You are on page 1of 14

5CÂU HỎI ĐÚNG/SAI GIẢI THÍCH

1. Một hệ quả xã hội của mô hình hai khu vực Lewis (Mô hình cổ điển) là: quá trình
tăng trưởng kinh tế luôn dẫn đến gia tăng bất bình đẳng.
 Sai:

Vẽ từ vẽ hình ta thấy, trong giai đoạn đầu khi tăng số lượng lao động ở khu vực công
nghiệp nhà tư bản chỉ phải trả một mức lương bằng 1,3 x mức lương tối thiểu thì người
lao động vẫn sẽ chấp nhận làm việc dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập khi người
giàu càng giàu thêm người nghèo ko thay đổi. Tuy nhiên khi vượt qua giới hạn của
nguồn lao động thì để thuê thêm lao động tư bản phải trả tăng lương mới hút được người
lao động về làm việc dẫn đến không còn bất bình đẳng
2. Mô hình 2 khu vực của tân cổ điển cho rằng tiền công trong nông nghiệp luôn
bằng sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
 Sai: Vì mỗi 1 giai đoạn thì mức tiền công trong công nghiệp sẽ khác nhau . Ban đầu
khi sản phẩm cận biên lớn hơn 0 thì tiền công sẽ bằng mức sản phẩm cận biên. Nhưng
khi lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp thì tiền lương ở khu vực nông nghiệp sẽ
tăng lên.
3. Một vận dụng đúng rút ra từ mô hình Harrod-Domar là các quốc gia đang phát
triển cần có chính sách đầu tư hiệu quả để tạo nguồn vốn gia tăng cao cho quá trình
sản xuất.
 Đúng: Vì theo mô hình Harrod-Domar động lực của tăng trưởng là đầu tư với công
thức:
𝑆
g = : Với S: Vốn đầu tư  Khi tăng S thì g tăng theo
𝐾

Nên tận dụng hiệu quả vốn đầu tư mới làm gia tăng cho quá trình sản xuất
4. Các nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng vì thế có cùng hướng lựa
chọn con đường phát triển
 Sai: Vì mỗi nước đang phát triển có một tình hình kinh tế, chính trị, tài nguyên thiên
nhiên, văn hóa, xã hội khác nhau nên không thể có cùng phát triển theo một con đường
nhất định được.
Ví dụ: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh: tốc độ tăng trưởng cao nhưng chỉ quan tâm đến
các vấn đề xã hội khi thu nhập cao (Brazil, Mehico, Opec...)
nhấn mạnh bình đẳng và công bằng xã hội ngay từ đầu trong đk thu nhập thấp (kinh tế
thiếu động lực, chỉ tiêu xã hội đạt về lượng mà không chất)
• Phát triển toàn diện (Hàn Quốc, Đài Loan)
5. Trong mô hình Harrod – Domar yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế là vốn
đầu tư.
 Đúng: vì theo công thức của mô hình Harrod – Domar:
𝑆
g = : Với S: Vốn đầu tư  Khi tăng S thì g tăng theo
𝐾

Nên tăng trưởng sẽ quyết định đến tăng trưởng kinh tế


6. Việc đầu tư vào các hoạt động phúc lợi trong xã hội cũng là một trong những giải
pháp cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
 Đúng: Vì đầu tư vào các hoạt động phúc lợi trong xã hội sẽ sử dụng nguồn thu thuế
từ các cá nhân giàu có trọng xã hội để giúp đỡ những người nghèo qua các công tác như
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, hỗ trợ xây
nhà, tạo công ăn việc làm,…
7. Theo quan điểm của Oshima thì các quốc gia đang phát triển muốn có phát triển
kinh tế cao đi kèm với công bằng xã hội ngay từ đầu cần đầu tư phát triển khu vực
nông nghiệp nông thôn ngay từ đầu.
 Đúng: Vì các nước đang phát triển thiếu vốn, có nguồn lao động trình độ thấp nên
đầu tư vào NN sẽ giúp giải quyết vấn đề việc làm cho nhóm lao động đó. Đầu tư cho
NN làm tăng năng suất lao động tăng giúp thu nhập của ngươi lao động tăng theo đó
tình trạng bất bình đẳng cũng giảm dần đi rồ mới tiến tới ptrien CN.
8. Hệ số Gini thường dùng để đánh giá mức độ nghèo đói và mức sống dân cư?
 Sai: Hệ số Gini chỉ đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhậ
9. Sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế
phản ánh sự thay đổi về thu nhập còn phát triển kinh tế phản ánh sự thay đổi về thu
nhập, thu nhập bình quân đầu người và phúc lợi con người.
 Đúng: Vì tăng trưởng kinh tế chỉ là một phần nhỏ nằm trong phát triển kinh tế và
phát triển kinh tế bao trùm lên mọi mặt của xã hội. PTKT gồm sự gia tăng thu nhập
bình quân, biến đổi cơ cấu kinh tế và phát triển của lĩnh vực xã hội.
10. Một quốc gia có hệ số ICOR là 5. Chính phủ phấn đấu tăng GDP lên 3%. Để đạt
được tốc độ tăng trưởng này theo mô hình Harrod – Domar cần một tỷ lệ tiết kiệm là
15%?
 Đúng vì theo công thứ tính ta có :
𝑆 15
g= = =3
𝐾 5

11. Theo quan điểm của Oshima các nước kém phát triển ngay từ đầu phải quan tâm
đầu tư phát triển đông thời cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp.
 Sai: Theo quan điểm của Oshima vì vốn và trình độ lao động còn thấp => các nước
kém phát triển ngay từ đầu cần đầu tư cho công nghiệp ở những ngành phục vụ nông
nghiệp sau đó đầu tư phát triển song song cả 2 khu vực nông nghiệp và công nghiệp.
12. Trong mô hình Harrod – Domar, hiệu quả đầu tư càng thấp thì hệ số ICOR càng
thấp?
 Sai: Trong mô hình Harrod – Domar, hiệu quả đầu tư càng thấp thì hệ số ICOR phải
càng cao.
13. Theo Harrod-Domar, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách khuyến
khích tiết kiệm sao cho không làm ảnh hưởng tới tiêu dùng của người dân.
 Đúng. Vì thep H-D muốn TTKT phải tăng tỷ lệ tiết kiệm và hạ thấp chỉ số ICOR.Tuy
nhiên, g=s/k khi tiết kiệm quá lớn người dân sẽ hạn chế tiêu dùng làm cho các nhà sản
xuất không có lợi nhuận dẫn đến thu hẹp sản xuất làm cho tăng trưởng của nền kinh tế
sẽ bị giảm.Nên các qgia cần có chính sách,….
14. Theo quan điểm của mô hình hai khu vực H.Oshima, giai đoạn 2 cần tạo việc
làm cho thời gian nhàn rỗi cho lao động trong ngành nông nghiệp?
 Đúng: Vì nếu người lao động nhàn rỗi sẽ dẫn đến tăng tệ nạn xã hội cho người lao
động không có việc làm do công việc chỉ mang tính thời vụ. Ngoài ra, cũng tránh được
tình trạng sự phát triển của xã hội > mức cung ứng lao động.
15. Các nước đang phát triển thường đặt mục tiêu có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
hơn các nước phát triển.
 Đúng: Vì quy mô của nền kinh tế của nước đang phát triển thấp hơn rất nhiều so
với các nước phát triển. Các nước đang phát triển có dư địa tăng trưởng rộng. Họ đặt
mục tiêu cao hơn để có thể đuổii kịp các nước ptrien và trở thành nước ptrien. Còn các
phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nên là các nước phát triển sẽ duy trì
và thực hiện các chính sách bình ổn xã hội.
16. Xu hướng những nền kinh tế phát triển, với công nghệ cao, cần nhiều vốn thì hệ
số gia tăng vốn – sản lượng (ICOR) thường cao hơn các nước phát triển?
 Đúng: Vì các nền kinh tế phát triển sử dụng vốn và thâm hụt vốn cao do đầu tư vào
các công nghệ hiện đại phải mất nhiều năm mới thu hồi được vốn đã đầu tư.
17. Chỉ số GINI giá trị bằng 1 thể hiện bất bình đẳng thu nhập thấp?
 Sai: Chỉ số GINI giá trị bằng 1 thể hiện bất bình đẳng tuyệt đối
18. Theo quan điểm của Oshima, sự bất bình đẳng trong xã hội có thể được hạn chế
ngay từ đầu
 Đúng: Vì các nước này thiếu vốn, thiếu lđ trình độ tay nghề cao nên ban đầu đầu tư
cho nông nghiệp trước sẽ giảm thiếu bất bình đẳng.
19. Tốc độ tăng dân số trung bình là 2,2%/năm, để có thu nhập bình quân đầu người
tăng gấp 2 lần sau 10 năm, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt 7%/năm?
 Sai: Vì theo công thức 70 thì tốc độ tăng trưởng phải cộng thêm tốc độ tăng dân số
trung bình nên đáp án sẽ là: 7%+2,2% = 9,2%
20. Theo Solow, các quốc gia đang phát triển cần có chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài hiệu quả để tận dụng được lợi ích từ chuyển giao công nghệ nguồn từ các
doanh nghiệp FDI.
 Đúng: Theo mô hình SL thì yếu tố cnghe qđịnh đến TTKT trong dài hạn. Các nước
đang ptrien muốn ptrien cnghe tiên tiến, hiện đại thì các tốt nhất là thu hút đtu nước
ngoài từ đó thực hiện chuyển giao cnghe từ các nước ptrien sang.
21. Định luật Engel cho biết khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tỷ trọng chi
tiêu cho lương thực thực phẩm tăng?
 Sai: Vì khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tỷ trọng chi tiêu cho lương thực
thực phẩm sẽ giảm. Vì khi này thu nhập đã thừa đủ để nuôi sống bản thân và gia đình.
22. Mô hình hai khu vực Tân cổ điển cho rằng trong nông nghiệp không tồn tại lao
động dư thừa, do đó tiền công được xác định căn cứ vào năng suất biên của lao động
trong nông nghiệp.
 Đúng: Vì nông nghiệp không tồn tại lao động dư thừa như ở mô hình cổ điển, do đó
tiền công được xác định căn cứ vào năng suất biên của lao động trong nông nghiệp chứ
không phải trả theo mức sản phẩm trung bình của lao động như mô hình Lewis.
23. Từ các hệ số Gini đã có với Đài Loan (0.331) và Phillipinnes (0,459) người ta có
thể thấy rằng thu nhập được phân phối công bằng hơn ở Đài Loan.
- Đúng: Vì hệ số Gini càng thấp thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng giảm
24. Theo mô hình hai khu vực Tân cổ điển, mức tiền công khu vực công nghiệp có
xu hướng tăng do đường cung lao động công nghiệp có đoạn nằm ngang?
 Sai: Theo mô hình hai khu vực Tân cổ điển, mức tiền công khu vực công nghiệp có
xu hướng tăng do đường cung lao động công nghiệp không có đoạn nằm ngang do KV
NN không xuất hiện trường hợp dư thừa lao động như ở mô hình cổ điển.
Chỉ ở MH cổ điển, đường cung mới có đoạn nằm ngang.
25. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là nâng cao mức thu nhập bình quân
đầu người.
Sai: Vì mục tiêu của phát triển kinh tế là sự gia tăng cả về thu nhập, thu nhập bình quân
đầu người và phúc lợi con người của nền kinh tế.
26. Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển, quan điểm phát triển kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn đổi mới là nhấn mạnh tăng trưởng nhanh?
 Sai: quan điểm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là nhấn mạnh phát
triển bền vững chứ không phải tăng trưởng nhanh.
27. GDP sẽ lớn hơn GNP nếu xuất khẩu ròng nhỏ hơn không.
 Sai: Theo công thức tính GNP:
GNP = GDP + (Thu nhập từ xuất khẩu - Thu nhập từ nhập khẩu)
=> Vì GNP và GDP như thế nào phụ thuộc vào thu nhập tài sản ròng chứ không phải là
xuất khẩu ròng
28. Phân phối thu nhập theo chức năng sẽ căn cứ vào thu nhập hiện tại của ngưởi
hưởng thu nhập?
 Sai: Phân phối theo chức năng sẽ căn cứ vào sự đóng góp nguồn lực của mỗi thành
viên trong xã hội vào quá trình hình thành thu nhập của nền kinh tế. Chứ không phải
căn cứ vào thu nhập hiện tại.
29. Tăng trưởng kinh tế (đo bằng chỉ tiêu GDP/người) và trình độ phát triển con
người (đo bằng HDI) là hai đại lượng luôn đồng biến với nhau.
 Đúng. Vì muốn ptrien đời sống của con người thì điều kiện cần là phải ptrien dc nền
kte.
CT: HDI = GD + SK + TNBQĐN. Nếu TNBQĐN tăng thì HDI tăng.
30. Theo Engen, khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng lên thì tỉ trọng
tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp tăng lên tương ứng.
 Sai: Khi thu nhập tăng thì tỉ trọng tiêu dùng cho ngành NN giảm. Vì khi TN tăng
nhưng mức tiêu dùng lương thực của 1 người là không đổi nên tỉ trọng giảm.
31. Trong thực tế, yếu tố duy nhất làm cho tiết kiệm năm (t) không chuyển hóa hết
thành vốn sản xuất năm (t+1) là do độ trễ của đầu tư.
 Sai: Vì còn chịu tác đông của nhiều yếu tố khác như tỷ lệ huy động tiết kiệm vào đầu
tư, hệ số trêz của đầu tư
32. Theo A. Lewis nhà tư bản công nghiệp có thể trả mức tiền lương không đổi (Wm
= 1.3Wa) cho người lao động cho đến khi trong khu vực nông nghiệp hết lao động
dư thừa
 Đúng: Vì lúc đầu người lao động trong khu KV NN dư thừa dẫn đến thiếu
việc làm để giải quyết vấn đề đấy KV CN chỉ phải trả mức lương không đổi (Wm =
1.3Wa) người lao động sẽ chấp nhận đổi sang làm ở KV CN đến khi KV NN hết tình
trạng dư thừa. Và khi hết lao động dư thừa thì nhà tư bản sẽ phải tăng lương cho
người lao động.
33. Oshima cho rằng: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các nước đang
phát triển không thể đồng thời đầu tư cho cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp
vì khu vực nông nghiệp bị trì trệ tuyệt đối?
 Sai: Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các nước đang phát triển không thể
đồng thời đầu tư cho cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp vì năng suất lao động
và vốn của các nước đang phát triển còn thấp phải đầu tư vào NN để giải quyết vấn đề
việc làm cho lao động trình độ thấp và giảm bất bình đẳng thu nhập. Chưa kể đầu tư
cho CN cần một lượng vốn lớn cái mà các nước đang phát triển còn thiếu
34. Quan điểm của Lewis và Oshima đều cho rằng: mối quan hễ giữa tăng trưởng
kinh tế và bình đẳng xã hội được vận động theo dạng chữ U ngược
 Sai: Vì chỉ có Lewis mới đồng ý quan điểm của Kuznets về mô hình chữ U ngược,
còn Oshima cho rằng bất bình đẳng có thể được hạn chế ngay từ đầu. (không nằm ngang
thì không bất bình đẳng)

35. Để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, các quốc gia đang phát triển cần có
chính sách nâng cao hiệu quả của khu vực sản xuất tri thức.
 Đúng: Việc đầu tư cho sản xuất tri thức giúp nền kinh tế có lực lượng lao động chất
lượng cao, khả năng nghiên cứu và phát triển tốt, tạo ra công nghệ và máy móc hiện đại
phục vụ cho sản xuất, giúp tăng năng suất SX, tăng giá trị sản phẩm trong nền kinh tế.
Từ đó, có hướng đi phát triển bền vững và sự tăng trưởng kinh tế cao.
36. Một điểm khác biệt trong quan điểm của mô hình tăng trưởng nội sinh so với mô
hình Solow là Nền kinh tế được chia thành hai khu vực: sản xuất hàng hóa và sản
xuất dịch vụ.
 Sai: điểm khác trong quan điểm của mô hình tăng trưởng nội sinh so với mô hình
Solow là Nền kinh tế được chia thành hai khu vực là: khu vực sản xuất hàng hóa dịch
vụ và sản xuất tri thức

37. Mô hình hai khu vực tân cổ điển cho rằng: để giảm bớt áp lực cho khu vực công
nghiệp ngay từ đầu cần đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực.
 Đúng: Vì trong mô hình tân cổ điển MPL trong NN > 0 nên CN muốn rút LĐ thì
phải trả 1 mức lương càng tăng theo quy mô sẽ gây áp lực cho khu vục CN. Khi đó phải
đầu tư theo chiều sâu cho cả 2 khu vực (với NN áp dụng KHKT để tăng NSLĐ, giảm
áp lực cho CN khi rút LĐ, với CN giảm cầu LĐ và xuất khẩu hàng hóa.
38. Các mô hình tăng trưởng nội sinh (Lucas và AK) đều cho rằng nền kinh tế có thể
tăng trưởng liên tục mà không cần có cú sốc công nghệ ngoại sinh nào?
 Đúng: Vì nguyên liệu đầu vào là con người và tri thức quyết định tăng trưởng mà
đầu tư cho con người thì chỉ có tăng thêm chứ không giảm đi nên cho dù không có
cnghe thì mô hình vẫn tăng trưởng đều.

39. Để có công bằng xã hội bền vững, các quốc gia đang phát triển cần tạo cơ hội
việc làm đầy đủ cho mọi người lao động.
 Đúng: Vì nếu không có cơ hội việc làm đầy đủ, những người nghèo sẽ sinh ra trường
hợp túng quẫn quá làm liều như trộm cướp, nghiêm trọng hơn là sẽ dẫn đến việc giết
người cướp của. Chính vì thế phải tạo cơ hội việc làm đầy đủ, để họ có thể vừa kiếm
được tiền,vừa không có sự bất bình đẳng giữa mọi người và vừa không sinh ra các suy
nghĩ sai lệch làm ảnh hưởng xấu đến xã hội và đất nước.
40. Mô hình chữ U ngược của Kuznets đã khẳng định rằng sự tăng trưởng kinh tế
và mức công bằng xã hội luôn là hai đại lượng đồng biến với nhau
 Sai: vì theo mô hình chữ U ngược, giai đoạn đầu tăng trưởng tăng thì bất
công bằng cũng tăng, sau mức tăng trưởng nhất định thì khi tăng tăng trưởng thì
bất bình đẳng cũng giảm dần
41. Hệ số ICOR cao cho biết nền kinh tế đó đầu tư không hiệu quả.
 Sai: Không hẳn cứ ICOR cao thì nên kinh tế đó đầu tư không hiệu quả, vì ở các quốc
gia phát triển họ sử dụng vốn và thâm hụt vốn cao do đầu tư vào các công nghệ hiện đại
phải mất nhiều năm mới thu hồi được vốn đã đầu tư. Dẫn đến ICOR của họ rất cao
nhưng hiệu quả kinh tế mang tính dài hạn.
42. Mô hình chữ “U” ngược của Kuznets thể hiện mối quan hệ giữa Hệ số GINI và
GDP?
 Đúng: Mô hình chữ “U” ngược của Kuznets xem xét môi quan hệ giữa bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

43. Nội dung chính của quy luật tiêu dùng sản phẩm của Engels đề cập tới mối quan
hệ giữa thu nhập và sự biến đổi cơ cấu kinh tế
 Đúng. Vì khi thu nhập cao thì người dân sẽ tăng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp và
dịch vụ, nông nghiệp giảm.
44. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỷ lệ đầu tư từ nguồn tiết kiệm ngoài
nước sẽ tăng lên.
 Sai: Khi thu nhập bình quân đầu người tăng dẫn đến tích lũy nội bộ tăng (tiết kiệm
trong nước tăng)
45. Ricardo cho rằng đất đai và vốn là những nhân tố làm hạn chế sự tăng trưởng
của nền kinh tế.
 Sai. Vì Chỉ có đất đai là hạn chế sự tăng trưởng khi sản xuất nông nghiệp
trên những đất đai kém màu mỡ-chi phí sản xuất-lợi nhuận làm hạn chế tăng
trưởng kinh tế
46. Phần giá trị gia tăng được tạo ra trong sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế được
phản ánh qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO).
 Sai: chỉ có phần giá trị gia tăng được tạo ra trong sản xuất của nền kinh tế mới phản
ánh qua chỉ tiêu GO.
CT: GO = Tổng lượng hàng hoá * giá – gtri trung gian
47. Theo Oshima, đối với các quốc gia đang phát triển có lợi thế phát triển nông
nghiệp, muốn phát triển kinh tế bền vững thì cần phát triển các ngành công nghiệp
và dịch vụ phục vụ nông nghiệp ngay từ đầu.
 Đúng: để tận dụng lại thế về NN đang có như công nghiệp hóa và dịch vụ hóa NN
thông qua áp dụng khoa học công nghệ vào NN và dịch vụ hóa NN thông qua du lịch
và dịch vụ hóa các sản phẩm nông nghiệp.
48. Tiết kiệm trong nước của tư nhân có hai nguồn là tiết kiệm của các công ty và
tiết kiệm của hộ gia đình.
 Sai: Tiết kiệm trong nước của tư nhân có là tiết kiệm của các công ty, tiết kiệm của
hộ gia đình và tiết kiệm của công ty tư nhân từ nước ngoài của nước đó.
49. Theo quan điểm đầu tư trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển
cần phải tập trung đầu tư cho khu vực công nghiệp?
 Sai: theo trường phái tân cổ điển ngay từ đầu cần phải tập trung đầu tư cho cả 2 kvuc
NN và CN để khắc phục tình trạng bất lợi trong ptrien CN, nhưng dtu với tỉ trọng lớn
hơn cho CN vì NN vẫ bị coi là kvuc trì trệ hơn.
50. Theo mô hình Harod Domar, nếu 2 nước có cùng hệ số hiệu quả sử dụng vốn
ICOR, có cùng mức tích luỹ sẽ có cùng tốc độ tăng trưởng?
 Sai. Vì tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là tiết kiệm và đầu tư
tạo vốn sản xuất gia tăng. Chính vì thế nên nếu 2 nước có cùng hệ số gia tăng vốn
sản lượng, có cùng mức tích lũy thì không thể có cùng tốc độ tăng trưởng được.
Vì đầu tư tạo vốn gia tăng giữa các nước khác nhau thì vẫn sẽ khác nhau.
51. Với những dự án có vốn đầu tư lớn, yêu cầu kỹ thuật cao mà các nhà đầu tư
trong nước không có khả năng tham gia thì sẽ kêu gọi đầu tư từ nước ngoài qua
nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
 Đúng. kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài qua nguồn viện trợ phát triển chính thức có thể là
một lựa chọn khi các nhà đầu tư trong nước không thể tham gia.
VD: VN kêu gọi vốn từ Nhật và phải cho họ xd nhà máy,...

52. Trong mô hình hai khu vực của H.Oshima, quá trình tăng trưởng có thể dẫn đến
sự phân hóa xã hội ở thời kỳ đầu
 Sai: Trong mô hình hai khu vực của H.Oshima, trong thời kì đầu chủ trương đtu cho
NN, giúp cho thu nhập trong lđ kvuc NN tăng tương đối so vs kvuc khác, từ đó giảm
bớt phân hoá xh.
53. Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng không có điểm dừng trong tăng trưởng
kinh tế.
 Đúng: Vì mô hình này đề cao vtro nhân lực, lúc này động lực tăng trưởng của nền
kinh tế sẽ là vốn con người mà đầu tư cho người chỉ có tăng thêm chứ không giảm đi
nên không có điểm dừng trong tăng trưởng kinh tế.
54. Để việc áp dụng phương thức phân phối thu nhập theo chức năng không làm
phân hoá giàu nghèo một cách trầm trọng, Chính phủ các nước đang phát triển cần
thực hiện một trong những chính sách quan trọng là phân phối lại và định giá lại tài
sản sản xuất.
 Đúng. Vì để phân phối thu nhập theo chức năng sẽ không dẫn đến sự bất bình đăng
trong thu nhập. Và định giá lại các yếu tố tài sản (dựa trên giá bóng của chúng) . Nhưng
nên cẩn thận và hợp lý vì hình thức này vẫn luôn tiềm ẩn sự bất bình đẳng do khả năng
sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả của mỗi người là khác nhau.
55. Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển, tăng trưởng kinh tế
được quyết định bởi tích luỹ và đầu tư của khu vực công nghiệp?
 Sai: Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển, tăng trưởng kinh tế
được quyết định bởi khoa học công nghê (T) là một yếu tố trực tiếp mang tính quyết
định đến tăng trưởng kinh tế
56. Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển, đường cung lao động
của khu vực công nghiệp dốc lên cho thấy không có lao động dư thừa trong khu vực
nông nghiệp.
 Đúng: Vì đường cung lao động trong công nghiệp không có giai đoạn nằm
ngang và có độ dốc ngày càng tăng theo xu hướng sử dụng càng ngày càng
nhiều lao động => bất lợi gia tăng đối với công nghiệp trong trao đổi lao động
với nông nghiệp.
57. Nâng cao năng suất lao động là chìa khoá giúp các quốc gia đang phát triển thoát
nghèo bền vững.
 Đúng: Vì khi NSLĐ tăng sxuat và sp kte đạt được sẽ tăng, DN có cơ hội mở rộng
quy mô và tăng sxuat tạo ra nhiều vc lm ms, gia tăng thu nhập, đóng góp vào GDP,
TTKT,..
58. Để có tăng trưởng kinh tế cao đi kèm với giảm bất bình đẳng, các quốc gia đang
phát triển cần đầu tư cho giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho
người lao động.
 Đúng: Vì đtu cho GD, cho kvuc “sxuat” kiến thức tạo ra tăng trg kte ltuc, tốc độ tạo
ra kthuc không hề suy giảm, kh chịu bất kì cú sốc tăng trưởng dựa trên kte, không có
điểm dừng. Tăng NSLĐ, tăng TN , giảm bất bình đẳng.
59. Phát triển kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và sự tiến bộ xã hội cho con
người.
 SAI. PTKT gồm: TTKT + chuyển dịch CCKT và tiến bộ xh.
60. Quan điểm của Kuznets trong mô hình chữ U ngược ở nửa đầu là: Khi
GDP/người tăng lên thì hệ số Gini giảm xuống.
 Sai: Quan điểm của Kuznets trong mô hình chữ U ngược ở nửa đầu là: Khi
GDP/người tăng lên thì hệ số Gini sẽ tăng theo đến một ngưỡng nhất định thì tăng GDP
mới làm giảm hệ số Gini.
61. Trong mô hình của Lewis, khi lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp được
tận dụng hết, đường cung LĐ trong khu vực công nghiệp sẽ dịch chuyển sang phải
 Sai: Vì theo mô hình Lewis thì khi lao động trong nông nghiệp dư thừa được chuyển
về công nghiệp thì đường cung trong công nghiệp sẽ là đường nằm ngang cho đến khi
hết dư thừa.
62. Mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam lựa chọn hiện nay là nhấn mạnh vào
công bằng xã hội.
 Sai: Vì MH ptrien kte ở VN hnay là MH ptrien toàn diện. Thực hiện việc kết hợp
TTKT nhanh với công bằng xh ngay từ đầu và trong toàn tiến trình ptrien kte. Vì hiện
nay VN đang là nước đang phát triển và sự tăng trưởng kinh tế chưa đạt đến
mức cao nên công bằng xã hội khó có thể xảy ra, theo mô hình chữ U ngược thì
trong giai đoạn đầu thì tăng trưởng kinh tế tăng theo bất bình đẳng tăng.
63. Mô hình 2 khu vực của Lewis cho rằng khi đường cầu lao động trong khu vực
công nghiệp chuyển dần sang phải ở giai đoạn đầu tiên thì tiền lương lao động sẽ
tăng.
 Sai:

Từ mô hình của của Lewis ta thấy trong giai đoạn đầu tiên, mức tiền lương của lao động
là không đổi. Chỉ khi đạt tới điểm E ( Lm > LE ) thì tiền lương của người lao động mới
tăng.
64. Một vận dụng đúng rút ra từ mô hình tăng trưởng nội sinh là các nước đang phát
triển muốn đuổi kịp các nước phát triển phải tăng cường đầu tư cho giáo dục.
 Đúng: Vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho vốn con người mà vốn con người chỉ có
tăng thêm chứ không giảm đi từ đấy tăng trưởng kinh tế không có điểm dừng mới có
thể đuổi kịp các nước phát triển
65. Phát triển kinh tế xảy ra khi tỉ lệ tiết kiệm trong GDP tăng.
 Sai: Phát triển kinh tế chỉ xuất hiện khi tăng trưởng về mọi mặt cả về thu nhập, thu
nhập bình quân đầu người và phúc lợi con người. Tỉ lệ tiết kiệm chỉ tác động đến TTKT.
66. Tác động của “Bàn tay vô hình” của Adam Smith là trong một nền kinh tế cạnh
tranh, tất cả mọi người sẽ hành động để thúc đẩy lợi ích công cộng?
 Sai: Tác động của “Bàn tay vô hình” của Adam Smith là trong một nền kinh tế cạnh
tranh, tất cả mọi người sẽ hành động để thúc đẩy lợi ích cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia
67. Theo Lewis, ở giai đoạn đầu, khi lao động nông nghiệp dư thừa lao động thì khu
vực công nghiệp sẽ được hưởng lợi kinh tế nhờ qui mô khi mở rộng đầu tư.
 Đúng: Vì ban đầu khi lao động nông nghiệp dư thừa chuyển sang khu vực công
nghiệp thì nhà tư bản chỉ trả một mức lương không đổi Wm= 1,3 Wa . Chính vì thế,
giai đoạn đầu lao động nông nghiệp dư thừa chuyển sang, khu vực công nghiệp thu hút
lao động và càng ngày càng mở rộng quy mô thì càng đợi lợi ích kinh tế vì nhà tư bản
trả 1 mức lương ko đổi cho người lao động.
68. Phát triển bền vững được hiểu là một quá trình trong đó thỏa mãn nhu cầu thế
hệ tương lai mà không gây thiệt hại cho những cơ hội của thế hệ hiện tại?
 Đúng. PTBV là ptrien đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
giữa TTKT, BVMT và bảo đảm tiến bộ xh.
69. Tổng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm quốc dân là hai thước đo sự tăng
trưởng kinh tế hoàn toàn giống nhau về giá trị
 Đúng: Cả Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và Tổng thu nhập quốc dân (GNI) đều đo
lường sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia nhất định. Và GNP hay GNI đều là tổng
giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra trong một thời kì
nhất định (thường là 1 năm)
70. Theo quan điểm của A. Fisher, dưới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật khu vực khó
thay thế lao động nhất là khu vực nông nghiệp?
 Sai: Theo quan điểm của A. Fisher, dưới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật khu vực dễ
thay thế lao động nhất là khu vực nông nghiệp chứ không phải khu vực khó thay thế
nhất
71. Theo Solow, công nghệ là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, vì vậy chính phủ
cần có chính sách thúc đẩy quá trình nghiên cứu và triển khai công nghệ trong nước.
 Sai. Vì Solow nói rằng nếu không có cú sốc công nghệ từ bên ngoài vào tất
cả các nền kinh tế đều không có tăng trưởng khi đạt tới diểm dừng . Và ông
cũng phủ nhận toàn bộ vai trò của các chính sách Chính phủ và các quyết định
của chủ thể kinh tế.
72. Mô hình của A. Lewis chỉ rõ những nguyên nhân cơ bản làm cho sự bất bình
đẳng giảm dần sau khi khu vực nông nghiệp hết lao động dư thừa.
 Đúng: Do khi hết lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, các nhà tư bản muốn thu
hút lao động để mở rộng sản xuất phải trả một mức tiền lương cao hơn & tăng dần =>
tỷ lệ lợi nhuận của nhà tư bản và tổng mức tiền lương trả cho người lao động có xu
hướng giảm dần
73. Mô hình 2 khu vực của Lewis cho rằng mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp
bằng sản phẩm cận biên của lao động trong nông nghiệp
 Sai: Khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động thì mức tiền công trong khu vực
nông nghiệp theo mức sản phẩm biên của lao động và Lewis gọi đây là mức tiền công
tối thiểu hay mức tiển công đủ sống cho người lao động ở khu vực này. Mức tiền công
tối thiểu khi MPL = 0 và bằng sản phẩm trung bình Wa = APL
76. Ricardo cho rằng đất đai là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
 Đúng: Ta có hàm sx của Ricardo là Y=F(K,L,R). Đất đai kh chỉ là yto qđinh mà còn
là giới hạn của TTKT. Khi dso tăng – lương thực tăng – cần mở rộng quy mô khi đó
phải kinh doanh trên vùng đất màu mỡ thấp. Lúc đó, cho dù có tăng thêm K hay L thì
sản lượng vẫn ngày một giảm.
77. Oshima đã đồng nhất với quan điểm của trường phái tân cổ điển cho rằng khu
vực nông nghiệp không có lao động dư thừa.
 Sai: Oshima đã đồng nhất với quan điểm của trường phái tân cổ điển cho rằng cần
đầu tư phát triển cho cả NN và CN ngay từ đầu nhưng theo ông điều này chưa hoàn
toàn phù hợp cho đại bộ phận cá nước đang phát triển vì nước này thiếu vốn, thiếu lao
động có tay nghề cao. Ông cho rằng cần bắt đầu phát triển ngành NN trước
79. Theo Arthus Lewis, công nghiệp phát triển sẽ làm tăng khả năng tích luỹ vốn của
nền kinh tế và điều này luôn đảm bảo khả năng thu hút hết lao động của khu vực
nông nghiệp sang khu vực công nghiệp?
 Sai vì đúng vế đầu là tăng khả năng tích luỹ vốn nhưng khu vực công nghiệp không
phải lúc nào cũng đảm bảo việc thu hút hết lao động từ khu vực nông nghiệp. (vẽ hình)
80. Theo Arthus Lewis, khi tiền lương trong khu vực công nghiệp tăng lên, khu vực
công nghiệp sẽ rơi vào thế bất lợi trong thu hút lao động và điều này đòi hỏi Chính
phủ đầu tư đồng thời để cải tiến công nghệ ở cả hai khu vực nhằm duy trì tốc độ tăng
trưởng.
 Đúng. Lý thuyết Arthus Lewis cho rằng khi tiền lương trong khu vực công nghiệp
tăng cao, khu vực này sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút lao động và cần Chính phủ
đầu tư đồng thời để cải tiến công nghệ ở cả hai khu vực để duy trì tốc độ tăng trưởng.
81. Ý tưởng của Ricardo trong mô hình tăng trưởng là: khi số và chất lượng ruộng
đất được sử dụng hết, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi quy mô tích lũy và
đầu tư của khu vực công nghiệp.
 Đúng. Vì theo thuyết của D.Ricardo thì đến một giai đoạn số lượng, cl của nn sẽ
dừng, Lúc đấy để giải quyết lđ dư thừa thì cần tăng cường đtu, Vì Ricardo chia 2 khu
vực NN, CN. Khu vực NN thì sẽ k đc đầu tư còn NN sẽ được đtu sâu và rộng.

82. Nội hàm của khái niệm nghèo khổ con người bao gồm các khía cạnh phản ánh
sự thiếu hụt của con người trong việc bảo đảm các nhu cầu vật chất của cuộc sống.
 ĐÚNG. Vì nghèo đói là việc thiếu hụt trong việc đáp ứng các nhu cầu vật chất cơ
bản của cuộc sống.
83. Khi nền kinh tế trong hai năm liền sản xuất khối lượng hàng hóa bằng nhau
nhưng giá năm sau lớn hơn năm trước 10%. Vậy GDP năm sau lớn hơn GDP năm
trước 10%, vậy nền kinh tế có sự tăng trưởng.
 Sai. Giá tăng lên không phản ánh sự tăng trưởng kinh tế mà có thể do lạm phát
hoặc sự thay đổi giá của một số mặt hàng cụ thể. Đặc biệt GDP phải dựa vào số lượng
và giá trị thực tế của các mặt hàng và dịch vụ.

You might also like