You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VĨ MÔ

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM


PHÁT VÀ HIỆN NAY CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐANG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NÀO ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM
PHÁT

SV thực hiện: Nguyễn Duy Hưng


Mã số SV: 1953401010592
Khoa: Quản trị kinh doanh
Sbd: 10
Lớp tín chỉ:. VMO0523H.1_LT
TP. HỒ CHÍ MINH – 2021
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

- Về hình thức: ..................................................................................................................


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Mở đầu:...........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Nội dung: ........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
- Kết luận:..........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Tổng điểm Điểm số Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2


(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................1
1.1. Khái niệm và thước đo..........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................1
1.1.2. Thước đo............................................................................................................1
1.2. Phân loại lạm phát................................................................................................2
1.3. Nguyên nhân lạm phát..........................................................................................2
Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM........................................3
2.1. Tình hình kinh tế ở Việt Nam...............................................................................3
2.2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam hiện nay..........................................................4
2.2.1 Các chính sách kiểm soát lạm phát của Chính phủ Việt Nam.............................5
2.3 Nhận xét................................................................................................................6
2.3.1 Ưa điểm..............................................................................................................6
2.3.2 Nhược điểm........................................................................................................7
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP..........................................................7
3.1 Đề xuất mốt số giảp pháp......................................................................................7

KẾT LUẬN................................................................................................................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................8


MỞ ĐẦU

Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của
nó đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện
nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao, đặc biệt là năm 2007 và 2008 và nó đã và
đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt đông kinh tế. Nó như một căn bệnh
của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về
thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát
triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày
càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên
nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển đất
nước. Vì vây, em chọn chủ đề “ Những nguyên nhân gây ra lạm phát và hiện nay Việt
Nam đang thực hiện chính sách nào để kiềm chế lạm phát” để qua đó em có thể rút ra
các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển
một cách đồng bộ ở Việt Nam.

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 khái niệm và thước đo.


1.1.1. Khái niệm .

“ Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hoá dịch vụ theo thời gian và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự
giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với tiền tệ của quốc gia khác”. Mức
giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm
phát, chỉ số tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI).

1.1.2 Thước đo.

1
Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Chính
là tỉ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nên trên ở hai thời
điểm khác nhau.

1.2. Phân loại lạm phát.

Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ
này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn định
đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra
với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…. Có thể nói lạm
phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu
nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi
ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ
lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên
nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này
người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền
ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng
nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ
mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến
dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát
rất ít khi xảy ra.

1.3. Nguyên nhân lạm phát.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó “ lạm phát do cầu kéo” và “ lạm
phát do chi phí đẩy” là 2 nguyên nhân chính.

2
Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về mặt hàng tăng lên kéo theo sự
tăng lên về giá cả và các loại hàng hóa khác hầu hết trên thị trường sẽ dẫn đến tình
trạng lạm phát do cầu kéo.

Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm chi phí đầu vào
như nguyên liệu, máy móc, tiền lương, bảo hiểm,..v..v. Khi giá cả một vài yếu tố
sản xuất tăng lên kéo theo sự tăng lên về giá cả của sản phẩm nhằm đảm bảo lợi
nhuận cho doanh nghiệp.

Lạm phát do cầu thay đổi: Khi lượng cầu giảm với mặt hàng này nhưng lại tăng
vơi mặt hàng khác. Trong trường hợp thị trường có nhà cung cấp độc quyền và cố
định về giá, mặt hàng có lượng cầu giảm không giảm giá, còn mặt hàng tăng cầu
tăng giá khiến mức giá chung tăng lên.

Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung,
khi đó sản phẩm thu gom cho xuất khẩu khiến hàng cung cho thị trường trong nước
giảm, khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu trong nước. Mất cân bằng cung cầu dễ
hình thành lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu: Ngược lại với lạm phát do xuất khẩu, tổng cầu trong nước
thấp hơn tổng cung gây mất cân bằng cung cầu.

Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, ví dụ như ngân
hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ hoặc
ngân hàng trung ương mua công trái yêu cầu nhà nước.

Chưong 2

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

2.1. Tình hình kinh tế ở Việt Nam.

Theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng
Thế giới (WB) trong chín tháng đầu năm 2020, nền kinh tế tăng trưởng 2,1%, dù
thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết
quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.

3
Tổng số vốn FDI cam kết chỉ giảm khoảng 19% trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn
cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về
Thương mại và phát triển (UNCTAD). Đặc biệt, thặng dư thương mại hàng hóa
của Việt Nam đạt 16,8 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Điều kiện của thị trường
lao động đang trở lại bình thường, dù tỷ lệ lao động có việc làm giảm, thất nghiệp
và thiếu việc làm gia tăng; thương mại hàng hóa thặng dư 16,8 tỷ USD….

Bởi vậy, GDP của Việt Nam có thể đạt tăng 2,5-3,0% và lạm phát được giữ vững
dưới 4% trong năm 2020, với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và sâu rộng hơn trong
thời gian tới.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) công bố trong
tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo năm 2020, GDP của Việt Nam
sẽ tăng 1,6%. Quy mô GDP Việt Nam sẽ là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam
Á.

Theo Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu
cầu toàn cầu suy yếu do Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều
hơn dự kiến. Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần
lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19.
Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam,
tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh.

2.2. Thực trạng lạm phát tại Việt Nam hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2021 tăng 1,52% so
với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây và tăng 1,58% so
với tháng 12/2020. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2/2021 chỉ
tăng 0,7%, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Bình quân 2 tháng đầu năm 2021,
CPI giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2020, diễn ra trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19,
nhưng bằng một loạt giải pháp kịp thời, Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực
trong ổn định kinh tế. GDP năm 2020 tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2019.

4
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, một số hệ yếu tố làm gia tăng áp lực lên
mặt bằng giá trong 6 tháng qua là một số nguyên, tự nhiên vật liệu có xu hướng
tăng cao như xéc măng, dầu, thép, vật liệu xây dựng, nông thôn. Ngoài ra, giá một
số mặt hàng nông sản như gạo, đường … tăng.

Ngược lại, một số yếu tố làm giảm hiệu lực lên mặt bằng giá như nhiều loại thực
phẩm, rau xanh ổn định; tác động từ chính sách hỗ trợ người dân, việc giữ ổn định
giá nhiều mặt hàng trong nhà nước quản lý giá Thêm vào đó, chính sách tiền tệ, tín
dụng được triển khai linh hoạt đã giúp phát hành bản in.

Tuy nhiên, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm
2021 như: Giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,39% so với cùng kỳ năm trước làm
CPI chung giảm 0,08 điểm phần trăm; Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho
người dân và người sản xuất gặp khó khăn do COVID-19 như gói hỗ trợ của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam nên giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021
giảm 3,06% so với cùng kỳ năm 2020 làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm;
nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 làm
giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước…

Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87%
so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

2.2.1. Các chính sách kiểm soát lạm phát của Chính phủ Việt Nam

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến giá cả thị trường, Bộ
Tài chính đã có công văn số 4896/BTC-QLG ngày 14/05/2021 đề nghị Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường công tác
quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn để hỗ trợ cho việc thực
hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, tránh để xảy ra các biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế - xã hội.

5
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã tập trung đẩy mạnh công tác tổng kết, đánh giá thi
hành Luật Giá; rà soát để xác định các nội dung chồng chéo, vướng mắc; không
còn phù hợp tại các văn bản quy phạm pháp luật về giá, trên cơ sở đó kiến nghị sửa
đổi hoàn thiện pháp luật.

Trong 6 tháng đầu năm, các mặt hàng do nhà nước định giá được giữ ổn định nhằm
tạo điều kiện cho công tác kiểm soát lạm phát ngay trong nửa đầu năm 2021; một
số hàng hóa dịch vụ quan trọng thiết yếu tiếp tục được đề xuất giảm giá để hỗ trợ
nền kinh tế như: Mặt hàng điện, Dịch vụ chứng khoán, mặt hàng Xăng dầu, Sách
giáo khoa… Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương giữ ổn định giá điện bán lẻ
bình quân để đảm bảo hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; Mặt khác, qua đánh giá
tác động tích cực từ 2 lần hỗ trợ giá điện trong năm 2020, Bộ Tài chính đã phối
hợp với Bộ Công Thương để trình Chính phủ phương án giảm giá điện đợt 3. Trên
cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 55/NQ-CP ngày 02/06/2021 về
phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho khách hàng sử dụng điện
như các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở đang thực hiện cách li, khám bệnh tập
trung, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19; ước tính số tiền hỗ trợ giảm
đợt 3 khoảng 1.200 – 1.300 tỷ đồng.

Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19,
ngày 14/5/2021 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 30/2021/TT-BTC ngày về
việc kéo dài hiệu lực thi hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18/3/2020 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch
vụ trong lĩnh vực chứng khoán, áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán và Trung
tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, theo đó tiếp tục kéo dài quy định miễn thu
hoặc giảm giá đối với một số dịch vụ chứng khoán.

Đối với mặt hàng Xăng dầu, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương trong
việc cập nhật diễn biến giá thế giới, thường xuyên đánh giá tác động giá xăng dầu
trong nước đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát, đồng thời căn cứ diễn biến tình
hình kinh tế xã hội và các giải pháp điều hành vĩ mô của Chính phủ để điều hành
giá xăng dầu trong nước phù hợp; trong đó quỹ BOG liên tục được điều hành theo
hướng ngừng trích lập và tăng chi sử dụng để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong
6
nước trước biến động tăng của giá thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Liên Bộ
đã ban hành 12 văn bản điều hành xăng dầu, trong đó giá xăng có 9 lần tăng, 1 lần
giảm và 2 lần giữ ổn định; giá dầu có số lần điều chỉnh tăng ít hơn (7-8 lần tùy
loại).

2.3. Nhận xét.

2.3.1. Ưa điểm.

Các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã được phát huy
hiệu quả; Các biện pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai quyết liệt, phối
hợp linh hoạt với các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại đã giúp cho cung cầu
nói chung cơ bản ổn định, ít xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền
tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở trạng thái tốt, tạo dư địa cho Chính phủ triển
khai các biện pháp nhằm thúc đẩy hồi phục tăng trưởng.

2.3.2 Nhược điểm.

Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, lạm phát tuy đã được
kiềm chế trong những tháng cuối năm, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm
vẫn ở mức cao, việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt
chẽ tuy đã góp phần quan trọng giúp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
nhưng cũng để lại những hệ quả tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của
nhân dân.

Chương 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Đề xuất một số giải pháp.

 Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên
vật liệu chiến lược trên thế giới; Tính toán, dự báo các tác động đến mặt bằng
giá trong nước cũng như các tác động tới sản xuất, kinh doanh nhằm có các
biện pháp cân đối cung – cầu, giá cả kịp thời trong trường hợp tiếp tục có các
biến động mạnh. Mặt khác, ngăn chặn các hoạt động đầu cơ, thao túng giá, các
hành động “tát nước theo mưa” để trục lợi.
 Công tác tổng hợp, phân tích, dự báo là nền tảng cho việc xây dựng kịch bản
điều hành giá cũng cần được triển khai hiệu quả hơn nhằm tính toán được
7
những thời điểm thuận lợi, đủ điều kiện cho việc triển khai thực hiện lộ trình thị
trường đối với giá dịch vụ công nhằm nhanh chóng thực hiện chủ trương của
Đảng, nhà nước về đổi mới cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập,
giải phóng nguồn lực xã hội trong cung cấp dịch vụ công.
 Tiếp tục giữ ổn định chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất nhằm kiểm soát lạm
phát cơ bản. Đồng thời tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực nóng,
tiềm ẩn nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản. Có các giải pháp điều tiết
nhằm tạo sự ổn định cho thị trường bất động sản, không để xảy ra hiện tượng
sốt giá, thổi giá.
 Tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách quản lý, điều hành
giá cho phù hợp với thực tế hiện nay; xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ chế phối
hợp và đẩy mạnh công khai minh bạch trong quản lý điều hành giá các mặt
hàng.
 Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí thực hiện công tác truyền
thông, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá
của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư
quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người
dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

KẾT LUẬN
Tóm lại lạm phát là vấn đề vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống kinh tế- xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, tìm
hiểu những nguyên nhân và giảm thiểu những tác động tiêu cực của lạm phát là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần giúp nền kinh tế đất nước vượt qua mọi
thách thức, khó khăn. Lạm phát lúc này xuống thấp nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
vẫn chưa được giải quyết ổn định hẳn trong nền kinh tế và hiện nay chính phủ
Việt Nam đã đưa ra những chính sách hiểu quả để giảm thiệu tình trạng lạm
phát ở Việt Nam giúp đất nước vượt qua được những khó khăn trong kì đại
dịch, điều hành chính sách kinh tế một cách linh hoạt từ đó đưa lên nền kinh
nước nhà vươn lên, hộp nhập với các cường quốc năm châu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trang web của bộ tài chính: http:/www.mof.gov.vn
Trang web của bộ công thương: http:/moit.gov.vn

8
9

You might also like