You are on page 1of 5

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI CHƯƠNG 11: ĐO LƯỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT

Câu 1: Một đất nước nhỏ có dân số 10 người say mê chương trình American Idol.
Tất cả những gì họ sản xuất và tiêu thụ là dàn âm thanh karaoke và đĩa CD, với số
lượng như sau:
Máy Karaoke Đĩa CD
Số lượng Giá ($) Số lượng Giá ($)
2011 10 40 30 10
2012 12 60 50 12
a. Sử dụng phương pháp tương tự như chỉ số giá tiêu dùng, hãy tính phần trăm
thay đổi của mức giá chung
b. Sử dụng phương pháp tương tự như chỉ số giảm phát GDP, hãy tính phần
trăm thay đổi của mức giá chung. Vẫn lấy năm 2011 làm năm gốc.
c. Tỷ lệ lạm phát năm 2012 tính theo hai phương pháp có giống nhau không?
Giải thích tại sao có hay tại sao không?
Giải

1. Khi chỉ số giá tiêu dùng giảm, thì hộ gia đình sẽ sử dụng ít tiền hơn mà vẫn duy trì mức sống như cũ
2. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ lạm phát để mô tả tình trạng mà mức giá tổng quát của cả nền kinh
tế đang tăng lên
3. Lạm phát có thể được đo lường bằng việc sử dụng chỉ số khử lạm phát GDP hoặc chỉ số giá tiêu dùng
4. Chỉ số CPI đo lường tất cả chi phí hàng hóa và dịch vụ được mua bởi 1 người tiêu dùng điển hình
5. Rổ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính toán CPI thay đổi hàng tháng
6. CPI năm 2008 được tính bằng cách chia giá của rổ hàng hóa và dịch vụ trong năm 2008 cho giá của
rổ hàng hóa và dịch vụ trong năm cơ sở, sau đó đem nhân cho 100.
7. CPI luôn bằng 1 trong năm cơ sở
8. Nếu CPI của năm hiện hành là 140, thì khi đó mức giá đã tăng lên 40% so với năm cơ sở
9. Nếu CPI năm hiện hành là 90, thì mức giá đã giảm 10% so với năm cơ sở
10.Nếu CPI của 2005 là 110 và CPI của 2006 là 121, thì tỷ lệ lạm phát trong năm 2006 là 11%
11.Chỉ số giá sản xuất đo lường chi phí rổ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các doanh nghiệp hơn là
người tiêu dùng
12.Mục tiêu của chỉ số giá tiêu dùng là để đo lường thu nhập cần tăng thêm bao nhiêu để duy trì mức
sống như cũ.
13.Thiên vị thay thế xảy ra bởi vì chỉ số CPI không tính đến khả năng thay thế của người tiêu dùng
hướng đến các hàng hóa có mức giá tương đối rẻ hơn
14.Thiên vị thay thế làm cho chỉ số CPI đánh giá dưới mức sự gia tăng chi phí sống từ năm này qua năm
khác
15.Khi mà sản phẩm mới được giới thiệu, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn và điều đó dẫn đến
sự gia tăng chi phí để duy trì mức sống giống như cũ
16.CPI không phản ánh sự gia tăng giá trị của đồng tiền mà bắt nguồn từ việc giới thiệu các sản phẩm
mới
17.Nếu chất lượng của hàng hóa kém đi từ năm này so với năm tiếp theo trong khi giá của nó vẫn không
hay đổi, thì giá trị của đồng tiền bị giảm xuống.
18.Khi giá của rượu Ý tăng lên, sự tăng giá này được phản ánh trong CPI của MỸ nhưng không phản
ánh trong chỉ số khử lạm phát của Mỹ.
19.Rổ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tính chỉ số khử lạm phát thay đổi tự động theo thời gian,
nhưng rổ hàng hóa và dịch vụ để tính CPI thì cố định theo thời gian.
20.Henry Ford trả lương cho công nhân là 5$/ngày vào năm 1914, khi chỉ số CPI là 10. Hôm nay, với
chỉ số CPI là 177, thì 5$/ ngày tương đương với 88.5$
21.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngâng hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob rút tài
khoản được 105$. Nếu lạm phát là 2% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của Bod đã tăng lên là
3%.
22.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngâng hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob rút tài
khoản được 105$. Nếu lạm phát là 5% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của Bod không có gì
thay đổi.
23.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngâng hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob rút tài
khoản được 105$. Nếu lạm phát là 7% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của Bod đã tăng lên là
2%.
24.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngâng hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob rút tài
khoản được 105$. Nếu giảm phát là 5% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của Bod không có gì
thay đổi
25.Bod gửi 100$ vào tài khoản ngâng hàng mà được trả lãi suất là 5%/năm. Một năm sau, Bob rút tài
khoản được 105$. Nếu lạm phát là 7% trong suốt 1 năm Bod gửi tiền, thì sức mức của Bod đã tăng lên là
12%.
26.Lãi suất thực là lãi suất đã điều chỉnh lạm phát
27.Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết số lượng đô la tăng lên như thế nào trong tài khoản ngân hàng
theo thời gian
28.Lãi suất thực cho chúng ta biết được sức mua của số tiền ta gửi trong ngân hàng thay đổi như thế nào
theo thời gian.
29.Nền kinh tế Việt Nam chưa bao giờ trải qua giảm phát
30.Kristine có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Nếu lãi suất danh nghĩa mà cô ta kiếm được vượt quá tỷ
lệ lạm phát thì sức mua của cô ấy tăng lên theo thời gian.
31.Archie có tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Nếu lãi suất tiền gửi là 6%/năm và nếu như nền kinh tế xảy
ra tình trạng giảm phát, thì sức mua của anh ta tăng hơn 6%/năm

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI CHƯƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG
1. Nếu như thu nhập thực trên đầu người tăng 2%/năm, thì thu nhập trên đầu người sẽ tăng gấp đôi
trong vòng 20 năm
 Sai
2. Cả mức sống mà tốc độ tăng GDP thực/người là khác nhau giữa các quốc gia.
 Đúng
3. Nếu các quốc gia có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng chút chút, thì các quốc gia với thu nhập thấp có
thể bắt kịp các quốc gia nghèo trong vòng 10 năm.
 Sai vì nếu các quốc gia có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng chút chút, thì các quốc gia với thu nhập
thấp khó có thể bắt kịp các quốc gia nghèo trong vòng 10 năm.
4. Năng suất được đo lường số giờ lao động chia cho sản lượng
 Sai vì năng suất đo lường sản lượng chia số giờ lao động
5. Indonesian là ví dụ về nước có mức sống thấp hơn Mỹ bởi vì họ có năng suất thấp hơn
 Đúng
6. Giống như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu tố của quá trình sản xuất
 Đúng
7. Vốn nhân lực là thuật ngữ mà các nhà kinh tế sử dụng để chỉ kiến thức và kỹ năng mà người lao
động đạt được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm
 Đúng
8. Việc gia tăng vốn nhân lực/lao động và vốn vật chất/lao động làm tăng năng suất
 Đúng
9. Rừng là ví dụ của tài nguyên không thể tái sinh
 Sai vì rừng là tài nguyên có thể tái sinh
10.Dầu hỏa là ví dụ của dạng tài nguyên không thể tái sinh
 Đúng
11.Điều đó có thể xảy ra đối với 1 quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có mức
sống cao

12.Suất sinh lợi không đổi theo quy mô là một điểm trên hàm sản xuất mà ở đó việc tăng thêm đầu vào
sẽ không làm tăng thêm sản lượng đầu ra
 Sai vì việc tăng thêm đầu vào sẽ không làm tăng thêm sản lượng đầu ra theo tỷ lệ tương đương.
13.Khi vốn trên lao động tăng, sản lượng trên mỗi lao động tăng. Tuy nhiên, việc tăng thêm sản lượng
trên lao động sẽ nhỏ hơn mức độ lớn hơn của việc tăng vốn trên mỗi lao động
 Đúng
14.Hiệu ứng bắt kịp liên quan đến ý tưởng là các nước nghèo, mặc dù là họ đã nổ lực rất nhiều thì cũng
không bao giờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế như các nước giàu.
 Sai vì hiệu ứng bắt kịp là một lý thuyết suy đoán các nền kinh tế nghèo hơn sẽ có xu hướng tăng
trưởng nhanh chóng so với những nước giàu
15.Giả sử suất sinh lợi không đổi theo quy mô, nếu các yếu tố khác của 2 quốc gia là giống nhau, thì
một nước nghèo hơn thì sẽ tăng trưởng nhanh hơn
 Đúng
16.Các thức khác là giống nhau, đầu tư nội địa sẽ làm gia tăng GDP thực của quốc gia hơn là đầu tư
nước ngoài
 Sai vì
17.Việc gia tăng vốn sẽ gia tăng năng suất chỉ khi nếu nó được mua bán và hoạt động bởi cư dân trong
nước

18.Đầu tư vào vốn nhân lực là có chi phí cơ hội, tuy nhiên đầu tư vào vốn vật chất thì không có chi phí
cơ hội
 Sai vì đầu tư vào cả hai đều có chi phí cơ hội
19.Mọi thức khác giống nhau, các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nếu
như quyền sở hữu tài sản được tôn trọng
 Đúng
20.Một quốc gia mà hệ thống tòa án ít tham nhũng và chính phủ ổn định hơn thì sẽ làm gia tăng mức
sống của người dân nước đó
 Đúng
21.Các nhà kinh tế tin rằng chính sách hướng nội sẽ làm tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là chính sách
hướng ngoại
 Sai vì các nhà kinh tế tin rằng chính sách hướng ngoại sẽ làm tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là chính
sách hướng nội.
22.Các nhà kinh tế tin rằng chính sách giúp giảm thiểu hàng rào giao thương sẽ giúp kinh tế tăng trưởng
nhanh hơn
 Đúng
23.Trong các quốc gia nơi mà phụ nữ bị phân biệt đối xử thì các chính sách giúp tăng tỷ lệ thành công
nghề nghiệp và cơ hội học vấn cho phụ nữ thì sẽ giúp làm giảm tỷ lệ sinh
 Đúng
24.Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng quốc gia đó tạo ra hàng hóa và dịch vụ.
 Đúng

You might also like