You are on page 1of 3

2.

Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài”


-Lý thuyết này do nhiều nhà kinh tế học đưa ra, trong đó có P.A.Samuelson.
-Lý thuyết này cũng cùng quan điểm với trường phái tân cổ điển cho rằng có 4
nhân tố ảnh hưởng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế:
+Nguồn nhân lực: người dân nước nghèo dù lao động rất nhiều nhưng vẫn giẫm
chân tại chỗ. Khi GPA của nước tăng lên thì tỷ lệ sinh đẻ cũng tăng theo. Vì vậy
khi vượt qua tình trạng nghèo đói là rất khó khăn thì sẽ có một chiến lược để thoát
khỏi cái bẫy này đó là kế hoạch hóa gia đình. Như vậy nguồn nhân lực sẽ đảm bảo
chất lượng hơn, tạo ra nhiều của cải cho đất nước.Các nhà lập kế hoạch của các
nước đang phát triển nên đặt trọng tâm vào các chương trình cụ thể sau: ngăn ngừa
dịch bệnh, cải thiện sức khỏe và dịnh dưỡng; nâng cấp giáo dục, giảm tỷ lệ mù chữ
và đào tạo công nhân.
+ Tài nguyên thiên nhiên : tài nguyên quý giá nhất là đất nông nghiệp. Do đó việc
tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất sẽ có tác dụng làm tăng sản lượng quốc dân, đảm
bảo lương thực trong nước và xuất khẩu . Vì vậy, phải có chế độ bảo vệ đất đai,
phân bón canh tác, thực hiện tư hữu hóa đất đai để kích thích chủ trại đầu tư vốn và
kỹ thuật.
+Cơ cấu tư bản: ở các nước nghèo, năng suất lao động thấp chỉ bảo đảm cho dân
cư có mức sống tối thiểu, không có tiết kiệm. Do đó không cí tư bản để phát triển
kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Để có vốn để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ
tầng thì các nước này phải đi vay nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các nước phát
triển là những con nợ lớn và không có khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Đây là một
vấn đề nan giải của các nước nghèo.
+ Kỹ thuật: các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật kém nhưng lại có một lợi
thế lớn đó là họ có thể bắt chước những tiền bộ công nghệ của các nước phát triển.
Ông cho rằng: “Một nước đang phát triển là một nước có thu nhập thực tế tính theo
đầu người thấp hơn so với mức thu nhập thực tế tính theo đầu người thấp hơn so
với mức thu nhập thực tế tính theo đầu người ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật
Bản và các nước Tây Âu”.
Samuelson cho rằng các yếu tố này ở các nước đang phát triển đều khan hiếm nên
việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăn trở ngại lớn và ở nhiều nước nghèo khó
khăn lại càng tăng thêm trong “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ.
Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp làm chậm mức tăng trưởng
của vốn, vốn không thỏa đáng cản trở việc áp dụng máy móc mới và kìm hãm sự
tăng nhanh của năng suất, năng suất thấp lại dẫn đến thu nhập thấp.
Samuelson cũng nhấn mạnh rằng để phá vỡ vòng luẩn quẩn này thì cần phải có
“Cú huých từ bên ngoài”. Tức là các quốc gia này cần có sự đầu tư từ bên ngoài về
về vốn, công nghệ, chuyên gia... Vì vậy, các nước đang phát triển cần phải có đầu
tư nước ngoài, phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngoài nhằm
vực dậy và phát triển nền kinh tế.

3.1. Những kết quả đạt được của học thuyết Học thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và
“cú huých bên ngoài” của Samuelson
Ưu điểm
-Học thuyết đề cao mô hình kinh tế hỗn hợp và nhấn mạnh đến cơ chế thị trường tự
do. Tức là nền kinh tế cần có sự kết hợp giữa thành phần kinh tế tư nhân với kinh
tế nhà nước và được điều hành bởi cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của nhà
nước.
-Học thuyết nêu lên sự cần thiết của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thông
qua các chức năng và công cụ của mình để phát huy mặt tích cực và khắc phục
khuyết tật của cơ chế thị trường.
-Chỉ ra những hạn chế của nhà nước khi điều hành nền kinh tế như không lựa chọn
các yếu tố phù hợp cho phát triển các ngành nghề , sự tài trợ của chính phủ có lúc
kếm hiệu quả, bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của một bộ phận nhỏ nhà quản lý
đưa ra các quyết sách phục vụ lợi ích nhóm hoặc bởi những người bất tài, tham
nhũng,... dấn đến việc đưa ra quyết định sai lầm, không phù hợp với quy luật khách
quan , không phản ánh đúng sự vận động của thị trường.
-Học thuyết đã phân tích, đánh giá và nêu các nguồn lực cần thiết để phát triển
kinh tế và tạo nền tảng cơ sở lý thuyết cho các nước vận dụng vào sự quản lý và
điều tiết kinh tế của chính phủ.
-Đề cao vai trò của đầu tư của nước ngoài đói với phát triển kinh tế ở các nước
đang phát triển và đưa ra các lợi ich của nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài như bổ
sung nguốn vốn cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải
quyết việc làm cho người lao động, tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lý của nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ và mở cửa hội nhập
nền kinh tế với thế giới.
Nhược điểm
-Học thuyết này không thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các quốc gia mà mỗi quốc
gia tùy vào điều kiện của mình vận dụng linh hoạt học thuyết này.
-Nếu vận dụng không phù hợp “cú huých từ bên ngoài” và lựa chọn các yếu tố từ
đầu tư nước ngoài không phù hợp thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy mà các quốc gia đang
phát triển phải đối mặt như sự ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu,
phụ thuộc vào nước ngoài, sự phát triển thiếu cân đối giữa các vùng miền, gia tăng
sức ép cho các đô thị, tình trạng phân hóa giàu nghèo.

You might also like