You are on page 1of 10

1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT


1.1. Khái niệm lạm phát:
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là tình trạng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền
kinh tế tăng lên cao trong một khoảng thời gian nhất định và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào
đó. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so
với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Nói cách khác, khi giá cả tăng lên, một đơn vị tiền tệ sẽ mất
giá trị vì nó mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với thời kì trước. Lạm phát thường được biểu
thị dưới dạng phần trăm, nó cho thấy sức mua của đồng tiền của một quốc gia giảm. Sự suy giảm
sức mua này tác động đến chi phí sinh hoạt chung của công chúng, dẫn đến giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
1.2. Đo lường lạm phát:
a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Để đo lường mức độ lạm phát, tùy theo tình hình và mục tiêu nghiên cứu, các nhà kinh tế sẽ sử
dụng các chỉ tiêu thích hợp để đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế,
lạm phát thường được hiểu là lạm phát về giá mua hàng của người tiêu dùng và được thể hiện bằng
chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bởi vì chỉ số này mang lại lợi thế nổi bật và rõ ràng hơn so với các chỉ
số khác, thể hiện cho sức mua của người dân trong một nước và thường được công bố với độ trễ
ngắn.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá của một rổ hàng hóa hay dịch
vụ nhất định trên thị trường được tiêu dùng bởi các hộ gia đình. Để tính CPI, ta sử dụng công thức
sau:
Chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm hiệntại
CPIt = x 100
Chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại năm gốc

Hay
t 0
∑ pi q i
CPIt = 0 0
x 100
Σ p i qi

Trong đó:
CPIt : Chỉ số giá tiêu dùng năm t
Pi : Mức giá của sản phẩm i trong năm t
t

P0i : Mức giá của sản phẩm i trong năm 0

q i : Sản lượng sản phẩm i trong năm 0


0

Năm 0 là năm gốc


b. Chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số giảm phát GDP, còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP, là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh
mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Ta có công thức tính như
sau:
GDP danh nghĩa ∑ pti qti
Chỉ số giảm phát GDP= x 100= x 100
GDP thực ∑ pi0 q ti

c. Tỷ lệ lạm phát:
Để đo lường mức độ lạm phát của nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống
kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung. Tỷ
lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong mức giá từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. Công thức
tính tỷ lệ lạm phát:
chỉ số giảm phát năm 2−chỉ số giảm phát năm 1
Tỷ lệ lạm phát năm2= x 100
chỉ số giảm phát năm1

Hay
CPI của năm 2−CPI của năm 1
Tỷ lệ lạm phát năm 2= x 100
CPI của năm1

1.3. Phân loại lạm phát:


Tùy vào phương thức mà ta có các loại lạm phát khác nhau. Thông thường, người ta phân loại lạm
phát dựa trên hai tiêu thức là định lượng và định tính.
a. Xét về mặt định lượng (căn cứ theo mức độ tỉ lệ lạm phát)
 Lạm phát vừa phải ( lạm phát cơ bản hay lạm phát một con số)
Mức độ lạm phát dưới 10%. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác
động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong thời gian này, nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, đời sống
người lao động tương đối bình ổn. Nó được thể hiện qua sự tăng chậm của giá cả hàng hóa dịch vụ,
lãi suất tiền gửi không cao, hàng hóa không được mua bán với số lượng lớn,…Ngoài ra, có thể kích
thích sản xuất vì giá tăng nhẹ sẽ làm tăng lợi nhuận và kích thích doanh nghiệp tăng thêm sản lượng.
Lạm phát vừa phải làm yên lòng cho những người lao động chỉ dựa vào thu nhập. Ở Việt Nam, tỷ lệ
lạm phát đang nằm trong mức vừa phải.
 Lạm phát phi mã ( lạm phát cao hay lạm phát hai hoặc ba số)
Mức độ lạm phát từ 10% đến dưới 1000% /năm. Lạm phát phi mã có tác động tiêu cực đến nền
kinh tế và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, chính trị cho đất nước. Lạm phát
này làm cho giá cả chung tăng lên nguyên nhân là do biến động về phía tổng cung hay tổng cầu.
Trong trường hợp như vậy, đồng tiền mất giá rất nhanh đến mức mọi người có xu hướng chỉ giữ một
lượng tiền mặt tối thiểu đủ cho giao dịch hàng ngày. Lúc này, người dân có xu hướng tích trữ hàng
hóa, mua bất động sản, cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường và chuyển sang sử dụng vàng hoặc
ngoại tệ để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích trữ của cải. Khi mức
độ lạm phát như vậy kéo dài và không được kiểm soát sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế, và có thể
dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng về kinh tế.
 Siêu lạm phát ( lạm phát trên 4 con số)
Mức độ lạm phát rất lớn khoảng 1000% trở lên. Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng đột biến với
tốc độ cao vượt qua giới hạn của tốc độ lạm phát phi mã làm tăng lưu thông tiền tệ, giá cả hàng hóa
tăng nhanh không ổn định, tiền tệ mất giá nhanh chóng, tiền lương thực tế của người lao động bị
giảm mạnh khiến cho thông tin thị trường không còn chính xác, thị trường biến đổi và hoạt động
kinh doanh rối loạn. Mặc dù hiện tượng này không phổ biến lắm nhưng nó đã từng xảy ra trong lịch
sử, chẳng hạn như Trung Quốc, Brazil, Đức… Nguyên nhân chính dẫn đến siêu lạm phát là sự tác
động của những cuộc chiến tranh cũng như các vấn đề về chính trị gây ra hậu quả nghiệm trọng, ảnh
hưởng nặng nề đến toàn bộ hệ thống tài chính và tiền tệ của cả nền kinh tế. Một đặc điểm chung của
tất cả các cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức của cung tiền. Điều này thường bắt nguồn từ
nhu cầu tài trợ cho thâm hụt ngân sách có thể trở nên không kiểm soát được. Trên thực tế, siêu lạm
phát là cực kỳ hiếm gặp.
Theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát:
- Người dân không muốn giữ tài sản dưới dạng tiền
- Giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ mà thay bằng một ngoại tệ ổn định
- Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn
- Lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỉ lệ lạm phát cộng dồn trong 3 năm lên
đến 100%
 Lạm phát vừa phải là mức mà đa số quốc gia đều mong muốn đạt được, họ thường dùng các
chính sách để kiềm chế, kích thích để mức lạm phát đạt ngưỡng vừa phải, từ đó giúp nền kinh tế
phát triển đi lên.
b. Xét về mặt định tính
Lạm phát có thể được phân thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất mà người ta phân lạm
phát thành những loại cơ bản sau:
 Lạm phát cân bằng: Tăng phù hợp với hình thức hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệm và tăng tương ứng với mức thu nhập thực tế của người lao động. VÌ thế nên sẽ không ảnh
hưởng đến cuộc sống của người lao động hàng ngày hay cả nền kinh tế nói chung.
 Lạm phát không cân bằng: Mức tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động. Trong
thực tế, loại lạm phát này khá phổ biến.
 Lạm phát dự đoán trước: Lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỉ lệ lạm phát
hàng năm khá đều đặn, ổn định. Do vậy, người ta có thể dự đoán trước được tỉ lệ lạm phát cho
những năm tiếp sau. Người dân đã quen với tình trạng này và hầu như không tác động nhiều đến
đời sống và kinh tế.
 Lạm phát không dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra ngoài dự kiến của người dân về quy mô,
cường độ cũng như mức độ tác động,dẫn đến những thay đổi đột ngột mà trước đó chưa từng xảy
ra. Do vậy, nó làm ảnh hưởng đến đời sống và thói quen của mọi người vì họ đều chưa kịp thích
nghi. Do đó làm cho nền kinh tế có nhiều biến động và làm giảm sự tin tưởng của nhân dân với
chính quyền.
1.4. Nguyên nhân lạm phát:
a. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ ( Monetary – Theory Inflation )
Những nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ cho rằng lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều
trong lưu thông gây ra và được giải thích bằng phương trình sau:

MxV =PxY

Trong đó:
M: Lượng cung tiền danh nghĩa
P: Chỉ số giá
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
Y: sản lượng thực
- Với giả thiết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh nghĩa, khi cung
tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cũng tỉ lệ, lạm phát xảy ra.
* Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi.
- Vì V có tính chất ổn định nên:
+ Lạm phát xảy ra (P tăng) khi tốc độ tăng M nhiều hơn tốc độ tăng Y.
+ Giảm phát xảy ra (P giảm) khi tốc độ tăng M ít hơn tốc độ tăng Y.
+ Giá cả không đổi (P không đổi) khi tốc độ tăng M bằng với tốc độ tăng Y.
- Tuy nhiên cũng có trường hơp V thay đổi theo chu kỳ kinh doanh (V cao khi nền kinh tế mở
rộng, V thấp khi nền kinh tế suy thoái).
- Chính sách tiền tệ chỉ được sử dụng để ổn định mức giá với lập luận M tăng/giảm nhưng V ổn định
và Y do cung quyết định thì P sẽ tăng/giảm (giá cả linh hoạt).
- Chính sách chính phủ ít có cơ hội thành công khi điều tiết nền kinh tế trong ngắn hạn và rất có tác
dụng khi nền kinh tế gặp suy thoái.

b. Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation)


Lạm phát do cầu kéo là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng
hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Tại mức sản lượng toàn dụng (bằng tổng sản phẩm trong nước tiềm
năng), tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết
tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên nhân ở sự gia tăng cung tiền của Ngân hàng trung ương lên trên
mức tăng của tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng chi tiêu của chính phủ.
Kinh tế học Keynes chỉ ra rằng lạm phát xảy ra khi tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng
lao động. Điều này có thể được minh họa bằng sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch chuyển sang phải
nhưng đường AS vẫn giữ nguyên làm tăng cả mức giá lẫn sản lượng.
Mặt khác, chủ nghĩa tiền tệ giải thích vì tổng cầu lớn hơn tổng cung, nên mọi người sẽ có nhu cầu
về tiền mặt cao hơn, kéo theo cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Vì vậy cầu tăng lên sẽ làm xuất
hiện lạm phát.
c. Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation)
Lạm phát chi phí đẩy (lạm phát đình trệ), là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do có sự gia
tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hóa. Điều này có thể xảy ra khi công
nhân đòi tiền lương cao hơn, chủ tìm cách tăng lợi nhuận, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thời tiết
bất thường làm cho sản lượng giảm hay việc chính phủ tăng thuế và vận dụng những chính sách
khác làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế
khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.
d. Lạm phát do cầu thay đổi
Lượng cầu về một mặt hàng này giảm trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu
thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có thể tăng mà không thể giảm, thì mặt hàng
mà lượng cầu giảm vẫn sẽ không giảm giá. Mặt khác, mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá.
Do đó, dẫn đến kết quả là mức giá chung tăng lên tức là lạm phát.
e. Lạm phát do cơ cấu
Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và thu được lợi nhuận đáng kể, doanh nghiệp sẽ
tăng lương để thúc đẩy nhân công lao động. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không đạt được mục
tiêu hiệu quả nhưng vẫn phải tăng lương để giữ chân nhân công. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải
tăng giá cả sản phẩm và làm phát sinh lạm phát.
f. Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất
khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước bị hao hụt khiến tổng cung thấp hơn
tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
g. Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu.Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng
do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải
tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
h. Lạm phát đẻ ra lạm phát
Khi nhận thấy có lạm phát, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn
định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ. Khi đó tổng cầu cao hơn tổng cung dẫn đến kích
thích giá tăng cao gây ra lạm phát.
i. Lạm phát do tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài cũng là nguyên nhân gây ra lạm
phát:
- Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá trước hết nó tác động lên tâm lý của những người sản xuất
trong nước, muốn kéo giá hàng lên cao theo mức giá của tỷ giá hối đoái.
- Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá nguyên vật liệu và hàng hóa nhập khẩu cũng tăng, khiến lạm phát
chi phí đẩy như đã phân tích ở trên tái diễn. Giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu tăng cao
thường kéo theo phản ứng dây chuyền làm tăng giá nhiều mặt hàng khác, nhất là các hàng hóa
của những ngành sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau.
j. Nguyên nhân khác
- Nguyên nhân chủ quan: các chính sách quản lý kinh tế chưa phù hợp của nhà nước đã làm mất
cân đối nền kinh tế quốc dân, tăng trưởng kinh tể chậm cũng đã ảnh hưởng đến nền tài chính
quốc gia. Nhà nước chủ trương tăng chỉ số phát hành tiền và sử dụng lạm phát như một công cụ
để phát triển kinh tế.
- Nguyên nhân khách quan: dịch bệnh, thiên tai, xung đột, chiến tranh…
1.5. Tác động của lạm phát:
Lạm phát có thể được phân thành nhiều loại khác nhau và có những tác động khác nhau đối với
toàn xã hội. Xét về góc độ tương quan, lạm phát được coi là mối lo ngại của toàn xã hội, tác động
đến mọi mặt của đời sống, trong đó có nhiều lĩnh vực, và nó cũng có tác động tích cực lẫn tiêu cực
đến nền kinh tế.
a. Tác động tiêu cực
Lạm phát ở các nước trên thế giới khi tăng cao và liên tục tác động xấu đến mọi mặt của đời sống
kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
 Lãi suất:
Việc tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế.
Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Ta có công thức:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Vì khi tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng muốn giữ lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh
nghĩa phải tăng và khi lãi suất danh nghĩa tăng lên theo. Lãi suất danh nghĩa tăng dẫn đến suy thoái
nền kinh tế và thất nghiệp gia tăng
 Thu nhập thực tế:
Mối quan hệ giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân được thể hiện thông qua
tỷ lệ lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa của người lao động không tăng thì
thu nhập thực tế sẽ giảm. Từ đó, ta có công thức sau:
Thu nhập thực tế = Thu nhập danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của các tài sản không có lãi mà nó còn làm giảm giá trị
của các tài sản có lãi, làm giảm thu nhập thực từ các khoản lợi tức cũng như các khoản lãi. Vì chính
sách thuế nhà nước được tính dựa trên thu nhập danh nghĩa. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, người đi
vay tăng lãi suất danh nghĩa dù cho thuế suất vẫn không tăng.
Do đó, thu nhập ròng (thực) của những người cho vay sẽ bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm
phát bị giảm xuống sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế xã hội. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ
lệ thất nghiệp tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn, niền tin của công chúng vào
chính phủ sẽ sụt giảm.
 Nợ quốc gia:
Lạm phát gia tăng dẫn đến chính phủ được lợi vì người dân cần phải đóng thuế nhiều hơn. Tuy
nhiên, nhược điểu của điều này là khi lạm phát tăng lên, nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm trọng. Bởi vì
nếu cùng một số tiền chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a” phí, nhưng trong tình trạng
lạm phát thì phải trả với “a + n” phí. Kết quả là nợ quốc gia ngày càng tăng.
 Phân bố thu nhập:
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống và người đi vay được nhận được lợi nhuận
bằng cách vay vốn để đầu cơ kiếm lời. Điều này làm tăng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế và làm
lãi suất tăng lên.
Lạm phát cao còn gây ra hành vi đầu cơ của những người có tiền lấy tiền của mình để vơ vét hàng
hóa, tài sản, tạo nên sự mất cân đối cung - cầu trầm trọng, thị trường hàng hóa và giá cả hàng hóa
tăng nhanh chóng.
Cuối cùng, người vốn đã nghèo sẽ càng nghèo hơn. Thậm chí họ còn không đủ khả năng chi trả
những hàng hóa tiêu dùng cơ bản, và những nhà đầu cơ trở nên giàu hơn qua việc vơ vét sạch hàng
hóa. Lạm phát như vậy có thể tàn phá nền kinh tế dẫn đến chênh lệch lớn về thu nhập và mức sống
giữa người giàu và người nghèo.
b. Tác động tích cực:
Lạm phát đã có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống hàng ngày của người dân và nền kinh tế,
nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích. Mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được xem là ổn
định nếu tỷ lệ lạm phát tự nhiên của quốc gia đó ổn định trong mức 2-5%. Sau đó:
- Nhu cầu tiêu dùng tăng
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
- Cho vay và đầu tư an toàn hơn
- Chính phủ có nhiều công cụ để thúc đẩy đầu tư vào nội tệ.
Lạm phát cao hơn cũng có thể thúc đẩy chi tiêu, vì người tiêu dùng có xu hướng mua nhanh trước
khi giá cả hàng hóa tiếp tục tăng. Ngoài ra, người tiết kiệm có thể thấy giá trị thực của khoản tiết
kiệm bị hao hụt, hạn chế khả năng chi tiêu và đầu tư trong tương lai.
c. Ảnh hưởng đến kinh tế và việc làm:
Trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự đạt đến mức toàn diện, lạm phát phải thúc đẩy kinh tế phát
triển.Sở dĩ như vậy là do tiền lưu thông nhiều hơn, tăng thêm vốn cho đơn vị sản xuất kinh doanh,
thúc đẩy tiêu dùng Chính phủ và nhân dân. Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với
nhau. Khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp sẽ giảm và ngược lại.
d. Đối với lĩnh vực sản xuất:
Tỷ lệ lạm phát cao tạo ra sự ổn định giả tạo trong quá trình sản xuất, với giá cả đầu vào và đầu ra
biến động liên tục. Hiệu quả sản xuất lẫn kinh doanh sẽ bị thay đổi, gây ra các biến động kinh tế làm
cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mức lạm phát, nguy cơ phá sản tăng cao.
e. Đối với lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát làm tăng nhu cầu đầu cơ tích trữ và dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Các doanh
nhân tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Khi lạm phát trở nên khó dự đoán hơn, đầu tư l
sản xuất sẽ trở nên rủi ro hơn và làm cho thị trường bị gián đoạn.
f. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:
Lạm phát đã làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng, cùng với sự sụt giá giá tiền tệ và điều chỉnh
lãi suất tiền gửi,dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay và không phù hợp
với những người có tiền mặt nhàn rỗi. Về phía những người đi vay, họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều
khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng khiến cho hoạt động của ngân hàng bị gián đoạn.
g. Đối với chính sách kinh tế tài chính nhà nước:
Lạm phát cũng làm cho nhà nước thiếu vốn, không thể phân bổ ngân sách cho các khoản phúc lợi
xã hội, …Các lĩnh vực mà nhà nước dự định đầu tư, hỗ trợ vốn cũng sẽ bị hạn chế hoặc đình trệ. Khi
ngân sách nhà nước bị thâm hụt dẫn đế các mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống xã hội sẽ không thể
thực hiện như đã đặt ra trước đây.

You might also like