You are on page 1of 7

NHÓM 7

BÀI TẬP CHƯƠNG 1


I. THẢO LUẬN
1. Hãy nêu tóm tắt 5 sự kiện Kinh tế vi mô và Kinh tố vĩ mô gần đây
nhất.
1.1. Sự kiện kinh tế vi mô:
1.1.1. Vào tháng 7/2022, Vinfast được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh khi
đã huy động 4 tỉ USD cho nhà máy và thị trường ở Mỹ. Bên cạnh
đó cùng với Credit Suisse - một trong những ngân hàng đầu tư uy
tín hàng đầu thế giới, chào bán cổ phiếu Vinfast lên thị trường
chứng khoán.
1.1.2. Căn cứ kết quả điều tra, ngày 07/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông do
có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái
quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của
người dân trong thời gian năm 2018 - 2019. Vậy tiền gửi của
người dân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sẽ ra sao? Dù đã
được đảm bảo đầy đủ quyền lợi nhưng người gửi tiền vẫn mang
tâm lý lo sợ và muốn rút tiền gửi, từ đó có thể thấy rằng: cung
không đổi nhưng cầu đã giảm đi rất nhiều bởi khách hàng đã mất
niềm tin ở SCB.
1.1.3. Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng người tiêu dùng
mua sắm tại các siêu thị, chợ truyền thống giảm dần, thay vào đó
là ưu tiên các hình thức mua sắm trực tuyến trên các sàn mua
sắm lớn như: Shopee, Lazada, Tiki.
1.1.4. Sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp, cố phiếu Hòa Phát trong phiên
giao dịch chiều ngày 7/10 đã có thời điểm xuống chỉ còn 17.050
đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, chỉ số P/B ( Price to Book
Value) của Hòa Phát là 0,99. Đây là điều hiếm gặp bởi các doanh
nghiệm trên sàn chứng khoán, đặc biệt là các doanh nghiệp hàng
đầu thường có P/B lớn hơn 1.
1.1.5. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 để lại, cùng hậu quả của
cuộc khủng hoảng năng lượng mà thế giới đang hứng chịu và cả
việc đối mặt với mùa đông năm 2021 được dự báo là khắc nghiệt,
lạnh sớm và lạnh sâu nên các nước đã tăng cường dự trữ xăng
dầu dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung từ đó khiến giá xăng dầu
trong nước và cả thế giới tăng kỉ lục nhiều lần liên tiếp trong
khoảng đầu năm 2022 (đỉnh điểm là tháng 6/2022 gần 33.000
đồng/lít) và hiện nay 3/10 đã có dấu hiệu hạ nhiệt, sau 26 lần
điều chỉnh giá, giá xăng đang ở mức thấp nhất trong 1 năm trở lại
đây ( còn khoảng dưới 22.000 đồng/lít).
1.2. Sự kiện kinh tế vĩ mô:
1.2.1. Vốn đầu tư toàn xã hội từ 2022 tiếp tục xu hướng tăng, ngân sách
nhà nước 8 tháng đạt trên 285,4 nghìn tỷ, bằng 51% kế hoạch,
tăng 16,9% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 12,8
tỷ USD tăng 10,5%, cao nhất từ năm 2018 đến nay. Chính phủ
kiên định mục tiêu ưu tiên giữ vững ổn nền kinh tế, kiểm soát
lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền
kinh tế.
1.2.2. Hiện nay ở Việt Nam tình hình kinh tế dù mức lạm phát có xu
hướng tăng nhưng so với lạm phát mục tiêu vẫn còn thấp hơn
4%, do giãn cách xã hội thời gian qua nên giá cả hàng hóa cũng
giảm, dẫn đến lạm phát giảm. Lạm phát (CPI) tháng 7-2022 tăng
0,4% so với tháng trước, tính chung 7 tháng đầu năm nay CPI
tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này là một thành
công trong kiểm soát giá cả của Chính phủ, tạo nền tảng để thực
hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% đã đề ra trong năm
2022.
1.2.3. Để đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng, giá khí đốt
tăng vọt khi mùa đông cận kề, Liên minh Châu Âu đặt ra biện
pháp đánh thuế siêu lợi nhuận đối với một số nhà sản xuất năng
lượng và đặt ra các mục tiêu giảm tiêu thụ bắt buộc, ngoài ra yêu
cầu các công ty khai thác nhiên liệu hóa thạch phải đóng góp một
khoản lợi nhuận để hỗ trợ cho người tiêu dùng.
1.2.4. Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phục hồi trong 8 tháng đầu
năm 2022: tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 8 tháng
đạt gần 3,68 triệu tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ.
1.2.5. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động quý III/2022 là gần 1,06 triệu người. So
với cùng kỳ năm trước, số lao động thất nghiệp đã đến giảm
658.100 người. Tính chung, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động quý III năm 2022 là 2,28% (giảm 0,04 điểm phần trăm so
với quý trước và giảm 1,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước).

2. Trong các sự kiện trên, bạn quan tâm sự kiện nào nhất? Vì sao?

Trong các sự kiện trên, nhóm chúng em quan tâm đến sự kiện 1.2.3 nhất, vì việc
giá khí đốt cũng như giá cả hàng hóa tăng cao đồng thời thiếu tích trữ năng lượng
khi mùa đông cận kề đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế châu Âu, gây ra
một số bất lợi cũng như lợi ích như sau:

Lợi ích:

 Giảm nhu cầu và lượng tiêu hao khí đốt của người dân ở các nước thuộc
Liên minh châu Âu, hạn chế ô nhiễm môi trường.
 Góp phần hạn chế sự sản xuất quá mức của các doanh nghiệp kinh doanh
khí đốt.
 Các nước có khả năng chuyển qua sử dụng nhiên liệu sách để đối phó với
tình trạng thiếu năng lượng hóa thạch.

Tác hại:

 Giá khí đốt và năng lượng tăng nên quá cao có thể dẫn đến tình trạng lạm
phát ở nhiều nước.
 Người dân gặp khó khăn khi trải qua một mùa đông trong tình trạng thiếu
thốn khí đốt để sưởi ấm và dành cho các nhu cầu sinh hoạt cần thiết.
 Các cuộc biểu tình đã xảy ra để phản đối biện pháp ứng phó không kịp thời
của chính phủ với tình trạng gia tăng giá khí đốt một cách nhanh chóng, gây
ra bất ổn về mặt chính trị và xã hội.

Một số biện pháp Liên minh châu Âu đã đề ra để giải quyết vấn đề trên:

 EU xác định các nước thành viên phải giảm nhu cầu khí đốt xuống 15% từ
ngày 1-8-2022 đến ngày 31-3-2023 so với mức tiêu thụ năm 2017-2021.
 Đặt ra các thuế siêu lợi nhuận đối với các nhà sản xuất năng lượng
 Các nước trong liên minh châu Âu kí hợp đồng với các nhà sản xuất năng
lượng khác và đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái sinh.
II. BÀI TẬP
Bài tập 1 (trang 61): Hãy xem những phát biểu sau đây đâu là kinh tế vi mô,
kinh tế vĩ mô, kinh tế thực chứng và kinh tế chuẩn tắc
a) Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2017 cao hơn so với
năm 2016.
b) Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp cao vì thế chính phủ cần phải có những giải pháp
thiết thực để giải quyết tình trạng này trong những tháng sắp tới.
c) Do ảnh hưởng của việc giá xăng tnawg, nên giá thực phẩm đã tăng.
d) Hiện nay tỷ lệ sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật tốt nghiệp cao. Điều
này giúp cho các em có nhiều cơ hội việc làm hơn.
e) Khi Chính phủ ấn định mức giá trần làm cho thị trường thiếu hụt hàng hóa.

Trả lời:
a) Kinh tế vĩ mô, Kinh tế thực chứng
b) Kinh tế vĩ mô, Kinh tế chuẩn tắc
c) Kinh tế vi mô, Kinh tế thực chứng
d) Kinh tế vi mô, Kinh tế chuẩn tắc
e) Kinh tế vĩ mô, Kinh tế thực chứng
Bài tập 2 (trang 61): Cho biết số liệu của nền kinh tế được giả định chỉ có hai
sản phẩm là: lúa (10.000 tấn) và café (10.000 tấn)
Lúa (Y) 200 180 140 80 0
Café (X) 0 20 40 60 80

a) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)


b) Hãy xác định các tập hợp của hai loại hàng hóa là có hiệu quả,
không hiệu quả và không thể đạt được
c) Giả sử nền kinh tế đang sản xuất 1.800.000 tấn lúa và 200.000 tấn
café, nhưng lại muốn sản xuất thêm 200.000 tấn café. Sẽ phải giảm
bao nhiêu sản lượng lúa để có thể sản xuất thêm được 200.000 tấn
café?
d) Hãy tính chi phí cơ hội tại các điểm trên
e) Nếu muốn sản xuất được nhiều lúa và café hơn, nền kinh tế cần làm
gì?
Trả lời
a)
b) + Tập hợp các điểm nằm trên đường PPF là có hiệu quả: A, B, C, D, E
+ Điểm không hiệu quả: F
+ Điểm không thể đạt được: G
c) Giả sử nền kinh tế đang sản xuất 1.800.000 tấn lúa và 200.000 tấn café, theo
đường PPF thì nền kinh tế đang ở điểm B và đang muốn sản xuất thêm 200.000
tấn café (tổng 400.000 tấn café) tức là muốn đến điểm C. Vậy thì nền kinh tế phải
giảm 400.000 tấn lúa để thỏa điểm C theo đường PPF (1.400.000 tấn lúa và
400.000 tấn café) và đạt hiệu quả cao nhất.
d) Chi phí cơ hội tại các thời điểm:
- Tại điểm A-B: -200000/200000 = -1. Vậy để sản xuất 10 tấn café cần từ bỏ 10
tấn lúa.
- Tại điểm B-C: -400000/200000= -2. Vậy để sản xuất 10 tấn café cần từ bỏ 20 tấn
lúa.
- Tại điểm C-D: -600000/200000 = -3. Vậy để sản xuất 10 tấn café cần từ bỏ 30
tấn lúa.
- Tại điểm D-E: -800000/200000 = -4. Vậy để sản xuất 10 tấn café cần từ bỏ 40
tấn lúa.
e) Nếu muốn sản xuất được nhiều lúa và café hơn cần:
+ Chọn giống khỏe mạnh, chống chọi sâu bệnh giá rét
+ Tận dụng các diện tích khoảng trống đất nhằm tiết kiệm chi tiêu
+ Nâng cao kỹ thuật trồng trọt bằng cách tìm hiểu và trau dồi kiến thức, có thể sử
dụng những người có chuyên môn cao để tăng năng suất cây trồng
+ Tăng cường độ quang hợp, tưới tiêu, bón phân. Dùng phân hữu cơ vừa rẻ, vừa
bảo vệ môi trường
+ Đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, bền bỉ để dùng lâu dài

You might also like