You are on page 1of 3

CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT

NAM HIỆN NAY


1. Cơ hội của Việt Nam khi xuất khẩu gạo.
1.1. Nhu cầu lương thực, thực phẩm tại nhiều quốc gia tăng cao sau đại dịch COVID-
19 và cuộc chiến tranh của Nga-Ukraine.
Hiện nay, vấn đề “an ninh lương thực” toàn cầu đang là vấn đề đáng chú trọng khi nhu
cầu lương thực ở nhiều nước tăng cao do nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra cùng một lúc:
- Khủng hoảng về phía các nhà sản xuất do biến đổi khí hậu, thiên tai và càng lúc tình
hình càng bấp bênh.
- Khủng hoảng trong và sau COVID-19 khiến các nhà sản xuất lúa gạo, lương thực, thực
phẩm gặp nhiều khó khăn.
- Tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine, hàng chục triệu tấn ngũ cốc ở một trong hai
vựa ngũ cốc của thế giới là Ukraine đã bị kẹt lại ở các nhà kho, hải cảng của nước này.
Từ nhiều tuần qua, đàm phán khai thông Biển Đen vẫn bế tắc.
 Những khó khăn từ các cuộc khủng hoảng này có thể đưa thế giới đứng trước bài toán
nan giải về khan hiếm lương thực đặc biệt là gạo và lúa mì làm cho nhu cầu lương thực,
thực phẩm tại nhiều quốc gia tăng cao. Điều này dẫn đến dự báo nhu cầu dự trữ gạo tại
các nước sẽ tăng lên, nhất là nhu cầu mua lúa gạo của các thị trường lớn như Phillippines,
Malaysia, Trung Quốc, Ghana, Papua New Guinea... Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo
của Việt Nam sang các quốc gia có nhu cầu về lương thực tăng cao trên thế giới.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhận định thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ thuận
lợi hơn so với bởi nhiều thị trường đang hồi phục sau đại dịch Covid-19 làm cho nhu cầu
sử dụng lúa gạo tăng cao. Xuất khẩu gạo năm 2022 đã sôi động ngay từ những tháng đầu
năm, báo hiệu một năm thuận lợi hơn về đầu ra của lúa gạo Việt Nam. Trên bình diện
ngành lúa gạo toàn cầu, trong năm 2022, cả sản lượng lẫn tiêu thụ đều được dự báo tăng,
nhưng mức tăng tiêu thụ cao hơn nhiều so với mức tăng sản lượng. Đây cũng là tín hiệu
và cơ hội tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Những nguy cơ từ xung đột Nga - Ukraine, cùng với lệnh cấm các loại nông sản Nga
lại là cơ hội tốt mà các doanh nghiệp Việt cần tận dụng nhằm gia tăng xuất các loại nông
sản chủ lực vào thị trường EU, đơn cử như với mặt hàng gạo. Vì cấm vận hàng hoá Nga,
quay lưng lại với các sản phẩm từ Nga, cho nên EU đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc
và nông phẩm thay thế đặc biệt là lúa gạo. Với nhu cầu ở mức cao đối với các loại gạo
đặc sản từ châu Á cộng với nguy cơ khan hiếm lương thực trong thời gian tới thì EU sẽ
tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có cơ hội nâng cao thị phần xuất
khẩu gạo của mình tại thị trường EU.
1.2. Các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo với Việt Nam đang lâm vào tình thế khó.
Đầu tiên là Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới, song đang nổi lên trở
thành nước nhập khẩu gạo lớn sau khi những đợt mưa lũ lớn liên tiếp gây tổn thất mùa
màng, đồng thời đang chịu làn sóng lây nhiễm mới dịch Covid-19, phải kéo dài thời gian
phong tỏa gây ra những khó khăn cho việc đảm bảo an ninh lương thực và hạn chế xuất
khẩu của quốc gia này đối với mặt hàng lương thực đặc biệt là lúa gạo.
Đặc biệt là Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đang gặp phải khó khăn về
xuất khẩu gạo do đồng Rupee yếu đi và làn sóng dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trở
lại và gây ra khủng hoảng rộng trong xã hội, tác động lên logistics, từ xay xát tới vận
chuyển gạo ra cảng. Theo Tổng cục Ngoại Thương Ấn Độ đã ban hành thông báo, quyết
định cấm xuất khẩu gạo tấm, mã HS 1006 4.000, có hiệu lực kể từ ngày 9/9/2022.
Nguyên nhân Ấn Độ hạn chế xuất khẩu là do hạn hán, mất mùa có thể ảnh hưởng đến an
ninh lương thực nội địa. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm, và áp thuế xuất khẩu 20%
đối với một số loại ngũ cốc sẽ tạo động lực giúp gạo Việt Nam tăng cả lượng, giá trị
trong năm 2022. Trong khi đó, Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh và nguồn
cung dồi dào nên có điệu kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Đây là cơ hội
chưa từng có để đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội vươn lên dẫn đầu thế giới.
1.3. Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) tạo cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Các Hiệp định Thương mại Tự do được ký gần đây như Hiệp định EVFTA; RCEP;
UKVFTA và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), đã và đang giúp gạo Việt Nam được biết
đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo dần mở rộng sang các thị trường tiêu dùng gạo
cao cấp, gạo đặc sản, góp phần gia tăng giá trị cho gạo Việt Nam. Với mức thuế ưu đãi
trong các hiệp định trên, gạo Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh và cơ hội tăng trưởng tại
EU, Anh và các nước thuộc EAEU.
Cụ thể ta có thể kể đến những ưu đãi từ hàng rào thuế quan trong Hiệp định thương mại
EVFTA cùng với chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm,
đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu gạo
của Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường lúa gạo và lương thực của châu Âu. Đặc biệt,
EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu
ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế
suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh
với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.
Đặc biệt, mới đây, chính quyền Philippines đã quyết định giảm thuế nhập khẩu gạo
xuống còn 35% (trước đây là 40% đối với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và 50% đối với
gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch) trong vòng 1 năm để tăng nguồn cung gạo, duy trì giá
gạo phải chăng và giảm sức ép lạm phát. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày Văn phòng Tổng thống đăng công báo là ngày 17/5/2021 và có thời hạn hiệu lực
trong 1 năm. Đây là cơ hội cho gạo Việt tăng xuất khẩu sang Philippines - một trong
những thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam.
1.4. Trung Quốc - nước có dân số đông và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, hiện đã và
đang khống chế được dịch Covid-19 làm cho hoạt động giao thương đưa gạo từ Việt
Nam sang Trung Quốc hiện vẫn sôi động.

You might also like