You are on page 1of 8

CHƯƠNG 2: CUNG – CẦU XĂNG DẦU

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. Tình hình cung – cầu của xăng dầu ở Việt Nam hiện nay ( tìm số liệu 2016-2020,
tình hình cung - cầu có phù hợp có ăn khớp với cầu không, tác động thế nào tới nền kinh
tế,…)

2.2.1 Nguồn cung xăng dầu 1


2.2.1.1 Sản xuất trong nước:
Hiện nguồn cung xăng dầu trong nước là từ hai nguồn, một là tự sản xuất trong nước
và hai là nhập khẩu. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện nay có 2 nhà máy lọc dầu:
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với công
suất thiết kế 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn thuộc công ty
TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn với công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô/năm.
Hai nhà máy này cung cấp hơn 2/3 nhu cầu xăng, dầu trong nước. Cụ thể là nhà máy lọc
dầu Nghi Sơn cung cấp 35-40% và nhà máy lọc dầu Bình Sơn cung cấp khoảng 35% nhu
cầu xăng, dầu. Năm 2021, sản lượng sản xuất của hai nhà máy đạt 13,88 triệu m3, trong
đó: sản lượng sản xuất của công ty lọc hóa dầu Bình Sơn đạt khoảng 7,19 triệu m3, sản
lượng của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đạt khoảng 6,69 triệu m3. 
Ngoài ra, còn có một số nhà máy chế biến condensate (sản xuất xăng và dung môi)
gồm: nhà máy chế biến condensate Đông Phương, nhà máy chế biến condensate Nam
Việt, nhà máy chế biến condensate Cái Mép, nhà máy chế biến condensate Cát Lái.
2.2.1.2 Về nhập khẩu nước ngoài:
Bên cạnh lượng xăng dầu tự chủ sản xuất Việt Nam vẫn cần nhập khẩu từ 30 –
40% nguồn xăng dầu từ các nước bên ngoài. Hiện nay cả nước có 36 thương nhân đầu

1
Sẽ duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước và điều hành giá hợp lý,
https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/se-duy-tri-nguon-cung-xang-dau-lien-tuc-cho-thi-
truong-trong-nuoc-va-dieu-hanh-gia-hop-ly-688819, 30/3/2022.
mối kinh doanh xăng dầu có chức năng nhập khẩu xăng dầu, trong đó có 3 doanh nghiệp
chỉ chuyên kinh doanh nhiên liệu hàng không. Các nguồn nhập khẩu
xăng dầu của Việt Nam gồm các nước như sau:
Hàn Quốc - thị trường lớn nhất cung cấp xăng dầu cho Việt Nam, chiếm trên 30%
trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước, đạt 2,43 triệu tấn,
tương đương 1,03 tỷ USD, giá trung bình 421,9 USD/tấn.
Malaysia - thị trường lớn thứ hai tổng lượng trên 28,8% và 26,5% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu xăng dầu và đạt 2.38 triệu tấn tương đương 882,72 triệu USD với giá
370,8 USD/tấn.
Singapore - chiếm trên 16% trong tổng sản lượng và kim ngạch đạt 1,38 triệu tấn
tương đương 535,11 triệu USD với giá 386,4 USD/tấn.
Thái Lan - tăng mạnh 70% về lượng, tăng 97,4% về kim ngạch và tăng 16% về giá
so với tháng 11/2020, đạt 178.226 tấn, tương đương 77,72 triệu USD.
Trung Quốc - 651.020 tấn, tương đương 292,51 triệu USD.
Ngoài 5 nước trên nước ta còn nhập khẩu một lượng nhỏ từ các nước Nga, Nhật
Bản, Đài Loan.
Năm 2021, cả nước nhập khẩu khoảng 6,3 triệu m3 xăng dầu các loại. Dự kiến
năm 2022, nhu cầu nhập khẩu xăng dầu các loại khoảng 7,4 triệu m3 (gồm khoảng 5 triệu
m3 phân giao đầu năm 2022 và 2,4 triệu m3 giao bổ sung cuối tháng 2-2022). Lũy kế 2
tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhập khẩu khoảng 1,4 triệu m3 xăng dầu các loại.
Về tổng nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước năm 2021, Bộ Công
Thương cho biết, con số này là khoảng 20,5 triệu m3; trong đó sản xuất trong nước
khoảng 14,27 triệu m3 (chiếm khoảng 70% nhu cầu), nhập khẩu khoảng 6,3 triệu m3
(chiếm 30% nhu cầu).Còn tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước theo kế
hoạch năm 2022 là 20,7 triệu m3, trong đó sản xuất trong nước khoảng 14,418 triệu m3,
nhập khẩu khoảng 6,282 triệu m3.
Theo Bộ Công Thương vào đầu tháng 2/2022, dự trữ xăng dầu vẫn còn khoảng 1,2
triệu tấn. Sản xuất xăng dầu trong tháng 2 khoảng 900.000 tấn và nhập khẩu khoảng
900.000 tấn, như vậy, chúng ta có khoảng 3 triệu tấn xăng dầu. Trong khi đó, nhu cầu
xăng dầu một tháng khoảng 1,8 triệu tấn.

2.2.1.3 Thiếu hụt nguồn cung


Bộ Công Thương cho biết, ở trong nước, từ đầu tháng 1 và tháng 2 năm 2022, do nhà
máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức 55-80% công suất và có
thời gian gặp sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Ngoài ra còn do các kênh phân
phối, điều phối giữa nhà phân phối cấp 1, cấp 2, cấp 3 với các cửa hàng xăng dầu có vấn
đề. Do vậy đã không bảo đảm việc cung cấp xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh
doanh xăng dầu theo các hợp đồng đã ký, nên ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng xăng
dầu liên tục cho thị trường trong nước. Trong tháng 2, có tình trạng một số cửa hàng xăng
dầu đóng cửa, không bán hàng và giá xăng dầu tăng liên tục trong mấy kỳ liên tiếp. Việc
một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa chỉ là cá biệt, nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm
lý của nhân dân, người tiêu dùng do lo ngại sẽ thiếu xăng dầu.
Cụ thể, theo báo cáo của Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, từ đầu tháng 1 năm
2022, nhà máy đã giảm công suất từ mức 100% xuống mức 80% và sau đó chỉ ở mức 55-
60% công suất. Do cắt giảm công suất sản xuất nên việc giao hàng thực tế cho các
thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 năm 2022 đã bị
giảm 50% so với kế hoạch, tháng 3 giảm 20% so với kế hoạch.
Cùng đó, theo báo cáo của Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, do nguồn cung xăng dầu
trong nước giảm nên từ cuối tháng 1-2022, nhà máy đã nâng công suất lên 103% và từ
ngày 7-2-2022 đã nâng công suất lên 105%. Theo đó, Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ
cung cấp cho thị trường 350.000 m3 xăng và 270.000 m3 dầu mỗi tháng. Tuy nhiên, mức
tăng thêm 5% chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt.
Ngoài ra hiện chúng ta chưa tự chủ được nguồn cung xăng dầu mà vẫn còn phụ thuộc
vào nhập khẩu nguồn dầu thô dùng cho các Nhà máy Bình Sơn và Nhà máy Nghi Sơn
vẫn phải nhập khẩu. Khai thác dầu thô của chúng ta cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong khi đó, thị trường thế giới phức tạp với các vấn đề địa chính trị, dịch bệnh thời
gian vừa qua cũng đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Nhất là lúc
này, nhu cầu xăng dầu lại tăng khi các nước áp dụng các biện pháp phục hồi kinh tế. Điều
này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu trong việc cạnh tranh để
tiếp cận nguồn cung trên thế giới với giá hợp lý để nhập khẩu bù đắp nguồn thiếu hụt từ
sản xuất trong nước.

2.2.2 Cầu của xăng dầu


2.2.2.1 Thu nhập của người tiêu dùng 2
Từ những cải cách, đổi mới về kinh tế từ năm 1986 kết hợp với xu hướng hợp tác
phát triển toàn cầu thuận lợi đã giúp Việt Nam phát triển rất nhanh chóng từ một trong
những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong
vòng một thời gian ngắn. Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công và có vị thế
ngày càng lớn trên bản đồ thế giới.

Nhìn vào biểu đồ trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 1985-2020 GDP bình quân
đầu người của Việt Nam đạt: thấp nhất vào năm 1989 với 95 USD/người và đỉnh cao nhất
vào năm 2020 với 2.786 USD/người. Với mức thu nhập bình quân ngày càng cao như

2
Báo cáo thường niên 2020 Tổng công ty dầu Việt Nam-CTCP,
https://static2.vietstock.vn/data/HNX/2020/BCTN/VN/OIL_Baocaothuongnien_2020.pdf,
30/3/2022.
vậy thì ta có thể thấy rằng nhu cầu về sử dụng xăng của người dân Việt Nam sẽ là rất lớn.
Nhu cầu xăng dầu hiện tại của nước ta là vào khoảng 16.7 – 17.2 triệu tấn/năm. Theo dự
báo của của Bộ Công Thương, nhu cầu xăng dầu đến năm 2020 của Việt Nam vào
khoảng 29 – 31.2 triệu tấn/năm, đến năm 2050 con số này sẽ lên tới 90 – 98 triệu
tấn/năm. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu được dự báo là tiếp tục tăng trưởng cùng với tốc độ
tăng trưởng thần tốc của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên đại dịch Covid-19 lại làm nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, khủng
hoảng chính trị khiến giá dầu thế giới diễn biến phức tạp, tăng giảm nhanh với biên độ
lớn. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm khoảng 10% so với năm 2019.
2.2.2.2 Giá cả hàng hóa liên quan
Trên thị trường hiện nay cũng đã xuất hiện những nguồn nhiên liệu sạch thay thế
cho xăng thông thường (xăng A92, xăng A95) như nhiên liệu sinh học (xăng sinh học
E5). Tuy nhiên giá của xăng sinh học E5 rẻ hơn không nhiều so với xăng A92 hay là
A95, ngoài ra vẫn còn định kiến lo ngại về chất lượng của xăng E5, một phần vì thói
quen người tiêu dùng nhưng phần lớn vì xăng A95 theo ý kiến của người tiêu dùng thì là
loại xăng dùng thích nhất, chạy bốc nhất. Chính vì vậy người tiêu dùng vẫn chuộng hơn
với loại xăng A95.
Ngoài ra, còn có loại xăng dành riêng cho máy bay, không thể thay thế xăng thông
thường nên nhìn chung giá mặt hàng này sẽ không ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, sử
dụng thực tế.
Cũng giống với loại xăng dành cho máy bay, xăng công công nghiệp (xăng thơm)
cũng được sử dụng trong các hoạt động công nghiệp và đương nhiên loại này cũng không
thể dùng làm hàng hóa thay thế cho xăng thông thường nên cũng sẽ không ảnh hưởng đến
cầu của người tiêu dùng.
2.2.2.3 Số lượng người tiêu dùng
Trong ngành giao thông vận tải
Hiện nay, ở Việt Nam, xe máy vẫn được coi là phương tiện giao thông chính. Với
tổng dân số 98 triệu người, có hơn 65 triệu xe máy được đăng ký, nghĩa là 2/3 dân số sẽ
sở hữu xe máy vào năm 2020. Điều này đồng nghĩa với số lượng người tiêu dùng xăng ở
Việt Nam là rất lớn.
Bên cạnh đó, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người Việt vẫn mua sắm hơn
400.000 ô tô các loại trong năm 2020, trong đó chủ yếu là các mẫu xe lắp ráp trong nước,
hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, thuộc các thương hiệu như Hyundai, Toyota,
VinFast...Con số này chưa tính doanh số bán hàng của các thương hiệu ô tô nhập khẩu
như BMW, Mercedes-Benz, Audi, Jaguar Land Rover, Volvo…
Dưới đây là biểu đồ tổng hợp số liệu phương tiện giao thông trong cả nước năm 2020:

=> Qua số liệu trên có thể thấy, việc sử dụng xe máy, ô tô và các phương tiện giao thông
khác là khá lớn, điều này cho thấy có rất nhiều người sử dụng các sản phẩm xăng, vì ô tô
sử dụng xăng nhiều hơn xe máy..
Trong ngành nông nghiệp
Động cơ xăng được sử dụng phổ biến để chế tạo máy bơm nước chạy bằng xăng, máy
phát điện, máy xới đất ... và nhiều loại máy khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của động cơ xăng đã góp phần không nhỏ vào công việc của người
nông dân.
Chính vì thế ta có thể thấy nhu cầu sử dụng xăng trong các hoạt động nông nghiệp
cũng không nhỏ.
Trong ngành công nghiệp
Xăng thơm hiện được sử dụng nhiều trong các ngành sản xuất, chế biến và nổi bật với
chức năng làm dung môi pha chế và chất tẩy rửa.
Do đó, nhu cầu xăng dầu từ hoạt động công nghiệp cũng được đánh giá là khá lớn.
2.2.2.4 Kỳ vọng người tiêu dùng
Người tiêu dùng luôn hướng tới mục đích mua bán có lợi cho mình nhiều nhất. Lợi
ích người tiêu dùng hiểu đầy đủ và toàn diện gồm các phương diện sau: Có xăng dầu để
mua, mua được đủ số lượng mình cần mua, mua được một cách thuận tiện, mua được
xăng dầu đúng giá công bố, đúng chủng loại, đúng chất lượng và đủ về số lượng,… Đó là
các lợi ích không phải tự nhiên mà có nhưng chúng ta ít khi nói đến. Đối với thị trường
xăng, người tiêu dùng luôn mong muốn giá xăng giảm nhưng vẫn phải đi kèm với chất
lượng tốt. Ngoài ra người tiêu dùng còn mong muốn Chính phủ ban hành những nghị
định về xăng dầu để có thể cân bằng được lợi ích đôi bên giữa nhà bán và người mua.
Cuối cùng, tất cả chúng ta bao gồm cả người dân, các doanh nghiệp đều hướng đến một
mong muốn chung là đảm bảo hài hòa về các yếu tố kinh tế, chính trị và môi trường.

2.2.3 Ảnh hưởng đến nền kinh tế 3


Nhìn chung, mặc dù cung cầu xăng dầu tại Việt Nam vẫn ổn định nhưng giá xăng dầu
trong nước phụ thuộc nhiều vào giá xăng dầu thế giới do nguồn cung xăng dầu trong
nước không đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế.
Nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tỷ trọng
chi phí nguyên liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là
37%. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ kéo theo giá nguyên liệu nhập khẩu và trong nước
cũng tăng theo.
Trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tùy thuộc vào quy trình sản xuất của từng ngành,
có thể thấy hầu hết các ngành đều sử dụng dầu thô ở mức độ nhiều hay ít. Xăng dầu

3
Thúy Hiền, Giá xăng dầu tăng sẽ tác động mạnh tới tăng trưởng và áp lực lạm phát,
https://www.vietnamplus.vn/gia-xang-dau-tang-se-tac-dong-manh-toi-tang-truong-va-ap-luc-
lam-phat/772916.vnp, 30/3/2022.
chiếm khoảng 3,52% tổng chi phí sản xuất của cả nền kinh tế. Điều này cho thấy dầu thô
chiếm tỷ trọng tương đối lớn và tác động lớn đến giá thành sản phẩm chế tạo.
Đặc biệt, việc tăng giá xăng dầu đã tác động rất mạnh đến các ngành sử dụng nhiều
dầu như đánh bắt hải sản, vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ, đường thủy và
đường hàng không.
Ngoài tác động trực tiếp là giá thành sản phẩm tăng, giá xăng dầu tăng cũng sẽ đẩy
giá hàng hóa lưu thông lên cao, gây áp lực lạm phát, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa
sản xuất trong nước, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Đối với nền kinh tế nước ta, cứ giá xăng dầu tăng 10% thì GDP sẽ giảm khoảng 0,5%,
một mức suy giảm lớn, thể hiện tác động mạnh của biến động giá xăng dầu đến tăng
trưởng kinh tế. Đặc biệt nếu giá xăng tiếp tục tăng sẽ làm giảm hiệu quả và có thể làm
mất hiệu lực của chính sách tài khóa áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% nhằm kích
cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng và giảm áp lực. Lạm phát dẫn đến không đạt được
mục tiêu tăng trưởng và thất thu ngân sách, nhưng lạm phát vẫn tăng.

You might also like