You are on page 1of 6

Năm 17 tuổi, Fauja Singh rời nhà cha mẹ tại ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ để đến Singapore để làm

việc và sống trong những khu nhà chật chội, bẩn thỉu. Đây là cuộc sống không hề dễ dàng. Anh làm
đủ mọi việc, từ gác đêm tới bán sữa và cho vay tiền. Khi đã kiếm đủ tiền, anh quay về quê hương để
đón người thân tới Singapore. Hai vợ chồng anh có 8 người con. Con trai cả Kernail có thành tích học
tập xuất sắc và được nhận vào trường học danh giá. Câu chuyện đi lên từ đôi bàn tay trắng của Fauja
Singh và Kernail cũng tương tự như chính đất nước Singapore. Từ một quốc gia số 0, không có tài
nguyên thiên nhiên, không được sự hỗ trợ, quốc đảo Sư tử đã trở thành một trong những quốc gia
giàu có nhất thế giới.
Câu hỏi được đặt ra là: “Điều gì làm cho 1 quốc gia giàu có?”. Các quốc gia thì không giống
như những đứa trẻ - chúng không được sinh ra là giàu hay nghèo, mà chính phủ sẽ là người tạo ra
cuộc sống cho nhân dân sau này. Để làm rõ hơn những chính sách mà chính phủ có thể làm để tăng
năng suất và mức sống thì sau đây từng thành viên trong nhóm sẽ trình bày chi tiết 12 cách thức này.
THƯƠNG MẠI TỰ DO - QUỲNH
Trông xuống thế kỷ thứ 20, Argentina cố gắng chạy theo chính sách hướng nội - tự cung tự
cấp. Nhưng chính chính sách này đã đẩy mức sống của Argentina đi xuống ngay lập tức. Còn
Singapore lại kể cho chúng ta về một câu chuyện hoàn toàn khác. Đất nước này có thế mạnh kinh tế
và danh tiếng quốc tế được xây dựng trong nhiều thập kỷ, có mối liên hệ chặt chẽ với các luồng
thương mại, đầu tư, vốn và con người trên toàn cầu. Hơn nữa, Singapore có vị trí tốt để kết nối đất
nước với các kênh và dòng chảy mới, đồng thời tạo ra các doanh nghiệp và việc làm mới để thay thế
những công việc đã mất.
Từ đó, có thể thấy việc “mở cửa” thị trường nội địa cho hàng hóa, dịch vụ nước ngoài xâm
nhập, thường mang lại lợi ích rất lớn cho quốc gia.
THÚC ĐẨY TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ - QUỲNH
Nhà kinh tế học Michael Kremer đã cung cấp tác phẩm “Tăng trưởng dân số và sự thay đổi
Công nghệ. Một triệu năm trước công nguyên đến năm 1990” để hỗ trợ cho giả thuyết: “Tăng trưởng
dân số thế giới là cổ máy tiến bộ công nghệ và sự phồn thịnh kinh tế”. Điển hình như Trung Quốc -
một đất nước với tỷ lệ dân số chiếm 18,19% dân số thế giới, và cũng là nước nuôi dưỡng nhiều bộ
não thiên tài.
Tuy nhiên, đến với Israel, để được lắng nghe về một nền kinh tế phồn thịnh trên thế giới khác
hẳn với nhận định trên. “Trước đây, chúng ta nhận diện tiềm năng của một quốc gia dựa trên số dân,
diện tích, tài nguyên thiên nhiên. Thời cuộc này đã hoàn toàn khác, tiềm năng, tương lai của một đất
nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ mang trong đầu chất xám và được đào tạo. Họ phải được đào tạo chứ
không thể đào tài nguyên từ lòng đất lên bán rồi lấy tiền đó ăn mãi được.” - Cựu thủ tướng Barack
phát biểu.
Từ đó có thể thấy, không phải dân số đông là 100% có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ, mà còn
cần có nền giáo dục tốt cũng như chế độ đãi ngộ nhân tài để tránh hiện tượng chảy máu chất xám.
TIẾT KIỆM & ĐẦU TƯ - SINH LỢI & HIỆU ỨNG ĐUỔI KỊP - ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Tiết kiệm và đầu tư (HƯƠNG)
+ Vốn: yếu tố được sản xuất từ quá trình sản xuất (và có thể thay đổi)
+ “Nâng cao năng suất trong tương lai là đầu tư nhiều nguồn lực hiện tại hơn vào quá trình sản xuất
vốn”
Trong những năm trở lại đây, Singapore đang là quốc gia đứng thứ 5 về tổng vốn đăng ký trong 25
quốc gia và vùng lãnh thổ; đứng thứ 6 về dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Singapore đầu tư chủ yếu vào
Bắc Giang gồm: sản xuất linh kiện điện tử, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất thiết bị điện,… Từ khi
dự án đi vào hoạt động đã có nhiều đóng góp tích cực, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại.
Các nhà đầu tư Singapore quan tâm đến phát triển bền vững và chia sẻ lợi ích cộng đồng, không nhìn
vào ngắn hạn mà có sự đầu tư chiều sâu vào phát triển bền vững, xây dựng giá trị DN.
+ Khi đem nhiều nguồn lực tạo ra vốn thì phải giảm bớt nguồn lực để sản xuất hàng hoá và dịch vụ
cho tiêu dùng ở hiện tại (ĐÁNH ĐỔI)
Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (chính sách): Tiết kiệm nhiều hơn, cần ít nguồn lực hơn để sản xuất HH&DV
=> Nhiều nguồn lực hơn sản xuất hàng hoá vốn
+ Kết quả: Trữ lượng vốn tăng => Năng suất tăng => Tăng trưởng GDP nhanh hơn
Sinh lợi giảm dần (vốn chịu sự chi phối từ SLGD) - lợi ích từ một đơn vị tăng thêm của một nhập
lượng sản xuất giảm xuống khi số lượng nhập lượng đó tăng
Như vậy, để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế bền vững thì cần cân đối hợp lý giữa
tiết kiệm và đầu tư. Tiêu dùng cuối cùng của khu vực nhà nước và tư nhân càng tiết kiệm thì nguồn
lực dành cho đầu tư càng lớn, cơ hội tăng trưởng kinh tế càng cao. Song, vấn đề mấu chốt vẫn là đầu
tư phải có hiệu quả, nếu không sẽ gây ra tình trạng lãng phí, kém hiệu quả hơn là dành nguồn lực đó
cho tiêu dùng cuối cùng.
+Trong dài hạn: tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức năng suất và thu nhập cao hơn nhưng không cao
hơn tăng trưởng của các biến này. (mất nhiều tg)
Hiệu ứng đuổi kịp: các quốc gia có khởi đầu còn nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các
quốc gia có khởi đầu giàu có
+Ban đầu các quốc gia còn nghèo - đầu tư vốn - gia tăng năng suất => Có xu hướng tăng trưởng
nhanh hơn các quốc gia giàu
+Các nước giàu, năng suất cao được đầu tư vốn lớn, chỉ tác động tương đối nhỏ lên năng suất
Israel - Quốc gia khởi nghiệp
Israel có tổng diện tích hơn 22.000 km2, trong đó 3/4 diện tích là sa mạc, 1/4 là đồi núi, dân số chỉ
khoảng 8,6 triệu người. Đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức, xung đột nhưng Israel đã vươn lên
mạnh mẽ, nổi tiếng toàn cầu về những thành tựu chưa từng có trong đổi mới và sáng tạo. Israel luôn
đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư mạo hiểm trên đầu người và chỉ đứng sau Mỹ về số doanh
nghiệp khởi nghiệp. Ngày nay, Israel đang thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực đời sống
như: y tế, xe tự lái, máy bay không người lái, hàng không vũ trụ...
Đầu tư từ nước ngoài: Còn là cách khác đối với quốc gia đầu tư vào vốn mới. Gồm:
+Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư vốn được làm chủ và điều hành bởi thực thể nước ngoài
+Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Được tài trợ với tiền nước ngoài nhưng điều hành bởi dân cư trong
nước
Lợi ích đầu tư: Tăng trữ lượng vốn của nền kinh tế; Năng suất cao hơn; Tiền công cao hơn; Học hỏi
công nghệ
=> Tháo bỏ những rào cản mà chính phủ áp đặt lên chủ sở hữu nước ngoài liên quan đến vốn trong
nước

GIÁO DỤC - SỨC KHỎE & DINH DƯỠNG (NGUYÊN)


1. Giáo dục:
Ông bà ta có câu: “Người không học như ngọc không mài”. Chính vì thế, chúng ta có thể nói
rằng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Giáo dục - đầu tư vào
vốn nhân lực - có tầm quan trọng tương tự như việc đầu tư vào vốn vật chất cho sự thành công dài
hạn về kinh tế của một quốc gia. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2006, việc quy định tăng
thêm một năm học phổ thông đã làm tăng tiền lương của người lao động tốt nghiệp THPT thêm
11,43%. Ở một số nước kém phát triển và khan hiếm nguồn nhân lực thì khoảng cách giữa tiền lương
của công nhân có và không có học thức lại càng lớn hơn.
Đầu tư vào vốn nhân lực cũng có chi phí cơ hội của nó. Khi theo đuổi việc học ở trường, các
sinh viên phải từ bỏ tiền lương mà họ có thể kiếm được khi tham gia lao động. Tại Việt Nam (2010),
tỷ lệ bỏ học sau khi học xong từ lớp 1-5 chiếm 12%, từ lớp 6-8 là 21% và riêng hết lớp 9 là 27% trong
số những người đã bỏ học. Trong số các lý do chính khiến thanh thiếu niên bỏ học, ‘phải làm việc cho
gia đình’ chiếm 19%.
Dù lợi ích của việc học tiếp là rất lớn, nhưng trẻ em vẫn phải bỏ học vì gia đình cần thêm sức
lao động, tình trạng này thường thấy ở những vùng sâu vùng xa, các vùng dân tộc thiểu số có kinh tế
kém phát triển.
Một vấn đề bức thiết đang gặp phải ở một số nước nghèo là vấn đề “Chảy máu chất xám”.
Theo một thống kê không chính thức, khoảng 70% số du học sinh Việt Nam mong muốn làm việc tại
nơi mình học sau khi tốt nghiệp, điều này càng tạo ra mối lo về “chảy máu chất xám” ở nước ta. Để
ngăn chặn tình trạng này, chính phủ cần ra các chính sách đúng đắn để thu hút nhân tài, đào tạo và giữ
chân lực lượng lao động chất xám cho đất nước.
2. Sức khỏe và dinh dưỡng:
Khi các yếu tố khác không đổi, những người lao động khỏe mạnh hơn sẽ cho ra năng suất làm
việc cao hơn. Việc đầu tư đúng đắn vào sức khoẻ của người dân góp phần nâng cao năng suất và mức
sống của một quốc gia.
Tại Trung Quốc, có sự gia tăng chiều cao ngoạn mục trong hơn 30 năm. Cụ thể, trong năm
1985 chiều cao trung bình của thanh thiếu niên là 158cm (nữ giới) và 168cm (nam giới). Đến năm
2019 đã tăng mạnh ở cả nam và nữ tức lần lượt 163,5cm ở nữ và 175,7cm ở nam. Đại diện Bộ Giáo
Dục Trung Quốc chia sẻ “Nguyên nhân giúp trẻ em Trung Quốc cao lên là do việc chú trọng dinh
dưỡng và chế độ thể dục thể thao, giúp trẻ em và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của những yếu
tố này”.
Ta bắt gặp một vòng luẩn quẩn: các quốc gia nghèo một phần bởi vì dân số của họ không khỏe
mạnh, và dân số của họ không khỏe mạnh một phần vì họ không được chăm sóc y tế và dinh dưỡng
đầy đủ. Tuy nhiên, thực tế này mở ra khả năng của vòng phát triển: các chính sách giúp tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn tất yếu sẽ cải thiện sức khỏe, đến lượt nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó,
muốn kinh tế phát triển, chính phủ cần có sự quan tâm sát sao đến vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng của
người dân.
QUYỀN SỞ HỮU VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ (OANH)

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải bảo vệ quyền sở hữu và thúc đẩy ổn định chính trị.

Bảo vệ quyền sở hữu: khả năng của người dân thực hiện các quyền đối với nguồn lực mà họ sở
hữu, Tòa án và hệ thống tư pháp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: bảo vệ quyền sở hữu

Quyền sở hữu là Điều kiện để hệ thống giá vận hành

Nếu như thiếu quyền sở hữu thì: Các hợp đồng, dự án rất khó để thành công, gian lận không bị
trừng phạt, nạn tham nhũng cản trở sức mạnh phối hợp thị trường, bên cạnh đó không khuyến khích
tiết kiệm nội địa và đầu tư nước ngoài.

=>Tóm lại, sự thịnh vượng của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự thịnh vượng của chính trị.

Một minh chứng rõ nhất là ở Singapore, đây là một trong những nước tham nhũng lan tràn nhất, bất
ổn chính trị là chuyện xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, sau thời gian cải cách và xây dựng hệ thống
chính trị ổn định hiện Singapore đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia chống tham nhũng hiệu
quả, tỷ trọng GDP tăng từ 8,18 tỷ USD( năm 1960) lên 496,16 tỷ USD ( năm 2021), tăng gấp 60 lần .
Các chính sách tài chính và kinh tế của Singapore đều nhằm mục đích ngăn chặn tham nhũng và bất
ổn chính trị. Thay vì để các khoản tiền bị rơi vào những cái túi không đúng, chúng được phân bổ cho
người dân để thoát khỏi đói nghèo. Tất cả các khoản bổ sung được sử dụng để biến Singapore thành
một quốc gia thành công, thậm chí còn vượt cả nhiều quốc gia phát triển khác Á-Âu

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (OANH)

- Lý do chính mà mức sống hiện nay cao hơn trước là do kiến thức công nghệ tiến bộ

Minh chứng rõ ràng nhất là chiếc smartphone, nó giúp kết nối mọi người trên khắp thế giới, ngoài
ra còn là công cụ đắc lực cho con người như: hỗ trợ thanh toán các dịch vụ online, chụp ảnh, hay có
thể là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc học… . Và các công ty đang ngày càng tiếp tục nghiên cứu và
phát triển để sản phẩm ngày càng hoàn thiện nhất, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn.

Liên hệ Việt Nam: ATM đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam..
Nhưng có khi nào bạn băn khoăn rằng ATM có từ bao giờ không? – đó là câu trả lời của đa số mọi
người khi được hỏi “Bạn có tin cha đẻ ATM là người Việt Nam không?”. Ai cũng nghĩ đó có thể là
người Anh, người Pháp, người Mỹ hay một người nước nào đó nhưng không ai nghĩ đó là người Việt
Nam– Ông Đỗ Đức Cường. với sứ mệnh dân hóa dịch vụ để mọi tầng lớp trong xã hội giao dịch với
ngân hàng một cách dễ dàng nhất.

Vì vậy, chính phủ phải có vai trò quan trọng để thúc đẩy, khuyến khích và nghiên cứu công nghệ
mới: tài trợ nghiên cứu, cấp bằng phát minh và bảo vệ quyền lợi từ phát minh, tổ chức các cuộc thi về
khoa học công nghệ, và miễn giảm thuế.
TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ (HỒNG HUÂN)

Một điều rõ ràng, dân số có tác động trực tiếp lên quy mô của lực lượng lao động: dân số đông
sẽ có nhiều lao động hơn để sản xuất hàng hoá và dịch vụ, nâng cao tổng sản lượng hàng hoá và dịch
vụ, cũng như có nhiều người tiêu dùng hơn. Điển hình là Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân - là một
trong những lý do để Trung Quốc trở thành nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Dàn trải tài nguyên thiên nhiên

Theo Malthus: sự gia tăng dân số hơn nữa => quá sức khả năng của xã hội để cung cấp cho chính
mình=>từ đó nhân loại sẽ sống trong cảnh đói nghèo mãi mãi.

Hiện nay, sự tăng lên của dân số cao nhưng (gấp 6 lần chỉ sau 2 thập kỷ)

- đời sống được nâng cao

- sự phát triển của công nghệ, cơ giới hóa

Một nền kinh tế phát triển không phụ thuộc hoàn toàn đến trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, sự
gia tăng dân số mà nó là sự kết hợp nhiều yếu tố: công nghệ, giáo dục, y tế, ổn định chính trị,...

Dàn mỏng trữ lượng vốn:

Theo một số lý thuyết hiện đại của tăng trưởng nền kinh tế nhấn mạnh đến các ảnh hưởng của
chúng đến việc tích lũy vốn.
Cụ thể, Tăng trưởng dân số cao thì làm giảm GDP bình quân đầu người, hay nói cách khác trữ
lượng vốn bị dàn trải mỏng hơn nữa. Cụ thể mỗi công nhân được trang bị vốn ít hơn: giáo dục, chất
lượng cuộc sống, chất lượng môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến giảm, mức độ cạnh tranh
tăng,..Từ đó, dẫn đến năng suất thấp và cũng gây cho GDP bình quân thấp hơn.
Về khía cạnh giáo dục, việc gia tăng dân số tạo ra nhiều trẻ em ở độ tuổi cần giáo dục tốt cũng tạo
một gánh nặng lên hệ thống giáo dục trong khi người ở độ tuổi lao động chưa gia tăng mạnh nhưng
trẻ em cần được nuôi dưỡng và chăm sóc thì quá nhiều.
Nhưng việc gia tăng dân số không phải là lý do chính yếu hay duy nhất làm trì trệ sự phát triển của
các quốc gia nhưng việc giảm sự gia tăng dân số chắc chắn sẽ nâng cao mức sống của người dân. Bởi
thế mà việc can thiệp đến gia tăng dân số đã được chính quyền một số nước can thiệp rất chặt chẽ.
+ Chỉ cho phép sinh một con trên mỗi gia đình
+ Nâng cao nhận thức để kiểm soát tỷ lệ sinh sản
+ Thúc đẩy bình đẳng giới ( Phụ nữ sẽ suy nghĩ kỹ hơn về chi phí cơ hội mình bỏ ra cho một gia
đình đông con cái )
Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh khác sự gia tăng dân số có thể Thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Nói nôm
na khi có nhiều người, nhiều bộ óc được sinh ra thì ắt hẳn sẽ có nhiều thiên tài, nhiều nhà khoa học,
nhiều phát minh từ đó tạo lập ra nhiều cống hiến đem lại lợi ích cho xã hội.

You might also like