You are on page 1of 2

2.

Đặc điểm của nền kinh tế khi mắc phải “bẫy thu nhập trung bình”
Khi một quốc gia tăng trưởng dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có mà không phải là
những chính sách kinh tế phù hợp hay những sự bứt phá khác thì rõ ràng quốc gia sẽ
không thể duy trì đà tăng trưởng mãi được. Bởi lẽ, nguồn tài nguyên có sẵn luôn có
hạn.
Nhìn chung, các quốc gia vướng phải bẫy thu nhập trung bình đều có một số
điểm chung, đó là:
 Không có chính sách kinh tế phù hợp, mạnh lên nhờ những tài nguyên có sẵn.
 Tỷ lệ đầu tư thấp.
 Các mặt hàng trên thị trường không có sức cạnh tranh, bao gồm giá cả và chất
lượng.
 Các ngành chế tạo, khoa học, công nghiệp kém đa dạng, không phát triển hoặc
chậm phát triển.
 Giá nhân công tăng lên, thị trường lao động kém sôi động.
3. Nguyên nhân vướng vào “bẫy thu nhập trung bình”
3.1 Thiếu đổi mới, sáng tạo trong kinh tế
Đây được xem là nguyên nhân chính khiến cho các quốc gia gặp phải tình trạng
bẫy thu nhập trung bình. Quá phụ thuộc vào các yếu tố sẵn có như tài nguyên thiên
nhiên mà bỏ qua việc phát triển nguồn lực nội tại khiến cho các quốc gia này khó bứt
phá.
Đặc biệt, việc không chịu đầu tư vào công nghệ, dẫn đến năng suất và chất lượng
sản phẩm kém, khó cạnh tranh trên thị trường, từ đó dẫn đến tình trạng không theo kịp
tốc độ phát triển kinh tế và đổi mới xã hội.
3.2 Mất đi ưu thế về nguồn cung và giá lao động
Nguồn cung lao động dồi dào và giá rẻ là một trong những yếu tố hàng đầu thu
hút đầu tư. Trong đó các nước đang phát triển, nằm trong nhóm thu nhập thấp, thu
nhập trung bình thấp được xem là các quốc gia có nguồn lao động dồi dào và giá thành
rẻ. Một số quốc gia đang phát triển và ở thời kỳ dân số vàng được xem là “thiên
đường” đầu tư khi vừa đáp ứng được nguồn nhân công dồi dào vừa có giá thành rẻ.
Tuy nhiên đây vừa được xem là ưu thế nhưng cũng là hạn chế cho các nước phát
triển. Bởi đến một thời điểm nhất định khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người
dân cao hơn hoặc khi đất nước bước vào thời kỳ già hóa dân số thì ưu thế này mất đi.
Điều này là một trong những yếu tố làm giảm thu hút đầu tư.
Cùng với đó, công nghệ lạc hậu và phần lớn dựa vào nhân công để duy trì năng
suất nên các quốc gia này càng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề hơn khi lợi thế
này không còn. Lúc này, sản phẩm của họ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Trong khi đó, năng suất lao động cũng suy giảm do không duy trì được lợi thế nhân
công. Hậu quả là sản phẩm của họ có sức cạnh tranh kém hơn. Khi đó, bản thân các
quốc gia này cũng không đủ sức để bật lên.
3.3 Phân bổ nguồn vốn không hợp lý
Việc phân bổ nguồn vốn và chính sách không hợp lý cũng là một trong những
nguyên nhân khiến cho nền kinh tế chậm phát triển. Các lĩnh vực quan trọng như khoa
học công nghệ, giáo dục không được chú trọng và đầu tư đúng mức làm giảm thu hút
đầu tư, nền kinh tế khó phát triển.
3.4 Gặp phải các vấn đề kinh tế vĩ mô trong thời đại toàn cầu hóa
Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với vấn đề lạm phát cao. Đây là
một yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngoài ra, các
vấn đề như khoảng cách giàu nghèo, bong bóng bất động sản, chứng khoán được tạo
thành khi nền kinh tế phát triển quá nhanh cũng khiến nền kinh tế quốc gia thiếu ổn
định. Rất nhiều quốc gia gặp phải khó khăn trong việc vừa giải quyết các vấn đề trên
vừa duy trì tốc độ phát triển kinh tế ổn định.

Tài liệu tham khảo


 https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/kien-thuc-kinh-te/bay-thu-
nhap-trung-binh-la-gi-va-chien-luoc-de-vuot-qua
 https://thebank.vn/blog/22092-bay-thu-nhap-trung-binh-la-
gi.html#nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-bay-thu-nhap-trung-binh

You might also like