You are on page 1of 6

I.

Tác động của lạm phát:


1. Nguyên nhân: khi If cao và mức tăng ngoài dự tính
 Tăng Cung Tiền Tệ:
Vd: Khi ngân hàng quốc gia tăng cung tiền mà không có tăng cường giá trị sản xuất hàng hóa
và dịch vụ, có thể dẫn đến lạm phát.
 Tăng Chi Phí Sản Xuất:
Vd: Tăng giá nguyên liệu và lao động có thể làm tăng giá thành sản xuất, dẫn đến giá cả tăng.
 Nhu Cầu Vượt Quá Cung:
Vd: Khi nhu cầu tăng nhanh hơn so với sản xuất, đặc biệt là trong điều kiện khan hiếm
nguyên liệu, giá cả sẽ tăng.
 Tác Động Từ Chiến Tranh và Khủng Bố:
Vd: Theo tạp chí The Fortune (Mỹ, tháng 10/2022), cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến nền
kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.800 tỷ USD dưới nhiều dạng trong đó phải kể đến lạm
phát.
Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tăng lên đáng kể.
Vào giai đoạn cao điểm, lạm phát ở Mỹ lên tới 8,3% và tại Eurozone, lạm phát chạm mức kỷ
lục 10,7%. Đây là mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra vào những năm 70
của thế kỷ XX.
 Tác Động Của Chính Sách Tiền Tệ:
Vd: giảm lãi suất, có thể tăng cung tiền và ảnh hưởng đến lạm phát.

2. Kết quả:
Lạm phát thường tác động cả hai mặt:
- Tích cực khi lạm phát thấp.
- Tiêu cực khi lạm phát ở mức phi mã hoặc siêu tốc.

2.1 Tác động đến việc phân phối thu nhập và của cải

Khi có lạm phát những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi, vì giá cả các loại tài
sản, hàng hóa đều tăng lên, còn giá trị tiền tệ lại giảm xuống. Trái ngược với đó là những người
cho vay sẽ thua lỗ do các con nợ là trả nợ bằng đơn vị tiền tệ đã mất giá và , người nhận lương sẽ
bị thiệt hại (tức là cùng một đơn vị tiền tệ bây giờ sẽ mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn). Vì vậy để
tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra bài tính đơn giản là lãi suất cần phải được điều chỉnh
cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát.
Ví dụ lãi suất thực tế là 5% năm, tỷ lệ trượt giá là 9% năm thì lãi suất danh nghĩa phải là 14%
năm.

Tuy nhiên một sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện ở mức
lạm phát thấp, lạm phát ở mức một con số hàng năm. Khuynh hướng chung là khi dự đoán có
lạm phát, người ta thường dự trữ vàng hoặc đầu tư vào bất động sản hoặc đầu tư các tài sản có
giá trị khác.

Trong khoảng thời gian từ năm 1987 đến năm 1988 nhiều người đầu cơ vàng và bất động sản ở
Việt Nam đã giàu lên nhanh chóng, còn những người làm công ăn lương thì ngày một bần hàn
hơn, khó khăn hơn.

Nhìn chung những người dự trữ vàng vẫn có lợi nhất, vì giá vàng so sánh với các loại hàng hóa
cao cấp như: ô tô, xe máy kể cả các loại hàng hóa thông thường như: gạo, muối, đường và ngoại
tệ thì không suy giảm chút nào. Vì vậy trong thời kỳ giá Vàng xuống mức rất thấp họ tăng cường
mua Vàng và bán ra khi giá Vàng được nâng lên. Trong thời kỳ này những người gửi tiền tiết
kiệm là bị thiệt hại nhiều nhất.

Lạm phát với mức độ phi mã hoặc siêu tốc thì nợ nần của Chính phủ được giảm bớt, song Chính
phủ sẽ bị áp lực chính trị của đông đảo quần chúng, nhân dân lao động bị thiệt hại do lạm phát
xảy ra.

2.2 Tác động của lạm phát đối với phát triển kinh tế và công ăn việc làm.

Ảnh hưởng đến sản xuất

Đối với nền kinh tế thị trường, khi lạm phát xảy ra cơ bản là có tác động làm tăng trưởng nền
kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Do khi người sản xuất thu được ngày càng nhiều
lợi nhuận, họ cố gắng sản xuất ngày càng nhiều hơn bằng cách tận dụng tất cả các nguồn lực sẵn
có theo ý của họ. Sau giai đoạn toàn dụng, sản lượng không thể tăng lên mãi vì tất cả các nguồn
lực đều được sử dụng hết. Do đó, việc đầu cơ tích trữ sẽ tăng lên do người dân hi vọn giá cả sẽ
tiếp tục tăng.

Nhưng trong nền kinh tế bao cấp thì không như vậy, vì việc sản xuất nhiều hay ít đều do Nhà
nước quy định về số lượng, giá cả được Nhà nước ấn định, nên việc thúc đẩy của lạm phát đối
với gia tăng sản xuất là không có. Tất nhiên sản xuất không gia tăng nên khối lượng công ăn việc
làm cũng không tăng thêm, mọi thành viên trong xã hội đang còn trong độ tuổi lao động đều có
chỗ làm, nhưng không có đủ việc để làm, một dạng thất nghiệp trá hình diễn ra khá phổ biến.

Ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm

Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát đồng nghĩa với cung tín dụng phát triển quá nhanh chóng,
các nhà kinh doanh có cơ hội để đầu tư thêm, công ăn việc làm cũng được tạo ra nhiều hơn. Điều
này còn gây ra sự ảnh hưởng đối với thu nhập và việc làm vì lạm phát có xu hướng làm tăng tổng
thu nhập bằng tiền (tức là thu nhập quốc dân) của cộng đồng nói chung do chi tiêu lớn hơn và
sản xuất lớn hơn. Tuy nhiên, thu nhập thực tế của người dân không tăng tương ứng do sức mua
của đồng tiền giảm.

Ảnh hưởng đến kinh doanh và thương mại

Tổng khối lượng nội thương có xu hướng tăng trong thời kỳ lạm phát do thu nhập cao hơn, sản
xuất nhiều hơn và chi tiêu lớn hơn. Tuy nhiên, hoạt động thương mại xuất khẩu có thể bị ảnh
hưởng do giá hàng hóa trong nước tăng.

Nhưng khi lạm phát giảm thì lao động và tư bản bị bỏ không, không sử dụng hết năng lực của
nền kinh tế. Các món nợ của ngân hàng và các chủ nợ khác sẽ dễ dàng thu lại được trong thời kỳ
lạm phát, nhưng nếu là ngân hàng tư nhân họ sẽ không thiệt hại gì cả. Chỉ có người gửi tiền mới
bị thiệt.

Do kinh tế phát triển, các dịch vụ ngân hàng cũng nẩy sinh ra nhiều hơn và ngân hàng phát triển
mạnh. Nhưng nếu hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu là ngân hàng của Nhà nước hoạt động
bằng vốn ngân sách thì thật là một nguy cơ lớn khi có lạm phát, vốn được cấp sẽ bị giảm dẫn
cùng chiều với tốc độ của lạm phát, nên càng bổ sung thêm vốn thì tốc độ lạm phát sẽ tăng lên
nhanh chóng.

Ảnh hưởng đến Tài chính Chính phủ

Khi lạm phát tăng lên, có khuynh hướng gia tăng tiền lương và chi phí sản xuất trong điều kiện
bao cấp do kinh tế phát triển không phù hợp với mức tăng của lạm phát nên tài sản quốc gia sẽ bị
mất mát đáng kể và đến khi Nhà nước sử dụng các biện pháp để đẩy lùi lạm phát thì lập tức
nhiều món tiền cho vay của Nhà nước không được hoàn trả, nợ khó đòi tăng lên và Nhà nước
vẫn cứ bị nghèo đi. Thế nhưng trong thời kỳ lạm phát, doanh thu của chính phủ tăng lên khi có
thêm thu từ thuế thu nhập, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, v.v. nhưng chi tiêu chính phủ
ngày càng tăng do phải chi nhiều hơn cho các mục đích hành chính và các mục đích khác. Nhưng
giá cả tăng cao làm giảm gánh nặng nợ công thực sự vì một khoản tiền cố định phải được trả dần
mỗi kỳ.

Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên cần lưu ý là tùy vào mức độ lạm phát mà sự thiệt hại của lạm phát sẽ như thế nào, lạm
phát thấp có thể không gây thiệt hại gì cho nền kinh tế, lạm phát siêu tốc sẽ có tác hại trầm trọng.
Mặc dù lạm phát ở mức độ nhẹ là điều không thể tránh khỏi và mong muốn ở một nền kinh tế
đang phát triển, nhưng tỷ lệ lạm phát cao có xu hướng làm giảm tốc độ tăng trưởng bằng cách
làm chậm tốc độ hình thành vốn và tạo ra sự không chắc chắn.

Mặt khác về khía cạnh chính trị, nếu lạm phát cao sẽ tạo ra sự phản ứng lại chính quyền Nhà
nước của nhân dân lao động, xung đột giai cấp sẽ xảy ra ảnh hưởng xấu đến sự bền vững của nền
chính trị – xã hội.

2.3 Các tác động khác của lạm phát.


– Lạm phát cân bằng có dự tính trước: đây là một trường hợp lý tưởng khi giá cả tăng lên 10%
chẳng hạn, thu nhập danh nghĩa cũng tăng lên 10% có nghĩa là lạm phát không ảnh hưởng gì đến
thu nhập, nó không phân phối lại thu nhập. Ở đây Nhà nước đã dự đoán trước được thu nhập và
điều chỉnh các chính sách cho phù hợp, người dân cũng vậy, họ cũng được biết trước tỷ lệ của
lạm phát và điều chỉnh các hành vi kinh tế của mình cho phù hợp.

Một cuộc lạm phát vừa cân bằng, vừa dự đoán trước được không có ảnh hưởng gì đến sản lượng
thực tế, hoặc phân phối lại thu nhập.

– Lạm phát không cân bằng: Thực tế là lạm phát thường đẩy các loại chi phí tăng lên, đẩy thuế
tăng lên. Có nghĩa là nó có ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập.

Ví dụ: Chính phủ quy định thuế suất thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT… khi lạm phát chính sách
thuế sẽ không thay đổi kịp, nên người có thu nhập tăng lên nhanh chóng phải đóng thuế nhiều
hơn, Nhà nước thu được nhiều thuế hơn, còn người dân bị thiệt hại do phải đóng thuế cho Nhà
nước.

Khi lạm phát tăng người ta có khuynh hướng giữ hàng hóa, bất động sản và các tài sản khác
không bị mất giá như vàng, ngoại tệ. Tiền gửi ở ngân hàng sẽ bị người gửi rút ra để mua hàng
hóa, các nhà sản xuất kinh doanh phải tính toán khoản dự trữ tiền mặt của mình vừa phải để
không bị thiệt hại do giữ nhiều tiền quá. Nhưng vấn đề là tiền tệ cứ phải lưu thông nên vòng
quay của nó tăng rất nhanh làm cho lượng tiền trong lưu thông bị dư thừa càng lớn hơn, tốc độ
lạm phát sẽ bị đẩy lên nhanh hơn.

Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết, lạm phát có tác động tế nhị hơn, đó là các nhà kinh
doanh công nghiệp và thương nghiệp thường xin điều chỉnh giá cho phù hợp với sự tăng giá cả
của thị trường.

Trong tình hình lạm phát phát triển nhanh, giá cả tăng lên thường không giống nhau ở: tỷ lệ; các
khu vực; các địa phương;…. Có nghĩa là các thông tin về giá cả sẽ không chính xác. Quá trình
mua bán trở nên hỗn loạn, vì mọi người luôn muốn tìm đến nơi có giá thấp. Nếu lạm phát là
không cần bằng và không dự đoán trước được, nó có tác hại về cả mặt hiệu quả, cả về mặt phân
phối lại thu nhập quốc dân.

Sự tác hại của lạm phát có thể tóm tắt qua một số điểm chính như sau:

- Nếu lạm phát là cân bằng và dự đoán trước được: Lạm phát loại này không gây ra tác
hại gì lớn cho nền kinh tế và đời sống dân cư.

- Nếu lạm phát là cân bằng nhưng không dự đoán trước được: sẽ gây ra sự phân phối lại
thu nhập quốc dân giữa các tầng lớp dân cư.

- Nếu lạm phát không cân bằng, nhưng có dự đoán trước sẽ không gây ra sự tác hại đối
với phân phối thu nhập quốc dân, nhưng gây ra thiệt hại về hiệu quả kinh tế. Nếu lạm phát
không cân bằng và không dự đoán trước được nó gây thiệt hại về hiệu quả của nền kinh tế
và phân phối lại thu nhập quốc dân.

Nhìn chung, các Nhà nước đều mong muốn duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp. Chính phủ các nước
sẽ thực hiện một số biện pháp để kiềm chế lạm phát, ví dụ như kiềm chế sự phát triển của sản
lượng thực tế và gia tăng thất nghiệp.

Người ta quan sát các cuộc lạm phát và quá trình kiểm soát lạm phát ở các nước trên thế giới đều
thấy rằng, kết quả bao giờ cũng là một thời kỳ suy thoái, công nhân thiếu việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp cao.

Tuy nhiên cũng càng thấy rằng lạm phát thấp lại là một nhân tố kích thích kinh tế: sản lượng của
nền kinh tế tăng lên, số lượng công ăn việc làm nhiều hơn.

Giữa lạm phát và thất nghiệp có một mối quan hệ nghịch biến, trong cơ chế thị trường, khi lạm
phát tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất nghiệp lại
tăng lên.

3. Giải pháp

1. Chính Sách Tiền Tệ:


a. Tăng Cường Độc Lập Ngân Hàng: - Đảm bảo sự độc lập của ngân hàng trung ương để quản
lý chính sách tiền tệ một cách hiệu quả mà không bị áp đặt từ phía chính trị.
b. Kiểm Soát Tăng Cung Tiền: - Theo dõi và kiểm soát tăng cung tiền để tránh sự mất giá của
tiền tệ.

2. Quản Lý Chi Phí:


a. Tăng Cường Quản Lý Tài Chính Công: - Thực hiện chính sách tài khóa cẩn thận và hiệu
quả để giảm thiểu chi phí không cần thiết và lạm phát ngân sách.
b. Hỗ Trợ Doanh Nghiệp: - Cung cấp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp để giảm chi phí sản
xuất và giữ giá cả ổn định.

3. Tăng Cường Sản Xuất:


a. Đầu Tư vào Hạ Tầng: - Đầu tư vào hạ tầng để tăng cường năng suất và cung cấp môi trường
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
b. Khuyến Khích Đầu Tư Nước Ngoài: - Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư nước ngoài, giúp
tăng cường cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Kiểm Soát Giá Cả:


a. Quản Lý Giá Thành Sản Xuất: - Đảm bảo quản lý hiệu quả giá thành để tránh tăng giá vô lý
của hàng hóa và dịch vụ.
b. Theo Dõi Thị Trường: - Thực hiện các biện pháp giám sát thị trường để ngăn chặn hành vi
làm giá và đảm bảo tính cạnh tranh.
5. Chính Sách Thuế và Tài Khóa:
a. Chính Sách Thuế Linh Hoạt: - Sử dụng chính sách thuế để điều chỉnh tình hình tài chính và
kiểm soát nhu cầu.
b. Quản Lý Nợ Công: - Kiểm soát mức nợ công để tránh áp lực tài chính không cần thiết và giữ
ổn định giá cả.

6. Tăng Cường Giáo Dục và Nghiên Cứu:


a. Đào Tạo Lao Động: - Đầu tư vào giáo dục và đào tạo lao động để nâng cao chất lượng và
hiệu suất lao động.
b. Nghiên Cứu và Phát Triển: - Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy sự sáng tạo và
nâng cao năng suất.

7. Hỗ Trợ Xã Hội:
a. Chính Sách An Sinh Xã Hội: - Phát triển chính sách an sinh xã hội để giảm áp lực tài chính
đối với nhóm dân số cần được bảo vệ.
b. Phát Triển Công Bằng Xã Hội: - Hỗ trợ các biện pháp để giảm độ chệch xã hội và tăng
cường cơ hội cho tất cả các tầng lớp.

You might also like