụ thể hơn là làm thủ tục chuyển
quyền sở hữu căn nhà cho Công ty.

Giả sử như A chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu mà căn nhà vẫn đứng tên A,
và nếu A muốn rút lại việc góp vốn bằng căn nhà và góp bằng tiền mặt, thì việc này
có thể được giải quyết nếu B và C chấp thuận (hay nói cách khác là Hội đồng Thành
viên chấp thuận). B và C hoàn toàn có quyền từ chối và yêu cầu A hoàn tất việc
chuyển quyền sở hữu căn nhà cho Công ty.

Vấn đề người đại diện theo pháp luật của Công ty, cần xem lại Giấy Chứng nhận
Đăng ký Kinh doanh của Công ty, chắc chắn sẽ có ghi (chỉ có thể là A hoặc B). Có
thể Điều lệ Công ty không xác định rõ người đại diện theo pháp luật của Công ty là
Giám đốc hay Chủ tich HĐTV.

Các quyết định của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể
tham chiếu ở đâu?

Việc xem xét quyết định của A có hợp pháp không cần xem xét cụ thể Điều lệ Công
ty X (thẩm quyền của Chủ tịch HĐQT và của Hội đồng Thành viên). Tuy nhiên, theo
Luật Doanh nghiệp 2005 và thực tiễn phổ biến ở các công ty TNHH (theo điều lệ),
việc cách chức hay bãi miễn Giám đốc là do Hội đồng Thành viên quyết định (với tư
cách là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho các chủ sở hữu công ty – thành
viên). Mà thông thường, vấn đề này sẽ được Hội đồng Thành viên quyết định theo
nguyên tắc biểu quyết quá bán theo số lượng thành viên của Hội đồng thành viên
hoặc theo số vốn góp (51%, 65% hoặc hơn tùy theo Điều lệ). Do vậy, tôi cho rằng
với tư cách thành viên góp 40% vốn điều lệ và với tư cách Chủ tịch HĐTV, A không
có quyền đơn phương ra quyết định cách chức Giám đốc của B. Tuy nhiên, nếu A và
C hợp tác với nhau (tổng cộng nắm 70% vốn) thì có thể làm được điều này. Tuy
nhiên, việc cách chức phải được tiến hành dưới hình thức một nghị quyết hay quyết
định của HĐTV được thông qua hợp lệ (họp hay bằng văn bản). Thủ tục ra quyết
định hay nghị quyết của HĐTV về vấn đề này, bạn xem cụ thể tại Điều lệ của Công
ty X và các điều khoản liên quan đến HĐTV, Giám đốc và Chủ tịch HĐTV, phần về
công ty TNHH tại Luật Doanh nghiệp 2005.

B có quyền giữ lại con dấu của công ty, và hoạt động với danh nghĩa của công
ty không? B có quyền ký kết hợp đồng nói trên không? Căn cứ pháp lý?

Việc bảo quản, sử dụng con dấu công ty được quy định trong một nghị định của
chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu (bạn vào một số website về văn bản pháp
luật kiêm tra, tôi cũng không nhớ số văn bản). Về nguyên tắc, con dấu công ty phải
được lưu giữ tại trụ sở công ty trừ các trường hợp cá biệt (công tác … được mang
con dấu đi theo). Người đại diện theo pháp luật công ty có trách nhiệm bảo quản và
sử dụng con dấu đóng trên các tài liệu giao dịch của công ty.

B là Giám đốc và nếu là người đại diện theo pháp luật của Công ty X được quyền và
có nghĩa vụ sử dụng con dấu phù hợp với các quy định của luật pháp (nêu trên). Tuy
nhiên, nếu giữ riêng dấu công ty và phục vụ cho mục đích cá nhân có thể bị coi là vi
phạm quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Việc B (Giám đốc) có được quyền ký hợp đồng vay (trị giá 500 triệu đồng) cần xem
cụ thể Điều lệ Công ty (về thẩm quyền của Giám đốc) hoặc các văn bản của Hội
đồng Thành viên (về phân quyền cho các cán bộ quản lý trong đó có Giám đốc).
Thông thường điều lệ công ty (Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định rõ vấn đề
này) quy định việc ký kết các hợp đồng vay có giá trị lớn hơn 50% giá trị tài sản của
công ty (tại thời điểm tham gia giao dịch) thì phải được Hội đồng Thành viên quyết
định. Nếu điều lệ công ty cũng quy định tương tự, thì việc B tự ký kết hợp đồng vay
mà không thông qua HĐTV sẽ được coi là vượt quá thẩm quyền, và hợp đồng đó có
thể bị tuyên là vô hiệu. Việc B sử dụng số tiền vay dưới danh nghĩa Công ty cho mục
đích cá nhân rõ ràng là trái pháp luật. Cũng xin lưu ý tòa án cũng sẽ cân nhắc một số
khía cạnh khác để xác định hợp đồng vay ký trong trường hợp này có vô hiệu không.

Công ty X, A hoặc C có quyền khởi kiện B ra tòa vì B đã hành động vượt quá thẩm
quyền của Giám đốc Công ty (theo giả định nêu trên).

You might also like