You are on page 1of 4

Stagflation (lạm phát đình trệ) là sự kết hợp độc đáo của 2 từ Stagnation ( suy thoái) và Inflation

( lạm phát), mô tả một nền kinh tế ít hoặc không có tăng trưởng, trong khi lạm phát cao hơn bình
thường. Thuật ngữ này cũng đang là tâm điểm chú ý của thị trường trong tháng vừa qua, khi mà giá
dầu thô lên mức cao mới 6 năm và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang trì trệ.

Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, các chuyên gia Phố Wall đã nhận xét tình trạng hiện tại của nền kinh tế giống như mở
đầu của cuộc đại suy thoái kéo dài suốt những năm 1970, ảnh hưởng trầm trọng tới nước Mỹ và thế
giới. Câu hỏi đặt ra là, điều j ở hiện tại đã gợi nhớ các nhà kinh tế về quá khứ đau thương ấy, và liệu
rằng tình trạng của Hoa Kỳ có thực sự đang phải đối mặt với câu chuyên Stagflation? Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu bằng cách quay ngược dòng thời gian về những năm 1970.

1. Đại suy thoái 1970


Vào thập niên 60-70, nền kinh tế Mỹ phát triển thịnh vượng, tăng trưởng hàng năm hơn 6%, nhờ
vào việc tăng cường chi tiêu hào phóng cho chương trình Đại xã hội và chiến tranh Việt Nam của chính
phủ.

Vào đầu những năm 1970, sự bùng nổ kinh tế sau Thế chiến II bắt đầu suy yếu, do cạnh tranh quốc
tế gia tăng, chi phí của Chiến tranh Việt Nam và sự suy giảm của việc làm trong lĩnh vực sản xuất. Tỷ lệ
thất nghiệp gia tăng, trong khi sự kết hợp của việc tăng giá và trì trệ tiền lương đã dẫn đến một thời
kỳ kinh tế suy thoái được gọi là lạm phát đình trệ. Nếu như năm 1970, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 6%,
lạm phát tăng lên mức 5,7%, thì tới năm 1974, lạm phát đã là 11% và thất nghiệp 5.6%. Cuộc khủng
hoảng càng thêm căng thẳng khi các quốc gia giàu dầu mỏ ở Trung Đông tuyên bố cấm vận Mỹ để trả
đũa việc nước này ủng hộ Israel.

Mình xin nhấn mạnh rằng, sự thâm hụt ngân sách do chính phủ Hoa Kỳ những năm 60-70 gây ra đã
được tài trợ chủ yếu bởi chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Ngân hàng Trung ương khi ấy. Thậm chí cho
đến khi tổng thống Nixon lên nắm quyền 1969, chính quyền nước này còn liên tục gây áp lực buộc Fed
phải giữ lãi suất thấp với mục đích ngăn chặn thất nghiệp, cho dù phải đánh đổi bằng lạm phát. Và
như nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman đã nói,"Lạm phát là luôn luôn có và
ở khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ.” Chính sách tiền tệ của Fed là nguyên nhân gây ra lạm phát
đỉnh điểm giữa những năm 1970, dẫn đến cuộc đại suy thoái.

2. Hoa Kỳ thời hiện đại


A. Fed và chính sách tiền tệ
Sau khi đã sơ lược về lịch sử, chúng ta hãy cùng nhìn lại chính sách tiền tệ của Fed ngày nay:

Cung tiền của Fed đã tăng mạnh gấp 3 lần vào năm 2020, lãi suất giữ ở mức gần bằng 0, trong bối
cảnh kinh tế Mỹ đối mặt với đại dịch COVID-19 và những gói kích thích khổng lồ của chính quyền Hoa
Kỳ. Những “gói tiền trực thăng” khổng lồ mang cái tên mỹ miều là gói kích thích kinh tế và chính sách
tiền tệ siêu lỏng lẻo của Fed đã gợi nhắc cho chúng ta về tình trạng tương tự của những năm 1960-
1970. Tiếp đến, ta hãy cùng nhìn qua về nền kinh tế của Mỹ hiện nay qua các dữ liệu kinh tế.
B. Lạm phát

Lạm phát tại Mỹ đang ở mức cao, 5.4%. Nếu so với những nền kinh tế đang phát triển, đây là một
dấu hiệu tốt cho nền kinh tế, kích thích tiêu dùng người dân. Tuy nhiên với một nền kinh tế như Mỹ,
lạm phát cao ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân nước này, và là thách thức rất lớn đối
với mục tiêu kiềm chế lạm phát 2% của Fed. Tình trạng lạm phát cũng là điều dễ hiểu khi các nền kinh
tế lớn trên thế giới mở cửa trở lại, nhu cầu tăng lên đã tác động đến giá. Giá dầu leo thang và sự trì
trệ chuỗi cung ứng cùng góp phần tạo áp lực lên chỉ số này. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến
tác động lạm phát của hành động bơm tiền như nước lũ vào nền kinh tế của các NHTW.

C. Tăng trưởng kinh tế


Mặc dù tăng trưởng kinh tế Mỹ là 6.7% trong quý 3, nhưng triển vọng sắp tới lại có phần u ám. Các
nhà máy gặp khó khăn do các hạn chế liên quan đến đại dịch. Tắc nghẽn tại các cảng quan trọng trên
thế giới đã gây ra sự thiếu hụt nguồn cung. Tình trạng thiếu công nhân trong nhiều ngành đang góp
phần khiến chuỗi cung ứng càng căng thẳng. Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo hôm thứ Ba rằng có đến 4,3
triệu người lao động, một con số kỷ lục, đã bỏ việc trong tháng 8 để nhận hoặc tìm kiếm công việc
mới hoặc rời khỏi lực lượng lao động. Tiêu dùng suy yếu và lượng hàng tồn kho sụt giảm lớn đã khiến
IMF giảm dự báo tăng trưởng xuống 6% từ mức 7% được đưa ra vào tháng Bảy .

Châu âu
Châu Âu đang phải đối mặt với đợt khủng hoảng năng lượng chưa từng có, khi mà nguồn cung đang
cạn kiệt, còn giá khí đốt tự nhiên những tháng gần đây thì tăng vọt lên tận 600% - bắt nguồn từ việc
các nền kinh tế tái mở cửa sau COVID-19. Mùa đông đang đến gần, sự khắc nghiệt của thời tiết đã
được dự đoán trước, nhưng nhiều người xứ này đang đặt câu hỏi khác, câu hỏi về sự khắc nghiệt của
cơn bão năng lượng, rằng liệu sẽ sớm qua đi, hay chỉ là báo hiệu ban đầu của một siêu bão khác mang
tên “đình lạm”.
Nhìn lại một chút những số liệu kinh tế vào hồi tháng 9, có thể dễ dàng thấy rằng lúc địa già này
đang có một sự hồi phục tích cực đợt bùng phát biến chùng Delta. GDP đã tăng trưởng 2.2% ngay sau
một quý âm chịu nhiều tác động. Chỉ số tiêu dùng CPI cũng cho thấy tín hiệu tốt với mức tăng vượt kì
vọng là 3.4% so với mức dự đoán 3.3%, cùng với đó là tỉ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn dự báo khi duy
trì ở mức 7.5% thay vì là 7.6%.
Những con số này chỉ rõ một điều rằng, trước khi mà sự thiếu hụt năng lượng diễn ra, Châu Âu
không có vẻ gì là đang đối mặt, hay manh nha đối mặt với hai chữ “đình lạm” cả, nên trong ngắn hạn,
để mà xảy ra tình trạng này là khó có khả năng.
Bên cạnh đó, thị trường cũng có thể yên tâm phần nào khi mà Tổng thống Nga Vladimir Putin thể
hiện sẵn sàng hỗ trợ cho châu Âu trong khủng hoảng khí đốt. Tuy nhiên, Theo Euronews vào 12/10,
chưa có bằng chứng nào cho thấy Nga đã tăng lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu từ sau phát biểu
của ông Putin, hay thậm chí trước đó. Mặc dù giá nhiên liệu thời điểm hiện tại đang rất cao, theo
Vasily Tanurkov, trưởng bộ phận tại cơ quan xếp hạng ACRA của Nga, hầu hết khí đốt đều nằm trong
các hợp đồng kỳ hạn có các điều khoản rất khác nhau. Nên sự tăng giá hiện tại, nếu được khai thác, sẽ
dần dần thể hiện trong 12 tháng tới. Một cách lý giải khác về việc không có động thái gì từ phía Putin
là vì Nga muốn xúc tiến hoạt động thương mại của Dòng chảy Phương Bắc 2.
Nếu như 2 nguyên do này là thật, thì vấn đề về năng lượng của châu Âu sẽ sớm hạ nhiệt, nền kinh
tế sẽ có thể hoạt động ổn định, và người dân sẽ không từ bỏ phương tiện của mình để đi bộ đến chỗ
làm. Nhưng nếu thực sự Nga đang không còn nguồn dự phòng, và tình trạng khủng hoảng năng lượng
này khéo dài hơn, thì nguy cơ xảy ra trạng thái lạm phát đình trệ không phải là không có.

Trung quốc
Sức nóng về đề tài nguồn cung cũng lan rộng sang cả Châu Á, tác động cả đến cả những quốc gia
hùng mạnh nhất như Trung Quốc. Trong khi Châu Âu thiếu thốn nguồn cung dầu lừa và khí đốt, thì
đất nước sản xuất và khai thác than lớn nhất thế giới lại đang lâm vào tình trạng thiếu than.
Dịch Covid diễn biến phức tạp và những cơn mưa kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu
suất khai thác của các mỏ, và chỉ mới đây thôi các thợ đào mới có cơ hội quay trở lại làm việc. Điều
này cũng dẫn tới sản lượng điện của các nhà máy điện than, vốn chiếm khoảng 60% lượng điện tiêu
thụ của Trung Quốc năm ngoái, giảm mạnh. Nhưng kể cả trong trường hợp hoạt động khai thác trở lại
bình thường, thì nguồn cung cũng không thể đáp ứng đủ do chính Trung Quốc ban hành lệnh cấm
khai thác các mỏ than đá mới và đóng cửa 1.000 mỏ than trên toàn quốc, yêu cầu phải đáp ứng các
tiêu chuẩn giảm khí thải trong sản xuất và tiêu thụ điện năng.
Nhằm giải quyết "cơn khát" năng lượng trước mắt, Trung Quốc đang hướng tới cho phép các nhà
máy nhiệt điện than tăng giá bán điện, buộc các công ty điện lực quốc doanh tiếp tục cung cấp điện kể
cả khi thua lỗ, tăng sản lượng than trong nước và cuối cùng là nhập khẩu nhiều than hơn. Hiện chưa
có nhiều bằng chứng cho thấy giá cả tiêu dùng người dân phải chi trả đang tăng lên.
Trong tháng trước, kết quả thống kê cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,7%. Tuy nhiên điều này có
thể sớm thay đổi khi mà nhiều doanh nghiệp sản xuất chứng kiến lợi nhuận của họ suy giảm đồng thời
Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời gian điện tăng giá chóng mặt trong bối cảnh tình trạng thiếu năng
lượng trở nên tệ hại hơn. Thành phố Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc, đường phố tối om do điện
bị cắt giảm, trong khi đó hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua lần đầu giảm kể từ
đầu năm 2021, nhiều nhà máy tại Giang Tô, Chiết Giang phải đóng cửa, và việc này khiến cho chuỗi
cung ứng quốc tế vốn đã bị đứt gãy kéo dài bởi đại dịch nay càng thêm tan tác.
Sản xuất đình trệ nhưng chi phí sản xuất tăng cao, điều này khiến cho Chỉ số giá cả sản xuất tại
Trung Quốc trong tháng 9/2021 tăng mạnh nhất trong gần 26 năm, như vậy áp lực lạm phát toàn cầu
tăng lên khi doanh nghiệp sẽ phải đẩy phần chi phí tăng cao về phía người tiêu dùng. Các giải pháp
hiện tại vẫn chỉ là tình thế, và cũng không thực sự hiệu quả khi mà ở khắp các khu vực Trung Quốc
nhập khẩu cũng đang cạn kiệt nguồn cung.
Rõ ràng là đang có những dấu hiệu của một đợt đình lạm đang kéo đến với quốc gia này. Và nếu
như điều đó thực sự xảy ra, tác động tiêu tực của cơn sóng sẽ lan ra toàn thế giới, ảnh hưởng xấu đến
tăng trưởng của kinh tế toàn cầu hiện vốn đang chật vật phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Stagflation
Như đã trình bày ở trên, đối với Hoa Kỳ, chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Fed, lạm phát cao, sự
nghi ngờ về tăng trưởng kinh tế là những nguyên nhân mà các chuyên gia phố wall đang so sánh thị
trường với cuộc đại suy thoái 1970. tuy nhiên, mình xin khảng định rằng hiện tại, thị trường Mỹ vẫn
chưa lâm vào tình trạng lạm phát đình trệ, lý do là tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở mức cao.

Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ đến gói chi tiêu 3.5 nghìn tỉ đô sắp tới trong dự định của Joe Biden.
Với gói kích thích khổng lồ này, nguồn lực nào sẽ tài trợ cho nó, phải chăng Fed sẽ giữ nguyên lập
trường độc lập để chính phủ Hoa Kỳ tự xoay sở cho những hóa đơn của mình? Chúng ta hãy nhớ lại
câu nói của Milton Friedman: "Lạm phát là luôn luôn có và ở khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ.”
với quan điểm cá nhân mình, nếu gói ngân sách như vậy được thông qua, lạm phát của Hoa Kỳ sẽ
không dừng ở hiện tại và có thể tiếp tục leo thang.

Còn đối với các nước khác, giá năng lượng đang là 1 đề tài vô cùng nhức nhối khác ám ảnh các nề
kinh tế. Tình trạng mất điện ở nhiều nơi ảnh hưởng đến giao thông, các nhà máy phải ngưng hoạt
động và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa. Sự hồi phục và tỉ lệ Vacxin không đồng đều giữa các
quốc gia gây sức ép đến thị trường quốc tế. 1 sự u ám về kinh tế đang bao trùm lên nền kinh tế, ít
nhất là trong mùa đông sắp tới.

Minh xin nhắc lại, stagflation là thuật ngữ mô tả nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao và tăng
trưởng kinh tế ít hoặc không có. Đối với tình trạng lạm phát, quỹ tiền tệ IMF đã lên tiếng nhắc nhở
chúng ta cẩn trọng về vấn đề này và quan điểm “lạm phát chỉ là tạm thời” của chủ tịch Fed chỉ mang
tính chất trấn an sự lo lắng của chúng ta. Lạm phát sẽ còn giữ nguyên tình trạng hiện tại, thậm chí một
số nước sẽ chứng kiến lạm phát tăng cao do nền kinh tế mở cửa trở lại. Còn đối với vấn đề phát triển
kinh tế, mình cũng đưa ra quan điểm rằng với tình trạng thị trường lao động và thị trường sản xuất
hàng hóa hiện tại, khó có thể nói rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục hồi phục mạnh mẽ, và sẽ có thể, chúng
ta sẽ chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ giữa các quốc gia, liên quan đặc biệt đến tình trạng năng
lượng của quốc gia đó. Do vậy, thật khó có thể nói rằng stagflation sẽ không quay trở lại nền kinh tế
trong tương lai, nhưng chí ít, hiện tại chúng ta vẫn chưa đạt đến mức thiệt hại như vậy.

You might also like