You are on page 1of 2

CHƯƠNG 12

1. Nếu như thu nhập thực trên đầu người tăng 2%/năm, thì thu nhập trên đầu người sẽ
tăng gấp đôi trong vòng 20 năm. SAI (Nếu như thu nhập thực trên đầu người tăng
2%/năm, thì thu nhập trên đầu người sẽ tăng gấp đôi trong vòng 35 năm)
2. Cả mức sống mà tốc độ tăng GDP thực/người là khác nhau giữa các quốc gia. ĐÚNG
3. Nếu các quốc gia có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng chút chút, thì các quốc gia với thu nhập
thấp có thể bắt kịp các quốc gia nghèo trong vòng 10 năm. SAI (Nếu các quốc gia có
thể tăng tỷ lệ tăng trưởng nhiều, thì các quốc gia với thu nhập thấp có thể bắt
kịp các quốc gia thu nhập cao)
4. Năng suất được đo lường số giờ lao động chia cho sản lượng. SAI (Năng suất được
đo lường bằng GDP thực chia cho số lượng của lao động làm việc)
5. Indonesian là ví dụ về nước có mức sống thấp hơn Mỹ bởi vì họ có năng suất thấp
hơn. ĐÚNG
6. Giống như vốn vật chất, vốn nhân lực là yếu tố của quá trình sản xuất ĐÚNG
7. Vốn nhân lực là thuật ngữ mà các nhà kinh tế sử dụng để chỉ kiến thức và kỹ năng mà
người lao động đạt được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm ĐÚNG
8. Việc gia tăng vốn nhân lực/lao động và vốn vật chất/lao động làm tăng năng suất
ĐÚNG
9. Rừng là ví dụ của tài nguyên không thể tái sinh SAI (rừng là tài nguyên tái sinh)
10. Dầu hỏa là ví dụ của dạng tài nguyên không thể tái sinh ĐÚNG
11. Điều đó có thể xảy ra đối với 1 quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng
vẫn có mức sống cao
→ ĐÚNG
12. Suất sinh lợi không đổi theo quy mô là một điểm trên hàm sản xuất mà ở đó việc tăng
thêm đầu vào sẽ không làm tăng thêm sản lượng đầu ra
→ SAI (Suất sinh lợi không đổi theo quy mô là khi sản lượng đầu vào tăng gấp đôi thì
sản lượng đầu ra cũng tăng gấp đôi, điều không đổi chính là hiệu suất sản xuất, nghĩa là
lợi tức của hàm sản xuất).
13. Khi vốn trên lao động tăng, sản lượng trên mỗi lao động tăng. Tuy nhiên, việc tăng
thêm sản lượng trên lao động sẽ nhỏ hơn mức độ lớn hơn của việc tăng vốn trên mỗi
lao động
→ SAI (chưa đủ cơ sở để kết luận là bên nào sẽ tăng lớn hơn)
14. Hiệu ứng bắt kịp liên quan đến ý tưởng là các nước nghèo, mặc dù là họ đã nỗ lực rất
nhiều thì cũng không bao giờ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế như các nước giàu.
→ SAI (Hiệu ứng bắt kịp là một lý thuyết suy đoán các nền kinh tế nghèo hơn sẽ có xu
hướng tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế giàu có, tuy nhiên các nước nghèo cũng
rất khó bắt kịp nước giàu)
15. Giả sử suất sinh lợi không đổi theo quy mô, nếu các yếu tố khác của 2 quốc gia là
giống nhau, thì một nước nghèo hơn thì sẽ tăng trưởng nhanh hơn
→ ĐÚNG
16. Các thức khác là giống nhau, đầu tư nội địa sẽ làm gia tăng GDP thực của quốc gia
hơn là đầu tư nước ngoài SAI
17. Việc gia tăng vốn sẽ gia tăng năng suất chỉ khi nếu nó được mua bán và hoạt động bởi
cư dân trong nước SAI, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia bởi cư dân trong nước và
cư dân nước ngoài.
18. Đầu tư vào vốn nhân lực là có chi phí cơ hội, tuy nhiên đầu tư vào vốn vật chất thì
không có chi phí cơ hội SAI, đầu tư vào vốn nhân lực và đầu tư vào vốn vật chất
đều là chi phí cơ hội.
19. Mọi thức khác giống nhau, các yếu tố sản xuất của một nền kinh tế sẽ được sử dụng
hiệu quả hơn nếu như quyền sở hữu tài sản được tôn trọng ĐÚNG
20. Một quốc gia mà hệ thống tòa án ít tham nhũng và chính phủ ổn định hơn thì sẽ làm
gia tăng mức sống của người dân nước đó. ĐÚNG
21. Các nhà kinh tế tin rằng chính sách hướng nội sẽ làm tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là
chính sách hướng ngoại.
-> SAI.
-> Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng các quốc gia nghèo sẽ tốt hơn khi theo đuổi các
chính sách hướng ngoại giúp hội nhập các nền kinh tế nào vào nền kinh tế toàn cầu.
22. Các nhà kinh tế tin rằng chính sách giúp giảm thiểu hàng rào giao thương sẽ giúp kinh
tế tăng trưởng nhanh hơn.
-> ĐÚNG.
23. Trong các quốc gia nơi mà phụ nữ bị phân biệt đối xử thì các chính sách giúp tăng tỷ
lệ thành công nghề nghiệp và cơ hội học vấn cho phụ nữ thì sẽ giúp làm giảm tỷ lệ
sinh.
-> ĐÚNG.
24. Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng quốc gia đó tạo ra hàng hóa và
dịch vụ.
-> ĐÚNG.

You might also like