You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ


ĐỀ TÀI:
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT
CẠNH TRANH VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BIG C VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS.NCS. Nguyễn Thị Hoài Thanh

TP HỒ CHÍ MINH - 2021


DANH SÁCH NHÓM

LỚP HỌ VÀ TÊN MSSV


07 - QTTH02 Nguyễn Quỳnh Chi 0750090108
07 - QTTH02 Trần Thị Như Quỳnh 0750090131
07 - QTTH02 Nguyễn Ngọc Hoài An 0750090102
07 - QTTH02 Nguyễn Thị Anh Trà 0750090145
07 - QTTH02 Trần Thị Phước Lộc 0750090020

PHẦN 1: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP


A. Lịch sử hình thành
- Big C là thương hiệu của tập đoàn Casino, một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu
Châu Âu với hơn 9000 cửa hàng tại Việt Nam, Thái Lan, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay,
Bra-xin, Hà Lan, Pháp,.... sử dụng trên 190000 nhân viên
- Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay,
các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TPHCM. Siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 26 siêu thị
Big C trên toàn quốc. Hầu hết hàng hóa bán tại Big C đều là hàng Việt Nam.
- Big C là 1 trung tâm mua sắm lý tưởng cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có
trên 50000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ
trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe
nhìn, tất cả đều bán với giá rẻ.
- Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu Thị Big C
- Tên viết tắt của doanh nghiệp: Big C
- Trụ sở: 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Năm thành lập: 1998
- Tel: 0437848598
- Website: https://www.bigc.vn/
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: phân phối sản phẩm bán lẻ
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1751/GP và giấy phép sửa đổi
Ngày cấp: 25/11/1996 Nơi cấp: Bộ Kế hoạch Đầu tư
- Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh
- Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên)
- Hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU): sản xuất, bán lẻ, xuất khẩu
Sau hơn 22 năm hoạt động tại Việt Nam, Big C vinh dự là một trong những thương
hiệu bán lẻ được người Việt yêu thích và tin tưởng. Thị trường đang chứng kiến sự
thay đổi ngày càng lớn trong hành vi mua sắm của khách hàng Việt. Với phương châm
lấy khách hàng làm trọng tâm cùng mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn với trải
nghiệm mua sắm hiện đại và chuyên nghiệp hơn, hệ thống Đại siêu thị Big C tiến hành
tái định vị thương hiệu thành Đại Siêu thị GO! với nhiều cải tiến trong không gian
mua sắm, nâng cao chất lượng dịch vụ và hướng đến trải nghiệm khách hàng hoàn
toàn mới. Cả Đại siêu thị Big C và Đại siêu thị GO! đều cùng thuộc tập đoàn Central
Retail.
B. Triết lý kinh doanh
- Slogan: “Giá rẻ cho mọi nhà”
- Thương hiệu “Big C” thể hiện 2 tiêu chí quan trọng nhất trong định hướng kinh
doanh và chiến lược để thành công.
“Big” có nghĩa là to lớn, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa
chọn rộng lớn về hàng hóa mà chúng tôi cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có
khoảng hơn 50000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu khách hàng
“C’ là cách viết tắt của chữ “Customer”, chữ C đề cập đến những khách hàng thân
thiết của Big C, họ là chìa khóa đóng vai trò to lớn dẫn đến thành công trong chiến
lược kinh doanh của siêu thị Big C. Coi khách hàng là trọng tâm chiếm vị trí trung tâm
trong các chiến lược kinh doanh của Big C.
- Tầm nhìn: nuôi dưỡng một thế giới đa dạng
- Nhiệm vụ: là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý
khách hàng.
- Năm giá trị siêu thị Big C
Sự hài lòng của khách hàng (Customer sastisfaction)
Trách nhiệm (Responsibility)
Tương trợ (Solidarity)
Minh bạch (Transparency)
Đổi mới (Innovation)
C. Lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại”
hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được tập đoàn Casino
- tập đoàn mẹ của siêu thị Big C triển khai
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành
cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại
các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
+ Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực
phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì
+ Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện
+ Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi
xách
+ Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà
bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và thiết bị tin học
+ Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những
vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn
máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể thành viên, siêu thị Big C tự hào giới thiệu dến
người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải
mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp
lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các siêu
thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ
tiện ích cho khách hàng
D. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ hệ thống
Sơ đồ cửa hàng

Cơ cấu nhân sự quầy

Big C theo mô hình cấu trúc tổ chức hỗn hợp kết hợp giữa các phòng ban chức năng
và các cơ sở kinh doanh kiểu tham mưu ngành dọc, ở kiểu cơ cấu này thì những nhiệm
vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và
hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hoá chi đảm nhận thực hiện
một chức năng nhất định. Mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức rất phức tạp.
Những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới nhận mệnh lệnh chẳng những từ người
lãnh đạo của doanh nghiệp mà cả từ những người lãnh đạo các chức năng khác nhau.
- Với đặc thù ngành nghề công việc nên hệ thống Big C cần rất nhiều nhân viên,
khoảng 9000 công viên là con số không hề nhỏ với Big C.
- Cần phải tạo tạo ra môi trường học tập và làm việc tốt cho nhân viên để đảm bảo
được chất lượng và bám kịp tiến trình phát triển của thị trường
- Nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tạo ra các khách hàng quen
thuộc nên Big C luôn chú trọng vào đội ngũ nhân lực tại doanh nghiệp, đảm bảo đưa ra
các chính sách, chiến lược và kế hoạch phù hợp đáp ứng nhu cầu cao về nguồn nhân
lực chất lượng cho doanh nghiệp
- Phong cách lãnh đạo định hướng con người, lấy con người làm trung tâm và luôn coi
con người là nhân tố quan trọng nhất tạo nên thành công.
- Nỗ lực đào tạo đội ngũ nhân viên phù hợp lĩnh vực kinh doanh, tạo ra văn hóa doanh
nghiệp tốt đẹp. trả lương. đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên hợp lý.
- Tạo được sự gắn kết giữa lãnh đạo công ty với toàn bộ công nhân viên, đồng thời kết
hợp với một số trường đại học kinh tế, tổ chức cho sinh viên trải nghiệm. Để có thể
đào tạo thêm nguồn nhân lực cho Big C sau này.
* Ưu điểm của kiểu cơ cấu này là thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo,
giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn, đồng thời giảm bớt gánh
nặng về quản trị cho người lãnh đạo cấp cao. Lắng nghe đầy đủ ý kiến của các ngành
chức năng. Có lợi cho đào tạo cán bộ quản lý toàn diện.
* Nhược điểm của cơ cấu:
+ Bộ máy quản lý lớn, cồng kềnh
+ Người lãnh đạo doanh nghiệp ở đây là chủ tịch hoặc CEO phải phối hợp hoạt động
của những người lãnh đạo chức năng, nhưng do khối lượng công tác quản trị lớn,
người lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể phối hợp được tất cả các mệnh lệnh của họ,
dẫn đến tình trạng người thừa hành trong một lúc có thể phải nhận nhiều mệnh lệnh,
thậm chí các mệnh lệnh lại trải ngược nhau.
+ Trong cơ cấu này mệnh lệnh được truyền từ trên xuống vì vậy yêu cầu cấp dưới
tuân thủ mệnh lệnh cấp trên nghiêm ngặt, nếu tính hệ thống trên dưới của Big C thấp
thì mô hình sẽ không hiệu quả. Thời gian mệnh lệnh đi xuống và phản hồi của cấp
dưới đến cấp trên sẽ lâu, vì vậy trong những trường hợp phải ra quyết định gấp thì tính
kịp thời của mệnh lệnh là thấp, phản ứng chậm với thay đổi của môi trường.
+ Quyền lực tập trung vào quản lý cao nhất, quyền hạn ở cấp cơ sở it, khó khăn cho
cấp dưới khi muốn ra quyết định.
+ Mô hình này coi trọng tính tuân thủ mệnh lệnh vì vậy tính sáng tạo của nhân viên
sẽ bị hạn chế.
+ Mỗi phòng ban chú trọng phát triển kế hoạch của mình nên dễ dẫn đến việc thiếu
sự phối hợp, rời rạc giữa các phòng ban, dẫn đến việc quản lý cấp cao sẽ khó quản lý,
phối hợp các đề nghị của ngành chức năng khi ra quyết định.
* Khắc phục
+ Nên có bộ phận thu nhận và giải quyết những phản hồi của nhân viên ở cửa hàng để
kịp thời điều chỉnh các chính sách liên quan đến bán hàng, marketing hay khách
hàng….....
+ Phân chia công việc, trách nhiệm quyền lực rõ ràng cho từng cấp bộ phận cá nhân.
+ Tăng cường việc kiểm tra việc thực hiện quyết định của lãnh đạo cấp trên.
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA BIG C
Trong hơn 22 năm qua,  siêu thị Big C là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt
Nam, luôn tập trung vào việc mang lại những đóng góp thực tiễn cho người tiêu dùng
cũng như các nhà cung cấp và hộ nông dân địa phương. Bên cạnh đó, mục tiêu nỗ lực hết
mình để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng luôn được siêu thị Big C ưu tiên
và chú trọng hàng đầu.
A. Phát triển sản phẩm
- Chiến lược về sản phẩm của Big C được đa dạng hóa các loại sản phẩm và dịch vụ
cung cấp tại siêu thị đảm bảo chất lượng và mã hóa mẫu, đặt chất lượng sản phẩm lên
đầu hàng với tiêu chí “Giá luôn luôn thấp”. Những thay đổi mang tính chiến lược và
bứt phá này của Đại siêu thị Big C hứa hẹn sẽ mang đến những tiện ích vượt trội và
trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn cho khách hàng.
- Với sứ mệnh làm cho cuộc sống của khách hàng dễ dàng hơn vào năm 2019 Big C Việt
Nam phát triển mô hình kinh doanh may mặc mới .Để bảo đảm mô hình kinh doanh mới
này có thể phát triển thành công, Big C Việt Nam đã xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực
hóa kế hoạch này. Tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn là ưu tiên
hàng đầu trong kế hoạch phát triển đó với mong muốn đóng góp vào sự thịnh vượng của
Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt.
- Big C Việt Nam cũng đã triển khai tái cấu trúc các ngành hàng nhằm nâng cao chất
lượng hàng hóa. Thay vì chỉ tập trung vào phân khúc giá rẻ như thời gian qua, Big C
sẽ làm việc lại với các đơn vị sản xuất để cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất
lượng với giá cả phải chăng.
- Big C tiến tới phát triển trường sản xuất hàng tiêu dùng là hàng hóa trong nước với
95% sản phẩm của siêu thị là hàng hóa từ thương hiệu Việt Nam, đặc biệt là hàng hóa
sản xuất sản phẩm đặc biệt từ các nông thôn Việt Nam
B. Phát triển thị trường về khách hàng
- Big C thực hiện khá tốt với công việc đầu tư vào khách hàng giúp công ty nâng cao
doanh số, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát
hành một bản tin khuyến mãi với chính sách và quà tặng hấp dẫn. Khuyến mãi chương
trình chưa từng có quy mô lớn, với gian hàng phong phú theo chủ đề (làm đẹp, nội
dung, mua sắm thiếu nhi, thời trang ...) tạo đa dạng lựa chọn cho khách hàng, giảm giá
giá manh (đến 50% giá trị sản phẩm) như chương trình “Giá rẻ chưa từng thấy” với
khoảng 20 mặt hàng thiết bị được khách hàng rất hoan nghênh. Đây chính là bộ phận
xúc tiến thương mại, hoạt động này giúp cho khách hàng có thể biết được nhu cầu của
mình có thể được đáp ứng ở đâu vào thời điểm nào đó, với mức giá bao nhiêu. Big C
đã làm tốt công việc, khách hàng biết đến siêu thị, họ tìm đến siêu thị thỏa mãn nhu
cầu mua sắm của minh.
- Năm 2021, hệ thống Đại siêu thị Big C dự kiến triển khai thêm nhiều dự án lớn khác
về bán hàng đa kênh, trong đó bao gồm dự án ra mắt dịch vụ giao hàng mới, tính năng
đặt mua hàng trên website và trên Facebook.
C. Phát triển cơ sở hạ tầng
- Chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng .Tăng cường mở rộng các hệ thống siêu
thị, mở thêm nhiều siêu thị mới.
- Thường xuyên cải tiến, trang thiết bị cho các siêu thị. Đầu tư công tác đào tạo và
quản lý cho nhân viên . Tăng cường huấn luyện về kỹ năng cho tập thể nhân viên của
đại siêu thị. Năm 2010 hệ thống năng lượng mặt trời tiết kiệm năng lượng, thay mới
toàn bộ các đèn huỳnh quang T8 bằng đèn huỳnh quang T5 tiết kiệm điện, và lắp đặt
về phần mềm giám sát và quản lý năng lượng của tất cả các Big C trên toàn quốc.
- Không gian mua sắm hiện đại, nâng cấp về chỗ đậu xe, chỗ ngồi nghỉ chân và các
gian hàng tích hợp trong trung tâm thương mại; cơ sở vật chất được nâng cấp (như xe
đẩy, giỏ hàng, túi xách,…).
- Bên trong các lối đi tương đối rộng dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng
bày tương đối dễ tìm, dễ chọn. Vì không xây thêm lầu nên không gian rất thoáng và
tạo cảm giác thoải mái.
- Cơ sở hạ tầng của Big C mang phong cách hiện đại, tiện nghi, khang trang, công
nghệ hiện đại tạo sự thu hút khách hàng, tạo ra sự tin tưởng về chất lượng trong khách
hàng.
D. Phát triển nhân sự
- Big C luôn coi nhân tố con người là quan trọng nhất tạo nên thành công. Chính vì
vậy trong chiến lược về nhân sự của Big C ưu tiên đào tạo đội ngũ công nhân viên và
đặt ra mục tiêu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
- Nhằm làm cho khách hàng hài lòng và thoải mái khi tới Big C mua sắm, các nhân
viên ở đây được đào tạo, huấn luyện chuyên môn tác nghiệp một cách thuần thục nhất.
Nhân viên cũng được phân rõ và yêu cầu thực hiện tốt chuyên môn của mình. Ngoài ra
hệ thống siêu thị cũng được đầy đủ các thiết bị chuyên dụng và hiện đại.
- Điều Big C làm được là tạo ra văn hóa đào tạo doanh nghiệp, biến nó thành cơ hội
thăng tiến nội bộ cho nhân viên. Họ xem phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động
đầu tư chứ không xem đó là chi phí. Giá trị, lợi ích mà họ thu về cao gấp bội so với
việc bỏ ra một khoản tiền cho nhân viên của mình đi học : sự cống hiến của nhân viên.
Đây là chiến lược quản trị về nhân lực mà rất ít doanh nghiệp làm được và đạt được
thành công như Big C.
=> Tại Big C, hòa nhập cộng đồng và phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu.
Tiếp tục duy trì năm giá trị cốt lõi của Big C: sự hài lòng khách hàng, sáng kiến
đổi mới, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, minh bạch trong mọi hoạt
động, tạo ra giá trị chung, Big C luôn luôn nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp
gương mẫu và một nhà tuyển dụng có trách nhiệm.
PHẦN 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:
Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN:
a. Hoạt động cơ bản:
* Hậu cần nhập:
Big C là 1 tập đoàn liên doanh vốn đầu tư là từ nước ngoài, ngoài những sản phẩm
nhập khẩu thì đa số hàng hóa mà Big C kinh doanh là ở trong nước.
Big C đẩy mạnh việc liên kết với các hộ nông dân, các nhà sản xuất vừa và nhỏ nhằm
thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa địa phương trong siêu thị. Big C thường xuyên tổ chức các
hội thảo liên quan đến “giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất địa phương”
tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhằm giới thiệu đến các nhà sản xuất chính sách thu
mua, điều kiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình và thủ tục hành chính
trong việc hợp tác với Big C

* Sản xuất:
Với hệ thống siêu thị lớn việc đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa cho hệ thống là
rất lớn. Big C là nhà sản xuất của nhãn hàng eBon, WOWS với giá cả hợp lý. Big C
vẫn luôn chú trọng vào từng khâu sản xuất để đảm bảo được số lượng và cho ra những
sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

* Hậu cần xuất:


Sản phẩm của Big C luôn gắn liền với giá rẻ mà chất lượng tốt nên được người dân rất
tin tưởng lựa chọn đánh giá cao. Tất cả các siêu thị Big C đều có hệ thống bảo quản
đạt tiêu chuẩn, hàng hóa đều có tem đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Bao gói hàng hóa cho khách hàng giúp cho khách mang hàng hóa đã mua về nhà,
việc này rất tốt vì sẽ làm cho khách hàng thoải mái khi mua sắm, họ không cần phải
mang những bao gói bao bì từ nhà
- Những hàng hóa cồng kềnh sẽ được hỗ trợ vận chuyển đến tận nhà khách hàng
- Những sản phẩm có kỹ thuật cao sẽ được chuyên viên lành nghề lắp đặt tại nhà và có
bảo hành, khách có thể yên tâm về hàng hóa đã chọn.
* Marketing và bán hàng:
Hơn 10 năm có mặt tại thị trường VN, việc phát triển thương hiệu được Big C thực
hiện khá tốt với việc đầu tư vào marketing để phát triển nghiên cứu thị trường và dịch
vun sau bán hàng giúp công ty nâng cao doanh số, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ trên
thị trường. Công ty tiếp tục duy trì, không ngừng phát triển và mở rộng quy mô KD.
Bên cạnh đó, Big C còn xây dựng hình ảnh công ty thông qua các hoạt động từ thiện,
Big C luôn muốn trở thành 1 DN có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tham gia các
hoạt động từ thiện, vì cộng đồng như: tặng Quỹ người nghèo thành phố HN
(130.000.000 vnd), tài trợ chương trình “ Vượt lên số phận”.... Hoạt động quảng cáo
không chỉ nói đơn thuần về sự xuất hiện của siêu thị mà còn phải nói những dịch vụ
khách hàng nhận được khi đến siêu thị như:
- Giải quyết thắc mắc của khách hàng: trong quá trình chọn mua hàng hóa khách có
những thắc mắc cần giải đáp, và có sự giải đáp của các nhân viên quầy hàng nhằm hỗ
trợ cho khách
- Thanh toán nhanh chóng và chính xác: việc mua sắm tại siêu thị nhằm rút bớt thời
gian mua sắm của khách hàng vì tới siêu thị họ có thể mua được nhiều mặt hàng khác
nhau mà không cần phải di chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác, vì vậy việc
thanh toán cần diễn ra nhanh chóng và chính xác.

* Dịch vụ:
Hoạt động và các nguyên tắc của Big C trong dịch vụ phân phối cho khách hàng, công
tác thu mua, hợp tác với nhà cung cấp, quan hệ công chúng, cộng đồng, quan hệ với
các nhà đầu tư cũng như nhân viên của hệ thống luôn dựa trên 5 giá trị của Big C: hài
lòng khách hàng, đổi mới, minh bạch, đoàn kết, tương trợ.
Big C có chính sách ưu đãi vận chuyển hàng miễn phí cho khách mua hàng có hóa
đơn trên 500.000 đồng và trong phạm vi 10km, đổi hàng cho khách với điều kiện hóa
đơn còn nguyên vẹn trong vòng 48 tiếng sau khi mua...Ngoài ra công ty còn lập
website để giúp khách hàng tìm hiểu về công ty, các loại hàng hóa, các thông tin về
khuyến mại để khách hàng lựa chọn
Big C cũng hướng đến sự thoải mái, tiện ích và tiết kiệm cho khách hàng khi đến
mua sắm tại đây. Bán hàng trả góp, giao hàng miễn phí,…
* Thị trường:
Định vị của Big C là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị
trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập trung bình thấp trở lên.
Big C giới thiệu tới người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện
đại, thoáng mát và thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng
kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả.

b. Hoạt động bổ trợ:


* Quản trị mua:
Việc quản trị mua được công ty thực hiện khá tốt khi thị trường đang sốt lên vì khủng
hoảng kinh tế và dịch bệnh covid 19 thì Big C đã nổ lực kìm hãm việc gia tăng giá
thông qua việc thương lượng với các nhà cung cấp không tăng giá, nhất là đối với các
mặt hàng thiết yếu. Cương quyết từ chối những yêu cầu tăng giá không có lý do chính
đáng. Áp dụng chính sách giá tốt cho các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như thịt, cá,
bánh mỳ, thực phẩm khô... ngay cả khi thị trường tăng mạnh; cam kết mua số lượng
lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạch sản
xuất và tiết kiệm chi phí

* Phát triển công nghệ:


Big C là thương hiệu của tập đoàn bán lẻ Casino, hệ thống mua thu hiện đại, hệ thống
thanh toán, quản lí hàng hóa hiệu quả, công nghệ sản xuất của Châu Âu, triển khai ISO
trong quản lý, đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm

* Quản trị nguồn nhân lực:


Hiện nay, hiện tượng chảy máu chất xám, xu hướng lao động, người tài đi du học và
làm việc luôn tại nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Đó là do họ không được trọng
dụng, không tìm thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp. Môi trường làm việc, sự coi trọng
vai trò của con người, đối xử công bằng... là cái thiếu trong đa số các DN VN. Điều
Big C làm được là tạo ra văn hóa đào tạo DN, biến nó thành cơ hội thăng tiến nội bộ
cho nhân viên. Họ xem đó là phát triển nguồn nhân lực là 1 hoạt động đầu tư chứ
không xem là chi phí. Giá trị và lợi ích họ thu về cao gấp bội so với việc bỏ ra 1 khoản
tiền cho nhân viên của mình đi học: sự cống hiến của nhân viên. Đây là chiến lược mà
rất ít DN làm được và đạt được thành công như Big C.

* Cơ sở hạ tầng tổ chức:
Cách Big C bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài. Do siêu thị Big C có mặt
bằng rộng, không gian lớn nên có khả năng bố trí, trưng bày hàn hóa hiệu quả. Với sự
bố trí không gian 1 cách khoa học, Big C chia không gian siêu thị thành các khu vực
hay các gian hàng tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng. Việc đi lại giữa các quầy
hàng đảm bảo cho khách hàng được thuận tiện cũng như lấy hàng dễ dàng hơn. Việc
bố trí hàng hóa trong siêu thị rất quan trọng nó đảm bảo việc mua của khách hàng gặp
nhiều thuận lợi. Cơ sở hạ tầng của Big C mang phong cách hiện đại, tiện nghi, khang
trang, công nghệ hiện đại tạo sự thu hút khách hàng, tạo ra sự tin tưởng về chất lượng
cho KH

B. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI :


a. Yếu tố kinh tế:
* Trình độ phát triển của kinh tế:
Khi nền kinh tế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến sự bùng nổ
về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn hơn thì sức ép cạnh tranh của DN
cũng giảm dần, DN có cơ hội phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được
lợi nhuận cao. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, người dân với tình hình tài chính khó
khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức độ tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm dẫn đến sức ép cạnh
tranh cho DN
* Phân phối thu nhập và sức mua:
Thu nhập của người dân VN của người dân trong thời điểm hiện tại đã tăng hơn
trước, nhu cầu về các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng... ngày càng khắc khe,
sức mua người dân cũng tăng cao trong khi các sản phẩm bày bán ở chợ kém chất
lượng hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát riển của ngành kinh doanh bán
lẻ. Vì thế thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi dần. Các điểm bán lẻ truyền
thống như chợ, cửa hàng tạp hóa hay đại lý thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, thay vào đó là
phát triển hệ thống bán lẻ như đại siêu thị, trung tâm thương mại
* Lạm phát:
Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền, sự lạm phát sẽ
làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát tốc độ tiêu
thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống
hàng ngày thấp.

b. Yếu tố chính trị, pháp luật:


Chính trị liên quan mật thiết đến sự phát triển của ngành, sự ổn định chính trị của
nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặt biệt thu hút rất
nhiều các nhà bán lẻ trên thế giới đầu tư vào VN.
Hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao
động, luật thuế nhập khẩu xuất khẩu... đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với
các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường VN. Ngược lại các nhà bán lẻ trong
nước bước vào thị trường VN, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn lợi thế mà các nhà bán
lẻ trong nước khó “ địch nổi” ở những điểm: nguồn hàng phong phú, da dạng, trình đô
quản lí, kĩ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phí và giá
bán. Big C là 1 trong top 5 tập đoàn bán lẻ có quy mô lớn nhất tại VN, là 1 thị trường
tiềm năng nhưng các nhà DN nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ,
vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường

c. Yếu tố văn hóa xã hội:


- Dân số và tỉ lệ phát triển: dân số VN là dân số trẻ, hiện nay dân số tăng nên nhu cầu
tiêu dùng tăng đặc biệt là về mặt hang lương thực, đồ dùng gia đình, thời trang.
- Tốc độ đô thị hóa: ngày nay kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng,
người dân đã chú ý hơn tới việc mua sắm hiện đại. Thay vì mua sắm ở các khu chợ, họ
đã có thói quen đến sieu thị để mua từ hàng thực phẩm, quần áo giày dép, đồ gia dụng
mĩ phẩm và hàng trăm thứ khác. Đây chính là cơ hội phát triển, Big C đã không ngừng
mở rộng khả năng cung ứng nhằm thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
d. Yếu tố công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao tạo điều kiện cho việc áp dụng
những khoa học hiện đại vào phục vụ công tác bán hàng. Hiện nay Big C đã thực hiện
xây dựng hệ thống siêu thị xanh, mở đầu là Big C Vĩnh Phúc. Đây là thế hệ siêu thị
mới của Big C được ứng dụng công nghệ xanh trong quá trình xây dựng vận hành để
tiết giảm chi phí cho hệ thống , góp phần bảo vệ môi trường .Cụ thể: sử dụng vật liệu
chống nóng cho mái và tường nhà, các trang thiết bị bên trong như đèn đều sử dụng
các bóng đèn tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống kiểm soát điện năng để phát hiện những
nơi phung phí điện để có giải pháp xử lý... Với việc sử dụng những công nghệ tiên
tiến, Big C sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho mình.
PHẦN 4: VẬN DỤNG QUY LUẬT CẠNH TRANH VÀO DOANH NGHIỆP
A. Các loại hình cạnh tranh
Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành đây là cạnh tranh chủ yếu và khốc liệt nhất.Chiến
lược của Big C là giá rẻ cho mọi nhà. Sử dụng phương thức bình ổn giá, thu hút khách
hàng đông đảo qua kích cầu mua của khách hàng tạo lợi thế về mặt giá cả.
Thị trường bán lẻ VN đang trên đà phát triển nhanh, có cường độ cạnh tranh mạnh.
BigC đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước như Co.op Mart, Hapro Mart,
FiviMart…, ngoài nước như Parkson, Zen Plaza, Diamond Plaza… sự cạnh tranh giữa
các nhà bán lẻ rất mạnh mẽ nên Big C cố gắng mở rộng thị phần và tạo dựng một chỗ
đứng vững chắc trên thị trường.
+ Cạnh tranh ngoài ngành:được đánh giá là cạnh tranh chung dễ gặp phải. Sự cạnh
tranh về nhân sự, chất lượng, nhà cung cấp uy tín, vị trí đặc thù…
Sau nhiều năm, thị trường bán lẻ chủ yếu nằm trong sự chi phối củ a 3 đại gia : BigC,
Metro ,G7Mart. Đây có thể coi là 1 thành công trong lĩnh vực quản lý, nắm bắt môi
trường kinh doanh của Big C.
B. Các công cụ cạnh tranh
1. Cạnh tranh với chiến lược giá rẻ
+ Big C với chiến lược : “ Giá rẻ cho mọi nhà” nên áp dụng chiến lược chi phí thấp,
đánh mạnh vào yếu tố giá cạnh tranh.Tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ từ nhà cung cấp,
liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa
cho người tiêu dùng , có những chíinh sách bình ổn giá tạo điều kiện cho khách hàng
mua sắm.
+ Định vị của Big C là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị
trường mà Big C nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bình thấp trở
lên.
+ Big C giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện
đại , thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú, chất lượng
kiểm soát và giá cả hợp lí đi cùng khách hàng những dịch vụ hiệu quả
2. Cạnh tranh bằng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được dành
cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại
các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
+ Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực
phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì
+ Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ
phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện
+ Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi
xách
+ Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà
bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và thiết bị tin học
+ Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những
vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn
máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi
Sự đa dạng trong chủng ngành của Big C thường nhỉnh hơn các siêu thị trong nước ở
ngành hàng lẫn nhãn hàng. Điển hình như mặt hàng gia vị tiêu có đến gần 10 loại tiêu
như tiêu sọ, tiêu xanh, tiêu hạt mịn, tiêu cay, tiêu nhập khẩu. Ngay trong cùng một loại
tiêu cũng có 2-3 nhà cung cấp.
Big C cũng làm phong phú hơn chủng hàng hóa kinh doanh bằng nguồn hàng nhập
khẩu từ Thái Lan và một số nước có chi nhánh để làm phong phú hơn nguồn hàng và
đánh vào tâm lí sính ngoại của một bộ phận người tiêu dùng.
Ngoài ra ở hệ thống siêu thị Big C còn làm nhãn hàng riêng mang tên Big C ở tất cả
các ngành hàng từ hóa phẩm, mỹ phẩm cho đến thực phẩm khô, thực phẩm tươi
sống...với nhiều mùi vị, kích cỡ, đặc tính khác nhau và đặc biệt là giá cả rất rẻ. Hiện có
khoảng 500 mặt hàng đang bày bán là nhãn riêng của Big C .Big C vào Việt Nam
năm năm 1998, đã bắt tay vào sản xuất nhãn hàng thịt nguội e.Bon. Đến năm 2007,
tung nhãn hàng riêng “ Wow! Giá hấp dẫn” đã thực sự khẳng định hình ảnh giá rẻ đối
với người tiêu dùng .
3. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Big C thường xuyên tăng cường các chương trình quảng bá và khuyến mãi có quy mô
lớn nhằm quảng bá thương hiệu . Ví dụ như tổ chức các chương trình “ Tháng sản
phẩm mới tại Big C”, “ Giá tốt cuối tuần’’ hay tổ chức các chương trình khuyến mãi
hàng loạt nhằm thu hút người tiêu dùng .
Big C còn có các chiến lược quảng cáo, các chương trình khuyến mãi trên báo, tạp
chí,tờ rơi, xe buýt, trên website. Bên cạnh đó Big C còn treo các biểu quảng cáo bên
ngoài siêu thi nhằm gây sự chú ý cho khách hàng . Hay phát các danh mục hàng hóa
giảm giá đến tận nhà người tiêu dùng.
4. Cạnh tranh với chiến lược dịch vụ tốt
Big C giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện
đại được bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài. Bên trong, các lối đi tương đối
rộng dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng bày tương đối dễ tìm, dễ chọn,
vì là không xây thêm tầng lầu nên không gian rất thoáng và tạo cảm giác rộng. thoáng
mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú, chất lượng kiểm soát và
giá cả hợp lí đi cùng khách hàng những dịch vụ hiệu quả.
Hoạt động và các nguyên tắc của Big C trong dịch vụ phân phối cho khách hàng, công
tác thu mua, hợp tác với nhà cung cấp, quan hệ với công chúng, cộng đồng, quan hệ
với các nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ và nhân viên của hệ thống luôn dựa trên 5
giá trị của Big C: Hài lòng khách hàng, đổi mới, minh bạc, đoàn kết, tương trợ. Big C
có chính sách ưu đãi vận chuyển hàng miễn phí cho khách mua hàng có hóa đơn trên
500 nghìn đồng và trong phạm vi 10 km, đổi hàng cho khách với điều kiện hóa đơn
còn nguyên vẹn trong vòng 48 tiếng sau khi mua... Ngoài ra công ty còn lập website để
giúp khách hàng tìm hiểu về công ty, các loại hàng hóa, các thông tin về khuyến mại
để khách hàng lựa chọn.
5. Cạnh tranh với chiến lược khác biệt hóa
Khác với các hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài trong nước là chú trọng phân
phối các sản phẩm nhập ngoại thì Big C lại hưởng ứng chương trình kích cầu và quảng
bá tiêu dùng hàng Việt do Chính phủ phát động vì vậy 95% hàng hóa phân phối trong
hệ thống siêu thị là các mặt hàng sản xuất trong nước.
Xây dựng kênh truyền thông tương tác với người tiêu dùng. Siêu thị được xem như
một điểm quảng cáo cố định , phần lớn diện tích mặt tiền được sử dụng với mục đích
xây dựng thương hiệu.
6 .Cạnh tranh với chiến lược tập trung
Đối tượng khách hàng mà Big C hướng tới là toàn bộ người dân trong nước và những
du khách nước ngoài đến Việt Nam. Và khách hàng tập trung mà doanh nghiệp hướng
tới là là những người có thu nhập tầm trung- thấp trở lên và Big C cũng tập trung vào
chiến lược quảng bá thương hiệu.
C. Định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai
- Tập trung nghiên cứu để tiếp tục mở rộng quy mô siêu thị để tạo lợi thế về quy mô
cũng như xây dựng một thương hiệu Big C ngày một lớn mạnh hơn.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đặc biệt là các hoạt động vì cộng đồng
nhằm xây dựng được thương hiệu Big C siêu thị thân thiết của người dân Việt Nam
- Đẩy mạnh đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tác phong
chuyên nghiệp hướng tới tiêu chí làm hài lòng khách hàng, khách hàng an tâm khi đến
siêu thị.
- Quản lý chặt chẽ công tác và những sự kiện có tác động tiêu cực tới hoạt động của
siêu thị nhằm đảm bảo có những giải pháp ứng phó kịp thời.

You might also like