You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN


KẾT THÚC HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ VỀ TIỀN TỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: LẠM PHÁT NHIỀU NĂM TẠI ĐẤT NƯỚC VENEZUELA

Khóa: 2020

Tên lớp/ Mã lớp: Công Nghệ Thực Phẩm DA20CNTP

Mã học phần/ Nhóm: 180051 Nhóm 42

Họ tên sinh viên: Nguyễn Võ Phong Phú

Mã số sinh viên: 116220035

Trà Vinh, tháng 2/ 2022


Mục Lục

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG


CỦA LẠM PHÁT LÊN NỀN KINH TẾ................................................................3

1.1 Khái niệm về lạm phát..................................................................................3

1.2 Phân loại lạm phát.........................................................................................3

1.3 Nguyên nhân dẫn đến Lạm Phát...................................................................3

1.4 Ảnh hưởng của lạm phát...............................................................................4

CHƯƠNG 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG DO LẠM PHÁT Ở VENEZUELA........5

2.1 Tình Hình......................................................................................................5

2.2 Nguyên Nhân................................................................................................5

2.3 Hậu Quả........................................................................................................6

2.4 Phương hướng giải quyết của chính phủ.......................................................7

Bài học rút ra từ cuộc lạm phát của Venezuela......................................................8

KẾT LUẬN..............................................................................................................9

Tài Liệu Tham Khảo.............................................................................................10


MỞ ĐẦU
Lạm phát, là một điều tất yếu phải kể đến trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào,
lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,
một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, khi các
con số leo thang dẫn tới tình trạng siêu lạm phát. Trái ngược với lạm phát ổn định,
siêu lạm phát sẽ kéo đổ cả một nền kinh tế. Hầu hết các cuộc khủng hoảng về kinh
tế trên thế giới đều bắt nguồn từ việc siêu lạm phát, và điều này đã diễn ra ở đất
nước Venezuela với tỷ lệ lạm phát năm 2017 là 1.500% đến nỗi khi mua một đồ
dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ đề
mua chúng.
Theo báo cáo được công bố vào ngày 5/9/2018 của Quốc Hội Venezuela, lạm phát
đã tăng thêm 200% chỉ trong tháng Tám, lạm phát tăng đến nỗi, lương tối thiểu
hàng tháng không đủ mua một ký thịt nguội. 10% dân số đã bỏ ra nước ngoài để
kiếm sống và theo dự phóng của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đến năm 2019,
hơn 5 triệu dân Venezuela sống lưu vong, họ buộc phải “chạy trốn” khỏi quốc gia,
khỏi quê hương của chính mình. Chủ yếu là tại các nước láng giềng lân cận như
Colombia hay Peru, kế tới là Equador, Achentina và Brazil. Sản phẩm nội địa lao
dốc theo từng năm, thất nghiệp tràn lan, tiền lương thì giảm, các khoản trợ cấp xã
hội cũng không mấy khả quan.
Cuộc sống của người dân ở lại cũng ngày càng khó khăn. Trong một thời gian ngắn,
Venezuela đã rơi xuống vực sâu: từ năm 2016 người dân Venezuela đã mệt mỏi vì
đồng lương không đủ sống, chính phủ tăng lương nhưng vẫn không bắt kịp thời giá
trên thị trường. Tháng 11/2017 công ty thẩm định tài chính Mỹ, Standard&Poor's
coi Venezuela là một " quốc gia bị phá sản bán phần ". Tháng 8/2018 lạm phát tăng
800 lần so với một năm trước, mặc dù chính phủ đã nỗ lực dùng nhiều cách đề cải
thiện đời sống của người dân như cho phá giá 95% đồng tiền quốc gia, tăng lương
tối thiểu lên gấp 35 lần cho người dân nhưng vô phương: lương tháng tăng gấp 35
lần, còn vật giá tăng gấp 800 lần. Sức mua có được từ lương tháng tối thiểu ở
Venezuela giờ đây chỉ còn bằng 1/5 so với đúng 7 năm về trước. Tháng 1/2019 hơn
30% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; khoảng 2 triệu dân Venezuela đang đợi
được chăm sóc y tế. Theo Ngân Hàng Thế Giới, thời điểm đó "90% dân Venezuela
sống trong cảnh nghèo khó".
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tình hình kinh tế của Venezuela cũng
chịu ảnh hưởng nặng nề, và có khả năng lao dốc nữa khi giá dầu năm 2019-2020 lại
bị Covid-19 kéo xuống đáy. Chính phủ dù đã có những biện pháp tích cực nhằm
thúc đẩy, xây dựng lại nền kinh tế vốn giàu có nhất châu Mỹ Latin nhưng lại tỏ ra
không mấy hiệu quả khi tình trạng làm phát phi mã vẫn còn đang tồn tại.
Chính vì thế đề tài này cần tổng hợp, quan sát, khái quát lại tình hình lạm phát của
Venezuela và phương hướng giải quyết của chính phủ từ đó hiểu rõ hơn về hệ lụy
đáng gờm của lạm phát đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, do lượng kiến thức và kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài tập lớn không tránh khỏi những sai sót và hạn
chế. Rất mong quý thầy cô bỏ qua sai sót nếu có.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA LẠM PHÁT LÊN NỀN KINH TẾ

1.1 Khái niệm về lạm phát


Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi
cácyêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hóa không được tuân thủ một cách đúng
đắn, đặcbiệt trong số đó là quy luật lưu thông tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hóa,
còn tồn tạinhững quan hệ hàng hóa - tiền tệ thì ở đó còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lạm
phát và lạmphát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm.
1.2 Phân loại lạm phát
- Lạm phát vừa phải
Lạm phát này xảy ra ổn định, lãi suất tiền gửi không cao, giá cả tăng lên chậm và
không xảy ra tình trạng mua hàng và tích trữ với số lượng lớn… Lạm phát vừa phải
giúp người dân có tâm lý thoải mái, an tâm trong quá trình lao động, sản xuất. Lạm
phát này xuất hiện khi các tổ chức kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro
và đang ở trong tâm thế sẵn sàng đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Lạm phát phi mã
Trong giai đoạn này người dân có xu hướng tích trữ hàng hoá, vàng bạc hay cả bất
động sản và cho vay tiền ở mức lãi suất bất bình thường. Nếu lạm phát phi mã xảy
ra nhiều và thường xuyên sẽ sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng lớn và cả những sự thay
đổi cấu trúc nền kinh tế một cách nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát
Khi tình trạng giá cả tăng nhanh và không ổn định, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng lên
rất nhanh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, tiền lương thực tế của người lao động bị
giảm mạnh khiến cho thông tin thị trường không còn chính xác, thị trường biến đổi
và hoạt động kinh doanh bị rối loạn.

1.3 Nguyên nhân dẫn đến Lạm Phát


- Lạm phát do cầu kéo
Dạng lạm phát này xảy ra khi nhu cầu của thị trường về mặt hàng tăng lên làm
cho giá cả của nhiều loại hàng hóa khác trên thị trường cũng tăng lên nên xảy ra
lạm phát.

5
- Lạm phát do chi phí đẩy
Dạng lạm phát này xảy ra khi các chi phí của doanh nghiệp như nguyên liệu,
máy móc, bảo hiểm, tiền lương…. tăng lên.
1.4 Ảnh hưởng của lạm phát
1.4.1 Ảnh hưởng tích cực

Khi tốc độ lạm phát vừa phải: 2-5% cho các nước phát triển và dưới 10% ở các
nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế :
+ Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư
+ Cho chính phủ có nhiều công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu
tiên hơn thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn
lực trong xã hội theo định hướng và mục tiêu đặt ra
+ Kích thích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư vài các yếu tố chưa được khai
thác hết mức như công nghệ, đất đại, lao động,… giúp gia tăng và mở rộng sản
xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập khiến cho tổng cầu tăng tiếp tục kích
thích sản xuất phát triển.
1.4.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Khi tốc độ lạm phát tăng quá nhanh, hậu quả để lại cho nền kinh tế là rất lớn:
+ Làm mất đi giá trị của đồng tiền, khiến ai giữ càng nhiều tiền mặt thì sẽ trở
nên càng nghèo, chính vì điều này người dân chuyển sang đầu cơ vào những tài
sản khác có giâ trị bền vững hơn, ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát như: Bất động
sản, vàng, đá quý, ngoại hối,… gây nên sự thiếu hụt trong các khoản gửi ngân
hàng, làm nguồn vốn vay ngân hàng giảm mạnh, không còn vốn đầu tư sản xuất
các sản phẩm có ích tạo hiệu quả cho nền kinh tế.
+ Gây nên sự biến dạng trong phân bố thu nhập khi lương của người lao động
được điều chỉnh không bằng tốc độ gia tăng của giá cả, khiến thu nhập của họ
suy cho cùng là bị giảm sút, điều này tạo nên lợi cho các nhà sản xuất khi họ
ngày càng giàu còn người lao động ngày càng nghèo
+ Gây nên mất cân đối thanh toán quốc tế khi giá cả hàng hóa nội địa tăng làm
giảm sức cạnh trang của hàng hóa xuất khẩu, kích thích nhập khẩu dẫn đến thu
hẹp sản xuất trong nước
=> Nếu một quốc gia có tình hình lạm phát ở mức siêu lạm phát thì sẽ kéo theo
sự sụp đổ của nền kinh tế.
6
7
CHƯƠNG 2: CUỘC KHỦNG HOẢNG DO LẠM PHÁT Ở VENEZUELA

2.1 Tình Hình


-Nền kinh tế của Venezuela đã giảm 35% kể từ năm 2013. Tình trạng thiếu lương
thực, thuốc men, thâm hụt ngân sách đáng kể và điều kiện sống ngày càng xấu đi.
Chính quyền tổng thống Trump đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế sự tiếp
cận của Venezuela với các thị trường tài chính của Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2017,
làm tăng áp lực tài chính đối với chính phủ.
-Venezuela bước vào tình hình siêu lạm phát vào tháng 11 năm 2017, khi lạm phát
hàng tháng vượt ngưỡng 50%. Ngày nay, bối cảnh kinh tế hiện tại trùng với bối
cảnh của các giai đoạn siêu lạm phát khác trong lịch sử. Mặc dù chưa rõ mức giảm
ngắn hạn của ngân sách chính thức, nhưng ước tính cho thấy thâm hụt tài khóa năm
2018 ở mức khoảng 15% GDP. Mức độ in tiền cao hơn. Trong năm 2018 cơ sở tiền
tệ đã tăng hơn 73.000% do nhu cầu chi tiêu của chính phủ (Gonzalo Huertas, 2019).
-Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) tỷ lệ lạm
phát ở Venezuela đạt 1.370.000% trong năm 2018 (cao hơn rất nhiều so với báo cáo
của quốc gia này là 130,06%). Vào tháng 2 năm 2020 Venezuela có tỷ lệ lạm phát
gần 3000%. Tính tới 2020 thì đây là liên tiếp 10 năm quốc gia này chống chọi với
tình trạng suy thoái và 3 năm rơi vào tình trạng siêu lạm phát khi đồng Bolivar gần
như mất giá trị hoàn toàn còn người dân thì thường dùng đồng đô la mỹ để thực
hiện các giao dịch bên ngoài. Nạn đói leo thang song song với các chỉ số lạm phát
khi báo cáo khảo sát điều kiện sống ở Venezuela cho thấy 75% dân số đất nước này
đã mất 8,7 kg về trong lượng. Mức lương tối thiểu của người lao động chỉ vỏn vẹn
40.000 Bolivar ( tương đương 44.000 VNĐ).
2.2 Nguyên Nhân
-Tất cả mọi việc đều bắt nguồn vào năm 1999, Tổng thống Hugo Chávez chủ
trương cải tổ các nhà máy lọc dầu để tăng giá trị của dầu, đó là điều tốt. Nhưng nó
lại vô tình đẩy Venezuela vào thế phụ thuộc vào dầu mỏ nên khi giá dầu thô lao dốc
trong giai đoạn 2014-2019, Venezuela rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
-Đi cùng với các lệnh cấm vận, trừng phạt của Mỹ khi sản lượng xuất khẩu hàng
hóa của Hoa Kỳ sang Venezuela đã giảm 60% kể từ năm 2013, từ 13,2 tỷ USD
xuống còn 5,2 tỷ USD vào năm 2016. Nhập khẩu hàng hóa từ Venezuela đã giảm

8
khoảng 2/3 kể từ năm 2013, từ 32 tỷ USD xuống 10,9 tỷ USD năm 2016 (Rebecca,
2018) khiến quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu thu nhập từ nước ngoài.
-Chính sách Bolivarian missions của các cơ quan đại diện là một chương trình thúc
đẩy cải thiện mức sống của người nghèo và tái phân phối tài sản xã hội. Chính sách
tỏ ra khá hữu ích khi giảm tỷ lệ thất nghiệp của Venezuela từ 15% xuống 8%.
Nhưng chính sách này vô tình là con dao hai lưỡi khi châm ngòi cho một quả bom
chờ nổ.
=>Tóm lại, nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc lạm phát ở Venezuela đó là lạm phát
do chi phí đẩy và lạm phát tiền tệ.
2.3 Hậu Quả
2.3.1 Khủng hoảng kinh tế
Theo Ngân hàng nhà nước ở Venezuela, nợ nước ngoài được chia thành 4 loạị:
- Nợ công: chiếm 55% tổng số nợ
- Nợ tài chính của công ty Dầu khí Venezuela chiếm 21% tổng số nợ
- Nợ nước ngoài chiếm 15% tổng số nợ.
- Nợ của Ủy ban quản lý tiền tệ Venezuela, chiếm 9% tổng số nợ
Cuối tháng 10/2017, Tờ The Economist thống kê rằng tổng số nợ của Venezuela lên
đến 105 tỷ đô la mỹ, tương đương với hơn 25.260.375.000.000.000.000 đồng
Bolivar Venezuela.
2.3.2 Khủng hoảng nhân đạo
-Venezuela có tỷ lệ tội phạm lớn nhất thế giới, khi cứ 100.000 người thì có 90 vụ
giết người. Người dân bắt đầu nổi dậy với những cuộc biểu tình gay gắt chống lại
các chính sách của Chavez. Dẫn đến tình trạng tội phạm không được kiểm soát.
-Người dân ở đây đối mặt với cảnh khó khăn nặng nề như thiếu sữa, thịt, gà, bột sơ
chế, cà phê, bơ, … cùng các mặt hàng nhu yếu phẩm khác như thuốc và các đồ vệ
sinh cá nhân.
-Đến tháng 01/2016, tỷ lệ khan hiếm nhu yếu phẩm được ước tính dao động trong
khoảng 50 đến 80%. Và hơn 500 người phụ nữ ở Venezuela đã vượt biên để sang
các nước láng giềng để có đồ ăn thức uống (vào ngày 6/7/2016). Sau đó, ngày
10/07/2016 với tình trạng vượt biên ồ ạt như thế quân đội Venezuela tạm thời đóng
biên giới với Colombia.
2.3.3 Khủng hoảng chính trị
9
-Khủng hoảng chính trị đã bùng nổ tại Venezuela bắt nguồn từ mâu thuẫn trong bộ
máy chính trị sau khi Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido đã bác bỏ vai trò của tổng
thống đương nhiệm Nicolas Maduro và tự phong mình làm tổng thống lâm thời
Venezuela.
-Vào tháng 02/2014: Lực lượng an ninh Venezuela đã đầu tạm giữ nhà lãnh đạo phe
đối lập Leopoldo Lopez sau các cuộc biểu tình mang tên gọi “Lối thoát” mục đích
hạ bệ chính chuyền tổng thống Maduro.
-Tháng 3/2016: Toà án tối cao ở Venezuela đứng về Đảng xã hội và đưa ra các cách
thức tiếp quản bộ máy Quốc hội. Tuy nhiên, tòa án Venezuela bị chỉ trích và phản
đối từ quốc tế và yêu cầu thu hồi các quyết định đề ra.
-Tháng 7/2017: Chính phủ Venezuela kêu gọi các một cuộc trưng cầu dân ý để
thành lập cơ quan lập pháp toàn năng có tên Hội đồng lập hiến
-Tháng 2/2018: Phe đối lập đã bị thất bại trong hoàn cảnh bất đồng về thời gian cho
cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp và cuộc đàm phán hòa giải của Chính phủ Maduro.
Cho tới nay, tình trạng bất ổn chính trị vẫn đang tiếp diễn giữa hai phe đối lập khiến
người dân Venezuela vẫn đang chịu cảnh khổ.
2.4 Phương hướng giải quyết của chính phủ
2.4.1 Giải quyết vấn đề về lạm phát
Chính quyền Venezuela vẫn đang từng bước hoạch định các kế hoạch nhằm phòng
chống tình trạng siêu lạm phát:
- Hạn chế in thêm tiền và thay đổi chính sách tiền tệ
- Giải phóng tỷ giá hối đoái trên thị trường tài chính
2.4.2 Giải quyết vấn đề về khủng hoảng kinh tế
-Tăng lương, tăng trợ cấp, khuyến khích sản xuất: 19/01/2016, Venezuela đã thành
lập nên Hội đồng quốc gia về kinh tế sản xuất, với sự tham gia của rất nhiều người
đứng đầu các bang, quận, huyện nhằm khuyến khích sự tham gia chung sức giải
quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế.
-Đầu tháng 6 năm 2020 chính phủ đã công bố một cơ chế mới đề ấn định giá xăng
dầu bằng cách giữ nguyên trợ cấp và giảm gánh nặng thuế của chính phủ lên việc
mua bán. Công bố 3 mức giá:
+ Trợ giá 100% cho vận tải hàng hóa và vận tải công cộng.
+ Hỗ trợ 5000 Bolivar chủ quyền trên mỗi lít cho các phương tiện cá nhân
10
+ Bán xăng với đồng đô la hoặc tiền điện tử với mức giá 0,5 đô la cho mỗi lít
-Về mặt kinh tế chính trị:
Venezuela áp dụng các chính sách kinh tế cởi mở, chấp nhận sử dụng đô la Mỹ
trong các giao dịch dân sự, trấn áp tham nhũng và dập tắt những người bất đồng
chính kiến. Nỗ lực đàm phán của Tổng thống Nicolas Maduro với phe đối lập, với
những nước ủng hộ và không ủng độ, chủ trương duy trì hòa bình trong khu vực.
2.4.3 Giải quyết các vấn đề nhân đạo, xã hội
-Về vấn đề trật tự an ninh
Phía cảnh sát của chính quyền Venezuela đã tăng cường trấn áp tội phạm, sử dụng
các lực lượng dân quân, bán quân sự để giữ gìn an ninh, làm giảm tỷ lệ tội phạm
nguy hiệm, các vụ phạm tội nghiêm trọng, bắt cóc, tống tiền...
-Về vấn đề lương thực
Các nhà sản xuất cùng với chính phủ đã tiến hành họp để xem xét và phát triển
những lĩnh vực sản xuất cần được ưu tiên và lên kế hoạc sử dụng gần hơn 2 triệu
héc ta để sản xuất 19 triệu tấn lương thực, đảm bảo tăng 26% so với năm 2015, để
giải quyết vấn đề lương thực cấp thiết trong nước.
-Đối phó với đại dịch Covid-19
Trong năm 2020, chính phủ đã triệt để thực hiện các biện pháp cách ly, giãn cách xã
hội, phong tỏa các thành phố, huy động cả bộ máy chính trị tham gia chiến đấu
chống COVID-19. Trong bối cảnh lạm phát, Venezuela may mắn có được nhũng sự
hỗ trợ về y tế, nhu yếu phẩm từ các nước bạn như Trung Quốc, Cuba, Iran, Nga,
Việt Nam,…

Bài học rút ra từ cuộc lạm phát của Venezuela

-Kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm vấn đề.
-Chuyển sang tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng
trưởng hợp lý…
-Kết hợp chặt chẽ giữa "bàn tay hữu hình" của Nhà nước và "bàn tay vô hình" của
thị trường.
-Khi mục tiêu được điều chỉnh, cần bám xác vào mục tiêu mà thực hiện.
-Thông tin trung thực, khách quan, chính xác, phù hợp, kịp thời, toàn diện giúp nắm
bắt nhanh những diễn biến mới của thực tiễn đất nước.

11
KẾT LUẬN
Tóm lại, lạm phát là điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ nền kinh tế thị trường
nào và là dấu hiệu của sự phát triển kinh tế, nhưng quá nhiều cái gì cũng không tốt,
khi lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực. Đối với cuộc khủng hoảng trên
mọi phương diện, đặc biệt là Venezuela. Vì vậy, chủ đề lạm phát ở Venezuela làm
sáng tỏ sự tổng hợp, quan sát và khái quát các tình huống khủng hoảng có tác động
đáng kể đến nền kinh tế Venezuela. Bài tập nêu lên sự gay gắt và căng thẳng đang
leo thang ở Venezuela vào thời điểm đồng tiền mất giá, phần lớn là do tổng sản
phẩm nội địa sụt giảm do phụ thuộc vào nguồn dự trữ dầu mỏ khổng lồ. Từ kinh
nghiệm ở Venezuela, Việt Nam cần giảm thiểu những tác động tiêu cực của lạm
phát, đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp nền kinh tế đất nước vượt qua mọi
thách thức, khó khăn, đồng thời đề ra và thực hiện các biện pháp giúp kiềm chế mức
độ lạm phát hợp lý, điều hành chính sách kinh tế một cách linh hoạt từ đó đưa nền
kinh tế nước nhà vươn lên, hội nhập với các cường quốc trên toàn châu lục.

12
Tài Liệu Tham Khảo
[1] Vũ Kim Dũng và Nguyễn Văn Công (2018). Giáo trình KINH TẾ HỌC, Hà
Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
[2] Văn Cường (28/03/2019). Venezuela – đường đến khủng hoảng – kỳ 2: vung
tay quá trán. https://saigondautu.com.vn/ho-so/venezuela-duong-den-khung-
hoang-ky-2vungtay-qua-tran-66864.html
[3] Quỳnh Dương (19/10/2019). Venezuela “oằn mình” trong lạm phát,
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/The-gioi/948259/venezuela-oan-minh-
trong-lamphat
[4] Lê Viết Duyên (28/02/2021). Những bước phát triển mới của Đảng Xã hội
chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) và triển vọng của cuộc cách mạng
Bolivar,
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/8216
13/nhungbuoc-phat-trien-moi-cua-dang-xa-hoi-chu-nghia-thong-nhat-
venezuela-%28psuv%29-vatrien-vong-cua-cuoc-cach-mang-bolivar.aspx
[5] Thăng Điệp (13/11/2018). “Hậu” đổi tiền, lạm phát ở Venezuela vẫn tăng
chóng mặt, https://vneconomy.vn/hau-doi-tien-lam-phat-o-venezuela-van-
tang-chong-mat.htm
[6] Thu Lan (08/07/2019). Chính phủ và phe đối lập Venezuela sẽ nối lại đàm
phán ở Na Uy, https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/chinh-phu-va-phe-doi-
lap-venezuela-se-noilai-dam-phan-o-na-uy-527863.html
[7] Liên Trang (24/05/2016). “Quả bom hẹn giờ” Venezuela chờ nổ,
http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/197-5962-qua-bom-hen-gio-venezuela-cho-
no.html
[8] Đài tiếng nói Việt Nam (14/02/2019). Khủng hoảng Venezuela cần phải giải
quyết trên cơ sở đối thoại hòa bình,
https://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/khung-hoang-venezuelacan-phai-giai-
quyet-tren-co-so-doi-thoai-hoa-binh-723731.vov
[9] Tài chính Việt Nam (07/03/2021). Lạm phát leo thang phi mã tại Venezuela.
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2021-03-07/lam-phat-leo-
thang-phi-matai-venezuela-100693.aspx

13
[10] Tài chính Việt Nam (07/03/2021),Venezuela áp dụng chuyển đổi tiền
tệ tự do trên toàn quốc, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2021-
03-07/lam-phat-leothang-phi-ma-tai-venezuela-100693.aspx
[11] Rebecca M. Nelson (2018). Venezuela’s Economic Crisis: Issues for
Congress, Congressional Research Service Reports on the Congressional
Research Service (CRS), Washington D.C. (Library of Congress.
Congressional Research Service.).

14

You might also like