You are on page 1of 6

Trả lời cả 3 câu hỏi sau:

- Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009.
- So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ.
- Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2.
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế vĩ mô là nền kinh tế tổng thể trong phạm vi rộng trên toàn quốc và trên thế giới.
Những chuyển biến kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, kinh tế của cả một quốc gia, thậm chí là nhiều khu vực trên toàn cầu. Qua nghiên
cứu về kinh tế vĩ mô, có thể thấy được xu hướng của nền kinh tế đang vận hành và các chính
sách của nhà nước dùng để điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Trong 10 nguyên lý kinh tế học, nguyên lý
thứ 6 đã chỉ ra : thị trường thường là phương thức tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế, tuy
nhiên khi kinh tế thị trường thất bại cần có sự can thiệp của nhà nước để điều chình mà nguyên
lý thứ 7 chỉ ra: chính phủ đôi khi có thể cải thiện được kết cục thị trường. Điển hình cho 2
nguyên lý này đó là cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2007 đến 2009 xuất phát từ Mỹ đã ảnh
hưởng sang Châu Âu và cả Châu Á trong đó có Việt Nam. Tại đây chính phủ Việt Nam và nhiều
nước đã cải thiện sự thất bại của thị trường thoát khỏi khủng hoảng bằng cách điều chỉnh kinh tế
vĩ mô thông qua chính sách kích cầu.
I CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÍ LUẬN
1 Khái niệm chính sách kích cầu
Kích cầu là kích thích nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ hàng hoá nhằm phát triển sản xuất, là biện
pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng
cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chính sách kích cầu (pum priming) là khoản chi tiêu của chính phủ được hoạch định để kích
thích tổng cầu và thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc để tạo ra mức gia tăng lớn hơn
nhiều của thu nhập quốc dân.
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ không phải tăng chi tiêu đến mức đủ để
bù lại mức thâm hụt sản lượng (chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực hiện), mà
chỉ cần tăng chi tiêu đến mức đủ để tạo ra làn sóng lạc quan trong nền kinh tế. Làn sóng lạc quan
này sẽ làm cho khu vực tư nhân chi tiêu nhiều hơn và nền kinh tế tiến tới trạng thái cân bằng
toàn dụng.
Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu thường chỉ
được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay
được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở
nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp
2 Nguyên tắc khi thực hiện chính sách kích cầu
Để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và
vừa đủ.
- Đúng lúc là phải phán đoán đúng thời điểm thực hiện chính sách kích cầu, không được sớm quá
cũng không được chậm quá, phải đảm bảo đúng thời điểm các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản
xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng.
- Trúng đích là hướng tới đúng chủ thể kinh tế là những chủ thể kinh tế sử dụng khoản ngân sách
có được nhờ chính sách kích cầu nhanh hơn, tác động mạnh mẽ đến tổng cầu hơn và những chủ
thể kinh tế bị ảnh hưởng bất lợi lớn nhất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.
- Vừa đủ nghĩa là gói kích cầu đủ để kích thích nền kinh tế và khi nền kinh tế đã dần khôi phục
thì gói kích cầu sẽ hết hiệu lực. Nếu gói kích cầu quá bé thì việc kích cầu sẽ bị hụt hơi khi tổng
cầu chưa được kích thích gây lãng phí gói kích cầu, còn nếu gói kích cầu lớn và kéo dài trong khi
cầu đã được kích thích đủ thì kinh tế sẽ bị mở rộng quá mức, làm tăng lạm phát và ngân sách nhà
nước bị hao phí nặng.
II NỘI DUNG
1 Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009
1.1 Cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ tác động đến toàn cầu
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall của Mỹ đã gây ra những ảnh hưởng hết sức
nặng nề đến nền kinh tế của quốc gia cũng như trên thế giới. Nguyên nhân bắt đầu từ cuộc khủng
hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp và nhanh chóng trở thành cuộc khủng hoảng tài chính dấy lên ở
Mỹ những năm 2007-2008.
Chứng khoán hóa đã xuất hiện từ những năm 1970 nhưng phải đến năm 2001 khi chính sách tiền
tệ được nới lỏng thì phát triển mạnh mẽ trở thành công cụ tài chính. Với sự phát triển của các
loại chứng khoán như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp hay giấy nợ đảm bảo bằng tài
sản và các loại bảo hiểm cho chứng khoán đã làm loại công cụ này phát triển mạnh mẽ. Tuy
nhiên, mọi thứ luôn có rủi ro và sự giám sát rủi ro tài chính của Hoa Kỳ đã không phát hiện ra
điều này. Bắt đầu từ năm 2002, khi lãi suất cho thuê của ngân hàng và tín dụng thứ cấp giảm
mạnh, thị trường đầu tư bất động sản cũng tăng trưởng mạnh. Trong điều kiện môi trường tín
dụng dễ dãi, nhiều tổ chức tài chính cho vay một cách mạo hiểm và khi thị trường bất động sản,
nhà ở điêu đứng thì các nhà cho vay khó đòi được nợ do các cá nhân không có khả năng trả lại.
Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra năm 2006 đã làm cho nhà phát hành chứng
khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp(MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản(CDO) và những nhà
tài chính sở hữu nhiều loại chứng khoán này điêu đứng và sụp đổ. Khủng hoảng tín dụng nhà ở
thứ cấp trở thành khủng hoảng tài chính năm 2007 ở Hoa Kỳ khi SPV (Special purpose Vehicle)
và SIV (Structured Investment Vehicle) sụp đổ, nhiều tổ chức tài chính bị phá sản, một số khác
cổ phiếu bị mất giá nặng nề. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra khi Lehmon
Brothers- một tập đoàn chứng khoán và ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ bị phá sản.
Cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ gây ra suy thoái trên toàn cầu. Châu Âu vốn có quan hệ mật thiết
với Mỹ chịu tacs động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế, khu vực đồng Euro chính thức
rơi vào suy thoái kinh tế. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu của nhiều nước nên khủng hoảng này
tác động chực tiếp đến những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông á. Những nước Nhật Bản, Đài
Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm
lại.
1.2 Cuộc suy thoái ở Việt Nam
ở Việt Nam, nền kinh tế bị tác động mạnh mẽ đặc biệt là sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu,
thu hút vốn đầu tư, kiều hồi…
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nước ta không bị ảnh hưởng quá nhiều do hệ thống tài chính
ngân hàng Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của thời khì hội nhập, tuy nhiên cũng ít nhiều
ảnh hưởng tới lãi suất của ngân hàng dẫn đến thua lỗ.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam hiện nay, chiếm khoảng 20-21% kim ngạch xuất khẩu, cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang
trên đà “trượt dốc” và cạnh tranh trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ khốc liệt hơn do một số nhà
xuất khẩu giảm giá hàng xuất khẩu để tiêu thụ lượng hàng hoá xuất khẩu bị tồn đọng nên tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
chung của Việt Nam trong năm 2008, năm 2009
Trong tình hình nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái thì vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh là điều
không thể tránh khỏi, năm 2008 Việt Nam đã thu hút gần 63 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (vốn đăng ký) nhưng năm 2009 tình hình thu hút FDI đã trở nên khó khăn hơn, nhiều dự
án đăng ký vốn hàng chục tỷ USD nhà đầu tư nước ngoài đã xin rút lui… Trong 5 tháng đầu năm
2009, vốn FDI chỉ đạt 6,3 tỷ USD do các tổ chức tài chính ngân hàng gặp khó khăn, việc vay vốn
khó được thực hiện, các nhà đầu tư phải đảm bảo nguồn vốn, khả năng tài chính an toàn nên có
xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư
Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực liên hệ mật thiết với tài chính ngân hàng khi phần vốn của các
doanh nghiệp kinh doanh BĐS chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng nên bị ảnh
hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính.
Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi cầu trong sản xuất và tiêu
dùng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô kinh doanh do chi phí sản xuất tăng, cầu
tiêu thụ sản phẩm dịch vụ không tương xứng, sức mua giảm, việc xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài gặp nhiều khó khăn.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của nước ta, cụ thể theo
báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2009 của Tổng cục thống kê: tốc độ tăng tổng
sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm
gần đây, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so
với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so
với năm 2008, Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008,
là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây, Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2009
ước tính đạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008……
1.3 Điều chỉnh của chính phủ đưa đất nước thoát khỏi suy thoái.
Trước khủng hoảng của một số nền kinh tế lớn đẩy Việt Nam vào tình thế khó khăn, suy thoái
khi mới đang ở giai đoạn đầu thời kỳ hội nhập, chúng ta cần một giải pháp để đưa ra phương án
giải quyết và nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia phát triển cho rằng cần có sự can thiệp của nhà
nước khi thị trường tự do thất bại đó là phối hợp hài hòa sử dụng bàn tay Nhà nước và bàn tay
Thị truờng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những
giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã
hội; Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009, Nghị quyết số
32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội năm 2009 nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm 2009 Chính
phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến
độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
2 So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế trên toàn cầu đã ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, khu vực
với mức độ, quy mô và lĩnh vực khác nhau. Các quốc gia này đều có điểm chung là muốn vực
dậy nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và nhiều quốc gia phát triển đã ủng hộ việc sử dụng bàn tay
nhà nước sử dụng các gói kích cầu để điều phối lại nền kinh tế. Điển hình là Mỹ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, tình hình suy thoái ở mỗi nước là khác nhau nên việc áp dụng chính sách kích cầu
cũng khác nhau để đảm bảo các gói kích cầu có hiệu quả nhất và nhanh chóng ổn định lại nền
kinh tế.
2.1 Chính sách kích cầu ở Mỹ
Khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, khủng hoảng tài chính đã kéo dài được hơn một năm
Tổng thống Mỹ đã đặt bút ký duyệt gói kích thích khổng lồ trị giá 787 tỷ USD vào ngày
17/2/2009. Gói kích cầu đầy tham vọng trị giá 787 tỷ USD của Barack Obama dành cho các chi
tiêu liên bang, cắt giảm thuế và tạo ra hàng triệu việc làm,
Đối tượng: Sử dụng gói giải cứu ngân hàng sẽ giúp cho những ngành kinh doanh sẽ hạn chế
được tổn thất, giảm nhẹ được mức độ rủi ro, Sau khi đã ổn định được khối ngân hàng thì việc
tiếp theo họ ưu tiên đó là đưa ra các gói kích cầu kinh tế phát triển, hạn chế và giảm thuế cho
người dân và doanh nghiệp, các gói kích cầu theo kiểu Mỹ là thiên về việc tái tạo và tìm kiếm
công ăn việc làm cho người lao động. Chủ yếu là cố gắng kích thích nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Mỹ đã tăng chi tiêu trước rồi giảm thuế sau trong giai đoạn tháng 1-2008 tới tháng 1-2009-
Đặc điểm của chính sách kích thích này là nhắm vào kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú
trong miễn giảm nhiều loại thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng….
Sự khác biệt cũng là rất lớn giữa các nước khi tung ra các gói kích thích kinh tế về tỉ phần tăng
chi tiêu và giảm thuế. Ở Mỹ, giảm thuế chiếm khoảng 45% gói kích thích. Gói kích thích có thời
hạn 10 năm của Mỹ (2009-2019) và quy mô vào khoảng 831 tỉ USD đã mang tới những hệ quả
khác nhau cho nền kinh tế,
gói kích cầu của Mỹ bằng 4,8% GDP
“Gói kích thích làm được nhiều điều tốt đẹp, nhưng đã thất bại trong việc mang lại sự hồi phục
mạnh mẽ mà dư luận chờ đợi -Michael Grabell - Tiền bạc bị trải ra quá rộng trong nhiều chương
trình đã ngốn mất ngân sách sẵn có. Các khoản giảm thuế không đủ mạnh và rộng rãi để vượt
qua nỗi lo sợ mất việc làm, mất nhà hay nhiều năm nghỉ hưu không có thu nhập”.
2.2 Chính sách kích cầu ở Tung Quốc
Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế khi tốc độ phát triển
kinh tế, xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh trong khi lạm phát tăng. Xu hướng thực hiện
chính sách kích cầu của Trung Quốc nhắm vào việc phục hồi nền kinh tế và cả giải quyết những
vấn đề xã hội xảy ra trong quá trình phát triển.
gói kích cầu của Trung Quốc bằng 4,4% GDP
Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ nhờ các chính sách kích cầu và hệ thống ngân hàng mạnh không
cần phải hỗ trợ vốn. Trung Quốc lại áp dụng chương trình tái thiết lập về cơ sở hạ tầng. nhắm
vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng lại hạ tầng nông thôn Theo thống kê từ
ngân hàng Thế Giới thì Trung Quốc đã sử dụng tới 586 tỉ đô la Mỹ. Ước tính trong năm 2009 gói
kích cầu này chiếm tới 12%GDP của Trung Quốc. Việc lựa chọn đầu tư cơ sở hạ tầng làm chủ
yếu là do tình hình thị trường nước ngoài ngày càng xấu thì so với việc lựa chọn nguồn cầu nước
ngoài thì TQ lựa chọn kích thích nguồn cầu nội địa để tăng trưởng kinh tế.
Phần còn lại của gói kích cầu sẽ dùng cải thiện công nghệ, hệ thống y tế, xây dựng nhà ở, năng
lượng và môi trường. Ngoài ra, gói kích cầu này không đi trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng
cũng không trực tiếp vào tăng sức cầu nội địa. Mà để chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn, lợi ích
sẽ chuyển nhanh vào các doanh nghiệp.
Với gói kích cầu 586 tỷ USD Trung Quốc khuyến khích sản xuất nội địa giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, tăng thu nhập của người dân
những gói hỗ trợ này không trực tiếp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Nhưng có thể thấy
chúng cũng giúp doanh nghiệp thu được lợi ích nhanh hơn rất nhiều. Họ sẽ không phải mất nhiều
thời gian, tiền của cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi đi vào sản xuất
2.3 Chính sách kích cầu ở Việt Nam
Gói kích cầu kinh tế của Việt Nam nằm ở hai gói hỗ trợ lãi suất, một phần gói hỗ trợ của Việt
Nam nhắm vào một số loại cơ sở hạ tầng. điểm đáng chú ý nhất của gói kích cầu này chính là kết
hợp chi tiêu để trợ giá với chính sách tiền tệ: giảm lãi suất thực hiệu lực của các khoản vay từ
doanh nghiệp đi 4% và giảm lãi suất trong khu vực kinh doanh Đồng thời tiền hỗ trợ lãi suất lấy
từ dự trữ ngoại hối chứ không phải lấy từ ngân sách.
Ngoài ra Chính phủ vay nợ thương mại 1 tỷ đô la Mỹ qua việc phát hành trái phiếu quốc tế, sau
đó phân bổ lại cho khu vực doanh nghiệp nhà nước
3 Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2
III MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
IV KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở, 2021, https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADch_c%E1%BA
%A7u , 12/3/2022

2
3,4,5 báo cáo tổng cục thống kê 2009.
TS. Nguyễn Văn Tạo, 2012, Việt Nam trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu,
11/3/2022 https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/viet-nam-truoc-khung-hoang-va-suy-thoai-
kinh-te-toan-cau-1709.html
Thanh Bình, 2009, Tổng thống Mỹ đặt bút duyệt gói kích cầu 787 tỷ đôla, 14/3/2022,
<https://vnexpress.net/tong-thong-my-dat-but-duyet-goi-kich-cau-787-ty-dola-2698153.html>
Hải Minh, 2013, Các gói kích thích kinh tế hiệu quả đến đâu?, Tuoitreonline, 14/3/2022,
<https://tuoitre.vn/cac-goi-kich-thich-kinh-te-hieu-qua-den-dau-555325.htm>
Ngọc Châu, 2009, Ông Võ Hồng Phúc: 'Chính sách kích cầu đã bấm đúng huyệt'. 14/3/2022,
<https://vnexpress.net/ong-vo-hong-phuc-chinh-sach-kich-cau-da-bam-dung-huyet-
2699351.html>
Hoàng Minh, 2009, Mỹ đã làm gì với gói kích cầu khổng lồ?, báo điện tử Đại biểu nhân dân,
14/3/2020, <https://www.daibieunhandan.vn/my-da-lam-gi-voi-goi-kich-cau-khong-lo-82467>
https://duhochocbong.vn/so-sanh-chinh-sach-kich-cau-cua-viet-nam-trung-quoc-va-my/
https://www.daibieunhandan.vn/my-da-lam-gi-voi-goi-kich-cau-khong-lo-82467
https://vegafone.vn/so-sanh-chinh-sach-kich-cau-cua-viet-nam-trung-quoc-va-my
https://dangcongsan.vn/kinh-te/kich-cau-kinh-te-trung-quoc-69538.html
http://www.taichinhdientu.vn/tai-chinh-trong-nuoc/lam-phat-nam-2009-va-vai-tro-cua-goi-kich-
cau-66593.html
https://baohiemlienviet.com/chinh-sach-kich-cau-cua-viet-nam-nam-2009/

You might also like