You are on page 1of 3

3.

Phân tích thực trạng chính sách phân phối của Công ty Cổ phần Masan
Meatlife tại Hà Nội.
3.1. Chính sách kênh phân phối
3.1.1. Thiết kế kênh phân phối.
a) Quy trình thiết kế kênh phân phối của Masan Meatlife
Hệ thống kênh phân phối thịt mát hiệu quả là cần thiết để nối Meat Deli và người
tiêu dùng, có nghĩa là phân phối sản phẩm từ thịt lợn đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và mức giá có khả
năng thanh toán. Vì vậy, để thiết kế được 1 kênh phân phối hiệu quả thì Masan
Meatlife đã lựa chọn quy trình thiết kế kênh phân phối gồm 7 bước:
B1. Nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh.
B2. Xác định và phối hợp kênh phân phối.
B3. Phân loại công việc phân phối.
B4. Phát triển các cấu trúc thiết kế kênh.
B5. Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh.
B6. Lựa chọn cấu trúc kênh tốt nhất.
B7. Tìm kiếm các thành viên kênh.
b) Cấu trúc kênh phân phối của Masan Meatlife.
 Các hình thức phân phối chủ yếu:
- Hình thức phân phối online (kênh phân phối trực tiếp): khách hàng có thể đặt
hàng qua adayroi.com của tập đoàn Vingroup, nhắn tin qua facebook Meat deli
hoặc liên hệ qua hotline của Meat Deli.
- Hình thức phân phối offline (kênh phân phối gián tiếp): phân phối sản phẩm qua
cửa hàng tự sở hữu Meat Deli, các đại lý nhượng quyền và 100% cửa hàng, siêu thị
Vinmart, Vinmart+ tại Hà Nội. Hệ thống kênh phân phối gián tiếp và cụ thể là theo
kênh phân phối truyền thống.
 Chiều dài của kênh phân phối:
Masan Meatlife có kênh phân phối là kênh một cấp, cụ thể là từ nhà bán lẻ đến tay
người tiêu dùng:

Hệ thống siêu Các cửa hàng Đại lý nhượng


thị Vinmart Meat Deli quyền

Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng


● Chiều rộng của kênh: công ty MML lựa chọn phương pháp “ phân phối chọn
lọc” vì để đảm bảo hình ảnh của thương hiệu, nhất là do hiện nay vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm là một vấn đề nhức nhối đối với người tiêu dùng. Việc chọn lọc và
hợp tác với các nhà phân phối có uy tín trên thị trường sẽ gia tăng độ tin tưởng của
khách hàng. Bên cạnh đó, Vinamart còn có hệ thống kiểm tra chất lượng chặtchẽ,
đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
● Các thành viên tham gia vào kênh.
- Nhà sản xuất: Công ty Masan MEATlife (MML) của Tập đoàn Masan chịu trách
nhiệm sản xuất và cung cấp các sản phẩm thịt mát đảm bảo vệ sinh, truy xuất được
nguồn gốc và được sản xuất theo công nghệ chế biến tiêu chuẩn châu Âu.
- Nhà bán lẻ: chuỗi siêu thị Vinmart, các đại lý và các cửa hàng Meat Deli, là
người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng.
- Người tiêu dùng cuối cùng: Là cá nhân, người tiêu dùng trực tiếp sử dụng sản
phẩm thịt sạch Meat deli.
c) Các dòng chảy trong kênh phân phối
- Dòng chảy chuyển quyền sở hữu: Meat Deli chuyển quyền sở hữu các sản phẩm
từ thịt mát sang cho Vinmart, và các đại lý nhượng quyền khi phân phối sản phẩm.
- Dòng chảy sản phẩm: Các sản phẩm thịt mát được chế biến từ nhà máy của
Masan được vận chuyển về các cửa hàng chính thức của Meat Deli và chuyển tới
các siêu thị của Vinmart, và các đại lý để bày bán.
- Dòng chảy thông tin: Các thông tin liên quan đến việc mua, bán và xúc tiến, đến
số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian và địa điểm giao nhận thanh toán đều
được thong báo tới các kênh phân phối của hệ thống Meat Deli một cách nhanh
chóng và chính xác, đầy đủ nhất.
d) Tổ chức và hoạt động của kênh
Kênh phân phối của Meat Deli được tổ chức theo chiều dọc: Từ nhà máy phân
phối tới các cửa hàng chính thức của Meat Deli, tới các siêu thị Vinmart, và các đại
lý được tổ chức phân phối theo chiều dọc..
Công ty MNS Meat Hà Nam (thuộc Tập đoàn Masan) chịu trách nhiệm trực tiếp
và duy nhất trong việc điều hành và quản lý kênh phân phối thịt mát Meat Deli.
Công ty ra quyết định lựa chọn kênh phân phối, mức độ phân phối sản phẩm cũng
như các quyết định về chính sách giá, chính sách sản phẩm tại các điểm phân phối.
3.1.2. Quản lý và vận hành kênh phân phối.
Dựa vào mục đích thiết kế kênh là để phát triển, mở rộng tại những khu vực thị
trường Hà Nội để hoàn thiện hệ thống kênh hiện tại mà ban lãnh đạo Meat Deli có
những quyết định quản lý kênh riêng. Ở đây chúng ta xem xét việc thiết kế kênh
dưới góc độ “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối” thông qua việc xác định các
mối quan hệ giữa các biến số của công ty, tuyên truyền mục tiêu và chiến lược
Marketing với việc thiết kế kênh phân phối. Việc quản lý kênh phân phối chủ yếu
được tiến hành qua các công cụ và cách thức sau đây:
a) Dòng chảy thông tin
Meat Deli xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong kênh, đảm bảo thông tin
thong suốt từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Meat Deli xác định
rõ các thông tin cần trao đổi giữa các thành viên trong kênh và nhanh chóng sử
dụng các phương tiện thông tin hiện đại trong quản lý các dòng chảy của kênh
phân phối. Những phương tiện thông tin này sẽ làm giảm chi phí của các dòng
chảy marketing, xác định lại phạm vi thị trường, thay đổi những nguyên tắc và cơ
sở cạnh tranh, xác định lại phạm vi kinh doanh và tạo ra các công cụ cạnh tranh
mới.
Đối với các thành viên trong kênh phân phối, thông tin được chuyển trực tiếp từ
MML đến các thành viên này thông qua hệ thống máy fax điện thoại hoặc người
vận chuyển thông tin trực tiếp đến các siêu thị, cá thành viên kênh tiếp đó thông
qua các nhân viên bán hàng, cuối cùng là đến người tiêu dùng và ngược lại.
Thực trạng hiện tại dòng chảy thông tin từ phía nhà phân phối Masan MeatLife
tương đối rõ ràng, thông tin về các sản phẩm, giá cả đã được xuyên suốt từ phía
nhà cung cấp cho tới nhà tiêu dùng,các thong tin về giá cả, khuyến mãi,... được các
thành viên kênh tiếp nhận rõ ràng và hoàn chỉnh giúp đảm bảo sự đồng nhất về mọi
mặt thông tin.

3.1.2. Quản lý và vận hành kênh phân phối


3.2. Chính sách trung gian
Phân phối không hạn chế (hay phân phối đại trà)
3.3. Chính sách liên kết

You might also like