You are on page 1of 4

Ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chính sách điều

hành của chính phủ VN


Tình hình giá xăng dầu trên thế giới biến động liên tục, kéo theo hậu quả khiến
cho chuỗi cung ứng xăng dầu giữa các quốc gia, khu vực gặp nhiều vấn đề. Do
đó, có thể nói, giá dầu tăng cũng được xem là một nguyên nhân chính dẫn đến
nhiều hệ quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lạm
phát, tỉ lệ tăng trưởng GDP cũng như tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia.
Cụ thể, giá dầu tăng làm mức độ lạm phát gia tăng cùng chiều. Xăng dầu là một
trong những nguồn nguyên liệu đầu vào chính của các ngành sản xuất. Hơn nữa,
xăng dầu là nguồn nguyên liệu ít co giãn do giá, do đặc tính vận hành máy móc,
thiết bị, dây chuyền sẵn có. Đứng trước hiện tượng giá xăng dầu gia tăng, các
doanh nghiệp sản xuất một là sẽ cắt giảm sản lượng xăng dầu, đồng nghĩa thu
hẹp sản xuất hoặc là sản xuất như mức cũ với chi phí cao hơn do giá nguyên vật
liệu đầu vào gia tăng.
Đối với việc thu hẹp sản xuất, tình trạng này còn có thể xảy ra một cách hàng
loạt nếu như chính phủ không có sự can thiệp vào giá nguyên liệu. Các doanh
nghiệp do không chắc chắn về giá dầu có thể biến động liên tục trong tương lai,
cũng sẽ e ngại việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Do đó tổng sản phẩm mà
nền kinh tế có thể sản xuất ra không còn duy trì được tốc độ tăng trưởng như
trước, thậm chí có thể suy giảm. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng, sẽ
khiến giá thành phẩm của các sản phẩm thay đổi cùng chiều hướng để bảo toàn
lợi nhuận cho nhà sản xuất. Từ đó, nhìn rộng ra, thì mức giá chung của nền kinh
tế sẽ gia tăng đồng thời gây ra “lạm phát do chi phí đẩy”.

Mặt khác, có thể nói trên trường thương mại quốc tế, các sản phẩm trong nước
của nước ta có ưu thế cạnh tranh về giá cả so với các nước bạn. Đây chính là yếu
tố mũi nhọn góp phần nâng cao khả năng xuất khẩu của nước ta, tạo ra nguồn
thu ngoại hối, cũng như tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, kể từ khi các cuộc
khủng hoảng năng lượng trên thế giới xảy ra, giá xăng dầu – một nguồn đầu vào
nguyên liệu chính – tăng cao, khiến cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao. Từ
đó, lợi thế giá rẻ của hàng hóa nước ta cũng bị đe dọa nặng nề.

Trước khó khăn đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện một số giải pháp
nhằm giảm thiểu tác động của giá xăng dầu tăng cao đối với nền kinh tế quốc
gia đang trong giai đoạn phụ hồi sau đại dịch. Các nhóm giải pháp này tuy đa
dạng nhưng chỉ có thể kiềm chế tạm thời việc giá nguyên liệu tăng cao, chứ
không thể nào khiến giá xăng dầu đi ngược lại so với giá thế giới hiện nay.
Đầu tiên, giá xăng dầu liên tục biến động, thế nên việc áp nhiều loại thuế lên
mặt hàng đặc biệt này chính là một trong những cách quản lý, điều tiết tiêu dùng
và giá cả hợp lý. Giải pháp này không chỉ có ở tại Việt Nam, mà ở đại đa số các
quốc gia khác điều được áp dụng. Mức giá được cộng thêm các loại thuế suất
như thuế xuất – nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,… tạo
nên một mức giá cơ sở cho mặt hàng xăng dầu. Trước tình hình giá xăng dầu
biến động mạnh như hiện nay, tại Việt Nam, các giải pháp cắt giảm, làm nhẹ
gánh nặng từ thuế, điều chỉnh lại mức giá cơ sở hợp lý đối với giá xăng dầu đã
được Quốc hội xem xét thông qua. Đây là một việc làm kịp thời và đúng đắn
nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước ta. Cụ thể, sau kỳ họp Quốc hội thứ 4 khóa XV,
thuế tiêu thụ đặc biệt và cả thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu được giảm 50%
trong 6 tháng tiếp theo. Điều này góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá sản
phẩm để đạt được mức giá tốt hơn cho người tiêu dùng trong nước và cạnh tranh
hơn trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, giá hàng hóa trong nước rẻ đi sẽ tác động
tích cực đến chỉ số CPI trong nước, góp phần kiềm chế được nguy cơ lạm phát
hiện nay. Theo Báo Chính phủ, các biện pháp giảm thuế như trên sẽ giúp giảm
mức CPI bình quân năm 2022 khoảng 0,15%. Về phía chính phủ, việc cắt giảm
thuế như hiện nay sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
Cụ thể, nguồn thu ngân sách sẽ giảm 12.186 tỷ đồng trong vòng 6 tháng thực
hiện nghị quyết trên. Thế nhưng, việc nhà nước hi sinh phần thu ngân sách này
để đánh đổi việc liền mạch trong chuỗi cung ứng, không chỉ đối với ngành xăng
dầu mà còn đối với các ngành sản xuất khác.
Bên cạnh đó, Quỹ bình ổn xăng dầu cũng là một giải pháp đã được nhà nước
đưa vào sử dụng từ lâu. Quỹ bình ổn trích một phần giá xăng dầu để dự trữ
nhằm giảm tác động của việc giá xăng dầu thay đổi bất ngờ và đột biến. Đây
cũng là một trong những chìa khóa, công cụ đầu tiên để giảm áp lực lạm phát
khi làm chậm tốc độ tăng giá của xăng dầu, cũng như CPI tăng theo. Thế nhưng,
trải qua các đợt thay đổi giá, Quỹ bình ổn này vẫn bộc lộ khá nhiều thiếu sót.
Nên cần phải xem xét điều chỉnh mạnh mẽ công cụ này, nhằm góp phần giảm áp
lực lên giá xăng trong nước.
Tiếp đến, Nhà nước cũng cần phải đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo được an
ninh năng lượng trong nước. Tuy là một trong những nước xuất khảu dầu thô,
thế nhưng Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu rất nhiều xăng dầu thành phẩm.
Bằng chứng là việc chỉ trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu 4 tỷ USD
đối với mặt hàng xăng dầu. Do vậy, với việc linh hoạt điều hành 2 nhà máy dầu
hiện nay của nước ta là nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn, nước ta đặt mục tiêu tự chủ phần lớn nhu cầu trong nước. Điều này sẽ làm
giảm nhẹ tác động của giá dầu xuất khẩu lên nền kinh tế khá nhiều.
Chính sách thuế xăng dầu ở các nước
https://mof.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?
dID=2158&dDocName=BTC263915&filename=1712327.PDF
Thuế giảm
https://baochinhphu.vn/de-xuat-giam-50-thue-tieu-thu-dac-biet-thue-gtgt-voi-
xang-dau-102220923120101425.htm#:~:text=S%E1%BB%91%20gi%E1%BA
%A3m%20thu%20NSNN%20c%E1%BB%A7a,kho%E1%BA%A3ng
%202.031%20t%E1%BB%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fth
%C3%A1ng&text=X%C4%83ng%20E10%3A%20Gi%E1%BA%A3m%20t
%E1%BB%AB%20m%E1%BB%A9c,%2C%20d%E1%BA%A7u%20nh
%E1%BB%9Dn%2C%20m%E1%BB%A1%20nh%E1%BB%9Dn.

You might also like