You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN


Mã học phần: INE2003 6
Giảng viên: TS Lê Khánh Cường

Nhóm 1
Nguyễn Thị Hương Ly Đoàn Đức Thanh Tùng
Lê Hoài Nguyễn Lê Hải Anh
Nguyễn Thu Hà Nguyễn Thế Quý
Nguyễn Thị Huế Nguyễn Đức Mẫn
Nguyễn Thị Hồng Trâm

HÀ NỘI, 2023
MỤC LỤC

Câu 1. Đặc điểm thị trường tài chính ở các quốc gia đang phát triển là gì?......... 1
Câu 2: Tại sao các quốc gia đang phát triển có xu hướng chịu nhiều khủng
hoảng tài chính hơn các quốc gia phát triển? ........................................................ 2
Câu 3: Làm rõ hơn nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997........ 3
Câu 4: Làm rõ hơn nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ ở châu Mỹ La - tinh ...... 8
Câu 5: So sánh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 với cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 2008 ....................................................................................... 10
Câu 6: Làm rõ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính lên phát triển kinh tế và
phát triển nói chung từ ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính trên .......................... 14
Câu 1. Đặc điểm thị trường tài chính ở các quốc gia đang phát triển là gì?
‒ Ít có khả năng đáp ứng chức năng phát triển: Vì thiếu sự ổn định
chính trị: Các nước đang phát triển thường gặp phải những vấn đề liên quan
đến ổn định chính trị, như chiến tranh, bạo lực, khủng hoảng kinh tế và
chính trị. Tiếp theo là thiếu sự phát triển kinh tế: Nhiều nước đang phát
triển chưa có đủ sự phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu về tài chính và
đầu tư. Thứ ba là thiếu sự trung thực trong kinh doanh: Các nước đang phát
triển thường gặp phải những vấn đề liên quan đến bất trung trong kinh
doanh và thị trường tài chính, gây ra những rủi ro cho nhà đầu tư. Cuối
cùng là thiếu sự quản lý hiệu quả: Các nước đang phát triển thường chưa
có đủ sự quản lý hiệu quả về tài chính.
‒ Phục vụ một phần nhỏ của dân số (đặc biệt người nghèo): Chủ yếu
là ngân hàng thương mại thuộc nhà nước; Thị trường cổ phiếu, trái phiếu
nhỏ; Dịch vụ ngân hàng tiếp cận được tỷ lệ dân số nhỏ (10 – 50%); Theo
thống kê của Bogota (Colombia): 19% ở nhóm thu nhập nghèo nhất sử
dụng dịch vụ tài chính chính thức; Phần lớn hộ gia đình tiếp cận các nguồn
không chính thức (thông qua vay mượn bạn bè, người quen, các công ty
cho vay nặng lãi … Ở Việt Nam: tiếp cận vốn thông qua các ngân hàng,
chính sách, muốn xóa đói giảm nghèo thì làm thủ tục để vay vốn. Tuy nhiên
tỷ lệ người nghèo vay được vốn rất là thấp.
‒ Thị trường thường nhỏ: Cung cấp khoản vay nhỏ cho hộ gia đình
nghèo và cận nghèo; Mở rộng, bắt đầu kinh doanh nhỏ (ví dụ như chăn
nuôi gà ...); Có thể là các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, các tổ chức vi
mô này cũng chỉ tiếp cận được 1 tỷ lệ nhỏ người nghèo
‒ Sự tăng trưởng nhanh chóng: Thị trường tài chính ở các nước đang
phát triển đang phát triển rất nhanh với sự gia tăng đáng kể về số lượng các
công ty tài chính và các sản phẩm tài chính.

1
‒ Không ổn định: Thị trường tài chính ở các nước đang phát triển
thường không ổn định do nhiều yếu tố bất ổn, bao gồm tình hình kinh tế
khó khăn, chính trị không ổn định và rủi ro địa phương.
‒ Sự thiếu hiểu biết: Người dân trong các nước đang phát triển thường
không có đủ kiến thức về các sản phẩm tài chính, điều này có thể dẫn đến
sự bất cẩn khi đầu tư và rủi ro tài chính.
Câu 2: Tại sao các quốc gia đang phát triển có xu hướng chịu nhiều khủng
hoảng tài chính hơn các quốc gia phát triển?
❖ Khái niệm:
Khủng hoảng tài chính (Financial crisis) là sự thất bại của một hay một số
nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính
của mình.
❖ Các loại khủng hoảng tài chính:

Hình 2.1. Các loại khủng hoảng tài chính


❖ Nguyên nhân các quốc gia đang phát triển có xu hướng chịu nhiều
khủng hoảng tài chính hơn các quốc gia phát triển
Đầu tiên, các quốc gia đang phát triển thường có nền kinh tế còn khá yếu
và thiếu sự đa dạng hóa trong các ngành sản xuất. Điều này làm cho các quốc gia
này dễ bị ảnh hưởng bởi các dao động của thị trường toàn cầu.

2
Thứ hai, các quốc gia đang phát triển thường thiếu sự ổn định chính trị và
môi trường kinh doanh không đủ thuận lợi. Các yếu tố này có thể dẫn đến sự
không ổn định và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của quốc gia.
Thứ ba, các quốc gia đang phát triển thường có nhu cầu vay vốn để đầu tư
vào các ngành kinh tế mới của họ, tuy nhiên khả năng trả nợ còn thấp.
Thứ tư, các quốc gia đang phát triển có sự chậm trễ trong sự phát triển kinh
tế: Các nước đang phát triển thường gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng và sản xuất hàng hóa. Việc này dẫn đến sự chậm trễ trong sự phát triển kinh
tế, làm giảm tiềm năng tăng trưởng kinh tế và làm suy yếu nền kinh tế trong tương
lai.
Thứ năm là có sự phụ thuộc vào các quốc gia phát triển: Các nước đang
phát triển thường phải phụ thuộc vào các quốc gia phát triển để mua và bán hàng
hóa. Sự phụ thuộc này dẫn đến sự không ổn định trong việc cung cấp và giá cả
của hàng hóa
Cuối cùng là cơ chế chính sách của Nhà nước còn hạn chế, chậm đổi mới
để thích ứng với sự thay đổi của thị trường toàn cầu, dẫn đến dễ chịu ảnh hưởng
của những cuộc khủng hoảng, những cú sốc kinh tế.
Câu 3: Làm rõ hơn nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997
❖ Vài nét về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 là một trong những cuộc
khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất trên thế giới. Cuộc khủng hoảng này
bắt đầu từ Thái Lan và lan rộng sang các nước Đông Á. Các đợt tấn công đầu cơ
vào đồng baht xảy ra vào tháng 7 năm 1997 đã làm chính phủ Thái Lan phải bảo
vệ đồng tiền của mình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại tệ. Khi dự trữ ngoại tệ gần
cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá, xóa bỏ tỷ giá hối đoái cố định với
đồng USD. Hành động này đã khiến đồng Baht Thái liên tục sụt giá và mất 40%
giá trị chỉ trong vòng 1 năm. Điều này đã khơi nguồn cho làn sóng hoảng loạn
trên khắp thị trường tài chính châu Á.

3
❖ Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997
• Nguyên nhân chủ quan
‒ Chế độ tỷ giá hối đoái cố định không phù hợp với xu thế. Chính sách

“neo giá” giữa các đồng tiền khu vực với đồng USD, tạo nên một hệ
thống tỷ giá khiên cưỡng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc phá
giá hàng loạt các đồng tiền khu vực. Mặc dù khởi phát từ việc thả
nổi đồng Baht Thái Lan dẫn đến hiệu ứng lan tỏa sang các đồng
Peso, Ringgit và Rupiah, nhưng trong thực tế các đồng nội tệ này đã
bị giảm giá trước xu hướng ngày càng tăng của đồng USD.
‒ Thêm vào đó là năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà

kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu
Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo
vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại
càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.
‒ Một số chính phủ Đông Á đã tự do hóa tài khoản vốn theo hướng

khuyến khích dòng vốn nước ngoài ngắn hạn. Hầu hết luồng vốn đầu
tư nước ngoài là ngắn hạn nhưng các công ty lại dùng vào các dự án
dài hạn với tỷ suất sinh lời thấp, rủi ro cao. ⇒ Các quy chế cần thiết
để quản lý sự hòa nhập tài chính toàn cầu đã không bắt kịp với luồng
vốn vào.
‒ Tâm lý ỷ lại vào sự bảo trợ ngầm của chính phủ nên các ngân hàng

vẫn tiếp tục cho vay vốn và tin rằng bảo hiểm rủi ro là không cần
thiết trong thời kỳ này.
‒ Dựa quá nhiều vào nợ - đặc biệt là nợ ngắn hạn. Do sự thiếu hụt

ngoại tệ, các nước đã phải vay nợ nước ngoài. Điều đáng lo là nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao với nhiều điều kiện không thuận lợi và
lãi suất cao. Bảng bên dưới trình bày tình hình nợ ngắn hạn nước
ngoài so với dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á vào thời điểm
trước khi xảy ra khủng hoảng. Chỉ có hai nước Malaysia và
4
Philippines trong số năm nước chịu khủng hoảng là có dự trữ ngoại
tệ cao hơn nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn nước ngoài cao hơn dự trữ
ngoại tệ có nghĩa là trong thời gian ngắn nền kinh tế sẽ không có khả
năng chi trả.

➢ Khi dự trữ ngoại tệ không đủ lớn để trả nợ gốc và lãi đến hạn thì các nước này

đã tuyên bố tình trạng khủng hoảng cần sự giúp đỡ quốc tế.


‒ Mất cân đối vĩ mô. Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước

Đông Á bắt đầu chững lại. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của
các nước Đông Á ở mức 19-21% trong năm 1995-95 giảm xuống 4% trong
năm 1996. Nguyên nhân làm chững lại xuất khẩu bao gồm: (i) tăng trưởng
thương mại toàn cầu suy giảm; (ii) đồng yên mất giá; (iii) tỷ giá hối đoái
thực hiệu dụng của các nước Đông Á lên giá; (iv) lượng cầu và giá của các
mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là điện tử, suy giảm.

5
• Nguyên nhân khách quan
‒ Sự tăng lên của dòng vốn nước ngoài

+ Những yếu tố dẫn đến khủng hoảng ở Đông Á không chỉ bó hẹp trong
phạm vi nội địa mà còn cả từ bên ngoài. Suất sinh lợi thấp ở các nền kinh
tế phát triển và sự thần kỳ trong tăng trưởng của Đông Á là những động
lực thúc đẩy dòng vốn dịch chuyển từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU tới các nền
kinh tế Đông Á. Chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế Đông Á và các
trung tâm tiền tệ quốc tế luôn ở mức dương. Dòng vốn tư nhân càng được
thúc đẩy vào giữa thập niên 90 với chính sách tiền tệ mở rộng ở Hoa Kỳ,
nới lỏng kiểm soát tài chính ở châu Âu và tình trạng bong bóng đồng yên
ở Nhật Bản. Từ năm 1990 đến 1997, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước
đang phát triển tăng 5 lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu
hút một lượng lớn dòng vốn tư nhân này, chiếm tới 60% trong nửa đầu thập
niên 90 (theo NHTG 1998).
➢ Các dòng chảy tư bản ngắn hạn đều có đặc điểm chung là có thể biến đổi cả

nền kinh tế tức là chúng tăng mạnh lên khi nền kinh tế đang phát triển và rút
đi nhanh chóng khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn.

6
‒ Tâm lý ỷ lại cũng xuất hiện đối với dòng vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư

nước ngoài khi cho các tổ chức tài chính trong nước vay cũng ngầm giả
định rằng khoản cho vay của mình sẽ được chính phủ nước sở tại bảo lãnh
khi nhìn thấy quan hệ gần gũi giữa chính phủ với các ngân hàng nội địa.
Khi kinh tế tăng trưởng khá, lượng vốn nước ngoài chảy vào nhiều thì
không ai nghĩ rằng lại có thể không đảo được nợ hay vay mới khi các khoản
vay trước đây đến kỳ đáo hạn.
‒ Hoạt động rút vốn hàng loạt:

+ Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là
việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Khi thị trường bất động sản
của Thái Lan đã vỡ, một số thể chế tài chính bị phá sản ⇒ Đông Á rơi vào
tình trạng các nhà đầu tư không còn tin rằng dự trữ ngoại tệ đủ để trả nợ
ngắn hạn.
➢ Cả các nhà đầu tư nước ngoài lẫn trong nước đều muốn chuyển vốn

ra, còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại
tệ và chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng
được đưa ra khỏi 5 nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong
năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ USD.

7
‒ Đầu cơ quốc tế:

+ Các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Á đã chịu các đợt tấn
công của các nhà đầu cơ tài chính quốc tế làm đồng tiền mất giá liên tục kể
cả khi ngân hàng trung ương can thiệp lớn cộng với sự giúp đỡ quốc tế.
Ngoài ra còn có các tác động của một số thế lực tài chính phương Tây. Họ
muốn làm giảm giá đồng tiền các nước Đông á để một là nâng cao giá trị
đồng USD để có lợi về kinh tế cho nước giàu; hai là dễ bề thúc ép các nước
này chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cả chính trị.
➢ Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài

chính châu Á 1997, ở cả cấp độ quốc gia (chính phủ, các nhà đầu tư, doanh
nghiệp, các định chế tài chính - tiền tệ), khu vực và quốc tế.
Câu 4: Làm rõ hơn nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ ở châu Mỹ La - tinh
❖ Vài nét về cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ La - tinh năm 1980:
Cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ La - tinh được xem là cuộc khủng hoảng
nợ công đầu tiên trong lịch sử kinh tế hiện đại, xảy ra vào thời kỳ đầu những
năm 1980 và được manh nha từ những năm 1970. Cơn bão khủng hoảng
bắt đầu từ Mexico vào năm 1982 khi quốc gia này tuyên bố vỡ nợ, sau đó
các quốc gia khác trong khu vực cũng bị cuốn trong vòng xoáy có thể kể
đến như Brazil (1983, 1986 - 1987), Argentina (1982, 1989), hay Ecuador
(1982, 1984). Cuộc khủng hoảng nợ này còn được biết với cái tên Thế Kỷ
Mất Mát (Lost Decade).

8
❖ Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ La - tinh năm 1980:
• Nguyên nhân chủ quan:
‒ Chi quá nhiều vào đầu tư công. Việc đầu tư quá nhiều vào kết cấu hạ
tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến việc chính phủ bội chi
ngân sách kéo dài một cách trầm trọng.
‒ Gia tăng tỷ lệ nhập siêu do nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu, cũng như
công nghệ sản xuất từ nước ngoài để thực hiện được mục tiêu công
nghiệp hóa.
➢ Các nước Mỹ La - tinh đã phải đi vay rất nhiều tiền từ các quốc gia phát triển
khác và các tổ chức tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn
của chính phủ.
‒ Chính sách cải cách nền kinh tế theo hướng tự do thương mại hóa, tự
do hóa thị trường tài chính trong nước và chu chuyển vốn của nhiều
nước Mỹ La - tinh như Uruguay, Argentina hay Chile giữa thập kỷ 70:
+ Chính phủ đề ra rất nhiều biện pháp cải cách để khuyến khích công
ty tư nhân trong nước vay nợ nước ngoài.
+ Việc kiểm soát chu chuyển vốn, kiểm soát ngoại tệ và các hạn chế
khác được bãi bỏ.
➢ Kết quả của việc tự do chu chuyển vốn là những nhà đầu tư trong nước có thể
tiếp cận vốn vay nước ngoài một cách không hạn chế; tăng trưởng kinh tế khu
vực chủ yếu phụ thuộc vào mức đầu tư nước ngoài.
• Nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thập
kỷ 70 và 80
‒ Giá dầu tăng đột biến năm 1973 - 1974 làm các nước xuất khẩu dầu
lửa có lượng tiền mặt dồi dào đã đầu tư tiền của mình vào các ngân
hàng quốc tế, điều đó tạo ra một phần vốn mà các ngân hàng sử dụng
để cho các nước khác trong đó có các nước Mỹ La - tinh vay.

9
‒ Khi lãi suất gia tăng ở Mỹ và Châu Âu năm 1979, các khoản nợ phải
trả cũng tăng cao hơn khiến việc trả nợ đối với các nước vay mượn
trở nên khó khăn.
‒ Suy thoái kinh tế đầu thập niên 80 làm thu hẹp thương mại quốc tế
cũng như giá cả hàng hóa biến động không ổn định trên thế giới, đặc
biệt là giá cả các nguyên liệu thô, khiến nguồn thu từ xuất khẩu tại
các quốc gia Mỹ La - tinh giảm mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng trả nợ nước ngoài của các nước này.
➢ Từ các nguyên nhân trên, rủi ro nợ nước ngoài của khu vực Mỹ Latinh trở nên
vượt quá khỏi tầm kiểm soát khi các nước này không thể duy trì được sự ổn
định kinh tế bởi giá trị các khoản nợ gia tăng mạnh. Dòng vốn chảy ra nước
ngoài dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm ở một số nước trong khu vực, kéo theo làm
tăng lãi suất ở các nước này. Điều này khiến các ngân hàng thương mại và tổ
chức tài chính quốc tế bắt đầu đòi nợ, siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với
các khoản vay tại khu vực Mỹ La - tinh. Việc không được bơm tiếp tín dụng
làm cho các nước này nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy, dẫn đến hiệu ứng
domino và rơi vào khủng hoảng nợ.
Câu 5: So sánh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 với cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008
❖ Giống nhau:
• Cả hai cuộc khủng hoảng đều được gây ra bởi vấn đề liên quan đến tiền
tệ.
• Cả hai cuộc khủng hoảng đều dẫn đến sự suy giảm của tất cả các quốc
gia liên quan.

❖ Khác nhau:

10
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Cuộc khủng hoảng tài chính
1997 toàn cầu 2008

Tính Mở rộng từ những vấn đề về tỷ giá Mở rộng từ khủng hoảng bất


chất và tín dụng sang khủng hoảng tài động sản sang khủng hoảng tài
chính chính

Phạm vi Ảnh hưởng đến các quốc gia châu Ảnh hướng đến toàn cầu, đặc
ảnh Á, đặc biệt tại Thái Lan, Indonesia, biệt tại Hoa Kỳ và Châu Âu
hưởng Hàn Quốc

Nguyên -Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa - Sự kiện Tòa tháp đôi ở Mỹ bị
nhân tài chính được tiến hành với nhịp độ sập năm 2001 cùng bong bóng
từ từ ở Đông Á. Mặc dù vậy, chính dotcom khiến người dân
phủ vẫn can thiệp trong phân bổ tín hoang mang, không biết đầu tư
dụng, dẫn tới tâm lý ỷ lại. vào đâu
- Trong giai đoạn 1990-97, Đông Á => Nhà nước bơm thêm tiền,
là nơi thu hút một lượng lớn dòng FED giữ lãi suất cho vay ở
vốn tư nhân, chiếm tới 60% tổng mức cực thấp để kích cầu
vốn. => Người người đổ đi vay tiền
- Tỷ giá hối đoái được cố định. mua nhà theo dạng dưới
=> Tăng trưởng nóng chuẩn, với điều kiện lãi suất sẽ
=> Bùng nổ đầu tư ở bất động sản - được điều chỉnh tăng hàng
> cầu về thiết bị, vật tư xây dựng năm
tăng -> nhập khẩu thiết bị, vật tư => Số người mua nhà gia tăng
xây dựng tăng => Thâm hụt -> => Giá nhà đã tăng vọt
chính phủ tăng lãi suất -> nợ xấu => Bong bóng thị trường nhà
không trả được đất vỡ khi vào giữa năm 2006,
=> Ngân hàng phá sản FED bắt đầu tăng lãi suất liên

11
- Chính phủ Thái Lan ban đầu dùng tục qua nhiều đợt, từ 1% lên
dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá 5,25%
nhưng cũng không có khả năng duy => Người đi vay tiền mua nhà
trì được lâu. => Đồng baht được thả theo dạng thứ cấp không có
nổi vào đầu tháng 7 năm 1997 và khả năng trả tiền nhà khi đáo
ngay lập tức mất giá 10%, rồi giá trị hạn vì lãi suất cho vay biến
tiếp tục giảm xuống sau đó. động đã bị đội lên quá cao.
=> Phản ứng dây chuyền đã nhanh
chóng lan rộng khi các nhà đầu tư
rút vốn ra khỏi các nước có những
triệu chứng kinh tế tương tự, đặc
biệt là Indonesia, Malaysia và Hàn
Quốc.

Hậu quả - Năm 1998, Indonesia, Hàn Quốc - Tê liệt nền kinh tế Mỹ và
và Thái-lan đã chứng kiến GDP Châu Âu
tính bình quân cho mỗi người dân - Sụt giảm giá bất động sản
sau khi đã loại bỏ yếu tố lạm phát, - Đồng Euro mất giá trầm
giảm trung bình 11%. trọng
- Mất giá về tiền tệ, sự sụp đổ của - Tỷ lệ thất nghiệp đạt kỷ lục
thị trường chứng khoán, giảm giá tại Châu Âu
tài sản ở nhiều nước châu Á. - Đe dọa đến sự tan rã của khối
- Nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản, EU
dẫn đến hàng triệu người bị đẩy - Tăng trưởng toàn cầu giảm:
xuống dưới ngưỡng nghèo, thất năm 2007 đạt 4,2% đã giảm
nghiệp trong các năm 1997-1998 xuống còn 1,8% vào năm
2008, sau đó bị giảm thêm vào
năm 2009

12
Tác động - Thời gian này, Việt Nam là một - Xuất nhập khẩu biến động,
đến Việt nước đang phát triển với mức độ tự giảm đi so với năm 2007
Nam do hóa chưa cao nên chưa có sự ảnh - Nguồn kiều hối năm 2009
hưởng lớn đến thị trường tiền tệ giảm do xuất khẩu lao động
cũng như nền kinh tế. Tuy nhiên gặp khó khăn
Việt Nam vẫn chịu một số tác động - Tốc độ tăng trưởng kinh tế
gián tiếp. của Việt nam bị sụt giảm, từ
- Đối với các nước trong khu vực, mức 8,48% năm 2007 xuống
sự mất giá đồng tiền của họ với còn 6,23% năm 2008 và chỉ
USD đã làm cho giá hàng hoá của còn 5,32% năm 2009.
họ rẻ đi, làm tăng tính cạnh tranh - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
hàng hoá của họ. Điều này gây sức gặp rất nhiều khó khăn vì sản
ép giảm giá hàng Việt Nam xuất phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn
khẩu sang các nước đó. Cụ thể loại kho ngày càng nhiều; chính
hàng hóa xuất khẩu chủ lực của sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế
Việt Nam là gạo bị ảnh hưởng do tăng trưởng tín dụng ngân
giá gạo của Thái Lan giảm từ 15%- hàng làm lãi suất cho vay cao
20%. vượt xa khả năng kinh doanh
- Về vấn đề nợ nước ngoài, khüng của doanh nghiệp.
hoảng khiên đồng Việt Nam mất
giá 10%. Đây là gánh nặng lớn cho
chính phủ, doanh nghiệp trong việc
thanh toán nợ khi đồng nội tệ bị mất
giá.

13
Câu 6: Làm rõ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính lên phát triển kinh tế
và phát triển nói chung từ ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính trên
• Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính lên phát triển kinh tế và phát
triển nói chung từ ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính trên:
➢ Tăng trưởng kinh tế suy giảm, thâm hụt thương mại gia tăng:
- Từ ví dụ khủng hoảng nợ Mỹ La - tinh 1980: các nước vay vốn nước
ngoài đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng dẫn đến thâm hụt ngân
sách, vỡ nợ, các doanh nghiệp trong nước không còn năng lực sản
xuất, gia tăng tỷ lệ nhập siêu dẫn đến thâm hụt thương mại gia tăng.
Tăng trưởng GDP khu vực thấp khoảng 2%/ năm.

- Từ ví dụ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Ở Nhật Bản - một nền
kinh tế lớn trong khu vực, vào cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng
GDP giảm từ 5% xuống còn 1,6%. GDP của Indonesia giảm tới 15%
trong vòng một năm, Thái Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10%
trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu năm 1998.

14
➢ Sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào:
Khủng hoảng tài chính ở các quốc gia làm cho các quốc gia đó không
có khả năng trả được các khoản vay nước ngoài. Môi trường kinh doanh,
tình hình chính trị mất ổn định dẫn đến dòng vốn ngoại tháo chạy ra
khỏi đất nước làm giảm đầu tư cho nền kinh tế.
➢ Thị trường tài chính không ổn định: Việc các nhà đầu tư nước ngoài
bất ngờ rút vốn khiến đồng nội tệ của các quốc gia trong cuộc khủng
hoảng tài chính bị phá giá, lạm phát tăng tốc, đẩy các sàn chứng khoán
quốc tế xuống mức thấp kỷ lục, nợ xấu dẫn đến sự sụp đổ của thị trường
tài chính, bất động sản; tài sản ở các nước bị giảm giá mạnh.
➢ Thất nghiệp gia tăng, thu nhập bình quân đầu người giảm
- Từ ví dụ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Nhiều doanh nghiệp
bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng
nghèo trong các năm 1997-1998. Theo Cuốn CIA World Fact Book,
thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800
USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia
giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100
USD xuống 10.400 USD.
➢ Xung đột, bất ổn xã hội đe dọa vấn đề an ninh toàn cầu: Khủng
hoảng tài chính đẩy người dân vào tình trạng đói nghèo, xung đột xã
hội nảy sinh, bạo lực và chiến tranh xuất hiện. Sự lây lan của các cuộc
xung đột ở các khu vực bị khủng hoảng tài chính sẽ kéo theo sự sụt giảm
và đổ bể của nền kinh tế thế giới. Điều này tác động rất lớn đến vấn đề
an ninh - quốc phòng và bảo vệ tổ quốc ở mỗi quốc gia.
- Từ ví dụ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Khủng hoảng kinh tế
giai đoạn 1997 - 1998 đã dẫn tới xung đột xã hội, mất ổn định chính
trị ở một số nước mà đỉnh điểm của nó là sự ra đi của Tổng thống
Suharto ở Indonesia và Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh ở Thái

15
Lan. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan và phong trào ly khai phát triển
mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu.

16

You might also like