You are on page 1of 11

Câu 1 (Nhớ - Hiểu): Nhận định dưới đây Đúng/ Sai, giải thích.

1. Vào đầu những năm 1980, hầu hết các nền kinh tế phương Tây đều phải đối
mặt với tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến là nhận định chuẩn tắc.
2. Cộng đồng thế giới hãy chung tay bảo vệ loài động vật Tê giác đang có nguy
cơ tuyệt chủng là nhận định thực chứng.
3. Ca sỹ X (Việt Nam) dành thời gian cuối tuần dạy hát cho con không ảnh hưởng
đến GDP của Việt Nam.
4. Để tăng cường sức mạnh trên Biển Đông, Philippines quyết định mua 10 chiếc
tàu tuần tra của Nhật bản. Điều này làm cho GDP của Philippines tăng lên.
5. Gia đình bạn mua một chiếc ô tô nhập khẩu được sản xuất tại Mỹ, giao dịch này
sẽ làm giảm GDP của Việt Nam.
6. Dịch cúm gia cầm làm tăng giá thực phẩm sản xuất trong nước 10%. Sự kiện
này làm tăng chỉ số giá điều chỉnh GDP nhưng không làm tăng CPI.
7. Giá trị chiếc xe máy thương hiệu Honda của Nhật sản xuất tại Việt Nam năm
2013 và được bán vào năm 2014, sẽ được tính vào GDP của năm 2014.
8. GDP danh nghĩa được đo lường bởi sản lượng hiện hành và giá hiện hành, trong
khi GDP thực được đo bởi giá của một năm cho trước nào đó.
9. Khi gạo được sử dụng để sản xuất bánh, gạo được xem là một hàng hóa trung
gian.
10. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính dựa vào GDP danh nghĩa.
11. Tính GDP chúng ta cần loại bỏ hàng hóa trung gian vì sản phẩm đó chưa đáp
ứng được nhu cầu sử dụng.
12. GDP của một quốc gia có thể được tính bằng cách cộng tổng giá trị thị trường
của tất cả các hàng hóa mà quốc gia đó sản xuất được trong một năm.
13. GDP danh nghĩa phản ánh đúng sự thay đổi về quy mô nền kinh tế vì đã loại
trừ được các yếu tố lạm phát.
14. Trợ cấp hưu trí được tính vào chi tiêu chính phủ và tính GDP
15. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng trong GDP danh nghĩa của nền kinh
tế.
16. Khi lạm phát cao hơn lãi suất danh nghĩa thì lãi suất thực tế dương.
17. Giá của xe máy nhập khẩu của Nhật Bản tăng, điều này làm tăng cả chỉ số điều
chỉnh GDP và chỉ số CPI.
18. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của toàn bộ hàng hóa và dịch
vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế mua.
19. Giả sử giá xe ô tô Ford nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam tăng giá thêm 7,8%. Điều
này tác động tới chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam.
20. Lạm phát được tính dựa vào chỉ số CPI, chứ không phải là chỉ số điều chỉnh
GDP.
21. Giả sử những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh
nghĩa dựa trên kỳ vọng của họ về lạm phát. Trong thực tế, lạm phát lại thấp hơn
mức mà họ dự kiến ban đầu thì người cho vay được hưởng lợi và người đi vay
bị thiệt.
22. Giả sử lãi suất là 8%. Nếu phải lựa chọn giữa 10 triệu đồng ngày hôm nay và
11.6 triệu đồng sau hai năm sau, bạn sẽ chọn 10 triệu đồng ngày hôm nay.
23. Hai nước, Nước A và Nước B, có cùng mức GDP danh nghĩa. Ta có thể nói
rằng người dân của hai nước này được hưởng một mức phúc lợi kinh tế như
nhau được không.
24. Nếu thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài dương thì GNP nhỏ hơn GDP
25. Một quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, nếu giá dầu mỏ thế giới tăng sẽ
làm cho đường tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển sang phải.
26. Theo hiệu ứng của cải, đường tổng cầu dốc xuống bởi vì mức giá thấp hơn làm
giảm giá trị của lượng tiền đang nắm giữ và do đó tiêu dùng giảm xuống
27. Tiền lương và giá các yếu tố đầu vào tăng làm dịch chuyển đường tổng cung
ASSR và đường tổng cung ASLR sang trái.
28. Sự bùng nổ công nghệ vào cuối những năm 1990 đã tạo ra một cú sốc cung có
lợi và làm tăng sản lượng.
29. Khoa học công nghệ không phải là một nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
30. Giá các yếu tố đầu vào tăng lên chỉ ảnh hưởng đến đường tổng cung ngắn hạn
mà không làm ảnh hưởng đến đường tổng cung dài hạn từ đó làm giá tăng,
lượng giảm.
31. Theo hiệu ứng lãi suất, khi mức giá chung tăng lên người dân cảm thấy nghèo
đi, họ chi tiêu ít hơn nên tiêu dùng giảm.
32. Theo hiệu ứng của cải, đường cầu dốc xuống bởi vì : mức giá thấp hơn làm
giảm lượng tiền cần nắm giữ, làm tăng lượng tiền cho vay. Kết quả lãi suất
giảm, chi tiêu cho đầu tư tăng lên.
33. Tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu làm đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải
34. Gía xăng dầu trên thế giới tăng mạnh sẽ làm cho nền kinh tế của các nước nhập
khẩu xăng dầu tăng trưởng nhưng có nguy cơ rơi vào lạm phát
35. Gía xăng dầu trên thế giới tăng mạnh sẽ làm cho nền kinh tế của các nước nhập
khẩu xăng dầu có sản lượng giảm nhưng có nguy cơ rơi vào lạm phát
36. Chính sách tài khóa thắt chặt là chính sách của chính phủ nhằm kéo đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải.
37. Khi mức giá chung của nền kinh tế tăng lên, đường tổng cầu AD dịch chuyển
sang phải.
38. Cân bằng dài hạn xảy ra khi trạng thái của nền kinh tế được xác định tại giao
điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn.
39. Khi nền kinh tế suy thoái nếu ngân sách thâm hụt, chính phủ áp dụng các biện
pháp để giữ ngân sách thăng bằng thì nền kinh tế sẽ suy thoái sâu hơn.
40. Giả sử thuế độc lập với thu nhập. Nếu Chính phủ quyết định tăng thuế và chi
tiêu cùng một lượng. Khi đó, cả cán cân ngân sách và thu nhập quốc dân sẽ
không thay đổi.
41. Đầu tư giảm sẽ làm cho đường AE có xu hướng dịch chuyển xuống dưới
42. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một quốc gia có xu hướng nhập
khẩu biên tăng sẽ làm sản lượng cân bằng tăng.
43. Hệ số xu hướng tiêu dùng cận biên MPC có ý nghĩa là khi thu nhập trước thuế
của người tiêu dùng tăng lên một đồng, họ sẽ tăng tiêu dùng lên MPC đồng.
44. Số nhân chi tiêu càng lớn, chính sách tài khóa mở rộng có ảnh hưởng càng lớn
đến sự thay đổi của sản lượng.
45. Thu nhập khả dụng là toàn bộ thu nhập của một quốc gia.
46. Trong nền kinh tế giản đơn khi thu nhập bao nhiêu cũng tiêu dùng hết thì đường
tiêu dùng chính là đường tiết kiệm
47. Tiết kiệm mang giá trị dương khi hộ gia đình tiêu dùng ít hơn tiết kiệm.
48. Điểm vừa đủ trên hàm tiêu dùng là điểm mà tại đó tiêu dùng của các hộ gia đình
bằng tiết kiệm của họ.
49. Sự gia tăng thu nhập gây ra do đầu tư tăng sẽ càng nhỏ khi MPS càng nhỏ.
50. Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng với thuế phụ thuộc vào thu nhập có giá
trị nhỏ hơn 1.
51. Với nền kinh tế đóng, thuế độc lập với thu nhập, trong điều kiện giữ cho cán
cân ngân sách không đổi thì vẫn có thể thực hiện được mục tiêu tăng sản lượng
của nền kinh tế.
52. Ngân hàng trung ương chỉ có chức năng hoạt động để thu lợi nhuận
53. Nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương được thực hiện bằng cách
điều chỉnh lãi suất chiết khấu, từ đó tác động đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
54. Khi ngân hàng trung ương quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì có thể khiến
đầu tư giảm xuống
55. Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương
mại sẽ làm dịch chuyển đường cung tiền sang trái.
56. Nếu những yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi lãi suất cao
hơn.
57. Khi thu nhập tăng lên cầu tiền sẽ giảm đi và đường cầu tiền dịch chuyển sang
trái và lãi suất cân bằng giảm.
58. Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lượng cung tiền
59. Chính phủ giảm cung ứng tiền tệ và tăng lãi suất sẽ làm cho lạm phát tăng cao
và sản lượng cao hơn.
60. Nhu cầu chi tiêu mua sắm trong dịp lễ tết khiến người dân giữ tiền mặt nhiều
hơn, điều này dẫn đến sự di chuyển dọc đường cầu tiền
61. Ngân hàng Trung ương có thể làm cho các ngân hàng thương mại tự nguyện
giữ thêm dự trữ tiền mặt bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao.
62. Ngân hàng nhà nước quyết định tăng lãi suất chiết khấu, điều này dẫn đến cung
tiền MS của nền kinh tế cũng tăng theo.
63. Khi thu nhập thực tế tăng lên cầu tiền sẽ giảm đi và đường cầu tiền dịch chuyển
sang trái và lãi suất cân bằng giảm.
64. Khi mức giá chung tăng lên cầu tiền sẽ giảm đi và đường cầu tiền dịch chuyển
sang trái và lãi suất cân bằng giảm.
65. Nếu những yếu tố khác không đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi lãi suất cao
hơn
66. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên hoàn toàn khách quan và không phụ thuộc vào các
chính sách chính phủ. Đúng hay sai? Giải thích?
67. Thất nghiệp cơ cấu là thất nghiệp chỉ xảy ra khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
68. Thất nghiệp cơ cấu là do người công nhân phải có thời gian cần thiết để tìm
được việc làm thích hợp với sở thích và kỹ năng của họ.
69. Nếu các doanh nghiệp tin vào sự phát triển trong tương lai họ sẽ đầu tư mở rộng
sản xuất, điều này ảnh hưởng như thế nào đến đường Phillips
70. Thất nghiệp tự nhiên chỉ xuất hiện khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
71. Khi giá các yếu tố đầu vào sản xuất tăng lên thì ảnh hưởng như thế nào đến
đường Phillips
72. Tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao
động là tỷ lệ thất nghiệp
73. Một người được xem là thất nghiệp nếu người này đang không có việc làm.
74. Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng khi có càng nhiều doanh nghiệp trên thị trường
sẵn sàng trả lương cho người lao động cao hơn thị trường.
75. Thất nghiệp chỉ xuất hiện khi nền kinh tế xấu đi. Khi nền kinh tế tốt lên, tỷ lệ
thất nghiệp sẽ giảm dần về 0.
76. Trong trường hợp xảy ra lạm phát do cầu kéo, chính phủ có thể sử dụng chính
sách tài khóa thắt chặt để giảm lạm phát xuống.
77. Thất nghiệp tự nhiên chỉ xuất hiện khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
78. Trong trường hợp lạm phát do chi phí đẩy, cả tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp
đều có xu hướng tăng.
79. Một công ty của Việt Nam nhập khẩu than cảm thấy vui khi đồng Việt Nam
giảm giá trên thị trường ngoại hối.
80. Lạm phát vừa phải giúp kích thích nền kinh tế phát triển

Câu 2 (Vận dụng - Phân tích)


1. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái đạt được sản lượng tiềm năng. Thông
tin từ cục khí tượng cho biết mùa đông năm nay sẽ rất khắc nghiệt, lần đầu tiên nhiệt
độ có thể xuống dưới -100C, khiến chi tiêu hàng hoá tiêu dùng ở Việt nam tăng mạnh
vì người dân có xu hướng mua thực phẩm dự trữ, các mặt hàng giữ ấm cho mùa
đông.
a, Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b, Nếu chính phủ muốn hạn chế lạm phát trong trường hợp này, chính phủ có thể sử
dụng chính sách tài khóa gì? Giải thích.
2. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái đạt được sản lượng tiềm năng. Do
tranh chấp biển với Trung Quốc trở nên căng thẳng dẫn đến rất nhiều dàn khoan dầu
ngoài khơi của Việt Nam phải tạm dừng vô thời hạn.
a, Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b, Nếu chính phủ muốn duy trì sản lượng tiềm năng như trước trong ngắn hạn, chính
phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa gì? Giải thích.
3. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái đạt được sản lượng tiềm năng. Nhiều
nước trên thế giới trở nên ưa chuộng hàng của Việt Nam, nhập hàng Việt Nam nhiều
hơn.
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu chính phủ muốn hạn chế lạm phát trong trường hợp này, chính phủ có thể sử
dụng chính sách tài khóa gì? Giải thích.
4. Khi chính phủ tăng mức tiền lương tối thiểu thì có ảnh hưởng như thế nào đến nền
kinh tế?
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu chính phủ muốn ổn định mức giá trong trường hợp này, chính phủ có thể sử
dụng chính sách tài khóa gì? Giải thích.
5. Phân tích ảnh hưởng cuả sự kiện chính phủ tăng tiền lương tối thiểu đến nền kinh tế
Việt Nam:
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa như thế nào để ổn định sản lượng?
6. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2014 cán cân thương mại của
Việt Nam thặng dư 3,07 tỷ USD với tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng 12,5%
so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 97,23 tỷ USD và nhập khẩu
đạt 94,16 tỷ USD, tăng lần lượt 14,4% và 10,7% so với 8 tháng đầu năm 2013.
a. Hãy sử dụng mô hình AS – AD phân tích ảnh hưởng trong ngắn hạn
b. Tác động trên ảnh hưởng tới đường Phillips ngắn hạn như thế nào? Vẽ hình minh
họa
7. Giả sử nền kinh tế Việt Nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Khoảng năm 1999, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng và bắt
đầu ảnh hưởng với quy mô toàn cầu người ta bắt đầu nhận thấy những tác động tiêu
cực của nó với đa phần các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thị trường trên thế
giới. Thời điểm đó người ta đánh giá rằng Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nhiều
bởi vì nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự là một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên
các chuyên gia kinh tế lúc đó khẳng định việc nhiều nước bạn hàng của Việt Nam
lâm vào suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.
a. Anh/ chị hãy sử dụng mô hình AS-AD để mô tả biến động trong ngắn hạn.
b. Nếu anh/ chị đóng vai trò là nhà hoạch định chính sách, để giữ được mức sản lượng
tiềm năng như ban đầu thì anh/ chị sẽ quyết định sử dụng chính sách để can thiệp
thế nào?
8. Xu hướng tiêu dùng cận biên tăng ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào ?
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu ngân hàng trung ương muốn ổn định mức giá thì ngân hàng trung ương phải
phản ứng như thế nào?
9. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở mức sản lượng tiềm năng. Hãy phân tích biến
động kinh tế khi có một trận lũ lụt xảy ra làm các nhà máy bị đổ sập đến mức giá
chung, sản lượng và việc làm như thế nào, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu ngân hàng trung ương muốn ổn định mức sản lượng, ngân hàng trung ương nên
phản ứng như thế nào?
10. Phân tích ảnh hưởng cuả sự kiện chính phủ tăng thuế hàng tiêu dùng nhập khẩu đến
nền kinh tế Việt Nam:
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu chính phủ để nền kinh tế tự điều chỉnh thì kết quả mức giá và sản lượng ra sao?
11. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở mức sản lượng tiềm năng. Hãy phân tích biến
động kinh tế khi chính phủ tăng mức tiền lương tối thiểu đến mức giá chung, sản
lượng và việc làm, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế Việt
Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu ngân hàng trung ương muốn ổn định mức giá, ngân hàng trung ương nên phản
ứng như thế nào?
12. Giả sử nền kinh tế Việt nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Từ năm 2008, nhiều nước bạn hàng của Việt nam lâm vào suy thoái và mua ít
hàng hóa của Việt nam hơn.
a. Hãy giải thích và minh họa bằng mô hình tổng cung – tổng cầu điều gì xảy ra với
mức giá, sản lượng và việc làm trong ngắn hạn.
b. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào để đưa nền kinh tế quay về
với mức sản lượng cân bằng ban đầu.
13. Giả sử nền kinh tế Việt nam ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm
năng. Từ năm 2009, các doanh nghiệp không tin tưởng vào sự hồi phục kinh tế trong
tương lai nên họ quyết đinh thu hẹp sản xuất ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
a. Hãy giải thích và minh họa bằng mô hình tổng cung – tổng cầu điều gì xảy ra với
mức giá, sản lượng và việc làm trong ngắn hạn.
b. Chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ như thế nào để đưa nền kinh tế quay về
với mức sản lượng cân bằng ban đầu.
14. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái tiềm năng. Các doanh nghiệp Việt
Nam bi quan về môi trường kinh doanh trong tương lai, và họ quyết định thu hẹp đầu
tư.
a. Sự kiện trên tác động như thế nào tới nền kinh tế trong ngắn hạn? Hãy sử dụng mô
hình AD – AS phân tích.
b. Nếu như chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế thì mức sản lượng của nền kinh
tế có tự điều chỉnh trở về sản lượng tiềm năng không? Tại sao?
15. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đạt trạng thái tiềm năng. Xu hướng mua sắm hàng
hóa tiêu dùng của hộ gia đình thường tập trung vào trước tết Nguyên đán của dân tộc.
a. Sự kiện trên tác động như thế nào tới nền kinh tế trong ngắn hạn? Hãy sử dụng mô
hình AD – AS phân tích.
b. Để ổn định sản lượng, Ngân hàng Trung ương cần phải đưa ra chính sách tiền tệ như
thế nào? Tại sao?
16. Phân tích ảnh hưởng cuả sự kiện chính phủ tăng thuế nguyên liệu sản xuất nhập
khẩu đến nền kinh tế Việt Nam:
a. Dựa vào mô hình AS – AD hãy phân tích tác động của biến cố này tới kinh tế
Việt Nam trong ngắn hạn.
b. Nếu chính phủ để nền kinh tế tự điều chỉnh thì kết quả mức giá và sản lượng ra
sao?
17. Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái tiềm năng. Một cơn bão lớn quét
qua miền Trung làm cho nhiều nhà máy ở khu vực miền Trung bị phá hủy.
a. Sự kiện trên sẽ làm sản lượng của nền kinh tế thay đổi như thế nào? Nền kinh tế có
rơi vào tình trạng lạm phát không?
b. Để nền kinh tế trở về sản lượng tiềm năng ban đầu, chính phủ cần sử dụng chính
sách gì? Hãy minh họa bằng mô hình AD – AS sự điều chỉnh của nền kinh tế khi có
những tác động trên từ phía chính phủ.

Câu 3 (Hiểu - Vận dụng - Phân tích)


1. Cho một nền kinh tế chỉ sản xuất 3 mặt hàng và có bảng số liệu như sau (chọn năm
gốc là năm 2008)
Hàng hóa Giá ($) Lượng
2008 2009 2008 2009
Lương thực 3 3 100 120
Thực phẩm 8 10 300 280
Quần áo 12 15 200 210
a. Hãy tính GDP danh nghĩa, thực tế của năm 2008, 2009
b. Hãy tính chỉ số giá tiêu dùng CPI của năm 2009
c. Hãy tính chỉ số điều chỉnh GDP năm 2009
d. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2009
2. Gỉa sử rằng nền kinh tế giản đơn chỉ có ba loại hàng hóa , giá đơn vị là $, như trong
bảng sau (Lấy năm 2002 làm gốc):
Năm Chuối Cam Táo
Gía Lượng Gía Lượng Gía Lượng
2002 0.1 15 0.15 50 0.3 40
2003 0.3 20 0.25 60 0.35 50

a. Tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế năm 2002, 2003


b. Tính chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP năm 2002, 2003
c. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003
d. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2003
3. Cho một nền kinh tế chỉ sản xuất 3 mặt hàng và có bảng số liệu như sau (chọn năm
gốc là năm 2009)
Hàng hóa Giá ($) Lượng
2009 2010 2009 2010
Lương thực 4 4 100 120
Thực phẩm 10 12 300 310
Quần áo 15 17 200 190
a. Tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế năm 2009, 2010
b. Tính chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số điều chỉnh GDP năm 2009, 2010
c. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010
d. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2010
4. Dưới đây là số liệu về GDP của nước A:
Năm GDP danh nghĩa GDP thực tế*
(nghìn tỷ đồng) (nghìn tỷ đồng)
2012 536 313
2013 606 336
* 2010 là năm cơ sở
a. Tính chỉ số điều chỉnh GDP qua các năm.
b. Mức giá chung năm 2013 đã tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2012?
c. Tốc độ tăng GDP danh nghĩa và GDP thực tế năm 2013 so với năm trước đó bằng bao
nhiêu?
d. Tốc độ tăng GDP danh nghĩa lớn hơn hay nhỏ hơn so với GDP thực tế? Hãy giải thích
5. Một nền kinh tế mở có xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập kinh tế quốc dân là 0,7,
tiêu dùng tự định là 24 tỷ đồng, thuế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân t = 0,2. Đầu tư trong
nước là 16 tỷ đồng. Xuất khẩu là 10 tỷ đồng, xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,15. Chi
tiêu chính phủ là 50 tỷ đồng.
a. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị
b. Xác định mức chi tiêu tự định của nền kinh tế
c. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng
d. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 10 tỷ đồng, xác định mức sản lượng cân bằng mới
và biểu diễn trên đồ thị.
6. Đây là nền kinh tế đóng có hàm tiêu dùng là C = 50 + 0,8Yd (đơn vị tỷ đồng), Đầu
tư ban đầu là 20 tỷ đồng, Chi tiêu chính phủ là 100 tỷ đồng, Thuế suất biên là 25%.
a. Hãy xây dưng hàm tổng chi tiêu, hàm tiết kiệm
b. Hãy tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
c. Nếu đầu tăng từ 20 lên 40 tỷ đồng thì mức sản lượng cân bằng sẽ là bao nhiêu ?
d. Nếu xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,14 thì số nhân chi tiêu là bao nhiêu ?
7. Xét một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế suất là 0,1. Cả
tiêu dùng tự định và đầu tư đều là 100 tỷ, và chi tiêu chính phủ là 500 tỷ.
a. Xây dựng hàm tiêu dùng.
b. Xây dựng phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng bân bằng của nền kinh tế.
d. Ngân sách của chính phủ có cân bằng không?
8. Giả định một nền kinh tế có (Đơn vị tính: tỷ đồng):
C = 1000 + 0,8YD
T = 3000; G = 3000; I = 4000
a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế?
b. Xác định số nhân về thuế và số nhân chi tiêu? Nhận xét.
c. Giả sử thuế bây giờ phụ thuộc vào thu nhập, chiếm 1/4 thu nhập quốc dân, với điều
kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Xác định sản lượng cân bằng mới
d. Với giả định thuế như ở câu c, nếu nên kinh tế tăng đầu tư thêm 500 thì sẽ làm sản
lượng thay đổi bao nhiêu?
9. Trong một nền kinh tế đóng không có vai trò của Chính phủ. Tiêu dùrng tự định là
40 tỷ. Đầu tư trong nước là 50 tỷ. Xu hướng tiêu dùng cận biên là 0.8.
a. Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
b. Gỉa sử nền kinh tế trên có thêm vai trò của chính phủ và trở thành nền kinh tế đóng
có Chính phủ với chi tiêu Chính phủ là 56 tỷ đồng, thuế độc lập với thu nhập quốc dân
và bằng T. Để sản lượng cân bằng mới cao hơn sản lượng cân bằng ban đầu ( khi không
có chính phủ), mức thuế phải thỏa mãn điều kiện gì?
c. Nếu lượng thuế Chính phủ đánh vào nền kinh tế bằng 50 tỷ thì mức sản lượng cân
bằng mới là bao nhiêu?
d. Để có được mức sản lượng cân bằng đúng bằng câu c thì nền kinh tế đóng không có
Chính phủ sẽ phải có xu hướng tiêu dùng cận biên bằng bao nhiêu?
10. Xét một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 5 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu cận
biên là 0,14. Tiêu dùng tự định là 10 tỷ đồng, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8.
Đầu tư trong nước của khu vực tư nhân bằng 5 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ đồng
và thu thuế bằng 20% thu nhập quốc dân.
a. Xác định số nhân chi tiêu?
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu?
c. Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Vẽ hình minh họa.
d. Xác định mức sản lượng cân bằng mới nếu Chính phủ quyết định tăng chi tiêu mua
hàng hóa và dịch vụ thêm 20 tỷ đồng.
11.Giả định nền kinh tế đóng, có hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75(Y – T), đầu tư tư nhân
bằng 100; chi tiêu của chính phủ và thuế đều bằng 100 (đơn vị tính là nghìn USD).
a. Viết phương trình đường chi tiêu của nền kinh tế?
b. Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là bao nhiêu?
c. Chi tiêu của chính phủ phải bằng bao nhiêu để đạt được thu nhập 1.600?
d. Nếu chính phủ tang thuế lên 120 thì sản lượng cân bằng mới của nền kinh tế là bao
nhiêu?
12. Một nền kinh tế đóng, chi tiêu cho đầu tư được cố định ở mức 500, tiêu dùng bằng
100 + 0,8Yd. Chi tiêu Chính phủ bằng 200 và thuế ròng bằng 0,1Y.
a. Tính số nhân chi tiêu?
b. Viết phương trình biểu diễn đường tổng chi tiêu AE.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng ban đầu của nền kinh tế trên?
d. Tính mức chi tiêu cho tiêu dùng, thuế, thặng dư hay thâm hụt ngân sách nhà nước tại
mức sản lượng cân bằng.
13. Xét một nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. Tiêu dùng tự định là 300
triệu đồng và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư trong nước của khu vực tư
nhân bằng 200 triệu đồng. Chính phủ chi tiêu 300 triệu đồng và thu thuế bằng 25% thu
nhập quốc dân.
a. Tính số nhân chi tiêu
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu.
c. Xác định mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Vẽ hình minh họa.
d. Giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 200 triệu đồng. Hãy tính số nhân chi tiêu và sự
thay đổi mức sản lượng cân bằng.
14. Một nền kinh tế mở có xuất khẩu bằng 10 tỷ đồng và xu hướng nhập khẩu cận biên
là 0,12. Tiêu dùng tự định là 20 tỷ đồng, và xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8. Đầu tư
trong nước của khu vực tư nhân là 10 tỷ đồng. Chính phủ chi tiêu 40 tỷ đồng và thu
thuế bằng 10% thu nhập quốc dân:
a. Xác định số nhân chi tiêu?
b. Xây dựng hàm tổng chi tiêu và biểu diễn trên đồ thị?
c. Xác định mức sản lượng cân bằng và minh họa trên đồ thị?
d. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu thêm 20 tỷ đồng hãy xác định mức sản lượng cân
bằng mới và minh họa trên đồ thị?
15. Số liệu giả định về bản cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng thương mại (đơn vị:
tỷ đồng)
Tài sản CÓ Tài sản NỢ
Dự trữ: 1.000 Tiền gửi: 6.000
Trái phiếu: 5.000
Tổng: 6.000

Giả sử lượng tiền mặt so với tiền gửi của công chúng là 4.
a. Hãy tính số nhân tiền
b. Hãy tính cơ sở tiền và cung tiền
c. Nếu ngân hàng trung ương mua thêm 2500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ thì cơ sở
tiền và cung tiền mới là bao nhiêu
d. Hãy tính lượng tiền mặt và lượng tiền gửi mới
16. Giả sử NHTW quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền
gửi là 0,2 và tỷ lệ dự trữ thực tế của các NHTM bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
a. Xác định số nhân tiền của nền kinh tế.
b. NHTW muốn giảm cung tiền 5.000 tỷ đồng. Nếu thông qua nghiệp vụ thị trường
mở thì phải mua hay bán trái phiếu Chính phủ với trị giá là bao nhiêu?
c. Hãy tính sự thay đổi lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng
d. Hãy tính sự thay đổi lượng tiền gửi và lượng tiền dự trữ

You might also like