You are on page 1of 2

Câu 2: Hãy phân tích tình huống trên, để khắc phục sai lầm hiện có, doanh

nghiệp nên áp dụng chiến lược kinh doanh quốc tế nào? Vì sao?

 Phân tích tình huống:

+ Vodafone là một công ty thông tin di động đa quốc gia Anh quốc. Công ty
đóng trụ sở ở Luân Đôn. Vodafone sở hữu và điều hành mạng lưới tại 21 quốc
gia và có mạng lưới đối tác ở trên 40 quốc gia khác.

+ Vào năm 2002, Tập đoàn Vodafone đã chi 14 tỉ đô la để mua lại J-Phone,
công ty đứng thứ ba trên dịch vụ viễn thông không dây đang phát triển nhanh
chóng tại Nhật Bản. Công ty J-Phone, một chi nhánh của Japan Telecom và là
nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn thứ ba của Nhật, sẽ chuyển hướng
mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. J-Phone khi đó được xem là một
tài sản đáng giá, vì giành được một lượng lớn người tiêu dùng trẻ.

+ Vào 2006, áp lực cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ bản địa như NTT
DoCoMo và KDDI khiến chi nhánh Vodafone ở Nhật mất dần khách hàng, đánh
mất thị phần vào tay các đối thủ địa phương, Vodafone bán lại J-Phone và ra đi
với 8,6 tỉ đô la.

 Sai lầm của Vodafone:

Khó khăn bắt đầu khi Vodafone thất bại trong việc cung cấp dịch vụ
3G ở đất nước mặt trời mọc, năm 2004. Vì quan điểm của Vodafone là xây
dựng một nhãn hiệu toàn cầu, thiết kế có thể sử dụng toàn cầu. nhưng đa
phần người dân Nhật Bản đều ưa sử dụng các sản phẩm nội địa. Bằng chứng
là hầu hết người Nhật đều sử dụng điện thoại sản xuất trong nước như
Softbank, Sharp… và phần lớn những thiết bị này có khả năng kết nối 3G.
Nhưng Vodafone đã sử dụng chiến lược toàn cầu, đây là một bước đi sai lầm
của doanh nghiệp này tại thị trường Nhật Bản.

 Đề xuất chiến lược:


+ Do thất bại trong chiến lược toàn cầu nên để khắc phục sai lầm đó thì
doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược đa địa phương. Vodafone muốn
thành công ở Nhật Bản thì họ phải biết đánh vào nhu cầu tiêu dùng ở thị
trường đó.
+ Người tiêu dùng Nhật Bản có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa hơn
là các sản phẩm ngoại nhập, nên các sản phẩm ngoại đưa vào Nhật Bản
không được hưởng ứng mạnh mẽ.
+ Vodafone nên chú trọng vào nhu cầu và xu hướng tiêu dùng ở Nhật
Bản, có nhãn hiệu và thiết kế riêng ở Nhật phù hợp với thị hiếu khách
hàng nơi đây.
+ Khi áp dụng chiến lược này thì sẽ giảm được áp lực cạnh tranh với các
công ty nội địa, thì sản phẩm của Vodafone sẽ được tin dùng và lựa chọn
nhiều hơn.
+ Thực hiện chiến lược đa địa phương là họ tùy biến sản phẩm và chiến
lược marketing để phù hợp với yêu cầu địa phương. Xảy ra đồng thời với
xu hướng toàn cầu hóa, chiến lược đa địa phương có một xu hướng trái
ngược lại khuyến khích các công ty thích ứng các hoạt động trãi rộng
khắp trên thế giới với những đặc điểm và điều kiện cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://vnexpress.net/vodafone-dinh-rut-khoi-thi-truong-nhat-
2684792.html
2. https://www.google.com/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2
ahUKEwj_5r6Yv7nxAhXyFqYKHcVpA6wQFjACegQIBhAD&url=h
ttps%3A%2F%2Fluanvan1080.com%2Fcac-chien-luoc-kinh-doanh-
quoc-te.html&usg=AOvVaw0RQTHQbWz-_hihbk4sPTOY
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vodafone

You might also like