You are on page 1of 18

CHIẾN TRANH TIỀN TỆ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA

CHÚNG TA
“Paper money is liable to be abused, has been, is and forever will be
abused, in every country which it is permitted.”
Tiền giấy đã, đang và sẽ luôn bị thao túng, ở bất kỳ các quốc gia nào mà nó
được phép lưu hành.
Thomas Jefferson, 3rd U.S President
Tháng 09/2019 là một tháng vô cùng kỳ lạ, là mốc son đánh dấu
những bước ngoặc kỳ lạ trên thị trường tiền tệ và hàng hóa trên toàn
thế giới:
1. Giá vàng tăng vượt mốc 1500$/ounce sau hơn 6 năm kể từ 2013,
nguyên nhân là do Trung Quốc và Nga gia tăng việc mua tích trữ vàng
toàn cầu.
2. Giá đồng Nhân dân tệ so với USD lần đầu vượt mốc 7.0 sau hơn 10
năm kể từ khủng hoảng kinh tế 2008.
3. Lần đầu tiên trong lịch sử chính sách nới lỏng định lượng-quantitave
easing được áp dụng gần như đồng loạt toàn cầu bởi các ngân hàng
trung ương cùng một lúc với cường độ ngày càng mạnh mẽ hơn.

Từ các dấu hiệu trên, chúng ta đã thấy được dường như trên toàn thế
giới không một quốc gia nào muốn đồng tiền của mình mạnh mẽ hay ổn
định nữa. Bóng ma ghê rợn của quá khứ đang kề cận chúng ta hơn bao giờ
hết, bóng ma đó được mang tên là currency war-chiến tranh tiền tệ.

Nhà đầu tư lừng danh Peter Lynch đã nói “Nếu bạn dành ra 13 phút
một năm để phân tích vĩ mô và dự đoàn thị trường như tôi thì bạn đã
phí phạm hết 10 phút”. Tuy nhiên, bản thân tác giả vẫn muốn bàn về vấn
đề đang rất hot và mang tính sống còn đối với nhà đầu tư cá nhân và dĩ
nhiên như mọi khi chúng ta sẽ tập trung bàn về mặt trái/phải và lịch sử-
thứ mà tác giả cho là bài học vô cùng quan trọng co\cho chúng ta học
hỏi và chiêm nghiệm thay vì mớ lí thuyết sách vở và các công thức
toán học gần như vô dụng, lịch sử luôn là người bạn tốt của các nhà
đầu tư và cả các nhà đầu cơ nghiêm túc, khiêm tôn, lý trí, biết trọng
lịch sử và biết mình biết ta.
I/ Định nghĩa, lợi và hại của chiến tranh tiền tệ.
Chiến tranh tiền tệ-currency war là cụm từ được biết đến nhiều nhất
tại Việt Nam chủ yếu là qua tác phẩm cùng tên của Song Hongbin mang
đầy tính chất thuyết âm mưu- tác giả viết thiên lệch quá nhiều về dạng tiểu
thuyết âm mưu với tính trục lợi ghê tởm của các nhà tại phiệt, chủ doanh
nghiệp, gia tộc tinh hoa nghe sơ thì thú vị nhưng nó ko thể diễn tả được
hết tính phức tạp thực sự của nền kinh tế toàn cầu-thứ mà rất ít người có
thể tận mắt chứng kiến, tiếp cận dữ liệu và có đủ tư duy trí tuệ để có
thể hiểu nổi.
Tại Âu-Mỹ, giới kinh doanh và điều hành vĩ mô tinh hoa của các nước
chỉ đơn giản cho rằng chiến tranh tiền tệ là một cuộc cạnh tranh phá giá-
competitive devaluation đồng tiền của quốc gia sở tại có chủ đích, bất
chấp lợi ích của các quốc gia khác nhằm mục tiêu lấy được lợi thế xuất
khẩu, bất chấp lợi ích của các quốc gia khác nhằm mục tiêu lấy được
lợi thế về xuất khẩu, hoặc nhằm mục đích tái thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế hoặc dùng để ngăn chặn đà suy thoái kinh tế của quốc gia đó.
Như vậy ta có thể thấy về mặt bản chất, chiến tranh tiền tệ là cuộc đua
phá giá tiền tệ giữa nhiều quốc gia. Tuy nhiên nó khác với việc phá giá
đơn thuần mà Việt Nam đã và đang làm suốt 20 năm qua ở 2 điểm:
Thứ nhất, có chủ đích: quốc gia khơi mào cuộc chiến tiền tệ thường có
mục đích gây chiến khi phá giá đồng tiền với kế hoạch/lộ trình được tính
bằng năm với cường độ lớn và mạnh mẽ.
Thứ hai, bất chấp lợi ích của các quốc gia láng giềng và đối tác thương
mại: ví dụ quốc gia gây chiến như Trung quốc sẽ phá giá mạnh mẽ nhằm gia
tăng thặng dư thương mại rộng hơn với các quốc gia láng giềng hoặc đối tác
thương mại bất chấp sự phản đối hay cân bằng lợi ích giữa các bên.
Để làm được việc này, một quốc gia có 2 biện pháp chính thông qua
phương pháp nới lỏng định lượng-quantitative easing- thứ thuật ngữ khó
hiểu mà các kênh truyền thông ra rả vào lỗ tai của chúng ta. Còn hiểu đơn
giản một cách chính xác dân dã thì nới lỏng định lượng chính là bơm tiền, in
tiền, tăng cung tiền mà người dân thường hay nói.
Về mặt nhân quả, phá giá chính là hệ quả của việc nới lỏng định lượng,
cả hai định nghĩa này đều có chung mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế hoặc ngăn cản đà suy thoái vĩ mô. Có 2 biện pháp bơm tiền chính và cách
hoạt chúng động như sau:
1. Can thiệp vào thị trường tiền tệ nội địa-money markets.
a. Nghiệp vụ cụ thể của Ngân hàng Trung ương:
i. Nghiệp vụ thị trường mở: dùng tiền mặt mua lại trái phiếu
chính phủ, tín phiếu Kho bạc từ các tổ chức tài chính-hay
còn gọi là tăng số dư bảng cân đối của Ngân hàng trung
ương
ii. Nghiệp vụ tái cấp vốn/chiết khấu giấy tờ có giá: cho vay
các tổ chức tài chính bằng tài sản đảm bảo/giấy tờ có giá
hoặc đáo hạn các khoản vay hiện hành với lại suất thấp
hơn.
b. Tác động (trên lý thuyết):
i. Tăng cung tiền trong hệ thống tổ chức tài chính
ii. Cung tiền sẽ lớn hơn cầu tiền
iii. Lãi suất giảm
iv. Nhu cầu vay tiêu dùng tăng, vay đầu tư tăng, vay kinh
doanh tăng.
 KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG TRỞ LẠI
2. Can thiệp vào dự trữ ngoại hối quốc gia-foreign exchange reserves.
a. Nghiệp vụ cụ thể của Ngân hàng Trung ương
i. In tiền mới/sử dụng tiền dự trữ nội địa để thu mua các loại
ngoại tệ và hàng hóa.
ii. Mua tích trự USD hoặc các đồng tiền dự trữ quốc tế khác
như JPY,GBP,CHF,AUD,CAD trên thị trường ngoại hối
quốc tế
iii. Mua tích trữ vàng, bạc, dầu mỏ hoặc các loại hàng hóa dự
trữ khác trên thị trường hàng hóa quốc tế
iv. Áp dụng chính sách chống đô la hóa, vàng hóa bằng cách
thu gom vàng, ngoại tệ trong dân một cách bắt buộc.
b.Tác động (trên lý thuyết)
i. Tăng cung tiền nội tệ trên thị trường quốc tế
ii. Cung tiền nội tệ lớn hơn cầu tiền nội tệ
iii. Đồng nội tệ mất giá
iv. Giá hàng hóa nội địa đem đi xuất khẩu rẻ hơn tương đối
với các quốc gia không phá giá đồng tiền.
v. v. Thặng dư thương mai tăng
 KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG TRỞ LẠI
Như vậy chúng ta sẽ thấy rằng việc in tiền tràn lan, bơm tiền giá rẻ tràn
ngập thị trường là một “tội ác” như tổng thống Jefferson từng lên án. Tuy
nhiên xét trên bình diện rộng lớn theo lý thuyết kinh tế vĩ mô thì việc bơm
tiền làm cung tiền lớn hơn cầu tiền thực ra đã gián tiếp thúc đẩy nhu cầu vay
vốn và kim ngạch xuất khẩu.
Đây là lý do khiến cho chính sách phá giá tiền tệ được các chính phủ
toàn thế giới ưa thích vì nó giống như 1 liều kháng sinh cho toàn bộ nền kinh
tế vĩ mô. Từ sau khủng hoảng 2008 tại Mỹ, EU suốt 10 năm, Nhật Bản suốt
20 năm, cho đến Hàn quốc, Trung quốc và giờ cả các nước châu Á mới nổi
khác như Ấn độ, Thái lan, Malaysia, Indonesia và cả Việt Nam chúng ta đang
thi nhau áp dụng đồng bộ chính sách này.
Đến đây có lẽ mọi người đang tự hỏi nếu phá giá tiền tệ thực sự tốt như
vậy thì tại sao tất cả các quốc gia ko phá giá đều đặn quách 10%/năm cho
rồi ? Lý do đơn giản nhất để giải thích vì bất cứ lĩnh vực nào có sự tham gia
của con người thì nó sẽ không còn tuân theo bất kỳ một quy luật toán, lý , hóa
hay khoa học gì nữa, và môn kinh tế học cũng sẽ không bao giờ dễ dự đoán
như cách 1+1=2 được.
Tuy nhiên, thứ tác động ở trên chỉ xảy ra trên trường hợp lý thuyết-
điều mà chúng ta cần phải rõ rang nó chỉ là lý thuyết, lý thuyết và lý thuyết.
Trên thực tế kết quả đa phần của trò phá giá tiền tệ thường đi ngược lại mong
muốn của quốc gia phát động. Tiêu biểu như trường hợp của Nhật Bản giảm
phát qua nhiều năm mà không có 1 chút hy vọng nào hồi phục, khối
Eurozone thì chưa lấy lại được đà tăng trưởng qua nhiều năm nay và bây giờ
cả 2 nước này đều bị dịch covid làm rơi vào tình trạng bắt buộc phải tăng
cung tiền chưa biết bao giờ dừng. Như vậy chúng ta thấy được trò chơi chiến
tranh tiền tệ có giới hạn của nó và nó chỉ có thể tác động gián tiếp và ngắn
hạn đến tâm lý của thị trường và còn rất xa mới có thể nói là biện pháp vĩnh
viễn để tăng trưởng.
Sauk hi tổng hợp rất nhiều ý kiến, nghiên cứu và quan điểm trái chiều
của các nhà đầu tư huyền thoại và các trùm học thuật nổi tiếng trên toàn thế
giới, tác giả đã tổng hợp được các mặt lợi và hại của chính sách phá giá tiền
tệ trên toàn thế giới như sau:
MẶT LỢI
-Tác động tâm lý tức thì: đây là lý do các quốc gia trên toàn thế giới
cực kỳ thích bởi vì nó tác động ngay lập tức đến yếu tố tâm lý của các thành
phần tham gia nền kinh tế. Chỉ cần một động thái giảm lãi suất cấp vốn hoặc
neo tỷ giá ở một mốc mới là đủ để phản ánh ngay lập tức vào giá cả cổ
phiếu, hàng hóa một cách nhanh chóng
-Xuất khẩu tăng, tiêu dùng tăng, giá tài sản cũng tăng:Do tác động của
việc cung tiền lớn hơn cầu tiền, giá cả xuất khẩu sẽ rẻ hơn tương đối trong
khi lãi suất trong nội địa rẻ hơn nên sẽ thúc đẩy nhu cầu vay tiêu dùng, vay
đầu tư và vay kinh doanh, ngoài ra vấn đề nhức nhối nhất nằm ở giá tài sản
tăng nhờ lãi suất so sánh rẻ hơn. Ví dụ cụ thể như cổ phiếu một doanh
nghiệp được mua với giá 10x với các yếu tố, triển vọng kinh doanh đều rất
tốt thì đột nhiên lãi suất trung bình vĩ mô giảm từ 9% xuống còn 6% nhờ
chính sách bơm tiền của Ngân hàng Trung ương, như vậy những nhà đầu tư
khác có thể trả mức giá cao hơn cho cổ phiếu này trong tương lai như 15x
chẳng hạn, tự nhiên cổ phiếu doanh nghiệp kia tăng gần 50% trong khi tình
hình kinh doanh của công ty không có gì thay đổi.
Tác động này còn khác tương tự đối với Bất Động Sản và các tài sản
sản như kim loại quý, Bitcoin…. Khi lãi suất trung bình rẻ hơn tương đối
làm giá trị tài sản tăng, vì thế quan điểm cung tiền càng tăng thì đất “vốn
không thể nở ra thêm” và các tập đoàn, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
-moat-con hào kinh tế và sở hữu khả năng tăng giá sản phẩm theo lạm
phát sẽ ngày càng tăng giá trong tương lai và cả các loại tài sản mới nổi như
Bitcoin cũng sẽ được hưởng lợi ở một mức độ nào đó.
Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý để đạt được mức sinh lợi tốt như trên
thì đòi hỏi ta phải mua được các tài sản ở giá tốt hoặc bất động sản có vị trí
tốt và giá bán hợp lý, đảm bảo một biên an toàn-mos đáng kể. Nếu ta mua
phải bất động sản kém an toàn pháp lý, vị trí không thuận lợi hoặc mua
phải cổ phiếu Bất động sản của các công ty có lãnh đạo tư lợi, hèn hạ kém tài
với định giá cao ngất ngưỡng thì cho du lãi suất vĩ mô có tốt đến đâu đi nữa
thì trong dài hạn ta vẫn thua lỗ.
MẶT HẠI
-Lợi nhuận thực tế của các nhà đầu tư ngoại giảm: Đây là một trong những lý
do khiến Fed và các Ngân hàng Trung ương khác thông thường sẽ giảm lãi
suất một cách từ từ và nhỏ giọt hoặc can thiệp vào tỉ giá trong biên độ nhất
định dao động trong khoảng từ 5%-10%. Lý do là vì bất cứ quốc gia nào trên
thế giới cũng phụ thuộc vào vốn FDI, FII để phát triển kinh tế, công nghệ và
nhân lực, do đó bất kỳ một cú phá giá nào sốc 20% trở lên sẽ có nguy cơ gây
ra một cuộc tháo chạy vốn ngoại ra khỏi đất nước nhằm tránh mức lãi thực tế
đi về số âm gây ra hiện tượng capital flight-mất niềm tin vào chính phủ.
Capital flight là bóng ma ám ảnh có sức tác động khủng khiếp và lâu dài lên
các nền kinh tế. Các ví dụ gần đây nhất là Thái Lan với khủng hoảng 1998
khiến nước này gần như dừng hẳn đà tăng trưởng khi các nhà đầu tư tháo
chạy; Nhật Bản giảm phát suốt 20 năm kể từ đợt tháo chạy thập niên 1990s;
các quốc gia như Hy Lạp, Argentina, Nga cũng lâm vào tình trạng vật vờ vất
vưởng trong những năm 2010s.
- Thu nhập thực tế của đại bộ phân dân cư giảm: Nếu trên thực tế cung tiền
tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu của nền kinh tế thì đại bộ phận dân cư
sẽ nghèo đi do lạm phát, giá cả tăng cao hơn mức tăng của lương. Đây cũng
chính là điểu nhức nhối nhất trong chính sách nới lỏng định lượng-in tiền vì
nó gây ra bất bình đẳng về thu nhập-khiến cho tầng lớp vô sản ngày càng
nghèo đi, chất lượng cuộc sống ngày càng giảm sút trong khi tầng lớp
giàu có sở hữu nhiều tài sản lại càng ngày càng giàu lên do các tác động
đã phân tích ở trên đẩy giá tài sản lên cao ngất ngưỡng. Bản thân tác giá
nhấn mạnh rằng cá nhân nhỏ bé như chúng ta gần như không thể tác động
lên chính sách nhà nước, điều duy nhất ta có thể làm là nhìn ra được tác
động sâu rộng của chính sách vĩ mô để từ đó có kế hoạch, kỷ luật và quyết
tâm sở hữu thêm càng nhiều tài sản càng tốt, bao gồm cổ phiếu, trái
phiếu, bất động sản, cơ sở kinh doanh/công ty riêng, vàng/kim loại quý,
trái phiếu. Crypto…. Để tử đó phấn đấu hưởng lợi từ thay đổi kinh tế thay
vì ngồi yên đó than thở và phó mặc cho trời.
-Tác động thực tế có thể không như mong đợi: Đây là nguyên nhân chính giải
thích tại sao lý giải kinh tế vĩ mô là môn xã hội phức tạp và khó lường chứ
không phải dễ như toán học công thức. Chẳng hạn một quốc gia chuyên xuất
khẩu như Nhật Bản, nếu Ngân hàng Trung ương nước này phá giá đồng tiền
khi kinh tế toàn cầu suy thoái thì kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản cũng
đừng hòng tăng trưởng khi tiêu dùng xa xỉ toàn câu giảm sút khiến Nhật Bản
dù phá giá đồng tiền 5%-10% cũng không thể khiến xe hơi Nhật hấp dẫn.
Kể cả lãi suất cho vay cũng chung số phận. Khi Ngân hàng Trung ương
giảm lãi suất tái cấp vốn cho các Ngân hàng thương mại thêm 2%-3% nhưng
tình hình nợ xấu lúc bấy giờ lớn đến nỗi chúng không thể cho vay tiếp được
các đối tượng khác mà phải xử lý nợ xấu hiện hữu làm dòng tiền bị ứ động ở
các Ngân hàng thương mại thay vì được tung ra nền kinh tế cho vay, từ đó rơi
vào vòng xoáy suy thoái trầm trọng thêm (hiện tại do dịch covid nên gần
như toàn bộ các ngân hàng thương mại toàn câu kể cả Việt Nam đang
rơi vào tình trạng thừa tiền-nói chính xác là bị tiền bị nghẽn cổ chai ở
Ngân hàng không thể bơm ra nền kinh tế).
Một ví dụ khác là khi một nước không có nền kinh tế mạnh nhưng lại
phá giá đồng tiền quá sốc, quá nhanh rồi gây ra hiện tượng sụp đổ nội tệ-dân
cư thì đổ xô nhau đi mua vàng, mua USD tích trữ, tiêu dùng giảm sút, nhà
đầu tư ngoại tháo chạy do capital flight, thị trường chứng khoán quốc gia
sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, xuất khẩu đóng bang, rơi vào khủng hoảng
và bẫy nợ như Venezuela, Zimbabwe…
-Phá giá trả đủa từ các quốc gia khác: Đây là rủi ro chính khiến Việt Nam
dù thâm hụt thương mại nghiêm trọng với Trung Quốc nhưng ta gần
như hiếm khi nào dám phá giá hơn mức neo với đồng Nhân Dân Tệ (Vì
thế hãy bớt chửi chính quyền), xét đến quy mô và sự quyết liệt, chịu chơi của
chính phủ Trung Quốc trong trò chơi chiến tranh tiền tệ này-đòn phá giá
20% đồng Nhân Dân Tệ gần như khiến toàn bộ nhửng cú đấm về áp
thuế mà tổng thống Trump tung ra 2 năm qua vào Trung quốc gần như
bị vô hiệu hoàn toàn, chẳng những vậy còn khiến cho tổng thống Trump
ngán ngẩm khi chính quyền Trung quốc bất chấp tình trạng capital
flight đáng sợ do phá giá đồng tiền, đồng thời khiến ông phải thay đổi
sách lược tấn công vào các công ty công nghệ của Trung quốc bất chấp
lợi ích của các công ty Mỹ.
Tóm lại sau những phân tích trên, các an hem trong group có thể thấy rằng
trò chơi phá giá tiền tệ khá hấp dẫn trong thời gian ngắn như một liều thuốc
kích thích nhưng nếu không thực hiện một cách bình tĩnh, từ tốn và có lộ
trình, đồng thời phải biết cách giữ vững tâm lý, niềm tin của cư dân và các
nhà đầu tư thì đây chính là con dao hai lưỡi có thể làm đổ sập nền kinh tế bất
cứ lúc nào.
Sau hi đã xem xét các mặt lợi và hại, giờ đây chúng ta sẽ tiếp túc tìm hiểu
lịch sử gần 100 năm của các cuộc chiến tranh tiền tệ và từ đó học hỏi, đúc kết
lại các kinh nghiệm có lợi cho chúng ta….
Còn tiếp.

CHIẾN TRANH TIỀN TỆ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA


CHÚNG TA
(tiếp theo và hết)
II/ Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ và hành động của chúng ta.
1/ Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ.
*Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất (1921-1936): Hậu quả Thế Chiến I, đại
khủng hoảng, từ bỏ bản vị vàng.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đức là quốc gia đầu tiên khơi
mào chiến tranh tiền tệ khi phải tin tiền như thác lũ để trả lương cho công
đoàn, trả nợ, trà chiến phí bồi thường cho phe đồng minh và làm sập đồng
Mark của mình với giai đoạn siêu lạm phát từ 1921-2923 (Có một câu chuyện
được truyền miệng giai đoạn này là một người phụ nữ đẩy một chiếc xe cúc
kích-xe rùa chở đầy tiền chỉ để đi mua 1 ổ bánh mì và sau đó khi quay trở ra
thì bà phát hiện chiếc xe đã biến mất, chỉ còn lại đống tiền).
Tuy nhiên, hành động phá giá này đã đạt được mục tiêu chính trị vô
cùng thành công. Với đồng Mark rẻ mạt, cả xuất khẩu hàng cơ khí/tiêu dùng
và du lịch của Đức tăng trưởng mạnh, tăng trưởng công nghiệp và việc làm
tích cực, GDP của Đức giai đoạn 1924-1929 tăng thuộc hàng nhanh nhất thế
giới-vượt cả Hoa Kỳ. Ngoài ra việc phá giá đồng Mark còn có 1 mục tiêu sâu
xa nữa là di dời sự thù địch và mâu thuẫn của người dân Đức từ trong nước
sang các nước Anh, Pháp vì các nước này đã đòi hỏi các khoản bồi thường
chiến phí cắt cổ, đồng thời chôn xuống hạt giống thù hận suốt cho suốt 1 thế
hệ người dân Đức lớn lên cực khổ trong hoàn cảnh lạm phát gần 20 năm sau
này và nhân đó Hiler đã tận dụng sự thù hận của người dân với các nước Anh
Pháp nhằm phát động Thế chiến lần hai.
Vì vậy, Đức là minh chứng đầu tiên có lý thuyết kinh tế học “tiền giấy
mà không gắn với vàng” có thể phá giá thoải mái nhằm hồi phục kinh tế-
miễn là con người, văn hóa, dự trữ ngoại hối và công nghệ sản xuất vẫn được
bảo tồn.
Năm 1926, cuộc Đại khủng hoảng bắt nguồn đầu tiên từ nước Anh khi
Winston Churchill-lúc bấy giờ đang là Bộ trưởng bộ Tài chính- ra một
quyết định sai lầm nhất lịch sử, mang tính chất tự vẫn tài chính với cả một
quốc gia:hạ nguồn cung tiền, bán vàng ra để tăng giá trị đồng Bảng Anh
(GBD) về mức trước chiến tranh ?????? Ngay lập tức, cung tiền vĩ mô
giảm mạnh cực sock, giá cả giảm ngay 50%, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, phá
sản khắp nơi, hàng triệu người phải ra đường ở…..
Đến năm 1931, sự hoảng loạn lên cao đến đỉnh điểm, vàng chảy từ Anh
sang các nước khác ở châu Âu và Mỹ quá lớn, buộc Ngân hàng Trung ương
Anh quốc phải từ bỏ bản vị vàng (tức từ bỏ neo đồng Bảng Anh so với 1
ounce vàng). Đồng Bảng ngay lập tức rớt giá 30%, một động thái phá giá
chưa từng có kéo theo các quốc gia khác như Nhật Bản và các nước Châu Âu
khác cũng lần lượt từ bỏ bản vị vàng, phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ thương
mại và cản đà suy thoái.
Ở diễn biến khác, cuối năm 1929, bong bóng chứng khoán vỡ tung tại
Hoa Kỳ khi Dow Jones giảm 12% trong một ngày và tình trạng kéo dài đến
tận năm 1932. Người dân chen lấn nhau đi rút tiền dẫn đến hàng loạt ngân
hàng trên đất Mỹ phá sản. Tỷ lệ thất nghiệp năm 1932 lên đến 20%, cao nhất
mọi thời đại.
Trước hoàn cảnh rối ren từ trong ra ngoài, các quốc gia đang phá giá
ngừng nhập khẩu hàng hòa từ Mỹ, các xí nghiệp nhà máy trong nước thi nhau
phá sản, tổng thống đương nhiệm lúc đó là ngài Franklin D,Roosevelt rat ay
ngăn cơn sóng dữ bằng cách phá giá đồng USD so với mốc 20.67$/1 oz vàng,
ra sắc lệnh bắt buộc mọi người dân không được tích trữ vàng và phải bán lại
cho chính phủ để đổi lấy tiền giấy (biện pháp này đã được chính phủ Việt
Nam học tập giai đoạn 2011-2012 nhưng thất bại thảm hại do sợ sự đàn
hồi từ người dân Việt Nam- những người không bao giờ chấp nhận việc
đưa vàng của mình cực khổ làm ra vào tay chính phủ).
Sau 3 tháng, đồng USD mất giá đến gần 70% so với vàng, được neo ở
mốc 35$/1 oz vàng suốt mấy mươi năm tiếp theo với hiệp ước Bretton Wood.
Sau khi Anh quốc từ bỏ bản vị vàng và đợt trưng thu vàng trong dân kèm phá
giá nội tệ của chính quyền Mỹ đã làm kinh tế phục hồi rõ rệt vào những năm
1934-1938. Một lần nữa tái khẳng định lợi ích của trò chơi chiến tranh tiền tệ.
Chắc anh chị em còn nhớ tác giả Benjamin Roth – The Great
Depression Diary mà chúng ta đã gặp trong bài viết Hậu Khủng Hoảng 1929.
Tác giả đã không còn có đủ tiền tiền tiệt để mua đất đai và cổ phiếu, trái
phiếu với giá rẻ mạt lúc bấy giờ, thứ mà nếu ông sở hữu vào năm 1934 sẽ
tăng gấp 15 lần chỉ trong vòng 5 năm kế tiếp.

*Chiến tranh tiền tệ lần thứ hai (1968-1987), Bretton Woods sụp đổ,
cuộc đại phá giá tiền tệ lần 2 của Hoa Kỳ.
Sau chương trình “súng và bơ” tốn kém của Mỹ thập niên 1960s- dùng
để hỗ trợ chiến tranh và cải cách nông nghiệp thì nguồn cung vàng dự trữ của
Mỹ quá ít so với nhu cầu in tiền để phát triển kinh tế, dẫn đến đồng USD
đang bị định giá quá cao khi neo ở mốc 35USD/oz vàng.
Đến năm 1971, do hậu quả thua tan nát ở chiến trường Việt Nam, tổng
thống Nixon lên Tv tuyên bố từ bỏ Bretton Woods, đóng cửa sổ chuyển đổi
USD thành vàng và tăng thuế quan lên 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ
Mỹ và châu Âu nhằm trừng phạt các đối tác gây thâm hụt thương mại với
Mỹ. Hiệp ước Smithsonian được ra đời, phá giá USD 9% so với vàng, đẩy
giá bang lên mức 38$/1 oz vàng.
Năm 1973, IMF tuyên bố khai tử hệ thống Bretton Woods, chính thức
kết thúc vai trò của vàng trong hệ thống tài chính quốc tế và thả lỏng các
đồng tiền với giá trị neo với nhau theo ngang giá sức mua hoặc bất cứ mức
nào mà thị trường định đoạt.
Lần này lợi thế đã không còn thuộc về nước Mỹ, họ đã quá xem nhẹ giá
trị của vàng từ ngàn năm nay. Giai đoạn 1973-1980 là giai đoạn tồi tệ của
Nixxon và Mỹ khi kinh tế rơi vào trạng thái lạm phát đình đốn-stagflation.
Dầu tăng gấp 4 lần, vàng tăng 20 lần từ 38$/1 oz vàng lên 850$/1 oz vàng.
Kim ngạch xuất khẩu giảm sút, thất nghiệp gia tăng, chiến tranh tiền tệ lần 2
hoàn toàn phá sản khi chính quyền Mỹ in tiền và tiêu tiền quá phung phí.
Từ cuối những năm 1980 đến 2000, nhờ sự phát triển của máy tính
(dot-com bubble), công nghiệp oto/hàng không và tiêu dùng/bán lẻ nội địa,
dòng tiền đầu tư ở nước ngoài một lần nữa tràn vào Mỹ, đẩy giá trị đồng
USD quay về mức cân bằng. Nước Mỹ lúc này mới quay trở lại được vị trí
siêu cường số 1 thế giới và học được bài học lớn nhất-phá giá đồng tiền
chưa bao giờ là biện pháp vĩnh viễn mà chỉ có sự sáng tạo, tính đổi mới,
nguồn nhân lực giá trị mới là biện pháp tăng trưởng kinh tế tuyệt vời và
vững chắc nhất-một bài học mà bất cứ quốc gia nào cũng nên học hỏi.
*Chiến tranh tiền tệ lần thứ ba 2008 đến nay: Sự tham gia của cường
quốc mới nổi Trung Quốc, hậu khủng hoảng tài chính 2008, sự cạnh
tranh quyền lực Mỹ-Trung.
Kể từ 1979, chính quyền Trung Quốc đã có một cuộc cải cách kinh tế
toàn diện- làm tiền để cho 30 năm phát triển thần tốc khi đề cao tầng lớp tư
bản, phát triển các đặc khu kinh tế như Thượng Hải, Thâm Quyến, thu hút
tầng lớp cư dân nông thôn dời lên các khu công nghiệp/đô thị, thu hút vốn
FDI/FII khổng l62 từ phương tây. Trong giai đoạn này, đồng nhân dân tệ phá
giá so với USD từ mức 1.5CNY/1 USD lên đến 6.5-7CNY/1 USD đến ngày
hôm nay.
Cuối những năm 2000s, quy mô GDP-công nghiệp xuất khẩu của
Trung quốc đã chen chân vào được top hàng đầu thế giới, với việc khối châu
Âu lập ra cộng đồng EU và đồng tiền chung Euro, thế giới hình thành thế
chân vạc chia ba của ba gã khổng lồ Mỹ-EU-Trung quốc tồn tại đến ngày
hôm nay.
Tuy nhiên, đến năm 2008, một tập hợp các sản phẩm phái sinh cực kỳ
phức tạp trên thị trường nhà đất Hoa Kỳ đã tạo nên một bong bóng tài chính
lơn chưa chừng có gây ảnh hưởng toàn thế giới. Sau đó, Fed dưới thời lãnh
đạo của Ben Bernanke và Janet Yellen đã buộc phải có chương trình nới lỏng
định lượng dài nhất lịch sử (nói cho sang mồm chứ vẫn hiểu là in tiền) dùng
để cứu (bailout) các ngân hàng phố Wall thuộc dạng Too big to Fail và giảm
lãi suất vĩ mô. Tình trạng in tiền này tiếp tục khiến Trung quốc và EU phải in
tiền đáp trả và hình thành chiến tranh tiền tệ lần 3 kéo dài đến tận hôm nay
vẫn chưa kết thúc.
Sự phá giá giằng co giữa Mỹ-Trung quốc-EU nhằm phục hồi kinh tế
tiếp tục kèo dài suốt thập niên 2010s, kéo theo sự phá giá của các quốc gia
đang tăng trưởng kém như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và các quốc gia có
nợ công lớn đầy rủi ro như Hy Lạp, Ý, Argentina và các quốc gia có dầu thô
xuất khẩu là chủ lực như Nga, Venezuela cũng dính đòn.
Tháng 04/2018, tổng thống Donal Trump phát động thương chiến lớn
chưa từng thấy vào Trung quốc, tăng cường vào tháng 8/2019 với 30% thuế
quan lên 250 tỷ $ hàng hóa đợt một và 15% thuế lên 300 tỷ $ hàng hóa đợt 2
của Trung quốc. Ngay lập tức, Trung quốc trả đũa bằng cách khơi mào chiến
tranh tiền tệ lần 3 khi in tiền hàng loạt, tăng dự trữ vàng và dầu mỏ, lần đầu
tiên đẩy giá vàng vượt ngưỡng 1500$/oz sau nhiều năm và phá vỡ đáy của
đồng Nhân dân tệ sau nhiều năm. Có thể nói Trung quốc đã công khai phá giá
20% đồng Nhân dân tệ, xóa bỏ hoàn toàn mức tác động thuế quan của chính
quyền tổng thống Trump về mặt danh nghĩa.
Đối mặt với cảnh này, FED đứng giữa tình thế tiến thoái lưỡng nan,
nếu phá giá đồng USD ngay thì có thể ăn ngay cú stagflation những năm
1970s, còn nếu không phá giá thì sẽ chịu thiệt hại về mặt xuất khẩu thặng dư
thương mại với Trung Quốc. Do đó họ tiếp tục biện pháp tái cấp vốn nhỏ giọt
khoảng 0.25% mỗi quý một cách cẩn trọng.
Tuy nhiên, kẻ phá bĩnh Covid 19 xuất hiện, đẩy toàn cầu vào thế bắt
buộc phải in tiền và in nữa, in mãi. Chúng ta đang được chứng kiến bong
bóng QE lớn nhất lịch sử đang hình thành và bây giờ câu hỏi không còn là
lạm phát có xuất hiện nữa hay không, mà đã chuyển qua When ? Khi nào ?
III/ Hành Động Của Chúng ta.
Tác giả khuyên các anh chị em hãy học theo các nhà đầu tư huyền thoại
như ngài Buffett và ngài Munger, đừng dự báo vĩ mô làm gì mà hãy hành
động tương ứng với trạng thái vĩ mô: tức khi trời đông lạnh, hãy trùm chăn
phòng thủ; còn khi trời trở nóng, hãy mở cửa và hành động quyết liệt. Đừng
bao giờ cố gắng đoán nhiệt độ sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu độ C và kéo dài
bao lâu vì đó chỉ là chuyện vô ích.
Đã có vô số cảnh báo liên tục về rủi ro chu kỳ kinh tế trong suốt 2 năm
nay như các cổ phiếu bluechips định giá cao, rủi ro chu kỳ kinh tế, rủi ro vay
nợ…đặc biệt là ở nhóm các tài sản vay nợ bằng ngoại tệ cao bằng USD/EUR-
là nhóm cực kỳ rủi ro do sẽ bị rút vốn tháo chạy hàng loạt ở mọi giá nếu
chiến tranh tiền tệ lan đến Việt Nam và gây ra tình trạng Capita Flight đáng
sợ. Tuy nhiên đại dịch Covid đã xuất hiện và gây ra xáo trộn kinh tế khủng
khiếp trên toàn cầu, do đó các anh chị em cần phải thiết lập trạng thái phòng
thủ ngay lập tức cho khối tài sản của mình và gia đình để bảo vệ mồ hôi nước
mắt trước những sóng gió chưa từng thấy của thời đại.
Do đó, các anh chị em cần làm đầu tiên lúc này là tránh xa các loại tài
sản nguy hiểm, có khả năng tháo chạy khi chiến tranh tiền tệ lan đến Việt
Nam như nhóm cổ phiếu Bất Động Sản-Ngân Hàng, hãy gia tăng tỷ trọng
tương đối các tài sản có độ thanh khoản cao trong ngắn hạn như tiền gửi kỳ
hạn ngắn, trái phiếu kỳ hạn ngắn và đặc biệt là vàng (khuyến nghị nên để
nắm giữ vàng khoảng 20% tổng tài sản) trước cơn điên in tiền khắp thế giới
do covid thúc đẩy.
Tiếp theo, để tránh bài học tiếc nuối của tác giả Benjamin Roth những
năm 1934 khi không đủ tiền để thu mua đất đai và các tài sản giá rẻ khác,
chúng ta cần phải lập trước kế hoạch cho bản thân và gia đình. Trước hết
chúng ta phải cắt hết các chi phí không cần thiết, hãy tập sống căn cơ/tiết
kiệm; thứ hai, phải cố gắng gia tăng thu nhập bất kể là gì, hãy làm việc cật
lực để được tăng lương, hãy mở một việc kinh doanh riêng ngoài giờ làm
hành chính, hãy học tập và đầu tư số tiền kiếm được an toàn, hợp lý-tất cả
những việc trên giúp ta có được dòng tiền đều đặn để chờ đón những ngày
mùa đông đang đến; thứ ba, phải cố gắng tăng tỷ lệ tiết kiệm/tổng thu nhập
lên ít nhất là 30%; và cuối cùng thứ mà chúng ta cần phải tập là kiên nhẫn,
kiên nhẫn và thực sự kiên nhẫn.
Trong dài hạn, việc phá giá tiền tệ sẽ làm lợi cho tầng lớp nắm giữ tài
sản (vàng, bạc, cổ phiếu, bất động sản, trái phiếu, Bitcoin….) nhờ việc định
giá được cải thiện do dư cung tiền. Do đó nếu ta đang nắm giữ những tài sản
tốt thì không việc gì phải sợ hãi nếu chúng sụt giảm trong ngắn hạn, thậm chí
khi giá sụt giảm còn là cơ hội để ta mua thêm tích trữ. Ngược lại, khi nắm
trong tay một số tiền nhàn rỗi lớn, chúng ta cũng không cần phải vội vã mua
tất cả những gì cố thể mà nên phân tích kỹ lượng, chọn những tài sản tốt với
giá cả hợp lý và mua vào một cách kiên nhẫn, từ tốn nhằm gia tăng biên an
toàn.
Khi các anh chị em đã chấp nhận được sự thật mà tổng thống Thomas
Jefferson đã đúc kết “Tiền giấy đã, đang và sẽ luôn bị thao túng, ở bất kỳ
các quốc gia nào mà nó được phép lưu hành”, các anh chị em sẽ ung dung
vô cùng vì đã hiểu được quy luật vận động của một chu kỳ kinh tế, tiền tệ, từ
đó tận dụng chúng một cách thông minh để tiến đến con đường tự do tài
chính một cách vĩnh cữu.

You might also like