You are on page 1of 4

PHÂN LOẠI LẠM PHÁT

Dựa trên 2 tiêu thức: định lượng và định tính

1. Phân loại lạm phát căn cứ theo định


lượng
Căn cứ theo sự biến động của chỉ số giá cả, lạm phát được chia ra làm 3 loại:

1.1 Lạm phát vừa phải


Lạm phát vừa phải: hay còn được gọi là lạm phát một con số với tỷ lệ lạm
phát dưới 10% một năm. Điều này khiến cho giá cả biến động tương đối. Trong
thời kỳ này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, đời sống của người lao động
ổn định. Đây là lạm phát có thể dự đoán được, biểu hiện qua các tình trạng như: giá
cả sản phẩm tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao và không xuất hiện tình
trạng mua bán hay tích trữ hàng hóa với số lượng lớn, nền kinh tế lúc này ổn định,
đời sống của người dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt
động mua bán và đầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng.

1.2 Lạm phát phi mã


Lạm phát phi mã: hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) với tỷ lệ lạm phát từ
10% đến dưới 100% khiến cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến
động lớn về mặt kinh tế. Tiền của một quốc gia mất giá, lãi suất thực giảm
đến mức âm khiến người dân tăng cường tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất
động sản,… thay vì giữ tiền mặt gây ra sự không ổn định trong nền kinh tế.
Khi lạm phát phi mã không được kiểm soát sẽ gây ra những biến động lớn
về kinh tế.

1.3 Siêu lạm phát


Siêu lạm phát: xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mức
giá chung thường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, vượt xa lạm
phát phi mã. Lúc này, các yếu tố thị trường bị biến dạng, thông tin không
chính xác, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng cao, giá cả tăng nhanh không ổn
định, tiền tệ mất giá nhanh chóng và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể.
Điều này khiến các yếu tố thị trường bị biến dạng và khiến các hoạt động
kinh doanh lâm vào rối loạn. Trong thực tế, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra
nhưng đã có những vụ siêu lạm phát trong lịch sử như ở Trung Quốc hồi
tháng 5/1949, tỷ lệ lạm phát tháng là 2.178% và ngày là 11% hay ở
Argentina năm 1989, tỷ lệ lạm phát hàng năm lên tới 12.000%, một peso
của năm 1992 có giá trị tương đương 100 triệu peso trước năm 1983.

2. Phân loại lạm phát căn cứ theo định tính


Căn cứ theo định tính lạm phát được chia ra thành 2 nhóm:

2.1 Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân


bằng:

2.1.1 Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thực tế thu nhập
của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của
từng doanh nghiệp. Do đó, tình trạng này không ảnh hưởng đến
cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói
chung.

2.1.2 Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với
thu nhập của người lao động. Trên thực tế, tình trạng này
thường hay xảy ra.
2.2 Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất
thường:

2.2.1 Lạm phát dự đoán trước được: Là loại lạm phát diễn ra theo dự
đoán của các nhà nghiên cứu kinh tế, xảy ra hằng năm trong thời
kỳ tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định. Loại lạm phát này có
thể dự đoán được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm
lý, người dân đã quen với tình trạng này và không ảnh hưởng
nhiều đến đời sống, kinh tế.

2.2.2 Lạm phát bất thường:là loại lạm phát không thể dự đoán được,
xảy ra đột biến mà có thể chưa từng xuất hiện trước đó. Lạm phát
bất thường thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài, các tác nhân
của nền kinh tế không thay đổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến
tranh,...Loại làm phát này ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của
người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó gây ra biến động với
nền kinh tế và làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền.

Bên cạnh đó, lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các
nước đang phát triển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy tính
chất và hậu quả của nó phức tạp hơn. Các nhà kinh tế đã chia ra
lạm phát tại các nước đang phát triển làm ba loại, gồm: Lạm phát
kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm;
lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm
phát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm
phát trên 200% một năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :


 Tài liệu báo chí: Ngọc Trang. (2011). “ 10 vụ siêu lạm phát
tồi tệ nhất lịch sử” . Báo Dân Trí, số ngày 23/10/2011.
 Phân loại lạm phát căn cứ theo định lượng. Được lấy về từ :
https://www.vioit.org.vn
 Phân loại lạm phát căn cứ theo định tính. Được lấy về từ:
https://www.dnse.com.vn/hoc/nguyen-nhan-lam-phat
 Ví dụ về siêu lạm phát. Được lấy về từ:
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/10-vu-sieu-lam-phat-toi-te-
nhat-trong-lich-su-1319691129.htm

You might also like