You are on page 1of 3

1.

Đôi nét về thị trường sản phẩm là ví dụ thực tế về sự can thiệp của Chính phủ trong
trường hợp quy định giá tối thiểu (giá sàn)
Những năm gần đây, thị trường lương thực thế giới chịu nhiều tác động mạnh mẽ của đại
dịch Covid-19, khủng hoảng năng lượng toàn cầu và cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga. Từ
khi cuộc xung đột diễn ra, nhiều quốc gia đã áp đặt các chính sách thương mại gây nên tình
trạng lạm phát giá lương thực nghiêm trọng, đẩy thế giới đến bờ vực khủng hoảng lương thực
toàn cầu. Chính phủ các nước dẫn đầu trong việc sản xuất và xuất khẩu nguồn lương thực chính
cho ngoại quốc vẫn đang tìm biện pháp và thực thi các chính sách nhằm hạn chế ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng lương thực lên đất nước của mình.
Trong đó, lúa mì là một trong những nguồn lương thực chính của thế giới, được sử dụng
rộng rãi ở khắp các lĩnh vực như: công nghiệp thực phẩm, sản xuất bia, chăn nuôi,…
Về nguồn cầu, cuộc xung đột của Nga và Ukraine và tình trạng hạn hán nghiêm trọng
năm 2022 đã gây ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Đông và châu Phi - những
khu vực “khô cằn, nắng nóng”, nông nghiệp kém phát triển, lúa mì đóng vai trò quan trọng trong
khẩu phần ăn của người dân và lương thực phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.Trong đó, Ai Cập
là nhà nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, khoảng 70% lúa mì nước này đến từ Nga và Ukraine.
Khoảng 80% ngũ cốc của Tunisia cũng đến từ hai quốc gia này. Lebanon nhập khẩu 60% lúa mì từ
Ukraine.

Về nguồn cung, theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC), Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga,
Ukraine là những nhà sản xuất lúa mì lớn của thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc tuy đứng đầu thế
giới về sản lượng (138 triệu tấn, vụ mùa 2020-2023), nhưng nước này vẫn phải nhập khẩu hơn
10 triệu tấn/năm để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ người dân trong nước (theo IGC, 6/9/2023). Ấn
Độ cũng là nước sản xuất nhiều lúa mì, tuy nhiên từ đợt hạn hán năm 2022, chính phủ Ấn Độ
bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mì để đảm bảo nguồn cung trong nước và tránh cho mức giá mặt
hàng này bị đẩy lên quá cao dẫn đến lạm phát. Mỹ cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán nên việc tạo
ra sản lượng để đủ cung cấp cho thị trường ngoại quốc cũng là một thử thách lớn. Từ khi chiến
tranh nổ ra, Ukraine không thể xuất khẩu lương thực, đặc biệt là lúa mì. Chiến tranh với Nga
khiến mùa màng ở nước này bị phá huỷ và việc gieo trồng cho vụ mới không thể tiến hành.
Trong khi đó, nhờ một vụ mùa lúa mì bội thu khác ở những vùng đất nông nghiệp màu
mỡ như khu vực Bắc Kavkaz (nơi ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán như các quốc gia
khác), Nga được dự báo sẽ đạt kỷ lục xuất khẩu 45 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2022/23, tăng
36% so với năm trước và cao hơn 3,5 triệu tấn so với kỷ lục trước đó trong niên vụ 2017/18.
Con số này cao hơn nhiều so với nhà xuất khẩu lớn thứ hai với xuất khẩu lúa mì của EU ở mức
35,0 triệu tấn. (Theo USDA-Foreign Agricultural Service – Production, Supply, and
Distribution (PSD) Database, 8/5/2023 - https://www.fas.usda.gov/data/russia-grain-and-
oilseed-exports-expand). Từ đó, có thể thấy Nga đang chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lúa mì
thế giới.
2. Sự can thiệp của Chính Phủ trong việc quy định giá tối thiểu
Tháng 4/2023, nhận thấy các quốc gia khác đi đầu trong xuất khẩu lúa mì đang bị chững
lại, nguồn cung khan hiếm trong khi cầu về lúa mì đang rất lớn, Nga tăng giá sàn (giá tối thiểu)
xuất khẩu lúa mì đến 275 USD/1 tấn (Theo thống kê của Fastmarkets Agricensus, 13/7/2023 -
https://s.net.vn/X5MV) nhằm tăng lợi nhuận. Khi giá sàn được nâng cao hơn so với giá cân
bằng của thị trường vào thời điểm đó (250 USD/1 tấn) (Theo Công Ty Cổ phần Giao dịch
Hàng hóa Gia Cát Lợi – Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam - https://s.net.vn/isnw) thì các lực
cung và cầu có xu hướng làm dịch chuyển mức giá thị trường mới đến mức giá cân bằng,
nhưng khi giá cân bằng chạm sàn, nó không thể giảm thêm nữa. Giá thị trường bằng với giá
sàn. Tại mức giá này, lượng cung vượt quá lượng cầu. Nói cách khác, doanh nghiệp muốn xuất
khẩu lúa mì với giá sàn sẽ không thể xuất khẩu được hàng. Từ đó, việc áp dụng giá sàn cao hơn
giá cân bằng của thị trường xuất khẩu lúa mì sẽ gây ra sự dư thừa lúa mì trong nước (đồ thị a).
Để giải quyết tình trạng này, Chính Phủ có thể thu mua lượng lúa mì dư thừa ấy hoặc áp dụng
chính sách khác để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên, do lúa mì là một mặt hàng thiết yếu, có độ co giãn theo cầu là rất ít, ngoài ra,
trong chiến tranh, Nga hiện đang bị cấm vận ở nhiều mặt hàng, trong đó có lúa mì, các yếu tố
này dẫn đến việc lúa mì trở nên dư thừa với số lượng khổng lồ. Chính Phủ Nga buộc phải quy
định lại mức giá sàn còn 240 USD/1 tấn (Theo thống kê của Fastmarkets Agricensus,
13/7/2023 - https://s.net.vn/X5MV) (đồ thị b) để có thể xuất khẩu nhiều hơn, giải quyết vấn đề
tồn kho cho nông dân cũng như củng cố ngân khố của Nga bằng cách tạo thêm doanh thu thuế.
a. b.
Với chính sách giảm giá sàn này, người sản xuất có thể giải quyết vấn đề dư thừa lúa mì,
tuy phải bán giá thấp hơn nhưng không thua lỗ vì sản lượng bán ra là rất lớn. Mặt khác, khi
Nga đang nắm giữ quyền lực chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lúa mì, giá sàn xuất khẩu của Nga
giảm sẽ kéo theo giá thị trường lúa mì toàn cầu cũng giảm, cụ thể, thị trường lúa mì toàn cầu đã
chạm mức thấp nhất trong 3 năm qua, từ đó, không chỉ người tiêu dùng trong nước mà cả
người tiêu dùng ngoại quốc cũng được giảm sức ép về giá lương thực trong hoàn cảnh khắp nơi
đang vật lộn với khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Đối với chính Nhà nước Nga, việc giảm giá
sàn để đẩy mạnh xuất khẩu cũng giúp Nga có thêm nguồn lợi nhuận cũng như nguồn thu từ
doanh thu thuế, củng cố kho bạc Nhà nước nhằm sử dụng cho các mục đích khác như quân sự
và quốc phòng.
3. Kết luận
Nhìn chung, việc thay đổi giá sàn đều nhằm tăng doanh thu cho nông dân Nga và ngân
khố cả nước. Đề xuất mức giá sàn mới có thể có tác động tích cực trong thời gian ngắn hạn.
Còn xét về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu.
Tuy nhiên, người hưởng lợi chỉ có các nông dân may mắn bán được ở giá cao với số
lượng ít hơn trước, trong khi đó số nông dân chịu lỗ, bán giá thấp lại tăng lên. Rõ ràng, thay đổi
giá sàn đối với lúa mì có thể gây ra những tổn hại đáng kể cho những người mà ban đầu chính
sách này muốn bảo vệ.
Từ đó, có thể nhận thấy rằng chính sách giảm giá sàn không thể ngăn việc thị trường di
chuyển đến điểm cân bằng, chỉ nên điều chỉnh giá sàn khi cầu làm giá cân bằng thấp hoặc cao
bất thường, thu mua hàng tồn để giúp đỡ cho người dân, không nên lạm dụng để đẩy giá nhằm
thu nhiều lợi nhuận.

You might also like