You are on page 1of 7

Tổng hợp bài tập tình huống

Môn: Luật Hợp đồng 1 & 2


Bài tập 1
Từ đầu năm 2017, Giám đốc Trần Công của Công ty TNHH Trùng Dương, sau nhiều
lần trao đổi với Vũ Minh (trưởng phòng xuất khẩu, kiêm trợ lý giám đốc của công ty xuất
nhập khẩu Toca), đã gửi Toca 74 lô hàng may mặc xuất khẩu sang Nga. Hai bên không ký
kết một văn bản hợp đồng nào cả. Tháng 11 năm 2017, Toca thanh toán cho Trùng Dương
tiền bán 02 lô hàng trong số 74 lô hàng đã nói. Sau một thời gian dài Toca kh ông thanh toán
nốt cho Trùng Dương số 72 lô hàng còn lại, với lý do không có quan hệ hợp đồng giữa Toca
và Trùng Dương.
Giữa năm 2018, Trùng Dương kiên quyết đòi Toca phải thanh toán cho mình và cho
rằng: (1) khi giao dịch với Trùng Dương, Vũ Minh hoàn toàn có thẩm quyền, vì ông này đã
đưa cho Trùng Dương xem Quyết định do Bùi Phùng- giám đốc Toca lúc đó ký, uỷ quyền
cho ông giải quyết mọi công việc liên quan tới kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian
giám đốc đi công tác, hơn nữa trong bản phân công trực lãnh đạo lúc đó, Vũ Minh phụ trách
kinh doanh xuất nhập khẩu; (2) Các phiếu xuất kho, vận đơn đều ghi tên người gửi là Toca,
dù Trùng Dương và Toca không ký hợp đồng bằng văn bản.
Giám đốc mới của Toca cho rằng: (1) không có một hợp đồng nào giữa Toca và
Trùng Dương được ký kết, bởi trong sổ sách của Toca chỉ đề cập tới hợp đồng giữa Toca và
Trùng Dương về hai lô hàng đã thanh toán cho Trùng Dương; (2) Vũ Minh- người giao dịch
trực tiếp với Trùng Dương trước kia, đã nghỉ hưu, và tại thời điểm giao dịch đó không được
uỷ quyền của giám đốc Bùi Phùng, bởi các quyết định nói trên là văn bản phân công nội bộ,
còn đối với từng việc giao dịch cụ thể với bên ngoài cần có uỷ quyền cụ thể, hơn nữa trong
Điều lệ của Toca có qui định đối với những hợp đồng có giá trị lớn từ 02 tỉ đồng trở lên phải
do giám đốc trực tiếp ký kết hoặc phải uỷ quyền cụ thể bằng văn bản, trong khi đó 74 lô hàng
nói trên trị giá lớn hơn hàng chục lần mức qui định; (3) mặc dù sổ sách kế toán của Toca có
ghi khoản thanh toán trả Trùng Dương 02 lô hàng đã nói, nhưng đó là việc riêng của Vũ
Minh và Trùng Dương, không phải là việc của hai công ty, bởi công ty không được một
khoản lợi nào từ giao dịch này và Vũ Minh chỉ lợi dụng tư cách của Toca; (4) người lao động
tại Toca phản đối vì cho rằng, công ty và họ không phải chịu trách nhiệm về các giao dịch tư
giữa Vũ Minh và Trùng Dương; (5) báo chí bênh vực quyền lợi của người lao động lên tiếng
đòi không thể coi vụ việc làm ăn chui này là hợp đồng của Toca và Trùng Dương, và còn lập
luận, nếu không phải là vụ làm ăn chui, thì tại sao kể từ khi giao hàng mãi tới giờ mới đòi
tiền?
Câu hỏi 1: có tồn tại quan hệ hợp đồng có hiệu lực giữa Toca và Trùng Dương
không? Vì sao?
Câu hỏi 2: Tranh chấp này là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về kinh doanh
thương mại? Tại sao?

Bài tập 2

Ngày 26/02/2017, Công ty TNHH May Mặc Thương Tín (Thương Tín) có gửi một yêu cầu
đến Công ty liên doanh dịch vụ giao nhận quốc tế ABC (ABC), theo đó công ty ABC sẽ chở
một lô hàng may mặc mà Thương Tín gia công cho công ty Mega Textile (MT) từ thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam sang Miami, Florida, Hoa Kỳ. Yêu cầu này được thể hiện bằng một
Phiếu yêu cầu chuyên chở ngày 26/02/2017 của công ty Thương Tín, tại điều khoản thanh
toán của phiếu yêu cầu chuyên chở có ghi “cước phí trả trước bởi Công ty Mega Textile”.
ABC trả lời chấp thuận yêu cầu trên bằng thư xác nhận ngày 28/02/2017, tuy nhiên kèm theo
trả lời có yêu cầu phía Thương Tín cung cấp thư xác nhận của Mega Textile đối với nghĩa vụ
thanh toán cước phí thì ABC mới tiến hành thực hiện hợp đồng. Ngày 1/3/2017, Thương Tín
cung cấp hợp đồng gia công giữa Thương Tín và Mega Textile để xác nhận tổng số lô hàng
mà Thương Tín gia công cho MT là phù hợp với khối lượng hợp đồng chuyên chở theo yêu
cầu. Trong hợp đồng gia công không có điều khoản về trách nhiệm chi trả phí vận chuyển.

Thực hiện yêu cầu trên, ABC đã vận chuyển lô hàng đi Miami, Florida, Hoa Kỳ, theo vận
đơn hàng không (AWB) số TFS-400053 ngày 03/3/2017 trên chuyến bay 0Z392 và OZ222
ngày 03/3/2017 đến Hoa Kỳ và giao cho người nhận hàng ghi trên vận đơn một cách an toàn.
Tổng cước phí vận chuyển lô hàng trên là 61.395,20USD. Sau khi ABC hoàn tất nghĩa vụ
giao hàng, nhưng mới nhận được thanh toán tiền cước vận chuyển được 33.000USD (hóa đơn
xuất cho Mega Textile). Hiện còn nợ 28.395,20USD chưa thanh toán.

Ngày 21/10/2017, ABC có văn bản yêu cầu Thương Tín phải chịu trách nhiệm trả số tiền
28.395,20USD và lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nhưng Thương Tín từ
chối thanh toán vì cho rằng đây không phải là nghĩa vụ của mình.

Câu hỏi: Xác định bằng chứng chứng minh các bên có giao kết hợp đồng vận chuyển hàng
hóa? Trình bày quan điểm của chị (anh) về giải quyết tranh chấp hợp đồng trên.

Bài tập 3
Công ty TNHH Bích Đào (Công ty Bích Đào) vay của ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Long Điền (gọi tắt là Ngân hàng) số tiền là 3 tỷ đồng trên cơ
sở Hợp đồng tín dụng ngày 8/4/2017, thời hạn cho vay là 24 tháng kể từ 9/4/2017 đến ngày
9/4/2019 (Hợp đồng tín dụng). Kèm theo đó là Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số
080701.0457 ngày 8/4/2017 (Hợp đồng thế chấp QSDĐ) giữa 03 bên là Ngân hàng (bên nhận
thế chấp), bà Nguyễn Bạch Vân (bên thế chấp) và Công ty Bích Đào (bên vay vốn). Theo đó,
bà Nguyễn Bạch Vân sử dụng quyền sử dụng mảnh đất có diện tích 11.079m 2 để đảm bảo cho
nghĩa vụ vay vốn của Công ty Bích Đào. Tổng giá trị tài sản bảo lãnh là 5.983.000.000 đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Hợp đồng vay thì công ty Bích Đào vì không thực hiện
đúng nghĩa vụ bổ sung các giấy tờ như đã cam kết nên vào ngày 09/10/2017 Ngân hàng đã
khởi kiện Công ty Bích Đào tại Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Trong quá trình giải quyết vụ kiện thì ông Vũ Phiến (là chủ sở hữu hợp pháp quyền sử
dụng đất hợp pháp của mảnh đất trên) đã tố cáo bà Nguyễn Thị Duyên (con dâu) đã giả mạo
chữ ký của ông để lập hợp đồng ủy quyền tặng cho mảnh đất. Sau đó, bà Nguyễn Bạch Vân
(lúc này đã được ghi tên trong giấy CN QSDĐ) đem thế chấp cho Công ty Bích Đào để vay
vốn Ngân hàng. Căn cứ trên quyết định trưng cầu giám định chữ ký của phòng kỹ thuật hình
sự công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết luận: chữ ký của ông Vũ Phiến và bà Vũ Thị Thảo
(vợ ông Phiến) trên hợp đồng ủy quyền là giả mạo, tòa án tuyên bản án sơ thẩm số
37/2017/KDTM-ST ngày 17/12/2017 với nội dung: hợp đồng ủy quyền tặng cho quyền sử
dụng đất giữa ông Vũ Phiến và bà Nguyễn Thị Duyên là vô hiệu.
Câu hỏi 1: Hợp đồng thế chấp giữa Công ty Bích Đào, Bà Bạch Vân và Ngân hàng có vô
hiệu không? Vì sao?
Câu hỏi 2: Có cơ sở để ông Vũ Phiến đòi lại tài sản của mình không? Vì sao?

Bài tập 4

Ông Phạm Hồng Ngọc, chủ hộ kinh doanh Bánh Hồng Ngọc, có địa chỉ tại phường
Xuân Hòa, thị xã Long Khánh, Đồng Nai.
Ngày 30.5.2017, cơ sở Bánh Hồng Ngọc đã ký hợp đồng số 126/HĐKT với nội dung
Công ty TNHH công nghệ xử lý nước thải và môi trường Thiết San (địa chỉ tại Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) bán và lắp đặt cho Cơ sở sản xuất bánh Hồng Ngọc hệ
thống dây chuyền xử lý nước thải với giá 120.000.000đ. Về chất lượng, Công ty Thiết San
phải đảm bảo các thông số kỹ thuật của công trình, nước thải sau khi được xử lý phải đạt tiêu
chuẩn loại B (TCVN 4945- 1995). Để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải chủ cơ sở phải sử dụng
hóa chất xử lý nước thải.
Theo hợp đồng, việc thanh toán được tiến hành làm 3 đợt, đợt 1 (40 triệu) vào ngày
ký hợp đồng; đợt 2 (40 triệu) vào ngày giao hàng và đợt 3 (40 triệu) sau khi đưa máy vào sử
dụng 3 tháng. Thời gian bảo hành là 12 tháng kể từ ngày lắp đặt. Hợp đồng được ký bởi Ông
Phạm Hồng Ngọc và Giám đốc Công ty Thiết San (là đại diện theo pháp luật của Công ty).
Thực hiện hợp đồng Ông Ngọc đã thanh toán cho Công ty Thiết San 86 triệu đồng.
- Đợt 1 ngày 30.5.2017: 56 triệu đồng,
- đợt 2 ngày 29.7.2017: 16 triệu đồng,
- đợt 3 ngày 1.8.2017: 14 triệu đồng.
Ngày 10.8.2017, Công ty Thiết San đã tiến hành lắp đặt công trình và yêu cầu Ông
Ngọc thanh toán nốt số tiền còn lại của hợp đồng nhưng ông Ngọc từ chối. Sở dĩ Ông Ngọc
không thanh toán nốt số tiền còn lại bởi ông đã vận hành máy đúng yêu cầu và đã mua hóa
chất xử lý nước thải để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải nhưng khi tiến hành thẩm định cơ quan
chức năng đã có kết luận kết quả thẩm định kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở sản
xuất của ông Ngọc không đạt yêu cầu.
Mặc dù đã khiếu nại nhưng Công ty Thiết San vẫn không cử người đến kiểm tra và
sửa chữa hệ thống xử lý nước thải. Ngày 18.5.2018, qua kiểm tra, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở Phạm Hồng Ngọc vì gây ô
nhiễm môi trường do không xử lý nước thải, yêu cầu cơ sở ngừng hoạt động sau 20 ngày kể
từ ngày 18.5.2018.
Ông Ngọc đã đề nghị Công ty Thiết San phải lắp đặt máy mới đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật hoặc trả lại 86 triệu đồng và tháo dỡ toàn bộ hệ thống mà Công ty này đã lắp đặt để ông
thuê đơn vị khác thiết kế và lắp đặt hệ thống mới nhưng Công ty Thiết San không có ý kiến
trả lời. Giữa hai bên phát sinh tranh chấp. Ông Ngọc có ý định khởi kiện Công ty Thiết San ra
Tòa án.
Ông Ngọc xác định những thiệt hại mà ông phải gánh chịu như sau:
- Nộp phạt hành chính: 1 triệu đồng;
- Mua hóa chất xử lý nước thải: 18 triệu đồng;
- Trả lãi vay cho ngân hàng: 13 triệu đồng;
- Thiệt hại cho những ngày tạm ngừng sản xuất: 20 triệu đồng;
- Phí tư vấn pháp luật: 3 triệu đồng.
Nay , Ông muốn khởi kiện đòi lại 86 triệu đồng đã thanh toán cho Công ty Thiết San
và đòi bồi thường thiệt hại với những khoản nói trên bồi thường những thiệt hại nêu trên.
Câu hỏi : Các yêu cầu trên của ông Ngọc có thể được Tòa án chấp thuận hay không?
Giải thích cụ thể từng yêu cầu.

Bài tập 5
Công ty TNHH Hùng Minh có địa chỉ tại Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh
Xuân, Hà nội; Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là mua bán máy móc, vật tư thiết
bị, phụ tùng ngành nước.
Công ty TNHH công nghệ môi trường Trường Tín có địa chỉ tại Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn kỹ thuật về công nghệ môi trường, xây dựng
công trình cấp thoát nước, kỹ thuật môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Đầu năm 2017, hai bên ký hợp đồng mua bán máy bơm nước thải và máy bơm ly tâm
trục ngang, theo đó bên bán là Công ty Hùng Minh, bên mua là Công ty Trường Tín với các
nội dung đáng chú ý sau:
- Công ty Hùng Minh bán cho Công ty Trường Tín: Máy bơm chìm nước thải
hiệu LOWARA- Italy, Model DL 109, số lượng 10 cái, đơn giá 800
USD/cái; Máy bơm ly tâm trục ngang, hiệu SAER- Italy, model CB 40, số
lượng 5 cái, đơn giá 300 USD/cái;
- Phương thức thanh toán: Công ty Trường Tín đặt cọc 500 USD khi ký hợp
đồng. Số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi có biên bản nghiệm thu giữa hai
bên.
- Thời gian giao hàng: 4- 6 tuần kể từ ngày ký hợp đồng;
- Địa điểm giao hàng: Tại Công ty Trường Tín;
- Bảo hành 2 năm. Trong thời gian bảo hành, nếu có bất kỳ sự cố kỹ thuật nào
xảy ra, Công ty Trường Tín không được tự ý tháo rời hoặc sửa chữa khi
chưa có văn bản cho phép của Trung tâm bảo hành của Công ty Hùng Minh
mà phải thông báo ngay cho Công ty Hùng Minh để kịp thời khắc phục sự
cố
- Điều khoản phạt:
 Phạt 0,1% giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm giao hàng;
 Phạt 100% giá trị hợp đồng nếu tự ý hủy bỏ hợp đồng;
 Phạt 0,1% giá trị hợp đồng cho mỗi ngày chậm thanh toán;
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án
kinh tế TPHCM với tính cách chung thẩm và ràng buộc cả hai bên.
Hợp đồng được ký bởi đại diện có thẩm quyền của hai bên. Trong quá trình thực hiện
hợp đồng, Công ty Hùng Minh đã giao đúng hàng và trong thời hạn. Tuy nhiên, cho đến nay
Công ty Trường Tín vẫn không thanh toán hết tiền hàng. Giữa hai bên phát sinh tranh chấp.
Câu hỏi 1: Với các điều khoản như vậy thì có rủi ro pháp lý gì cho các bên hay
không?
Tình tiết bổ sung
Trên thực tế, hai bên đã không tiến hành nghiệm thu máy nhưng Công ty Trường Tín
vẫn đưa máy vào sử dụng và không có ý kiến gì về chất lượng máy. Sau 6 tháng đưa máy vào
sử dụng Công ty Trường Tín có văn bản đề nghị Công ty Hùng Minh cử cán bộ kỹ thuật đến
kiểm tra chất lượng máy. Hai bên đã có văn bản xác nhận tình trạng hoạt động của máy. Đợt
này, Công ty Trường Tín đã thanh toán cho Công ty Hùng Minh được 2000 USD. Hai bên có
biên bản nhận tiền, quy đổi 2000 USD thành tiền VND và giao nhận bằng VND.
Công ty Hùng Minh dự kiến sẽ kiện ra Tòa án yêu cầu Công ty Trường Tín thanh toán
nốt số tiền hàng còn nợ, phạt vi phạm thanh toán với mức 0,1%/ngày, phạt vi phạm hợp đồng
là 8% giá trị hợp đồng.
Câu hỏi 2: Hợp đồng trên có bị vô hiệu hay không? Vì sao?
Câu hỏi 3: Đánh giá về khả năng được Tòa án chấp nhận đối với các yêu cầu nói
trên của Công ty Hùng Minh

Bài tập 6
Ngày 26 tháng 8 năm 2017, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ cơ điện lạnh (gọi
tắt là PME), có trụ sở tại 24 đường Bàu Cát, quận Tân Bình, tp HCM và Công ty TNHH
thương mại và dịch vụ kỹ thuật cao (gọi tắt là HTC), có trụ sở tại 97 Nguyễn Đình Chiểu,
Quận 3, tp HCM đã cùng nhau thống nhất ký hợp đồng giao nhận thầu cung ứng vật tư và
xây lắp. Đại diện tham gia ký kết hợp đồng của phía PME là ông Dương Văn Minh (Giám
đốc công ty); phía HTC do ông Vũ Quý Hiệp (Phó Giám đốc) làm đại diện. Nội dung cơ bản
của hợp đồng như sau:
 Công ty PME đồng ý cho Công ty HTC nhận thầu thi công trọn gói công trình
“Xây dựng mới Trạm biến áp 560KVA 15-22/0,4KV” tại nhà máy Nahnom theo đúng quy
định của ngành điện và phù hợp với yêu cầu của bên PME.
Địa chỉ thi công: Tại công ty TNHH Nahnom thuộc xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An.
 Thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng.
 Tổng giá trị hợp đồng là 500 triệu đồng (đã bao gồm 5% thuế VAT).
 Phương thức thanh toán: Công ty PME thanh toán cho công ty HTC toàn bộ giá trị
hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đồng VND và thanh toán theo các đợt như sau:
+ Đợt 1: 30% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký hợp đồng;
+ Đợt 2: 40% giá trị hợp đồng ngay sau khi ký quyết định đấu nối và thiết kế kỹ thuật
được duyệt và bên HTC tập kết đầy đủ vật tư và lắp đặt xong phần trạm;
+ Đợt 3: 30% giá trị hợp đồng ngay sau khi công trình được đóng điện nghiệm thu.
 Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi, hai bên sẽ trực tiếp gặp nhau để bàn bạc
bằng phụ lục hợp đồng mới có giá trị thi hành.
Thực hiện hợp đồng, công ty HTC đã hoàn tất việc thi công công trình đáp ứng đúng
yêu cầu về chất lượng của bên PME, công trình đã được hai bên nghiệm thu. Tuy nhiên, phía
PME lại không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thanh toán.
Ngày 05/9/2017 hai bên thỏa thuận lại về phương thức thanh toán. Theo đó, việc thực
hiện thanh toán 2 đợt cuối sẽ được thực hiện theo phương thức bù trừ nợ đối trừ 120 triệu mà
DNTN Thành An còn nợ PME theo một hợp đồng đã ký và thực hiện trước đây.
Sau đó, do gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết thanh toán, HTC quyết định khởi
kiện PME ra Tòa. Tại phiên tòa, phía đại diện bị đơn bác bỏ yêu cầu thanh toán và đưa ra
quan điểm cho rằng phụ lục hợp đồng này vô hiệu (vì khi ký kết hợp đồng không có mặt đại
diện của DNTN Thành An); có nghĩa là điều khoản thanh toán của hợp đồng vô hiệu, dẫn đến
hợp đồng đã ký kết cũng vô hiệu.
Ngoài ra, đại diện cho nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ việc, ông Lê Anh Sơn
-Giám đốc công ty HTC - cho biết tuy ông không trực tiếp tham gia ký kết và thực hiện các
giao dịch liên quan đến hợp đồng, nhưng việc ký hợp đồng và tiến độ thực hiện hợp đồng ông
đều được biết qua các báo cáo của ông Vũ Quý Hiệp. Nhưng phía bị đơn lại cho rằng việc
ông Hiệp đại diện cho HTC ký hợp đồng mà không xuất trình được giấy ủy quyền là không
đúng thẩm quyền. Do vậy, hợp đồng đã ký vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể.
Câu hỏi: Các lập luận của bị đơn PME là có căn cứ hay không? Vì sao?
Bài tập 7

Ngày 16/1/ 2017, ông Nguyễn Văn Linh và vợ là Hoàng Thị Xuyến có thoả thuận mua
căn nhà số 49/13 đường HHT quận Bình Thạnh, TP HCM có diện tích 90m 2 của ông Trần
Văn Sung và vợ là bà Nguyễn Thị Lan với giá 109 lượng vàng. Căn nhà này do vợ chồng anh
Trần Minh Sang và chị Nguyễn Thị Nguyệt đứng tên sở hữu. Trước đó, anh Sang và chị
Nguyệt đã uỷ quyền cho ông Sung (cha của anh Sang) bán căn nhà này. Việc uỷ quyền chỉ
bằng miệng.
Ngày 16/2/ 2017, ông và vợ có làm giấy đặt cọc với vợ chồng ông Sung bà Lan với nội
dung như sau: bên bán là ông Sung bà Lan có nhận của bên mua là ông Linh bà Xuyến 9 cây
vàng tiền đặt cọc đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán nhà số 49/13 đường HHT
quận Bình Thạnh, TP HCM với giá 109 lượng vàng. Nếu bên nào bội ước thì phải chịu phạt
gấp 2 lần số tiền đặt cọc. Bên bán cũng cam đoan nguồn gốc ngôi nhà hoàn toàn hợp pháp,
không có tranh chấp khiếu kiện gì, nếu có gì man trá trong việc chuyển nhượng, bên bán
hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cùng ngày, bên mua đã giao ngay số tiền tương đương với 9 cây
vàng (67.500.000 đồng), đồng thời ông Sung đã giao toàn bộ giấy tờ nhà, đất cho bên mua.
Khi ông Trần Văn Sung và vợ đứng ra làm giấy nhận cọc không có uỷ quyền bằng văn bản
của vợ chồng anh Sang, đến ngày 28/2/2017, mới làm giấy tái xác nhận uỷ quyền có tên gọi
là “Tờ ưng thuận”. Giấy xác nhận này không được công chứng, chứng thực.
Về sau, khi xem xét kỹ giấy tờ gốc của căn nhà, thì ông Linh và bà Xuyến thấy một
phần của căn nhà nằm trong quy hoạch lộ giới do vậy vợ chồng ông không muốn mua nữa và
yêu cầu vợ chồng ông Sung hoàn lại tiền đặt cọc. Hơn nữa, trên giấy tờ nhà đất, diện tích có
hẹp hơn so với diện tích thực tế (80m2). Tuy nhiên, ông Sung cho rằng nếu bên mua không
mua nhà nữa thì phải mất tiền đặt cọc.
Câu 1: Theo anh (chị), có những giao dịch dân sự nào đã được hình thành trong vụ việc kể
trên, và các chủ thể tham gia là những ai?
Câu 2: Có căn cứ pháp lý để vợ chồng ông Linh đòi lại số tiền đặt cọc hay không? Nêu lập
luận giải thích.

Bài tập 8

Anh Nguyễn Văn Xê muốn mua một bộ ghế mát- xa tự động của Công ty Bình An
với giá 100 triệu đồng, nhưng sợ hố, nên đã đòi hỏi Công ty Bình An cho dùng thử một tuần.
Công ty đồng ý và trao cho anh Xê bộ ghế đó ngày 1 tháng 1 năm 2017. Đúng 0 giờ ngày 7
rạng sáng 8 tháng 1 năm 2017, một đám cháy dữ dội xảy ra tại nhà anh Xê do sét đánh. Bộ
ghế bị thiêu trụi. Công ty Bình An đòi anh Xê phải chi trả 100 triệu đồng cho Công ty.
Vì lý do anh Xê không đồng ý chi trả, Công ty Bình An đã khởi kiện ra Tòa án yêu
cầu anh Xê phải thanh toán toàn bộ số tiền 100 triệu đồng, cộng với phạt chậm trả theo quy
định tính từ ngày 9.1.2017.
Chị Phạm Thị Đê, vợ anh Xê khai báo với Tòa rằng giao kết trên với Công ty Bình
An là không có giá trị hiệu lực vì anh Xê đang mắc bệnh tâm thần, việc tự ý mua bộ bàn ghế
trên không là có sự đồng ý của chị Đê. Do đó anh Xê và chị Đê không có trách nhiệm phải
thanh toán số tiền mà Bình An yêu cầu.

Câu hỏi: Theo chị (anh), phía vợ chồng anh Xê và chị Đê có phải thanh toán khoản tiền
yêu cầu trên hay không? Giải thích vì sao.
Bài tập 9

Công ty A là chủ đầu tư tòa nhà chung cư ABC. Ngày 1/1/2017, công ty A đã
ký hợp đồng số 314/HĐMB/ABC với ông X về việc bán căn hộ số 314 với giá 4
tỷ đồng. Theo hợp đồng, ông X đã thanh toán khoản đầu tiên 1 tỷ đồng vào
ngày ký hợp đồng, 2 tỷ sau khi hoàn tất xây dựng 90% căn hộ. Phần còn lại của
khoản thanh toán sẽ được thanh toán tại thời điểm công ty A bàn giao căn hộ
cho ông X. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2017, đại diện của công ty A đã trao căn hộ
số 314 cho ông X. Tuy nhiên, chất lượng của công trình không phù hợp như hợp
đồng, cụ thể gạch lát sàn, sơn tường và đồ nội thất trong căn hộ không phù hợp
với các tiêu chuẩn Châu Âu như cam kết. Ông X vẫn đồng ý nhận và ký xác
nhận vào biên bản bàn giao căn hộ. Cùng ngày ông X cũng thông báo là ông
chưa thể thanh toán số tiền còn lại cho chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư hẹn sẽ về
làm việc lại về vấn đề thanh toán và thông báo sau với ông X.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 2017, sau khi phát hiện ra rằng nước mưa đã xâm
nhập vào tường phòng khách, ông X báo cho công ty A và yêu cầu họ sửa chữa
càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vào ngày 15/2/2017, khi ông X về nhà, ông phát
hiện công ty A đã niêm phong nhà, không để ông vào căn hộ của ông với lý do
ông X đã trì hoãn thanh toán số tiền còn lại trong 15 ngày, vi phạm hợp đồng số
314/HDMB/ABC.
Câu hỏi: Công ty A là vậy là đúng hay sai? Ông X có cơ sở đòi lại căn hộ của
mình hay không? Vì sao?

You might also like