You are on page 1of 3

MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ

-Năm 1991, Ấn Độ đã trải qua khủng hoảng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng
+Chính phủ bị các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là không thân thiện.
+Các nguồn đầu tư bên ngoài chỉ cho phép đổ vào các ngành công nghệ cao và gần như bị cấm hoàn toàn
trong mảng hàng tiêu dùng.
+"Quy tắc tự cung tự cấp" là có thể mua một mặt hàng ở bất kỳ nơi đâu trong nước nhưng nhập mặt hàng
tương tự thì bị cấm.
-Hậu quả: Người dân có ít lựa chọn cả về sản phẩm, nhãn hiệu và không có đảm bảo về chất lượng hoặc
mức độ tin cậy.
-Nguyên nhân:
+Giá dầu nhập khẩu tăng sau cuộc chiến vùng Vịnh lần đầu tiên (sau khi Iraq xâm lược Kuwait)
+Dự trữ ngoại hối sụt giảm khi kiều bào Ấn Độ (NRI) đã mang về ít tiền tiết kiệm hơn khi hồi hương
+Nhập khẩu bị kiểm soát chặt chẽ trên tất cả các ngành và sản xuất công nghiệp suy giảm trong khi lạm
phát tăng.
-Tháng 6/1991, Chính phủ mới lên nắm quyền:
+Đã đưa ra các biện pháp để ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn
+Tung ra một chương trình tái cấu trúc cơ bản để đảm bảo tăng trưởng trung hạn
 Kết quả ấn tượng vào năm 1994:
+Lạm phát giảm còn một nửa
+Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, xuất khẩu tăng
+Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận Ấn Độ như một thị trường mới nổi lớn với con mắt khác.
-Ấn Độ tiếp tục thực hiện quá trình tự do hóa nền kinh tế và nới lỏng các quy tắc và quy định
thương mại phức tạp.
 Kết quả:
+Đầu tư nước ngoài đã tăng đáng kể
+Thực phẩm chế biến sẵn, phần mềm, đồ nhựa kỹ thuật, thiết bị điện, máy phát điện và ngành dầu mỏ đều
được hưởng lợi từ thay đổi chính sách
PEPSI VÀ COCA-COLA THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ
-Dù có dân số đông đảo, Ấn Độ vẫn là thị trường kém quan trọng với các nhà sản xuất nước giải khát
nước ngoài.
-Nguyên nhân:
+Chính phủ đặt ra những các rào cản qua các chính sách, quy tắc và quy định thương mại ngặt nghèo
+Nhu cầu nội địa đối với nước giải khát có gas ở Ấn Độ khá thấp so với các quốc gia có cùng giai đoạn
phát triển kinh tế,
+Năm 1989, tỷ lệ tiêu thụ tính trên đầu người ở Ấn Độ trung bình chỉ mua 3 chai/năm, so với 11 chai/năm
ở Bangladesh và 13 chai/năm ở Pakistan - hai nước láng giếng của Ấn Độ.
PepsiCo
-Hoàn cảnh:
-Năm 1986, PepsiCo đã thâm nhập thị trường Ấn Độ dưới cái tên "Công ty thực phẩm Pepsi Foods Ltd.
liên doanh với hai đối tác trong nước, Voltas và Punjab Agro.
*Những điều kiện ngặt nghèo của Chính phủ đối với Pepsi khi thâm nhập thị trường:
+Doanh thu nước giải khát dành cho các công ty đóng chai nội địa không vượt quá 25% tổng doanh thu
của liên doanh mới.
+Công ty Pepsi Foods Ltd. phải chế biến và phân phối rau quả nội địa.
+Sản phẩm của Pepsi Foods phải được quảng bá dưới tên “Lehar Pepsi" (lehar nghĩa là "làn sóng").
+Nghiêm cấm sử dụng nhãn hiệu nước ngoài trên sản phẩm được sản xuất để tiêu thụ trong nước.
Giám đốc điều hành của Pepsi-Cola International khẳng định “Chúng tôi sẵn lòng tiến xa hơn với Ấn Đô
vì chúng tôi muốn đảm bảo là công ty sẽ thâm nhập được thị trường sớm khi thị trưởng đang phát triển."
-Chiến lược của Pepsi:
+Để phù hợp với khẩu vị nội địa, Pepsi Foods đã tung ra nhãn Lehar 7UP trong phân khúc nước chanh
thường cùng với Lehar Pepsi.
+Các hoạt động tiếp thị và phân phối được tập trung ở phía bắc và phía tây, chủ yếu là ở các thành phố
lớn Delhi và Mumbai (tên gọi trước đây là Bombay).
-Cuộc chiến dành thị trường ngày càng khốc liệt:
+Chính sách để giá chai 1 lít cực kỳ cạnh tranh đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà sản xuất nội địa,
Pure Drinks.
+Công ty dẫn đầu thị trường, Parle đã chặn đứng các động thái về giá cả sắp tới của Pepsi Foods bằng
cách giới thiệu chai 250ml mới với giá bằng chai 200ml.
+Pepsi Foods đã rất chật vật khi cạnh tranh với các nhà sản xuất nội địa như nhãn Campa Cola của Pure
Drinks, nước chanh của Duke và nhiều nhãn hiệu khác của Parle.
+Năm 1993, Pepsi Foods tung ra hai nhãn mới: Slice và Teem cùng với việc giới thiệu mô hình bán hàng
hình tháp (fountain sales).
+Vào thời điểm đó, thị phần trong phân khúc cola: Parle chiếm 60% (giảm từ mức 70%), Pepsi Foods
26% và Pare Drinks 10%.
Coca-Cola
-Sự trở lại thị trường Ấn Độ:
+Tháng 5/1990, Coca-Cola dự kiến liên doanh với công ty đóng chai trong nước được sở hữu bởi tập
đoàn Ấn Độ, Godrej nhưng bất thành.
+Sau đó, Coca-Cola đã quay lại Ấn Độ bằng việc liên doanh với Britannia Industries India Ltd.- nhà sản
xuất đồ ăn vặt trong nước với tên gọi mới là Britco Foods".
-Nhận định của mọi người rằng: Ở thời điểm đó, Coca-Cola không thể dành thị phần khỏi các công ty
trong nước do thị trường giải khát đã tự phát triển đều đặn từ năm này sang năm khác.
-Tuy vậy, các nhà sản xuất địa phương vẫn nỗ lực theo đuổi công ty dẫn đầu thị trường:
+Tháng 7/1993, Parle đã chào bán nhà máy đóng chai cho Coca-Cola ở 4 thành phố chính Delhi,
Mumbai, Ahmedabad, và Surat.
+Ngoài ra, Parle đã chào bán các nhãn hiệu hàng đầu Thums Up, Limca, Citra, Gold Spot, và Mazaa.
Công ty đã chọn cách duy trì tỷ lệ sở hữu chỉ với hai nhãn Frooti và nước soda (nước có gas) Bisleri.
CÂU HỎI
1.
-Những khía cạnh của môi trường chính trị ở Ấn Độ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với kết quả
kinh doanh của PepsiCo và Coca-Cola?
-Những hệ quả có thể dự đoán được trước hay không ? Vì sao?
-Nếu không thì mỗi công ty cần làm gì để xử lý những diễn tiến trong môi trường chính trị một cách hiệu
quả?
2.
Những lợi ích và tác hại do việc thâm nhập thị trường sớm hơn của Coca-Cola?
-Những lợi ích và tác hại do việc thâm nhập thị trường muộn hơn PepsiCo?
-PepsiCo hay Coca-Cola đã thâm nhập thị trường hiệu quả hơn? Vì sao?
-Như đã biết,tỷ lệ tiêu thụ tính trên đầu người ở Ấn Độ trung bình chỉ mua 3 chai/năm .Nếu bạn là Giám
đốc Điều hành của PepsiCo hay Coca Cola, bạn sẽ làm gì để đẩy mạnh nhu cầu sử dụng nước giải khát
của người dân Ấn Độ?
-Tại sao Chính phủ Ấn Độ lại đưa ra những quy định ngặt nghèo về thương mại đối với PepsiCo và
CocaCola cũng như đối với các doanh nghiệp nước ngoài?
-Việc liên doanh với các doanh nghiệp của Ấn Độ sẽ mang đến những lợi ích và rủi ro gì cho Pepsi và
Coca Cola?
-Mặc dù vấp phải những chính sách khắc nghiệt đến từ Chính phủ Ấn Độ, nhưng tại sao 2 gã khổng lồ
của ngành nước giải khát vẫn kiên quyết thâm nhập thị trường này?

You might also like