You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA THƯƠNG NHÂN


SINGAPORE VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

Môn học: Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

GVHD: ThS. Châu Thế Hữu

Nhóm sinh viên thực hiện:


TT Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ
1 Trần Thị Hồng Vân K174101217 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Công Đạt K184070910 Tham gia
3 Hoàng Đức Nhân K184070925 Tham gia
4 Đặng Nhật Hạ K184101326 Tham gia
5 Lê Thị Hồng K184101328 Tham gia
6 Lâm Anh Thư K184101348 Tham gia

TP.HCM, Tháng 08 Năm 2020


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 4

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Singapore ........................................................... 4


1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên........................................................................ 4
1.2. Nhân khẩu học tại Singapore.............................................................................. 5
1.2.1. Tôn giáo tại Singapore ............................................................................ 5
1.2.2. Ngôn ngữ tại Singapore .......................................................................... 5
1.2.3. Dân số tại Singapore ............................................................................... 5
1.2.4. Chủng tộc ................................................................................................ 5
1.3. Điều kiện chính trị .............................................................................................. 6
1.4. Điều kiện kinh tế ................................................................................................ 7
1.5. Pháp luật ............................................................................................................. 8
1.6. Một số tập tục văn hóa ....................................................................................... 8
1.7. Sáu chiều văn hóa của Hofstede ....................................................................... 10
1.7.1. Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI) ........................................................ 10
1.7.2. Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể (IDV) ...................................... 10
1.7.3. Âm tính và Dương tính (MAS)............................................................. 10
1.7.4. Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI) ........................................................... 10
1.7.5. Định hướng dài hạn và Định hướng ngắn hạn (LTO) .......................... 11
1.7.6. Dân Tự thỏa mãn và Tự kiềm chế (IND) ............................................ 11

Chương 2: Quan hệ thương mại giữa Singapore với Việt Nam .............................. 12
2.1. Quan hệ thương mại giữa Singapore với Việt Nam năm 2017 - 2018............. 12
2.2. Quan hệ thương mại giữa Singapore với Việt Nam năm 2018 - 2019............. 14
2.3. Quan hệ thương mại giữa Singapore với Việt Nam năm 2019 - 2020............. 17
2.4. Cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore
.......................................................................................................................... 20

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22


3.1. Một số khái niệm về đàm phán ........................................................................ 22
3.1.1. Đàm phán trong kinh doanh .................................................................. 22
3.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán................................................. 22
3

3.1.3. Tiêu chuẩn cho một cuộc đàm phán thành công ................................... 23
3.2. Những lưu ý trước khi đàm phán ..................................................................... 23
3.2.1. Trang phục ............................................................................................. 23
3.2.2. Tác phong và cách hành xử ................................................................... 23
3.2.3. Giao tiếp ................................................................................................ 24
3.3. Phong cách đàm phán của thương nhân Singapore .......................................... 25
3.3.1. Vấn đề giao tiếp và ứng xử .................................................................... 25
3.3.2. Thái độ và phong cách ........................................................................... 25
3.3.3. Vấn đề người đại diện ........................................................................... 25
3.3.4. Chia sẻ thông tin .................................................................................... 26
3.3.5. Tốc độ đàm phán ................................................................................... 26
3.3.6. Trả giá .................................................................................................... 27
3.3.7. Ra quyết định ......................................................................................... 27
3.3.8. Thỏa thuận và hợp đồng dựa trễ cam kết các bên ................................. 28
3.4. Những lưu ý sau khi đàm phán với thương nhân Singapore ............................ 28
3.4.1. Hãy thể hiện sự tích cực ........................................................................ 28
3.4.2. Cẩn thận với các văn bản sau đàm phán................................................ 28
3.4.3. Cân nhắc việc kiểm tra lại việc đàm phán ............................................. 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 29


4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên


Singapore: tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo
quốc tại Đông Nam Á được đô thị hóa mạnh ở khu vực Đông Nam Á và có tổng diện
tích là 721,5 km2. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách
xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và
khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao
166m.

Singapore có vĩ độ từ 1o09′ Bắc đến 1o29′ Bắc và có kinh độ từ 104o36′ Đông


đến 104o24′ Đông. Với vĩ độ đó Singapore chỉ cách đường Xích đạo khoảng 137 km về
phía Bắc.
Khí hậu của Singapore có khí hậu xích đạo ẩm đặc trưng và không có mùa màng
rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa
nhiều. Với sự đô thị hóa mạnh mẽ, Singapore đã bị mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới,
hiện nay chỉ còn lại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên
đã được xây dựng và phát triển, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia Singapore đồng thời
Khí hậu Singapore tương đối giống với khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới và nắng
quanh năm. Với sự tác động của vùng duyên hải nên nhiệt độ Singapore hầu như duy trì
ở mức độ từ 24oC và 32oC. Singapore có độ ẩm rất cao, khoảng 84,4%. Tháng 12 là
tháng mưa liên tục, tháng 02 là tháng nắng suốt cả tháng, tháng 07 và tháng 08 là tháng
nóng nhất với nhiệt độ cao đạt mức tối đa.
5

1.2. Nhân khẩu học tại Singapore


1.2.1. Tôn giáo tại Singapore
Có 5 tôn giáo lớn là: Kitô giáo (gồm Tin lành và Công giáo) 14,6%, Phật giáo
42,5%, đạo Lão 8,5%, Hồi giáo 14,9%, Ấn Độ giáo 4%, còn lại 0,6% dân số theo các
tôn giáo khác và 14,8% dân số không theo tôn giáo, ngoài ra còn có các loại hình tín
ngưỡng dân gian. Như vậy 85,2% dân số Singapore theo tôn giáo, các tôn giáo sống
trong đoàn kết và hoà hợp.
Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số cư
dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ đạo Phật trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Tôn
giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi giáo, Đạo giáo, và Ấn
Độ giáo. 17% dân số không gia nhập tôn giáo nào. Tỷ lệ tín đồ Ki-tô giáo, Đạo giáo, và
người không tôn giáo tăng trong khoảng thời gian giữa năm 2000 và 2010, mỗi nhóm
tăng 3%, trong khi tỷ lệ tín đồ Phật giáo thì giảm xuống. Các đức tin khác vẫn ổn định
trên quy mô lớn về tỷ lệ dân số.

1.2.2. Ngôn ngữ tại Singapore


Là một quốc gia đa ngôn ngữ. Ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Mã Lai, và bốn ngôn ngữ
chính thức là tiếng Mã Lai, tiếng Anh, Ấn Độ (Tamil) và Trung Quốc (Mandarin). Tiếng
Anh là ngôn ngữ hành chính và là phương tiện giảng dạy trong các trường học.

1.2.3. Dân số tại Singapore


- Dân số hiện tại của Singapore là 5.853.730 người vào ngày 27/07/2020 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
- Dân số Singapore hiện chiếm 0,08% dân số thế giới.
- Mật độ dân số của Singapore là 8.362 người/km2.

1.2.4. Chủng tộc


Vào thế kỷ 19, Singapore đã trở thành quốc gia có nhiều sự đa dạng văn hóa nhất,
với sự có mặt của rất nhiều người dân có quốc tịch gốc ở các nước khác nhau. Từ đó
cho đến nay, Singapore đã trở thành một quốc gia độc lập. Trong đó người Hoa chiếm
nhiều nhất với 74,2% dân số, người Mã Lai hay Malay – những cư dân đầu tiên tại
Singapore chỉ chiếm hơn 13%. Còn lại là dân số của người gốc Ấn, lai Á Âu, Peranakan
và các dân tộc khác.
6

Người Hoa là nhóm dân tộc lớn nhất ở Singapore, chiếm gần ba phần tư dân số
cả nước. Phần lớn trong số họ di cư đến đây từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc, trong đó
có Phúc Kiến và Quảng Đông.
Người Mã Lai là nhóm người đầu tiên định cư ở Singapore và là nhóm dân tộc
lớn thứ hai ở đây. Người Mã Lai ở Singapore thuở ban đầu đến từ các vùng lân cận, như
các đảo Java và Bawean của Indonesia, và bán đảo Mã Lai.
Người Ấn ở Singapore là nhóm dân tộc lớn thứ ba, và cộng đồng này là một trong
những nhóm người Ấn sinh sống ở nước ngoài đông nhất.
Cộng đồng người Âu-Á (Eurasian) với số lượng ít, nhưng có tầm ảnh hưởng lớn
ở Singapore, là biểu trưng cho sắc màu Đông Tây hội ngộ ở Singapore.Phần lớn người
Âu-Á ở Singapore có nguồn gốc tổ tiên Châu Âu từ Bồ Đào Nha, Hà Lan hoặc Anh.
Peranakan dùng để chỉ những người hậu duệ, được sinh ra từ những cuộc hôn
nhân giữa những người đàn ông Trung Quốc hoặc Ấn Độ với phụ nữ Mã Lai hoặc
Indonesia bản địa, họ sinh sống ở khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á.

1.3. Điều kiện chính trị


Theo thể chế Cộng Hoà nghị viện (dân chủ nghị viện), chế độ một viện, (từ năm
1959). Hiến pháp được ban hành ngày 3 tháng 6 năm 1959 và được sửa đổi năm 1965
và lần gần nhất năm 1996. Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay,
Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party – PAP) liên tục cầm quyền.
Tổng thống được bầu bởi đa số phiếu theo nhiệm kỳ 6 năm, lần bầu cử gần nhất
vào ngày 27 tháng 08 năm 2011. Lãnh đạo của Đảng chiếm đa số hoặc Đảng liên minh
sẽ được Tổng thống chọn làm Thủ tướng, Phó Thủ tướng cũng do Tổng thống lựa chọn.
Hệ thống lập pháp: Quốc hội độc viện bao gồm 84 ghế, nghị viện được bầu theo
nhiệm kỳ 5 năm. Ngoài ra có 9 nghị viên được đề cử, 3 ứng cử viên Đảng đối lập có số
phiếu gần nhất với người thắng cử cũng có thể được chọn làm nghị viên. Bầu cử Quốc
hội lần gần nhất được tổ chức vào ngày 05 tháng 06 năm 2011.
- Tổng thống: Tony Tan Keng Yam (từ 01/09/2011)
- Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong, từ 12/08/2004)
- Bộ trưởng Bộ Công Thương: Lim Hng Kiang.
7

1.4. Điều kiện kinh tế


Đất nước Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ
bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất
canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không
phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu
Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu,
chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong
đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa
máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển
quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển
đổi sang nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào
loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh
hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng
kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh:
Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11
tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh
hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ
đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006
đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng
hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế
tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một
thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu
và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
Singapore là đất nước có nền kinh tế thị trường tự do, chính phủ nắm vai trò chủ
đạo. Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. Singapore trở thành đầu
mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những
cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới). Sau giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của
suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2001-2003, GDP thực tế năm 2004 của Singapore tăng
mức kỷ lục 8%. Chính phủ đang cố gắng hướng đến việc xây dựng một nền kinh tế ít bị
tác động bởi những biến động bên ngoài và trở thành trung tâm tài chính và công nghệ
cao của Đông Nam Á.
8

1.5. Pháp luật


Hệ thống pháp luật Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật
Anh, chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo
và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ giáo và phong tục của
người Hoa.
Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo mô
hình của các nước khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình ví dụ như thông qua
Bộ luật Hình sự, Luật về chứng cứ theo hình mẫu của các Bộ luật thuộc địa Ấn Độ;
thông qua Luật về quyền đất đai năm 1956, Pháp lệnh về các quan hệ công nghiệp năm
1960 và Luật về công ty năm 1967 theo mô hình của Australia.
Hiến pháp hiện hành của Singapore được ban hành năm 1965, đất nước này có
hệ thống pháp luật được xếp vào hệ thống luật án lệ (common law).
Ở Singapore vẫn áp dụng hoàn toàn học thuyết pháp lý của Anh, thừa nhận án lệ
là nguồn quan trọng của luật. Án lệ của Anh, của Malaysia, của Ấn Độ và các nước
trong Khối Thịnh vượng chung “có hiệu lực thuyết phục” được Toà án Singapore tiếp
nhận trong thực tiễn xét xử.

1.6. Một số tập tục văn hóa


Bị lôi cuốn bởi viễn cảnh tương lai tươi đẹp, những người nhập cư đã mang theo
những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến
Singapore. Các cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên
một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa dạng và mang
lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống. Cho đến cuối thế kỉ
19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất
của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Mã Lai, người Ấn, người
Peranakan và những người Á Âu.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay
hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy
tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức. Khi ăn cơm không được đặt
đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung
tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa 15% 42% 8% 15% 4%1% 15%
Biểu đồ thống kê các tôn giáo ở Singapore Kitô giáo Phật giáo Đạo Lão Hồi giáo Ấn
Độ giáo Tôn giáo khác Không theo tôn giáo 5 đựng xương.
9

Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo
thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con
tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới. Trong những ngày
đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi
vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong
phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không
may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật
dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được
mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... Người
Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc
"phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giễu mắng chửi và sỉ vả người
khác. Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay
là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro. Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13",
"37", và "69" là những con số tiêu cực và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số
"7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này, tương tự họ cũng kỵ số
Trong khi đó, các con số 2, 6, 8 là con số may mắn. Bên cạnh đó, người gốc Hoa thích
số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là
màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng, màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng
trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho
sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây. Họ quan
niệm màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những
dịp lễ hội. Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu
thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong
văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị
phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự
đồng ý của đối phương.
Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo,
6 chủ nhà phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và
những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới
luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ đừng bao giờ
mang theo loại thức uống này. Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta
ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ trong phong bì màu trắng hoặc
màu nâu.
10

1.7. Sáu chiều văn hóa của Hofstede

Ảnh: hofstede-insights.com

1.7.1. Chỉ số khoảng cách quyền lực (PDI)


Hofstede đánh giá khoảng cách quyền lực ở Singapore với mức điểm khá cao là
74 điểm. Điều này cho thấy quyền lực ở các công ty sẽ được tập trung vào người chủ và
nhân viên thì mong được người chủ giao việc cho và phục tùng họ. Thông tin sẽ được
chọn lọc và truyền tải từ cấp cao nhất xuống thấp nhất một cách gián tiếp.

1.7.2. Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể (IDV)


Tính cá nhân ở Singapore được 20 điểm, một điểm số khá thấp. Suy ra, Singapore
là một xã hội mang tính tập thể mạnh hơn tính cá nhân. Người Singapore thích làm việc
theo nhóm và họ biết cách duy trì sự hòa hợp, tôn trọng nhau để tránh mâu thuẫn.

1.7.3. Âm tính và Dương tính (MAS)


Singapore đạt 48 điểm ở chiều văn hóa này. Đây là mức điểm thuộc nhóm trung
bình nhưng vẫn có phần nghiêng về Âm tính. Điều này có nghĩa là các khía cạnh nhẹ
nhàng hơn của văn hóa như san bằng với người khác, sự đồng 7 thuận, cảm thông cho
kẻ yếu được coi trọng và khuyến khích. Trong cuộc thảo luận, thận trọng là yếu tố rất
quan trọng và không nên quá cố chấp.

1.7.4. Chỉ số phòng tránh rủi ro (UAI)


Hofstede đánh giá mức độ né tránh rủi ro ở Singapore chỉ 8 điểm. Đây là điểm số
rất thấp. Nguyên nhân là do khoảng cách quyền lực ở Singapore khá cao (74 điểm) khiến
cho người dân đề cao việc tuân thủ quy tắc, luật pháp. Ở Singapore có rất nhiều quy
định phải tuân thủ nếu không sẽ bị phạt tiền nên chỉ số phòng tránh rủi ro là rất thấp.
11

1.7.5. Định hướng dài hạn và Định hướng ngắn hạn (LTO)
Singapore đạt 72 điểm cho chiều văn hóa này. Điểm số này là khá cao và cho
thấy Singapore là một xã hội có định hướng dài hạn tốt. Họ chú trọng phẩm chất văn
hóa hỗ trợ đầu tư dài hạn như sự kiên trì, nỗ lực bền bỉ, v.v. Trong khi người phương
Tây đi tìm kiếm sự thật thì người Singapore lại nhấn mạnh phẩm chất con người và cách
họ làm việc. Họ luôn giữ cho các lựa chọn của họ mở vì họ quan niệm có nhiều cách để
tiếp cận và giải quyết vấn đề. Nếu người phương tây cho rằng A đúng thì B phải sai thì
ngược lại, người Singapore nhìn nhận A kết hợp B sẽ tạo ra điều vượt trội.

1.7.6. Tự thỏa mãn và Tự kiềm chế (IND)


Ở chiều văn hóa này Singapore đạt 46 điểm. Đây là điểm số ở mức trung bình và
chỉ ra tự thỏa mãn và tự kiềm chế ở Singapore không cách biệt rõ ràng. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp, tính tự kiềm chế vẫn trội hơn một chút.
12

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA SINGAPORE


VỚI VIỆT NAM

2.1. Quan hệ thương mại của Singapore với Việt Nam năm 2017 - 2018
Singapore coi trọng quan hệ với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong
những thị rường chính về thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi ông sang
thăm Việt Nam tháng 3/2017. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Quan hệ hợp tác thương mại đầu tư giữa Việt Nam – Singapore tiếp tục phát triển
tích cực. Năm 2017, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba và nhà đầu tư lớn
nhất trong ASEAN của Việt Nam với 43 tỷ USD và hơn 1.800 dự án. Riêng tại TPHCM,
tính đến tháng 6/2018, Singapore có hơn 1.100 dự án với vốn đầu tư tích lũy đạt 10,5 tỷ
USD.
Khu công nghiệp theo kiểu Singapore tại Việt Nam được lãnh đạo hai nước đưa
ra vào năm 1994 và chỉ 2 năm sau đó, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP)
đầu tiên đã chính thức khai trương tại tỉnh Bình Dương (miền Nam Việt Nam). Kể từ
đó đến nay, 7 khu công nghiệp Việt Nam-Singapore được thành lập, trải dài từ Bắc vào
Nam Việt Nam là minh chứng tiêu biểu cho sự hợp tác kinh tế giữa hai nước. Các dự án
này đã thu hút khoảng 10,9 tỷ USD vốn đầu tư và tạo hàng trăm nghìn công ăn việc làm
cho người dân Việt Nam.
13

Nhiều công ty bất động sản của Singapore như Keppel Land, CapitaLand,
Mapletree, Ascendas-Singbridge đều có những dự án đầu tư dài hạn tại Việt Nam. Một
số thương hiệu ẩm thực từ Singapore như Jumbo, Yakun, Hill Street và Pastamania đã
bắt đầu xây dựng những chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm. Kể từ khi Hiệp định khung
về kết nối kinh tế Việt Nam-Singapore được thành lập năm 2006, thương mại song
phương hai nước tăng gấp đôi, đạt gần 22 tỷ USD vào năm 2017.
Kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, với 20,9
tỷ đô la Singapore (tương đương khoảng 15,2 tỷ USD) vào năm 2018. Bảy khu công
nghiệp Việt Nam - Singapore tại Việt Nam đã trở thành biểu tượng của hợp tác song
phương hai nước, thu hút hơn 12 tỷ USD đầu tư và tạo ra hơn 240.000 việc làm. Lần
đầu tiên, năm 2018, hai bên đã phối hợp tổ chức tuần lễ hàng Việt Nam tại chuỗi hệ
thống siêu thị FairPrice với 146 siêu thị trong thời gian 2 tuần nhằm quảng bá và thúc
đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam sang Singapore, với đa phần là sản phẩm nông nghiệp.
Tuần lễ hàng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và khai trương.

Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) là một biểu tượng trong quan hệ Việt
Nam - Singapore. Nguồn: CafeLand

Việt Nam và Singapore phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế
như ASEAN, APEC, ASEM, Liên hợp quốc... Singapore đã tích cực ủng hộ và hỗ trợ
Việt Nam hoàn thành trọng trách nền kinh tế chủ nhà Năm APEC 2017. Liên quan các
vấn đề an ninh chiến lược ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, hai nước tích cực
hợp tác, chia sẻ quan điểm và bảo vệ lập trường chung của ASEAN.
14

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 32 diễn ra tại Singapore có chủ đề "Xây dựng
một ASEAN tự cường và sáng tạo", nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy đoàn kết, thống
nhất, nâng cao năng lực tự cường của ASEAN trước các sức ép từ bên ngoài cũng như
ứng phó những thách thức nảy sinh, duy trì vai trò, vị thế của ASEAN ở khu vực; đồng
thời tích cực nắm bắt và tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tập trung thảo luận các biện pháp triển
khai xây dựng một ASEAN tự cường và sáng tạo, thúc đẩy quan hệ với các đối tác, đồng
thời trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Năm 2018, nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long,
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
và Phu nhân Trần Nguyệt Thu đã thăm chính thức Singapore từ ngày 25 đến 27-4-2018.
Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hai nước đang kỷ niệm 45 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ Ðối tác chiến lược giữa Việt Nam và
Singapore trong năm 2018.Cả hai đã ký kết Bản ghi nhớ (MoU) và đi đến tuyên bố
chung giữa Việt Nam và Singapore trên nhiều lĩnh vực
Mối quan hệ đối tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Singapore mở ra cho các doanh
nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thuận lợi để thành lập công ty tại Singapore. Đây là
thời cơ để các chủ kinh doanh tìm hiểu, nắm bắt thị hiếu khách hàng để phát triển, tấn
công vào thị trường Singapore đầy màu mỡ.

2.2. Quan hệ thương mại giữa Singapore với Việt Nam năm 2018 - 2019
Năm 2018, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam, cũng là
nhà đầu tư ASEAN lớn nhất của Việt Nam, với hơn 2.200 dự án đầu tư tại các khu vực
địa lý và lĩnh vực, bao gồm dịch vụ, chế biến, chế tạo và bất động sản, với tổng vốn đăng
ký khoảng 49 tỷ USD.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất
nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Singapore 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1,11 tỉ USD (giảm
3% so với 2 tháng đầu năm 2018).
Trong đó nhập khẩu từ Singapore trên 624,18 triệu USD (giảm 10,1%), xuất khẩu
sang thị trường này 486,47 triệu USD (tăng 7,9%). Như vậy Việt Nam nhập siêu từ
Singapore trên 137,71 triệu USD (giảm 43,5% so với cùng kì).
Xăng dầu luôn là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu từ Singapore,
chiếm 27,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này, trị giá 173,07
triệu USD, giảm 26,5% so với cùng kì năm 2018.
15

Trong 2 tháng đầu năm 2019, có rất nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Singapore
tăng cao về kim ngạch so với cùng kì năm ngoái; trong đó nhập khẩu tăng mạnh ở các
nhóm hàng như chế phẩm thực phẩm tăng 174,5%, đạt 35,5 triệu USD; dầu mỡ động,
thực vật tăng 171,7%, đạt 0,37 triệu USD; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng
129,5%, đạt 0,33 triệu USD; dược phẩm tăng 108,1%, đạt 2,03 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh ở một số nhóm hàng như sắt thép giảm
71,2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 51%; vải giảm 56,6%.
Kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, với 20,9
tỷ đô la Singapore (tương đương khoảng 15,2 tỷ USD) vào năm 2018. Bảy khu công
nghiệp Việt Nam - Singapore tại Việt Nam đã trở thành biểu tượng của hợp tác song
phương hai nước, thu hút hơn 12 tỷ USD đầu tư và tạo ra hơn 240.000 việc làm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Nguồn: VGP News

Các công ty của Singapore mong muốn mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực mới,
ngoài các lĩnh vực đầu tư truyền thống. Nhân chuyến thăm Singapore của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc vào năm 2018, Singapore và Việt Nam đã ký 6 bản ghi nhớ nhằm
đẩy mạnh hợp tác về quản lý nước và chất thải, tiêu chuẩn thương mại, công nghệ tài
chính (fintech), phát triển khí hóa lỏng, giám sát ngân hàng và năng lượng tái tạo.

Singapore - Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác nhiều hơn trong những lĩnh vực
công nghệ và đổi mới, kết nối hàng không và hàng hải, lương thực và nông nghiệp,
thương mại và đầu tư. Xin nhấn mạnh 3 lĩnh vực mới đầy hứa hẹn.
16

Lĩnh vực thứ nhất là đổi mới và khởi nghiệp. Việt Nam có nhiều thanh niên có trí
sáng tạo. Năm 2019, Việt Nam đứng ở vị trí 42 trong Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu, tăng 17
bậc từ năm 2016. Điều này đã tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp thu hút làn sóng quan
tâm từ các nhà đầu tư. Singapore mong muốn đầu tư vào tiềm năng sáng tạo của Việt
Nam. Tháng 7/2019, ra mắt Liên minh Sáng tạo Toàn cầu (GIA) tại TP.HCM, tạo điều
kiện cho việc tương tác gần gũi hơn nữa giữa hai hệ thống đổi mới và khởi nghiệp tại
Singapore, Việt Nam.
GIA cho phép chúng ta làm việc cùng nhau nhằm nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo
và doanh nhân hai nước. Hệ sinh thái khởi nghiệp fintech của Việt Nam cũng đã tăng
trưởng mạnh mẽ, với khoảng 120 công ty và thương hiệu, hoạt động trong các lĩnh vực
thanh toán số, tài chính thay thế, quản lý tài sản và blockchain. Các công ty Singapore
muốn phát triển các dịch vụ điện tử và các giải pháp thanh toán điện tử tại Việt Nam
nhằm phát triển hệ sinh thái tài chính của Việt Nam.
Lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn thứ hai là thành phố thông minh. Mạng lưới các
thành phố thông minh đã mang lại nhiều cơ hội cho Singapore chia sẻ kinh nghiệm trong
việc xây dựng quốc gia thông minh với Việt Nam, đặc biệt là với các thành phố thí điểm
trong khuôn khổ mạng lưới này, gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Lĩnh vực thứ ba là các giải pháp đô thị. Việt Nam đang đô thị hóa rất nhanh, với
819 thành phố lớn nhỏ và theo số liệu năm 2018, 38% dân số Việt Nam sống tại các khu
đô thị. Đầu năm 2019, Công ty Sakae Corporate Advisory cùng với Công ty Surbana
Jurong của Singapore đã tham gia làm tư vấn cho quy hoạch tổng thể TP. Đà Nẵng và
những công trình hạ tầng, đô thị liên quan.
Năm 2018, Singapore đã thành lập một cơ quan chính phủ mới là Infrastructure
Asia (IA), với mục đích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, xã hội của châu Á thông qua phát
triển kết cấu hạ tầng bằng cách phát huy sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước tư
nhân Singapore, gồm các công ty xây dựng, mua sắm và xây lắp, các doanh nghiệp dịch
vụ chuyên nghiệp và các định chế tài chính. IA mong muốn được hợp tác với Việt Nam
giúp đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng.
17

Quang cảnh hội đàm Việt Nam - Singapore 3/2019.


Nguồn: Doãn Tấn - TTXVN

Thông qua buổi hội đàm đầu năm 2019, trên bình diện đa phương, hai bên chia
sẻ quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề về an ninh chiến lược; cả hai đều coi trọng
việc thúc đẩy đoàn kết, tự cường và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu
vực đang định hình, ưu tiên tăng cường hợp tác kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển
cũng như trong vấn đề Biển Đông. Hai bên cùng phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn
đàn hợp tác ASEAN, Liên hợp quốc…

2.3. Quan hệ thương mại giữa Singapore với Việt Nam năm 2019 - 2020
Hàng năm, tại các hội chợ triển lãm với sự hỗ trợ của Thương vụ, nhiều hợp đồng
xuất khẩu có giá trị lớn của Việt Nam đã được ký kết tại Singapore giữa các doanh
nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp từ châu Úc, châu Phi, châu Mỹ, v.v. Tiếp nối
thành công này, trong năm 2019, Thương vụ trân trọng giới thiệu một số hoạt động xúc
tiến thương mại và hội chợ, triển lãm lớn tại Singapore, cụ thể là:
- Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và nội thất Singapore diễn ra trong tháng 3/2019:
đây là hội chợ chuyên ngành về nội thất và đồ gỗ lớn nhất châu Á. Hội chợ không
chỉ là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình mà còn là
cơ hội gặp gỡ giao dịch trực tiếp với các đối tác của Singapore và các bạn hàng khác
trên thế giới.
18

- Hội chợ quốc tế Chè và Cà phê Singapore diễn ra trong tháng 3/2019 tại
Marina Bay Sands, Singapore với khoảng 200 công ty đến từ 28 quốc gia, dự kiến
thu hút 13.000 khách tham dự.
- Hội chợ nhà hàng châu Á từ 21-24/3/2019: Đây là hội chợ B2B trong lĩnh
vực nhà hàng, khách sạn lần đầu tiên tổ chức tại Singapore để phục vụ các đối tác
mua hàng cung cấp cho các chuỗi nhà hàng, khách sạn.
- Hội chợ thực phẩm bổ dưỡng và các thực phẩm cao cấp châu Á từ 24-
26/4/2019: Đây cũng là hội chợ B2B được tổ chức 2 năm 1 lần nhằm giới thiệu các
dòng sản phẩm hữu cơ, các thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm chức năng và các sản
phẩm nông nghiệp cao cấp có chứng chỉ (Global Gap, Halal, USDA,m BioCert...).

Và còn nhiều hội chợ, triển lãm khác,... Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Singapore năm 2019 đạt 5 tỷ SGD, tăng 6,3%, và có xu hướng tăng dần
đều qua các năm, cán cân thương mại giữa hai nước đang dần được cải thiện. Đáng lưu
ý, cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường ngày càng có xu hướng tiến bộ, theo
hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến có giá trị cao và giảm các mặt hàng xuất thô.
Trong khoảng cuối năm 2019 và khoảng giữa đầu năm 2020, diễn biến dịch
Covid-19 ngày càng phức tạp, sau cuộc điện đàm chiều 29-5 Thủ tướng Lý Hiển Long
với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Singapore và Việt Nam hai bên đã nhất trí cần tăng
cường hợp tác, duy trì thị trường mở và các chuỗi cung ứng kết nối, hai nước thắt chặt
hợp tác về thương mại nông nghiệp để cung ứng gạo và các mặt hàng lương thực khác.
Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận việc từng bước mở cửa lại các đường biên giới cho các
hoạt động đi lại thiết yếu một cách an toàn vào thời điểm thích hợp. Thủ tướng Lý Hiển
Long khẳng định Singapore sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN
và mong muốn làm sâu sắc hơn các mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về ứng phó tác động đối
với dịch Covid-19 gây ra, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã có những hành động
cụ thể để hỗ trợ Doanh nghiệp Việt Nam:
Thương vụ Việt Nam tại Singapore đặc biệt đẩy mạnh công tác thông tin thị
trường, đảm bảo thường xuyên và nhanh chóng cập nhật các thay đổi chính sách và cơ
hội thị trường về nước qua các kênh khác nhau. Trong đó, kết nối điện tử là trọng tâm
công tác của Thương vụ từ năm 2018 đến nay. Hiện, Thương vụ đã triển khai trang
thông tin kết nối song ngữ Anh-Việt, giúp các Doanh nghiệp Singapore chủ động tìm
nhà cung cấp tiềm năng các sản phẩm, dịch vụ theo từng nhóm ngành hàng trong mạng
lưới Doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại. Các thông tin này được lưu trữ, không tốn
19

chi phí. Đây là kênh hỗ trợ Doanh nghiệp tìm kiếm thị trường hiệu quả, nhận được sự
quan tâm hưởng ứng của Doanh nghiệp hai nước.
Đối với công tác thúc đẩy xuất khẩu, Thương vụ đã lên kế hoạch hỗ trợ Doanh
nghiệp Việt tham gia các triển lãm, hội chợ chuyên ngành thực phẩm tại Singapore. Đặc
biệt, đã tổ chức một số đoàn Doanh nghiệp Singapore về Việt Nam tìm hiểu thị trường
và kết nối kinh doanh. Cụ thể, tháng 2/2020, Thương vụ vận động thành công và đưa
một số nhà nhập khẩu rau củ và trái cây của Singapore về tìm kiếm vùng nguyên liệu và
kết nối giao thương tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh việc hỗ trợ tiêu
thụ thanh long, dưa hấu, các nhà nhập khẩu Singapore còn quan tâm đến các loại trái
cây khác như: Mít, nhãn, vú sữa, dừa trái, chôm chôm, chuối,... Ngoài ra, việc chuyển
giao công nghệ và giống cây trồng giúp các trang trại trồng rau của Việt Nam có thêm
cơ hội xuất khẩu cũng được Doanh nghiệp Singapore quan tâm. Tuy nhiên, trong bối
cảnh dịch bệnh, hàng loạt sự kiện hội chợ và kết nối giao thương ở nước sở tại bị hủy
bỏ, Thương vụ đã và đang vận động các Doanh nghiệp Việt gửi mẫu hàng để thúc đẩy
xuất khẩu một số mặt hàng thực phẩm chế biến như: Cà phê, nước mắm, bánh tráng,
dầu dừa và các sản phẩm từ dừa,… Khi dịch bệnh được cải thiện, Thương vụ sẽ đẩy
mạnh trở lại hoạt động đưa đoàn về nước tìm nguồn cung các mặt hàng như gạo, trái
cây (tập trung vào vải, nhãn) và thủy sản. Ngoài ra, Thương vụ cũng sẽ phối hợp với
Đại sứ quán và các cơ quan, tổ chức hiệp hội Singapore tổ chức một số hình thức xúc
tiến thương mại khác tại địa bàn như: Tuần lễ hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị Fairprice;
Tuần lễ ẩm thực Việt Nam tại khách sạn Mandarin, Tuần lễ cà phê Việt Nam với Hiệp
hội cà phê Singapore… Đối với mặt hàng công nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh cạnh
tranh về giá trong khu vực như: dây cáp điện, cửa nhôm nhựa, nhựa gia dụng, đồ nội
thất, gốm sứ vệ sinh, vật liệu xây dựng, hàng da giày và dệt may,… Thương vụ cũng
đặc biệt chú trọng đẩy mạnh. Bởi đây là những mặt hàng Singapore tiếp tục có nhu cầu
cao, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh và suy thoái kinh tế.
Singapore là thị trường có độ mở lớn, với kim ngạch thương mại lớn và cũng
không có bất cứ hạn chế nào với nhập khẩu, không có bất cứ rào cản phi thuế quan nào
ngoài những tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế quy định (OIE và Codex). Hơn 99%
hàng nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế (trừ ôtô, xăng dầu, rượu, thuốc lá…). Đây
còn là thị trường trung chuyển, tạm nhập tái xuất lớn, lên đến khoảng 43% giá trị nhập
khẩu. Dù là nước nhỏ, với dân số chưa đến 6 triệu người, nhưng Singapore là nước có
đối tác nhập khẩu đa dạng bậc nhất thế giới với 220 đối tác. Trước bối cảnh dịch Covid-
19, Singapore ngày càng thận trọng trong chính sách thương mại, tránh phụ thuộc vào
một thị trường cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Hiện, Singapore đang khống chế tỷ lệ
20

xuất khẩu vào một thị trường đơn lẻ không quá 15% tổng giá trị xuất khẩu của nước
này. Dự kiến, tỷ lệ này sẽ được xem xét giảm đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Với những đặc điểm đó, Doanh nghiệp Việt có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường
Singapore và thông qua thị trường này để đi ra thế giới. Tuy nhiên, để làm được điều
này, Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế. Đối với thực phẩm chế biến, đồ uống… cần chú ý đến bao bì, chỉ
dẫn bằng tiếng Anh, thời hạn sản phẩm và các chứng chỉ như HACCP, Halal… Đối với
thị trường Singapore, các Doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến vấn đề thời hạn sản phẩm.
Để đưa vào hệ thống bán lẻ, thời hạn của các sản phẩm chế biến phải đủ dài, tốt nhất
trên 12 tháng để đảm bảo đủ vòng quay kinh doanh. Các sản phẩm có thời hạn ngắn,
chưa kịp tiếp cận khách hàng, thương mại hóa đã phải giảm giá thanh lý (mọi sản phẩm
còn hạn dưới 6 tháng) sẽ khiến các nhà nhập khẩu ngần ngại. Một khó khăn khác cho
các Doanh nghiệp Việt Nam trong khả năng cạnh tranh là vấn đề giá và khả năng đảm
bảo nguồn cung. Các nhà nhập khẩu Singapore có mạng lưới đối tác phong phú từ 220
đối tác trên thế giới, vì vậy, họ luôn lưu ý để tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất có giá
thành hạ nhất cho người tiêu dùng Singapore. Ngoài ra, các Doanh nghiệp cũng cần giữ
chữ tín trong kinh doanh, đảm bảo nguồn cung ổn định cho các nhà nhập khẩu
Singapore. Các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần lưu ý đến việc kết nối theo
chuỗi với các nhà cung ứng dịch vụ vận tải, kho bãi, nhà vận tải gom hàng…, có sẵn
thông tin và mạng lưới để xuất hàng nhanh chóng. Các Doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt
phải quan tâm đến việc xây dựng trang web và năng lực trao đổi thông tin qua các ứng
dụng công nghệ số.
Những dấu mốc nổi bật trong quan hệ Thương mại, lúc dịch diễn biến phức tạp:
- Tính đến giữa tháng 6/2020, gần 50 tấn vải đã được xuất khẩu sang
Singapore từ cảng Hải Phòng. Năm 2020 là năm đầu tiên vải thiều có thương hiệu,
được xử lý đóng gói bài bản qua kênh nhập khẩu chính thức của Tập đoàn bán lẻ
FairPrice đã được đưa vào thị trường Singapore.
- Hội nghị giao thương trực tuyến Nông sản, Thủy sản, Thực phẩm Việt
Nam – Singapore 2020.

2.4. Cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore
❖ Cơ hội:
Hiện tại đang ở giai đoạn rất thuận lợi cho quan hệ thương mại cho Việt Nam và
Singapore:
21

- Hai bên đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm nhằm ký kết những thoả thuận hợp
tác và mở rộng đầu tư về các lĩnh vực như: quản lý nước và chất thải, tiêu chuẩn
thương mại, công nghệ tài chính (fintech), phát triển khí hóa lỏng, giám sát ngân
hàng và năng lượng tái tạo.
- Trong giai đoạn này, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam cũng đã tăng
trưởng mạnh mẽ. Điều này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư Singapore mong muốn
đầu tư vào tiềm năng đổi mới và sáng tạo của Việt Nam.

❖ Thách thức:
- Vẫn có sự chênh lệch khá lớn giữa năng suất lao động của Việt Nam và
Singapore cũng như khoảng cách phát triển giữa hai nước.
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đã tạo nên những sức ép nhất định
đối mối quan hệ hợp tác cũng như với nền kinh tế của hai cả hai nước.
- Đại dịch Covid - 19 toàn cầu.
- Xuất khẩu hàng sang Singapore, các doanh nghiệp Việt còn gặp phải khó
khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của một doanh nghiệp.
- Những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại cũng
gây trở ngại lớn cho Việt Nam.
22

CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA THƯƠNG NHÂN


SINGAPORE

3.1. Một số khái niệm về đàm phán


3.1.1. Đàm phán trong kinh doanh
Là quá trình tham gia của hai hay nhiều bên nhằm mục đích thảo luận,trao đổi
những mối quan tâm,những lợi ích và giải quyết những mâu thuẫn để tìm đến một thỏa
thuận chung Là quá trình tham gia của hai hay nhiều bên nhằm mục đích thảo luận,trao
đổi những mối quan tâm,những lợi ích và giải quyết những mâu thuẫn để tìm đến một
thỏa thuận chung. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là hành vi và quá trình, mà trong
đó các bên, có nền văn hóa khác nhau, tiến hành trao đổi, thảo luận về các mối quan tâm
chung và những điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất.

3.1.2. Các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán


- Xác định rõ ràng các mục tiêu đàm phán
- Duy trì và phát triển mối quan hệ
- Nguyên tắc “Đôi bên cùng có lợi”: Vì một cuộc đàm phán được hình thành trên
cơ sở thỏa thuận chung chứ không phải là quyết định đơn phương. Và sau khi đàm phán
thì các bên sẽ cùng đạt được mong muốn trong phạm vi nào đó.

-
23

3.1.3. Tiêu chuẩn cho một cuộc đàm phán thành công
- Thực hiện mục tiêu: Bằng những cách khác nhau, cùng thực hiện bàn luận, trao
đổi để đi đến thỏa thuận cuối cùng mà qua đó đạt được mục tiêu ban đầu cả hai đề nên.
- Tối ưu hóa giá thành - chi phí: Một cuộc đàm phán phải giải quyết được vấn đề
về chi phí.
- Mối quan hệ: Xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp sau đàm phán.

3.2. Những lưu ý trước khi đàm phán


3.2.1. Trang phục
Ở Singapore, phần lớn họ không thích những người đàn ông tóc dài hay râu ria
rậm rạp. Những người tóc dài, ăn mặc như cao bồi và mang dép lê thậm chí còn bị cấm
bước chân vào đất nước Singapore. Chính vì vậy, nếu người đi đàm phán là nam thì họ
phải ăn mặc gọn gàng và không được để tóc dài qua vai. Trong các hoạt động đàm phán,
người Singapore thường mặc áo sơ mi trắng, quần dài (với nam) hoặc chân váy công sở
(với nữ) và thắt cà vạt. Khi đến các cơ quan chính phủ họ sẽ mặc comple và áo khoác.

3.2.2. Tác phong và cách hành xử


Trong kinh doanh, người Singapore không sử dụng các cử chỉ hay ký hiệu trong
đạo Phật. Việc sử dụng cụm từ hay dấu hiệu, ký hiệu trong tôn giáo bị cấm tuyệt đối.
Khi đàm phán, người Singapore có xu hướng đi theo nhóm hơn cá nhân vì việc này sẽ
tạo điều kiện xây dựng các mối quan hệ tốt hơn, thúc đẩy tổng thể quá trình nhanh hơn.
Người Singapore thường đặt lịch hẹn trước ít nhất 2 tuần. Trước khi gặp đối tác
họ sẽ tìm hiểu người đàm phán với họ là ai, chức danh, địa vị như thế nào. Trong tác
phong làm việc, về giờ giấc thì dù là người gốc Hoa, Mã Lai hay Ấn Độ tại Singapore
thì đều coi trọng sự đúng giờ. Thế nên nếu chẳng may đến trễ thì cần phải gọi điện thông
báo trước. Bên cạnh đó, trong các cuộc gặp mặt thì với người gốc Mã Lai cần tránh hẹn
gặp vào thứ Sáu hoặc trong tháng Ramadan (tháng ăn chay của người Hồi giáo).
Người Singapore nói chung rất coi trọng vấn đề thời gian. Trễ giờ sẽ tạo một ấn
tượng xấu đối với họ. Nếu vì một nguyên nhân nào đó đối tác đi trễ, họ phải thông báo
trước cho bên liên quan như là thể hiện sự tôn trọng. Nếu giới thiệu hai người, điều quan
trọng là phải nêu tên của người quan trọng nhất trước tiên.
Ở Singapore, kinh doanh ít nhiều vẫn còn mang tính sắc tộc (người gốc Hoa thích
làm ăn với người gốc Hoa, người gốc Ấn với gốc Ấn, người gốc Malaysia với Malaysia,
v.v). Đã có nhiều cải thiện trong bình đẳng nam nữ, nhưng nam giới vẫn còn chiếm ưu
thế trong các vị trí xã hội.
24

3.2.3. Giao tiếp


❖ Bắt tay:
Một số người có thể không muốn bắt tay, vì vậy tốt nhất là đợi đối tác bắt tay
trước, cần nhẹ và có thể kéo dài chừng mười giây. Đàn ông nên chờ phụ nữ bắt tay trước.
Một số phụ nữ Singapore có thể không muốn tiếp xúc thân thể với đàn ông, trong trường
hợp đó chỉ nên gật đầu và mỉm cười.

❖ Danh thiếp:
Người Singapore rất quan trọng chuyện trao đổi danh thiếp khi gặp mặt lần đầu,
nếu họ gửi danh thiếp cho đối tác nhưng đối tác không trao đổi lại thì họ sẽ nghĩ bên kia
không muốn hợp tác với họ.

❖ Mở đầu cuộc đàm phán:


Thông thường trước khi bắt đầu đàm phán sẽ có một vài cuộc nói chuyện nho
nhỏ. Điều này giúp những người trong cuộc hiểu nhau hơn. Kinh doanh là một vấn đề
quan trọng ở Singapore vì vậy cuộc gặp gỡ đầu tiên thường rất nghiêm chỉnh. Họ có thể
rất hài hước và khi đối đáp lại, đối tác cũng cần hài hước một cách nhẹ nhàng, đừng làm
quá câu đùa của mình. Mục đích chính của cuộc gặp gỡ này là để làm quen và xây dựng
mối quan hệ.

❖ Tặng quà:
Tham nhũng và hối lộ là rất hiếm ở Singapore. Nơi đây được cho là có tỷ lệ tham
nhũng thấp nhất trong số các quốc gia châu Á. Hối lộ là bất hợp pháp và có thể bị trừng
phạt nặng nề. Chính vì vậy Văn hóa tặng quà không được khuyến khích tại đảo quốc sư
tử. Tuy nhiên, nếu tặng quà để thay cho lời cảm ơn thì vẫn được chấp nhận. Món quà
lớn thì nên được tặng trước sự chứng kiến nhiều người còn món quà nhỏ thì nên trao
cho tất cả mọi người cùng lúc. Quà không cần phải quá đắt tiền, chỉ cần nhỏ nhắn như
bút kèm logo của công ty cũng được trân trọng.
Đối với người gốc Trung tại Singapore thì số 8 tượng trưng cho may mắn vì có
nghĩa là thịnh vượng còn số 4 là điềm rủi vì có nghĩa là chết. Vì vậy, khi chọn một món
quà có liên quan đến số thì hãy chọn số 8 và tránh số 4. Ngoài ra cũng không nên tặng
đồng hồ vì cũng mang ý nghĩa chết chóc.
Người gốc Mã Lai thì thích màu xanh lá cây nên có thể chọn giấy gói quà màu
này. Đồng thời cần tránh các sản phẩm từ da lợn và rượu vì những hàng hóa này trái với
phong tục của người Hồi giáo. Tương tự, với người Singapore gốc Ấn Độ, không nên
tặng các món đồ bằng da bò cũng như tránh màu đen và trắng bị cho là không may mắn.
25

3.3. Phong cách đàm phán của thương nhân Singapore


3.3.1. Vấn đề giao tiếp và ứng xử
Trong đàm phán, người Singapore không thích cười to hay mỉm cười vì họ cho
rằng mỉm cười có nghĩa là muốn che đậy sự xấu hổ, giận dữ hoặc chê bai còn cười lớn
là để che đậy sự lo lắng. Nếu phải đề cập tới một chủ đề không phù hợp với một người
nào đó thì không nên nói nơi công cộng và phải luôn truyền đạt thông tin theo cách lịch
sự và tôn trọng người nghe nhất. Khéo léo và tế nhị trong lời ăn tiếng nói của mình. Tại
các cuộc gặp gỡ trong nhà hàng, trong các bữa trưa, bữa tối để bàn về công việc, các bên
cũng tiếp tục đối thoại trong yên tĩnh. Trong các cuộc nói chuyện, không nên đề cập đến
các vấn đề về chính trị, mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo, hôn nhân, v.v, nhưng khuyến
khích trao đổi các kinh nghiệm về du lịch. Một cuộc đối thoại tốt là về các chủ đề: ẩm
thực địa phương, nhà hàng, các thắng cảnh du lịch và những thành quả trong kinh doanh
của đối tác chủ nhà.
Cuộc trò chuyện có thể kéo dài trong tĩnh lặng. Và mọi người thường đứng cách
nhau khoảng 2-3 bước chân trong khi trò chuyện, đôi khi gần hơn. Không nên tiếp xúc
thường xuyên bằng mắt. Người Singapore cho rằng nhìn người khác lâu trong cuộc gặp
đầu tiên là hành vi không lịch sự, thậm chí là thô lỗ. Tránh những hành vi thể hiện việc
không tán thành như là nhăn nhó hoặc lắc đầu.
Hầu hết họ rất cần cù, chịu khó, và tử tế. Họ sẵn sàng tiến hành “những buổi nói
chuyện kinh doanh” và hợp tác. Thế hệ Người Hoa lớn tuổi vẫn gặp mặt nhau trong đàm
phán vì họ tin điều đó là quan trọng trong việc ra quyết định. Thế hệ Người Hoa trẻ có
lẽ không còn giữ giá trị truyền thống này nhiều vì họ có những tố chất của người kinh
doanh hiện đại. Đặc biệt, trong một buổi “nói chuyện kinh doanh”, quyết định quan
trọng thường không được ghi ra giấy. Họ không thích thỏa thuận bằng văn bản mà không
có kế hoạch trước nhưng một khi thỏa thuận được thông qua, các bên sẽ giữ lời hứa và
nỗ lực hết sức để hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Các doanh nhân ở Singapore thường nói bằng giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. Họ
luôn giữ bình tĩnh mọi lúc và kiểm soát tốt cảm xúc. Hành vi ồn ào và sôi nổi được cảm
nhận như một sự thiếu tự chủ. Tại các nhà hàng, đặc biệt là những người dùng cho bữa
trưa và bữa tối kinh doanh, hãy giữ cuộc trò chuyện ở mức độ yên tĩnh.

3.3.2. Thái độ và phong cách


Tận dụng các mối quan hệ là một yếu tố quan trọng khi đàm phán ở Singapore.
Người Singapore trung thành với đất nước, công ty và nhóm xã hội của họ, nhưng các
mối quan hệ thì không đặt nặng trên sự quen biết cá nhân. Họ mong đợi các cam kết dài
26

hạn từ các đối tác kinh doanh của họ và sẽ tập trung chủ yếu vào các lợi ích dài hạn.
Mặc dù phong cách đàm phán chính là cạnh tranh, tuy nhiên người Singapore vẫn coi
trọng các mối quan hệ lâu dài. Họ tôn trọng những người mặc cả cứng nhắc miễn là họ
tránh tạo ra xung đột trực tiếp. Cả hai bên vẫn thân thiện trong suốt quá trình đàm phán
và những nỗ lực để giành lợi thế cạnh tranh không nên bị coi là tiêu cực.
Văn hóa thúc đẩy cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi vì đây là cách tốt nhất để mọi
người giữ thể diện trong suốt cuộc đàm phán. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp trong
quá trình đàm phán thì các bên có thể nhờ trung gian hòa giải, lý tưởng nhất là bên trung
gian ban đầu giới thiệu họ.

3.3.3. Vấn đề người đại diện


Không giống như ở nhiều nước phương Tây, mối quan hệ kinh doanh tại
Singapore tồn tại chủ yếu giữa những cá thể hay những nhóm người chứ không phải
giữa các công ty. Theo đó, nếu công ty của đối tác thay thế người đại diện khác trong
quá trình kinh doanh, mối quan hệ giữa họ với đối tác Singapore cần phải xây dựng lại
một lần nữa. Điều này có thể gây tốn kém và mất lòng tin, chính vì vậy, khi đặt mối
quan hệ với người kinh doanh Singapore, bên đối tác nên xác định rõ người đại diện sẽ
theo suốt cuộc đàm phán và chắc chắn rằng sẽ không thay đổi họ.

3.3.4. Chia sẻ thông tin


Đôi khi các nhà đàm phán Singapore sẵn sàng dành thời gian đáng kể nhiều tuần
hoặc thậm chí vài tháng, thu thập thông tin và thảo luận về các chi tiết khác nhau trước
khi thương lượng giai đoạn đàm phán có thể bắt đầu. Một số thông tin được chia sẻ vì
đây được xem là một cách để xây dựng lòng tin.

3.3.5. Tốc độ đàm phán


Các cuộc đàm phán, thỏa thuận ở Singapore thường diễn ra với tốc độ chậm. Xây
dựng mối quan hệ, thông tin thu thập, thương lượng và đưa ra quyết định tất cả đều mất
thời gian đáng kể. Người Singapore không thích tranh luận nên đôi khi những thỏa thuận
bằng miệng chưa chắc đã đạt được sự đồng thuận. Họ có thể chuẩn bị một số chuyến đi
nếu cần thiết để đạt được mục tiêu của họ.
Trong suốt quá trình đàm phán, họ luôn kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc. Người
Singapore thường sử dụng phong cách làm việc đa chiều. Chúng được sử dụng để theo
đuổi nhiều hành động và các mục tiêu song song. Khi đàm phán, họ thường có cách tiếp
cận toàn diện và có thể nhảy qua lại giữa các chủ đề thay vì giải quyết chúng theo thứ
tự tuần tự.
27

Đối với người Hoa nói riêng, họ là những người rất kiên nhẫn và kiên định nên
trong quá trình đàm phán, nếu họ trở nên im lặng thì đó là chuyện bình thường. Không
nên gây áp lực thời gian với họ để nhanh chóng đạt được thỏa thuận. Thay vào đó, việc
sử dụng các chiến thuật như đưa ra tối hậu thư, đe dọa hay cảnh báo sẽ có tác dụng hơn.

3.3.6. Trả giá


Người Singapore thường là những nhà đàm phán sắc sảo, những người không nên
đánh giá thấp. Họ thích mặc cả và có thể sử dụng một loạt các kỹ thuật đàm phán khá
thành thạo. Giai đoạn thương lượng của một cuộc đàm phán có thể được mở rộng. Giá
thường di chuyển hơn 40 phần trăm giữa cung cấp ban đầu và thỏa thuận cuối cùng. Bên
cạnh đó, người Singapore thường rất chắc về giá cả và thời hạn hợp đồng. Thế nên khi
làm ăn với người Singapore phải chuẩn bị phương án nhượng bộ mà không khiến cho
doanh nghiệp của mình bị thiệt thòi.
Người Singapore thích phong cách đàm phán thẳng thắn. Họ ít khi lừa lọc, giả
dối, gửi các thông điệp giả, giả vờ không vụ lợi trong suốt thương vụ hoặc nhượng bộ
một chiều,...Do đó, bên đối tác cũng không nên lừa dối hay làm mất mặt họ, điều này sẽ
gây thiệt hại lớn trong quan hệ giữa hai bên. Với văn hóa hướng đến các mối quan hệ,
những nhà đàm phán nơi đây thường dùng chiến thuật thiên về tình cảm như là trả giá
gay gắt, gửi thư, cố làm cho đối tác cảm thấy tội lỗi, làm bộ nhăn nhó hoặc là làm họ
mủi lòng.
Đôi khi, các chiến thuật phòng thủ như chặn, đánh lạc hướng và thay đổi chủ đề,
đặt câu hỏi thăm dò hoặc đưa ra lời hứa có thể được sử dụng. Ngoại lệ là tính trực tiếp,
điều hiếm thấy ở Singapore. Lưu ý rằng việc mở đầu bằng các đề nghị, các điều khoản
và điều kiện bằng văn bản như một chiến thuật đàm phán hiếm khi thành công. Trong
hầu hết các trường hợp, các doanh nhân bỏ qua hoặc khéo léo từ chối chúng và yêu cầu
mỗi khía cạnh được đàm phán riêng lẻ.

3.3.7. Ra quyết định


Khi đưa ra quyết định, doanh nhân Singapore thường xem xét tình huống cụ thể
hơn là áp dụng các nguyên tắc phổ quát. Cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân nặng hơn so
với bằng chứng thực nghiệm và các sự kiện khách quan khác. Hầu hết người Singapore
là những người chấp nhận rủi ro vừa phải. Và họ cho rằng, cá nhân phải phục tùng tập
thể nên quyết định của cá nhân phải chú ý đến sự nhất trí của tập thể. Mọi người trong
mọi hoàn cảnh không làm mất mặt nhau. Trước khi thực hiện bất cứ quyết định kinh
doanh nào, người Singapore thường tìm sự thông suốt của các đồng sự trong nhóm.
28

Đối với người Hoa nói riêng, họ thường ra quyết định dựa trên thứ bậc. Quyết
định chỉ được thông qua với sự nhất trí của các cổ đông liên quan sau khi đã bàn bạc kỹ
lưỡng. Quá trình này có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn - mà điều này thì người Hoa
không thiếu. Vì vậy, để có thể gây ảnh hưởng tới quyết định đàm phán thì bên đối tác
phải gây dựng mối quan hệ mật thiết với các cổ đông.

3.3.8. Thỏa thuận và hợp đồng dựa trên cam kết các bên
Đối với người Hoa ở Singapore, hợp đồng được ký kết chủ yếu dựa trên những
cam kết giữa các bên hơn là dựa trên văn bản. Họ thường nhờ đến những nhà chiêm tinh
để chọn ngày lành tháng tốt cho công việc làm ăn của mình, cho nên họ có thể trì hoãn
việc ký kết cho tới khi ngày lành ấy đến. Tốt nhất là bên đối tác nên tham vấn các chuyên
gia địa phương trước khi ký hợp đồng. Bên cạnh đó, hãy lấy bằng sáng chế hay giấy
đăng ký cho sản phẩm của mình ở Singapore để tránh tình trạng nhái hàng. Tuy nhiên,
bên đối tác không nên mang theo luật sư đến bàn đàm phán vì đó có thể là hành động
khiến người Singapore nghĩ đối tác không tin tưởng họ.

3.4. Những lưu ý sau khi đàm phán với thương nhân Singapore
3.4.1. Hãy thể hiện sự tích cực
Vào cuối lúc đàm phán, bày tỏ cảm xúc tích cực về những thỏa thuận hai bên đã
đạt được. Đừng cười hay thể hiện những cảm xúc quá trớn, chỉ thể hiện sự tích cực khi
được làm việc với họ.
- “I feel better about this now that we are talking.”
- “I appreciate this.”
- “I am glad that we were able to work this out together.”
- “Thank you.”

3.4.2. Cẩn thận với các văn bản sau đàm phán
Việc ghi lại sơ lược các nội dung trong cuộc đàm phán là một điều thường thấy
trong đàm phán của các nền văn hóa Âu Mỹ. Nhưng đặc biệt người Singapore không có
xu hướng ghi lại bằng văn bản, họ trung thực thẳng thắn và thích thực hiện đúng các
cam kết đã nói ra. Điều này cũng thể hiện sự tin tưởng của hai bên.

3.4.3. Cân nhắc việc kiểm tra lại việc đàm phán
Hãy kiểm tra lại mọi thứ nếu bạn muốn xem xét lại và điều chỉnh mọi thứ đi theo
hướng tốt đẹp. Nếu có thể, các bên thậm chí có thể cân nhắc tạo thêm các cuộc họp, gặp
để thảo luận thêm về các điều khoản,... Các thương nhân Singapore sẵn sàng bỏ thêm
thời gian để có thể nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, bàn bạc, kiểm tra lại để đạt kết quả
đàm phán tốt nhất.
29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ánh Huyền (30-07-2018). Quan hệ Việt Nam - Singapore: Cùng hướng tới tương
lai. Truy cập 27-07-2020, từ https://vovworld.vn

2. Các sắc tộc tại Singapore, truy cập 27-07-2020, từ: https://www.visitsingapore.com/

3. ĐẤT NƯỚC/LÃNH THỔ - Singapore, truy cập 27-07-2020, từ:


http://vietnamexport.com/

4. Lê Thị Thanh Huyền (20-07-2018). Việt Nam - Singapore: Nhiều tiềm năng phát
triển quan hệ Đối tác chiến lược. Truy cập 27/07/2020, từ https://bnews.vn

5. Một số hoạt động xúc tiến thương mại và hội chợ, triển lãm lớn tại Singapore năm
2019 (03/04/2019), truy cập 26/7/2020, từ https://moit.gov.vn/

6. Mời tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến Nông sản, Thủy sản, Thực phẩm Việt
Nam – Singapore 2020 (29/04/2020), truy cập 26/7/2020, từ
https://www.moit.gov.vn/web/

7. Phạm Thị Thanh Bình (14-07-2017). FTA Singapore - EU và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam. Truy cập 27-07-2020, từ http://dangcongsan.vn

8. Tào Thị Thanh Hương (31-07-2018). Triển vọng mới trong quan hệ Việt Nam -
Singapore. Truy cập 27/07/2020, từ https://nhandan.com.vn

9. The 6 dimensions, truy cập 27-07-2020, từ: https://www.hofstede-


insights.com/product/compare-countries/

10. Thủ tướng Singapore cảm ơn Việt Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19 (30/5/2020), truy
cập 26/7/2020, từ https://www.sggp.org.vn/

11. Tổng quan đất nước và con người Singapore, truy cập 27-07-2020, từ:
http://eduwin.edu.vn/

12. Vải thiều Việt Nam lần đầu vào hệ thống siêu thị Singapore (01/07/2020), truy cập
26/7/2020 ,từ https://www.moit.gov.vn/

13. Xuất khẩu sang Singapore: Linh hoạt trước chính sách mới (23/03/2020), truy cập
26/7/2020, từ http://trungtamwto.vn/

You might also like