You are on page 1of 3

 Môi trường vi mô

1. Khách hàng:

- Trước tiên ta hiểu khách hàng là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu
cầu và có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà
chưa được đáp ứng và mong muốn được thỏa mãn. Khách hàng rất đa dạng,
khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng
và vị trí xã hội.

- Khách hàng của tương ớt Chinsu bao gồm cả khách hàng là người tiêu dùng
cuối cùng và cả khách hàng là trung gian. Hiện tại Công ty đang áp dụng
phân phối độc quyền do đó hiện tượng cạnh tranh về giá diễn ra rất ít, các
sản phẩm ở cỏc vựng miền khác nhau luôn có giá như nhau và giá đó là do
Công ty quy định, do đó tạo sự công bằng và tránh tình trạng cạnh tranh về
giá sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty.

- Trong điều kiện thị trường cạnh tranh như hiện nay, có rất nhiều Công ty, tập
đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm như Thai
Food, Thaitheparos và rất nhiều cơ sở sản xuất tương ớt trên Thái Lan với
giá rất cạnh tranh. Khi thị trường có rất nhiều người bán những sản phẩm
tương tự để thỏa mãn cùng một loại nhu cầu thì người tiêu dùng có quyền
lựa chọn tối đa. Người tiêu dùng chọn sản phẩm của ai thì người đó bán
được hàng và tồn tại, phát triển. Do đó Công ty cần hướng về khách hàng để
đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh
khách hàng nằm ở vị trí trọng tâm, mọi quyết định về sản xuất kinh doanh
phải được xuất phát từ khách hàng và hướng về khách hàng để phục vụ

- Một lực lượng rất đông đảo dân cư sống ở khắp các nơi trên cả nước, quy
mô khách hàng rộng và phổ biến, để bán được nhiều hàng một điều rất quan
trọng là các sản phẩm tương ớt Chinsu của công ty phải được bày bán một
cách phổ biến tại tất cả các cửa hàng tạp hóa và các siêu thị trên đất nước
Thai Lan. Khách hàng của công ty có thể mua tương ớt Chinsu của công ty
một cách dễ dàng bất cứ khi nào họ có nhu cầu.

- Để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng công ty có đội ngũ nhân viên bán
hàng đông đảo, giàu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc tại các nhà phân phối
trên Thái Lan và một số cửa hàng, phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu của
khách hàng.

2. Nhà cung ứng

- Ba nhà cung ứng chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan chính là
Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan, Công ty Cổ phần Masan Phú Quốc,
Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến. Cả 3 công ty này đều là
thành viên của Masan Group do đó về mối quan hệ của công ty với các nhà
cung ứng hết sức thuận lợi, hai bên đoàn kết và cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy
hoạt động kinh doanh của công ty luôn được ổn định và mang tính chủ động
cao.

3. Trung gian marketing

- Mở rộng thị phần bằng con đường xuất ngoại là bài toán chiến lược của
thương hiệu này trong năm nay. Thái Lan vốn được mệnh danh thủ phủ nước
chấm trên thế giới là và quốc gia đầu tiên mà Masan muốn chinh phục.
Song, việc tìm ra khẩu vị được người Thái ưa thích là bài toán khó. Vậy nên
liên minh Tập đoàn Masan và Singha Asia Holding Pte Ltd (Singha) được
thành lập. Một trong những thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay trong
ngành thức uống và thực phẩm đã xuất hiện khi tập đoàn bia và đồ uống nổi
tiếng của Thái là Singha đồng ý mua 25% cổ phần của Masan Consumer
Holdings - một công ty con của Tập đoàn Masan, và 33,3% cổ phần trong
công ty đồ uống Masan Brewery. Trong mỗi công ty này, Singha sẽ có 2 đại
điện trong hội đồng quản trị. Trong Masan Brewery, tỉ lệ kiểm soát của
Singha sẽ lên đến 50% - tức sẽ có tiếng nói đáng kể trong việc đưa ra các
định hướng chiến lược của Hội đồng Quản trị.

- Singha là thành viên của Tập đoàn Boon Rawd Brewery, hãng sản xuất bia
đầu tiên và lớn nhất của Thái Lan kể từ năm 1933. Các thương hiệu nổi tiếng
của doanh nghiệp này là Singha, Leo, B-ing, Purra, Sanvo, Syder Bay,
Boorward Farm, Pundee hay Masita. Ngoài bia và thức uống không cồn,
Singha còn nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản, nông nghiệp, thực phẩm,
nhà hàng, sản xuất bao bì với hơn 50 công ty thành viên. Người sở hữu
Singha hiện là tỉ phú Santi Bhirombhakdi, người giàu thứ 7 tại Thái Lan với
tổng tài sản trị giá 2,9 tỉ USD. Năm ngoái, Singha ghi nhận doanh thu lên
đến 120 tỉ baht (khoảng hơn 3,3 tỉ USD), trong đó 80% từ lĩnh vực thức
uống có cồn và 20% từ thức uống không cồn và các mảng khác.

- Sau thành công của nước Chinsu Yod Thong được nhận nhiều sự đón nhận
Masan và Singha tiếp tục cho ra mắt tương ớt Chinsu tại thị trường Thái
Lan.

You might also like