You are on page 1of 17

Bài viết thân tặng các anh chị em Migoi.

Finance nhân dịp kỳ nghỉ năm


mới, hãy đọc và chiêm nghiệm bên tách trà hoặc café.
TÂM LÝ HỌC ĐẰNG SAU NHỮNG HÀNH VI SAI LẦM CỦA LOÀI
NGƯỜI
Nhiều năm lăn lộn, quan sát và nghiên cứu ở các thị trường khác nhau
như Chứng khoán, Crypto, Forex, Gold….tác giả từng gặp rất nhiều những
nhà đầu tư cá nhân có IQ cao, trẻ tuổi, sở hữu những khả năng tính toàn và
nắm bắt thông tin phi thường đến mức khó ai sáng bằng.
Tuy nhiên sau những năm sụt giảm mạnh của thị trường như 2008-
2011-2012-2015-2018-2020- những người mà tác giả đã đề cập ở trên ngày
càng thưa dần, một số đã từ bỏ thị trường, một số thì gia tài khánh kiệt, phá
sản, một số lại trốn nợ biệt tăm vì Margin….những người này đều có tâm lý
lo lắng, sợ hãi và tránh xa thị trường, những kẻ thông minh còn tồn tại thì đã
sa ngã bởi sự tự tin thái quá của chính bản thân.
Những người còn trụ lại được trên thị trường tài chính đầy khắc nghiệt
mà tác giả biết lại chính là những người khiêm tốn nhất. Họ là những nhà đầu
tư cá nhân tuy không chuyên nghiệp nhưng lại luôn cẩn trọng, biết tiến lùi
đúng lúc, không đứng núi này trông núi nọ và thỏa mãn với mức sinh lợi của
bản thân. Đặc biệt họ không bao giờ vay nợ, luôn có nhiều nguồn thu nhập
khác nhau để đảm bảo tài chính và luôn tự nghiên cứu kỹ lưỡng (DYOR- Do
Your Own Research.-Thực hiện nghiên cứu riêng của bạn) trước khi đầu
tư, không dễ dàng tin theo lời nói của những nhóm và cá nhân chuyên
“phím” kèo trỗi dậy theo uptrend và lặn biệt tăm ở downtrend, họ lại càng
dùng cặp mắt Tào Tháo đánh giá những thông tin mà các cá nhân có ảnh
hưởng trên thị trường-KOL cung cấp và luôn tự hỏi động cơ của họ là gì khi
cung cấp những thông tin mang tính chất lợi nhuận như vậy ? Những cá nhân
này sau nhiều năm gặp lại, tác giả đâu đó vẫn thấy trên những gương mặt ấy
xuất hiện những nụ cười bình thản, thoải mái và đầy am hiểu ngày nào.
Nhiều năm trước khi mới chập chững làm quen với thị trường tài chính,
tác giả từng ngộ nhận nơi đây là nơi chỉ dành cho những bộ óc siêu đẳng với
trí nhớ siêu phàm và khả năng phân tích tuyệt luân. Song càng đi dài, tác giả
càng cảm thấy trong thị trường tài chính, thứ quan trọng không kém chính là
trí thông mình cảm xúc-EQ. Một nhà đầu tư hay đầu cơ nếu am hiểm những
điểm hạn chế của bản thân, biết nhận thức những sai lầm phi lý trí của người
khác và kiểm soát được bản thân bằng kỷ luật mới chính là một người thành
công. Ngài Charlie Munger lừng danh đã nhiều lần trả lời khi được phỏng
vấn là:
Bí quyết thành công duy nhất của tôi ư ? Đó là lý trí (rationality). Nó
giúp tôi sống sót trên cuộc đời này.
Từ những điều trên, với chủ đề tâm lý học có thể giúp ích cho người
đọc dù cũ hay mới trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường còn non trẻ
và đầy cạm bẫy như thị trường Crypto và nhằm giúp những nhà đầu tư, đầu
cơ cá nhân nhỏ lẻ không chỉ hiểu hơn về thế giới mà còn hiểu hơn về bản
thân để tự sửa mình, để từ đó mới giữ được nụ cười thanh thản qua những
năm tháng đầy cạm bẫy phía trước. Tác giả xin lược dịch và phóng tác, trích
dẫn lại bài phát biểu huyền thoại của ngài Charlie Munger tại trường Havard
vào năm 1995 với tên gọi Tâm lý học đằng sau những hành vi sai lầm của
loài người-The Psychology of human misjudgement cho phù hợp với thị
trường Crypto hiện tại.
I/ Loài kiến, ảo thuật gia và cách đánh lừa bộ não con người.
Charlie Munger: “Khi tôi bắt đầu ngành luật cách đây gần 50 năm, tôi
đã hiểu ra rằng con người “là một loài sinh vật xã hội”, bị ảnh hưởng lớn và
hoàn toàn tự nhiên từ những hành vi của đồng loại xung quanh mình.
Càng trải đời, tôi dần bị bủa vây bởi những sự phi lý trí, cảm tính có
quy luật đến mức tôi không nghĩ rằng tôi có khả năng chịu đựng thêm được
nữa. Lúc đó, tôi biết rằng nếu tôi không có một hệ thống lý thuyết hành vi tốt
hơn, tôi sẽ khó đạt được những thứ tôi mong muốn trong cuộc sống. Và như
thế sứ mệnh đi tìm cho bản thân tôi một thứ lý thuyết tâm lý học bắt nguồn từ
đó.
Tôi đã được giúp đỡ đáng kể trong công cuộc tìm kiếm của mình nhờ
hai luồng tư duy. Thứ nhất, học theo châm ngôn sống của ngài Jacobi: “Nghĩ
ngược lại, luôn nghĩ ngược lại” (invert, always invert), tôi đi tìm sự thông
thái qua việc học hỏi từ những hành vi sai lầm của người khác. Thứ hai, tôi
trở thành một kẻ chuyên đi săn sai lầm đến mức tôi không quan tâm đến lằn
ranh giữa các lĩnh vực. Tôi không nghĩ rằng những vấn đề thực tế của cuộc
sống con người lại bị bó buộc bởi bất kỳ lĩnh vực nào, cho dù là vấn đề kinh
tế, mối quan hệ xã hội hay tội phạm học.
Ấy vậy mà tôi chỉ thực sự bắt đầu tiếp xúc với lý thuyết hàn lâm khi
đọc quyển Influence của ngài Robert Cialdini, một giáo sư tâm lý học ở bang
Arizona. Ngay lập tức, tôi mua cho tất cả những người con của tôi mỗi người
một bản. Tôi cũng tặng cho ngài Cialdini một cổ phiếu Berkshire hạng A để
cảm ơn đóng góp vĩ đại của ông cho xã hội.(tác giả chân thành khuyên quý
độc giả hãy đến ngay nhà sách gần nhất và đem về ngay tác phẩm
Influence-được xuất bản ở Việt Nam dưới tên gọi Những Đòn Tâm Lý
trong Thuyết Phục để đọc và hiểu tại sao quyển sách xứng đáng được
đích thân ngài Charlie Munger khen ngợi hết lời và dành hẳn 1 cổ
Bershike loại A để kính tặng tác giả, rất có thể quý độc giả còn có thể học
được những kinh nghiệm vô cùng hữu ích trong sách để áp dụng trong
cuộc sống và truyền đạt lại cho con cháu).
Phần lớn các độc giả của Cialdini cũng giống như tôi, muốn học và biết
cách tránh những bẫy tâm lý được thực hiện bởi những tay bán hàng-
salesmen và những tình huống lừa gạt trong đời. Với động lực đó, tôi đã tìm
đọc thêm 3 quyển sách nữa về tâm lý học, tự ghi nhận lại những học vấn,
luyện tập và kinh nghiệm sống để cho ra thứ tóm tắt của tôi-Munger về tâm
lý hành vi sai lầm của loài người như sau:
Loài kiến và các tác nhân kích thích (stimuli).
Tôi xin phép bắt đầu bài tóm tắt của mình về sự quan sát đối với loài
côn trùng. Dù việc so sánh bộ não của mỗi loài chỉ có xấp xỉ 100.000 tế bào
thần kinh với một loài có hàng tỷ tỷ tế bào thần kinh như loài người là khập
khiểng, song đối với quan sát của tôi, nó khá rõ rang rằng bộ óc con người
cũng hoạt động một cách phản xạ tự nhiên, đơn giản hóa đối với các tác nhân
kích thích bên ngoài (stimuli) y hệt như loài kiến, nhằm để dành năng
lượng xử lý các nhiệm vụ phức tạp hơn trong cuộc sống.
Loài kiến thường chỉ học được một ít hành vi từ kinh nghiệm, và ngược
lại chỉ phản ứng với 10 hay ít hơn các tác nhân kích thích được lập trình sẵn
trong não chúng. Chẳng hạn, trong một thí nghiệm, một vị giáo sư từng bôi
hương (pheromone) của một con kiến chết lên một con kiến còn sống, và lạ
lung thay, tự động những con kiến còn lại trong bầy liền đem con kiến đó vứt
ra khỏi hang đem chon, bất chấp sự giãy giụa chống đối của nó trong suốt
quá trình di chuyển. Trong một thí nghiệm khác, do được lập trình sẵn phải đi
theo con kiến ở phía trước mình, một giáo sư đã sắp xếp bầy kiến thành hình
vòng tròn khiến chúng phải nối đuôi nhau di chuyển vĩnh viễn mà không hề
hay biết. Đó là sự lập trình đơn giản của bộ não loài kiến, tuy hữu dụng ở đa
số trường hợp nhưng trong một vài trường hợp chúng lại gây ra nguy hiểm
nặng nề.
Trong cuộc sóng chúng ta thấy các tác nhân kích thích được lập trình
sẵn trong não đã làm hành vi của những con người trưởng thành tưởng chừng
như lý trí thì lại trở thành những thằng hề trong cuộc sống và lạ lùng thay,
những thằng hề này lại rất phổ biến, gần gũi đến mức gần như ai cũng có thể
liên tưởng được mình đã từng gặp những gã hề này.
Ví dụ gần gũi nhất chính là những kẻ buôn bán các sản phẩm/dịch vụ
mang tính kích thích đến sự hung phấn và hồi hộp trong não con người như
ma túy, cá độ, cờ bạc, game online. Những kẻ này đã kiếm được rất nhiều
tiền khi con nghiện liên tục lao vào dù bất chấp hậu quả có thể trông thấy
được. Trong cuộc sống hàng ngày, những thứ công nghệ thông minh như
smartphone, mạng xã hội kích thích hạt tò mò trong não chúng ta, khiến
chúng ta phải liên tục sử dụng, kiểm tra để có thông tin mới thông tin đó cực
kỳ vô bổ. Trên thị trường tài chính cũng vậy, từ crypto đến chứng khoán,
những tay to thao túng đánh vào tâm lý chạy theo đám đông của các nhà đầu
tư cá nhân bằng việc tạo cung cầu giả hay còn gọi là bơm thổi để tạo sự tự tin
cho hàng triệu con bạc đặt lệnh và ung dung ngồi giữa thu phí bất chấp thị
trường giá lên hay giá xuống, bất chấp con bạc long hay short.
Tác giả nêu lên những ví dụ này để quý độc giả thấy rằng trên cuộc đời
này, những kẻ thao túng thông minh, những người hiểu rõ các lập trình đơn
giản trong não bộ của chúng ta, sẽ rất dễ dàng trục lợi từ chúng ta nếu chúng
ta không nhận thức và hiểu được điểm yếu của bản thân và tự điều chỉnh
nó.
Ảo thuật và nhận thức sai lầm (misperception)
Ngài Munger lại tiếp tục phát biểu: Nhận thức của con người rất dễ bị
đánh lừa, nếu các so sánh đối nghịch (contrast) trong não bị thao túng để
không nhận ra sự khác biệt của các tác nhân bên ngoài. Một tay ảo thuật gia
chuyên nghiệp rất giỏi trong chuyện này, hắn có thể dễ dàng lấy chiếc đồng
hồ trên tay bạn mà bạn không hề hay biết. Đầu tiên, hắn có thể tác động lên
cổ tay bạn như thể đó chỉ là một cú chạm nhẹ, sau đó hắn sẽ tác động lên bộ
phận khác trên người bạn mạnh hơn, và cơ thể bạn sẽ quên béng đi tác động
nhẹ khác trên cổ tay bạn và thế là chiếc đồng hồ đã ngoan ngoãn nằm trong
tay của gã ảo thuật gia kia.
Một ví dụ khác nữa là khi một giáo sư tâm lý học yêu cầu các sinh viên
của mình bỏ hai bàn tay vào một xô nước nóng và một xô nước lạnh, sau đó
lấy ra và bỏ 2 tay vào một xô nước nhiệt độ thường. Bạn cứ làm thử và bạn sẽ
phát hiện hai tay thì một tay cảm thấy lạnh và một tay cảm thấy nóng dù rằng
cả 2 tay đều ở cùng 1 xô nước nhiệt độ thường. Sự đối nghịch một cách cao
độ (hight contrast) này là ví dụ kinh điển cho việc lập trình các so sánh đơn
giản trong não bộ con người.
Một khi đã hiểu được rằng bộ não của chúng ta dễ bị dẫn dắt bởi sự đối
nghịc đơn giản như thế nào thì bạn đã bước một bước dài trong sự nhận thức
rằng không khó để một tay ảo thuật gia hay cuộc sống ngoài kia lừa gạt bạn
dễ dàng nếu bạn không đề phòng.
II/ 25 xu hướng tâm lý sai lầm của con người.
Sau đâ, tác giả sẽ đề cập đến 25 xu hướng tâm lý sai lầm gần gũi và
phổ biến nhất của con người, thứ có nguy cơ gây ra cho ta những thiệt hại
một cách nặng nề nếu ta không cần trọng, bên cạnh đó tác giả cũng muốn đưa
ra một vài ví dụ trong kinh nghiệm đầu tư thực tế, nhằm giúp độc giả cảnh
giác trước những cái bẫy kinh điển trong thị trường tài chính và kể cả trong
cuộc sống.
1/ Tâm lý phản ứng mạnh mẽ với phần thưởng-Reward super-response
tendency.
Ngài Munger tiếp thục phát biểu: Mặc dù tôi luôn nghĩ rằng tôi đã ở
trongg top 5% những kẻ cùng trang lứa về việc nghiên cứu động cơ
(incentives), vậy mà tôi vẫn đánh giá thấp và luôn ngạc nhiên trước sức mạnh
của nó.
Một trong những ví dụ mà tôi ưa thích nhất là case của công ty chuyển
phát nhanh Federal Express (FedEx). Với yêu cầu phải thực hiện đóng gói và
chuyển nhanh những kiện hàng trong ca tối, ban lãnh đạo FedEx vô cùng
nhức đầu khi thấy nhân viên làm việc ca tối rất thiếu hiệu quả. Họ đã thử đủ
mọi cách từ tuyên truyền về trách nhiệm, đến việc kiểm điểm, lắp đạt camera
giám sát….vậy mà mọi thứ vẫn vô vọng.
Cho đến khi một kể thông minh trong bản lãnh đạo phát hiện ra rằng
chính sách trả lương theo giờ (pay by hour) hiện tại thúc đẩy động cơ kéo dài
giờ làm việc của các nhân viên ca tối lên. Ban lãnh đạo công ty ngay lập tức
đổi sang chính sách trả tiền theo ca (pay by shift), nhân viên nào làm xong
phần việc của mình thì cứ nghỉ về sớm. Ngạc nhiên chưa ? giải pháp hướng
đến lợi ích đó hoạt động cực kỳ hiệu quả và các kiện hàng của FedEx ngày
nay được xử ;ý thuộc top nhanh nhất thế giới.
Một case tương tự nữa là của Xerox, trong những ngày đầu lịch sử
Xerox, Joe Wilson cũng đã gặp tình huống tương tự. Ông phải đi xuống thực
tế ngay tại Xerox vì không hiểu tại sao một dòng máy in tốt và rẻ như vậy lại
có doanh số tệ hơn dòng máy cũ rất nhiều. Khi đến nơi ông mới giật mình
phát hiện chính sách hoa hồng (commission policy) của dòng máy cũ cho các
nhân viên sale rất cao, thành ra họ có động cơ đẩy doanh số sản phẩm chất
lượng kém cho khách hàng-những người đáng lẽ ra phải được đối xử tốt
hơn vì những đồng tiền họ bỏ ra.
Chúng ta cần phải ghi nhớ lời răn mà ngài Ben Franklin đã thuyết
phục:” Nếu phải thuyết phục, hãy tập trung vào lợi ích thay vì lý lẽ”.
Nguyên lý này là một la bàn định hướng vô cùng khôn ngoan trong cuộc
sống: đừng bao giờ nghĩ về thứ gì khác khi điều quan trọng nhất ta cần phải
biết chính là động cơ riêng của mỗi người. Một người mà có xuất thân
đàng hoàng tử tế vẫn có thể trở thành một kẻ thất đức trong môi trường
mà các động cơ tiền bạc làm lu mờ bản chất tốt đẹp của anh ta, giống
như trường hợp mà các nhân viên bán hàng của Xerox đã lừa dối các khách
hàng của họ chỉ để lấy được hoa hồng cao hơn vậy.
Những lĩnh vực dịch vu chuyên môn như tài chính, luật, y tế, giáo
dục, sữa chữa máy móc và đặc biệt là thị trường crypto- nơi mà sự băng
hoại về mặt đạo đức xuất hiện nhiều nhất vì tâm lý phản ứng với phần thưởng
xảy ra nhiều nhất do lợi thế thông tin của người cung cấp dịch vụ quá lớn
so với các khách hàng.
Tình trạng mâu thuẫn tâm lý thực dụng tràn lan như vậy sẽ khiến một
người thông minh sẽ phải:
*Đặc biệt sợ hãi và tránh xa các lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn,
khi chính sách thu nhập của người tư vấn không đi đôi với lợi ích của khách
hàng.
**Luôn kiểm tra lại kỹ lưỡng các lời khuyên một lần nữa và đặt tinh
thần khách quan lên trên hết.
Theo tác giả, xu hướng đầu tiên mà ngài Munger nhắc đến không phải
là sai lầm tâm lý của riêng ai mà là bài học để ta hiểu người, hiểu thế giới và
cẩn trọng hơn. Cũng như ngài Dala Carnegie đã dạy trong quyển Đắc Nhân
Tâm của mình:”Nếu bạn có thể đặt mình vào đĩa vị và suy nghĩ của người
khác được, thì bạn đã tiến một bước lớn trong sự nghiệp của mình”
Hiểu được xu hướng tâm lý này trên thị trường tài chính, các nhà đầu
tư cá nhân như chúng ta sẽ hiểu rằng:
-Tất cả các cá nhân, tổ chức có tiếng nói và ảnh hưởng trên thị trường
dù là chứng khoán, forex, gold hay crypto….đều muốn kiếm tiền từ phí giao
dịch của chúng ta hoặc các giao dịch của chính bản thân họ, họ có thể muốn
ta giao dịch càng nhiều càng tốt để thu phí từ chính chúng ta hoặc họ muốn
chúng ta “gánh” những thứ tệ hại mà họ muốn bán ra.
-Các kênh thông tin, tổ chức, hội nhóm….cung cấp thông tin, “phím”
kèo miễn phí thì họ sẽ thu tiền quảng cáo, các hình thức kinh doanh khác
hoặc thậm chí được các cá nhân, tổ chức lớn khác thuê viết bài với lợi ích hậu
hĩnh bất chấp chất lượng của các tài sản đề cập đến tốt xấu thế nào.
-Những Kol tài chính, các trưởng nhóm “gian manh” có thể sẵn sàng
làm bất cứ chuyện tồi tệ nào, bất chấp đạo đức để thao túng giá và thu lợi bất
chính hàng chục đến hàng tram tỷ đồng và những nhà đầu tư cá nhân ngờ
nghệch, dễ tin sẽ là con gà tuyệt vời để họ làm thịt khi có cơ hội.
Khi hiểu được các nguồn gốc thu nhập dẫn đến hành vi như vậy, ta
mới hiểu rõ hơn về các động cơ trên thị trường tài chính, từ đó rèn luyện
được đôi mắt đa nghi của Tào Tháo, không còn trở thành “bầy gà” để những
kẻ khác trục lợi trên xương máu.
2/ Tâm lý yêu thích-Liking/longving tendency
Tiếp theo ngài Munger chia sẻ: Ngoài yêu thích những đối tượng gần
gũi như gia đình, bạn bè thuở nhỏ, một người có khả năng rất cao sẽ yêu
thích việc được ngưỡng mộ và yêu thích bởi kẻ khác. Chúng ta thường thấy
như thế nào khi một người sẵn sàng phấn đấu cả đời để được ngưỡng mộ và
tận tâm yêu thích bởi những người xa lạ mà chẳng liên quan gì đến máu mủ
của anh ta cả.
Xu hướng này nhìn chung tạo động lực tích cực cho toàn xã hội, giúp
những bậc cha mẹ tạo ra của cải để nuôi dạy con cái, giúp con cái phấn đếu
để không phụ lòng cha mẹ, giúp những bạn trẻ ngưỡng mộ những tấm gương
phấn đấu để trở thành những tấm gương lớn hơn…
Tuy nhiên, một trong những hậu quả tương đối nguy hiểm là khi người
yêu thích (liver/lover) bắt đầu dùng thiên hướng tâm lý này để hợp lý hóa
cho việc:
-Làm lơ với lỗi lầm, hoàn toàn phục tùng những ý muốn của đối tượng họ
yêu thích
-Ưa thích mọi thứ về đối tượng chỉ vì người ưa thích có cảm tình với chúng.
-Loại bỏ tất cả những sự thật để thúc đẩy tình cảm
Tác giả xin trích dẫn lời nói của ngài Peter Lynch huyền thoại đã từng
căn dặn:”việc yêu thích cảm tính quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu
nhà đầu tư không làm bài tập về nhà-nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng đầu tư.
Ví dụ như trong thế giới Crypto, việc bạn thích những coin top như ETH hay
DOT….không có nghĩa đây sẽ là một khoản đầu tư tốt trên thực tế do vị thế
của mỗi người là khác nhau. Trên kinh nghiệm của tác giả, để tránh cạm bẫy
tâm lý này, một nhà đầu tư cá nhân lý trí cần phải”
*Tìm hiểu thật kỹ về tỷ trọng lợi nhuận, các nguyên tác cơ bản của đồng
coin/token mà ta ưa thích. Chẳng hạn dù tôi thích dùng USDT trên mạng lưới
trc20 của Tron để tiết kiệm chi phí nhưng tôi vẫn cho rằng Tron là một coin
không đáng để đầu tư do không thỏa mãn được các tiêu chí cơ bản và có một
CEO chiêu trò lắm tài nhiều tật, sẵn sàng tiễn nhà đầu tư đu đỉnh dài hạn.
Một ví dụ khác là tôi nhận thấy quá nhiều người sùng bái một số đồng coin
quá mức, bất chấp định giá như tên lửa của nó lên đến tầm 26$-40$ dù thực
tế công nghệ không có gì nổi trội và đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn kém cỏi
hay một đồng coin khác tự cho mình độc quyền lĩnh vực đang phát triển và
định giá gấp 200 lần giá ICO dù chỉ mới ra mắt được 7 tháng, dính phốt bị
hack, lãnh đạo biệt tăm không xuất hiện chưa kể đến câu hỏi tại sao không ai
cạnh tranh lĩnh vực đó với nó ? Có gì đó không ổn mà vùng biển xanh này lại
không xuất hiện đối thủ cạnh tranh ?
** Hiểu rõ và đánh giá khách quan lợi thế cạnh tranh và các yêu tố cơ bản
của một dự án: Dù tôi rất thích sử dụng dịch vụ của UNI SWAP và thường
xuyên swap token trên sàn DEX này nhưng khi nghiên cứu kỹ về tình hình
thực tế ảm đạm và một rừng đối thủ cạnh tranh đang rình rập, chia cắt thị
phần cực kỳ hung hãn của UNI SWAP như SUSHI SWAP,
MOONISHSWAP, 1INCH và hàng loạt sàn DEX có thể được fork ra một
cách hết sức dễ dàng, chưa kể việc CEO của UNI SWAP ra sức bác bỏ việc
UNI SWAP không cần sử dụng giải pháp Oracler số 1 thị trường đã là một
dấu chấm hỏi lớn…. đến đây thì tôi biết rõ ràng đây là một khoản đầu tư tồi
và kiên quyết bỏ qua thay vì để sự ưa thích cá nhân làm lu mờ lý trí của bản
thân mình.
3/ Tâm lý ghét bỏ-Disliking/hating tendency
Ngài Munger: “Trái ngược với xu hướng tâm lý yêu thích trên, loài
người vốn đã sinh ra để ghét nỏ và thù hằn ngay từ đầu.
Lịch sử loài người của chúng ta tràn ngập các cuộc chiến tranh của các
bộ tộc, tôn giáo, chính trị. Israel và Palestine mâu thuẫn với nhau hàng nghìn
năm. Đúng như một câu châm ngôn thông thái nhất mà tôi từng nghe: Chính
trị là nghệ thuật của các trò tuyên chiến vì thù ghét nhau. Tâm lý ghét bỏ còn
hiện diện ở cấp độ gia đình, nơi mà chính những anh chị em ruột thịt đấu
tranh, giành giật tài sản thừa kế và thù ghét nhau qua hàng chục năm.
Cũng tương tự như tâm lý yêu thích quá mức, hậu quả của tâm lý thù
hằn là: một, chối bỏ những điểm tích cực và giá trị mà những đối tượng ta
ghét bỏ mang lại; hai, ghét những sản phẩm/dịch vụ/con người chỉ vì liên kết
trong quá khứ của ta”
Tác giả cho rằng sự phi lý trí đến từ tâm lý thù hằn phổ biến và có thể
gây hại cho kết quả đầu tư của ta một cách đau đớn nhất nếu ta không biết
hạn chế nó.
Bản thân tác giả từng tận mắt thấy những người và hội nhóm lớn trong
làng crypto nắm giữ 1 coin được xếp vào loại Orcaler thể hiện rõ sự thù hằn
với những người đang nắm giữ một coin Orcaler khác khi những người này
nêu ra những điểm yếu, rủi ro của coin bọn họ đang nắm giữ và những điều
họ nói hoàn toàn có lý lẽ, dẫn đến việc những người và hội nhóm này trở nên
cảm tính, ghét bỏ và kiên quyết không bao giờ nắm giữ đồng coin Orcaler
cạnh tranh trực tiếp với coin họ đang nắm.
Để tránh bẫy tâm lý này, ta nhất thiết phải chịu khó lắng nghe các ý
kiến trái chiều từ những người am hiểu trong ngành, từ chính đối thủ cạnh
tranh và đôi khi từ chính những khách hàng đang sử dụng những dịch vụ của
chính ta.
4/ Tâm lý xóa bỏ sự nghi ngờ để quyết định nhanh-Dout/avoidance
tendency.
Ngài Munger: “ Bộ não con người chúng ta được lập trình để loại bỏ
nghi ngờ nhằm quyết định thật nhanh. Thử nghĩ một con mồi như vậy mà cần
vài phút suy nghĩ xem nên làm gì khi thú dữ tấn công thì ắt đã không thể tồn
tại được đến ngày nay. Song, câu hỏi nên được đặt ra ở đây là điều gì gây ra
tâm lý xóa bỏ nghi ngờ để quyết định nhanh ? Một người không hề bị đe dọa,
hối thúc ấy vậy mà vẫn bị một động lực nào đó xóa tan nghi ngờ và quyết
định sai lầm. Điều này xảy ra cực kỳ phổ biến trong các tôn giáo cực đoan.
Chúng ta sẽ bàn về điều này kỹ hơn khi nói về xu hướng tâm lý đám đông
(social-proof) và xu hướng tâm lý bị áp lực (stress influence) ở các phần sau
vậy”….
Với bản năng vốn có của loài người, độc giả hãy thử tưởng tượng nếu
trước mặt ta là một đám đông đang tháo chạy thì ắt hẳn trực giác của ta cũng
cho ta biết rằng hành động tiếp theo nên là chạy theo đám đông đó hơn là
đứng đó nghi ngờ. Trên thị trường tài chính cũng vậy, khi thị trường lao vào
một cách hào hứng hoặc bán tháo một cách hoảng loạn, tuyệt vọng thì 50%
họ sẽ là người nhận định đúng hoặc sai. Điều mà ta cần làm chính là hãy trì
hoãn sự thông minh-intelligent delay.
Theo kinh nghiệm của bản thân tác giả, khi ta thu thập chưa đủ thông
tin, ta không nên hành động một cách quá nhanh. Có hai thứ kỷ luật ta cần
phải thiết lập sẵn trong tâm trí để chống lại xu hướng này:
* Hãy cho bản thân thời gian 1 ngày để suy nghĩ thật thấu đáo, hoặc 1 tuần
trước khi ra quyết định mua hoặc bán, nhằm giúp ta trì hoãn việc quyết định
nóng vội thiếu thận trọng.
** Nếu rơi vào trường hợp bắt buộc phải mua hoặc bán, hãy thực hiện từng
phần một, có thể là 1/3 khối lượng để dàn trải rủi ro.
*** Cuối cùng, nếu có xuất hiện sự nghi ngờ thì hãy tin vào nó thay vì hành
động bất cẩn. Tôi tin rằng trực giác của chúng ta luôn có sức mạnh nhiều hơn
chúng ta nghĩ.
5/ Tâm lý nhất quán trong tư duy-commitment&consistency tendency.
Cực kỳ quan trọng trong thị trường crypto.
Ngài Munger:” Bộ não của loài người chúng ta được lập trình để ngại
thay đổi. Chúng ta thấy điều này cực kỳ phổ biến trong thói quen của con
người, kể cả thói quen tốt lẫn thói quen hủy hoại. Rất hiếm người có thể tự
liệt kê những thói quen xấu của mình ra và tự hào rằng mình đã tiêu diệt được
nó- thậm chí một số người còn không thể nhận ra chúng. Và như thế, nhiều
người dần chấp nhận các thói quen của mình như số phận, rồi từ bỏ việc thay
đổi.
Một quy tắc ở đây để giải quyết lại một lần nữa đến từ lời khuyên của
ngài Benjamin Franklin trong quyển Poor Richard’s Almanack:”Một tấc
phòng ngừa còn hơn một tấn chữa trị- One ounce of prevention is worth a
pound of cure. Với tâm lý nhất quán trong tư duy, việc ta đề phòng các thói
quen hủy hoại như cờ bạc, rượu chè, tiêu pha, lười biếng, trì hoãn… việc đề
phòng có lợi hơn rất nhiều so với việc phải chữa trị thứ thói quen xiềng xích
trói buộc ta.
Ngoài thói quen, xu hướng tâm lý nhất quán này còn làm tư duy não ta
như cô đặc lại, khó chịu với các thay đổi. Ngài Lord Keynes từng làm nghiên
cứu với một nhóm người thông minh trong trường đại học danh giá nhất. Và
nhạc nhiên chưa, lúc này ông nhận ra các ý tưởng mới khi được đưa vào thảo
thuận trong nhóm ấy đều bị gạt bỏ một cách nhanh chóng đầy bảo thủ, tất cả
chỉ vì ý tưởng đó trái ngược với các niềm tin đã được hình thành từ trước.
Từ nhiều nghiên cứu khác nữa cộng lại, ông mới kết luận rằng não
người cũng giống trứng loài người vậy- the human mind is a lot like the
human egg. Khi con tinh trùng đi vào bên trong trứng, mọi cánh cửa tự động
đóng lại, ngăn tất cả các con khác đi vào. Não ta hoạt động với cơ chế chẳng
khác gì như thế. Một ý tưởng ta cho là hay, từng hoạt động tốt trong quá
khứ, đột nhiên gặp ý tưỡng khác hơn hoạt động tốt hơn ý tưởng trong
quá khứ của ta nhưng đầu óc ta vận tự động “đóng lại” một cách lạ
thường.
Có thể nói, người mà nghĩ ra liệu pháp hay nhất cho xu hướng tâm lý
này là Charles Darwin. Ông tự rèn luyện cho ông thói quen khách quan: tìm
kiếm mạnh mẽ (intensively) những bằng chứng chống lại các lập luận trước
đây của ông-đặc biệt khi lập luận của ông cảm thấy rất hay. Ông chính là
minh chứng của việc lợi dung bẫy tâm lý của con người để hình thành nên
một trong bộ óc vĩ đại nhất lịch sử”
Tác giả cho rằng đây là một trong những bẫy tâm lý quan trọng nhất,
khó kiểm soát nhất trong đầu tư, dinh doanh.
Nhìn một cách khách quan, tâm lý nhất quán trong tư duy giúp ta duy
trì những thói quen tốt, giúp mọi người giữ lời hứa trong cuộc sống, tuy nhiên
trong đầu tư crypto, nó là một nhân tố tiêu cực trong thói quen, thậm chí nó
còn là vật cản trở ta nhìn ra rủi ro hiện hữu của những coin/token mà ta
đang nắm giữ.
Để giúp quý độc giả dễ hình dung về tác hại của loại tâm lý này trong
lĩnh vực đầu tư. Tác giả xin kể lại bài phát biểu nhân dịp đến thăm công ty
Google của ngài Mohnisg Pabrai- một nhà đầu tư kiệt xuất hiện đang quản lý
Qũy Pabrai Fund và là tác giả của quyển sách nổi tiếng Nghệ Thuật Đầu Tư
Dandho, đồng thời cũng là một người rất ngưỡng mộ ngài Buffett và ngài
Munger. Thông qua bài phát biểu của ngài Monish Pabrai, hy vọng quý độc
giả sẽ hiểu ra tại sao gốc rễ tâm lý sâu xa của vấn đề này lại cực kỳ có hại
trong sự nghiệp đầu tư.
Ngài Monish Pabrai nói: “ Cách đây nhiều năm tôi có dịp ăn tối với
nhóm các nhà quản lý quỹ Capital Group nổi tiếng tại nhà riêng của ngài
Charlie Munger. Qũy Capital Group vốn rất nổi tiếng với lịch sử 85 năm ở
vùng Los Angeles, California với hơn 1400 tỷ USD tài sản quản lý. Việc
quản lý số tài sản khổng lồ đó bắt họ phải phân chia từ 10 đến 20 nhà quản lý
quỹ-và mỗi người đầu tư danh mục cùng một số vốn rất lớn là 100-200 tỷ
USD, bọn họ đều đạt được những thành công nhất định. Song một vài năm
trước khi bữa ăn tối đó xảy ra, họ nghĩ ra việc lập một quỹ có tên gọi là Best
Idea Fund-Qũy ý tưởng tốt nhất, một cái tên đầy cao ngạo. Và cứ mỗi 1 nhà
quản lý quỹ, họ sẽ đóng góp 1 loại cổ phiếu tuyệt vời nhất theo quan điểm
của họ. Và ngạc nhiên chưa, quỹ này thay vì thành công vang dội thì nó lại
thất bại một cách thảm hại nhất, thua cả chỉ số thị trường chung như S&P 500
và Dow Jones rất nhiều.” Ngay sau đó, ngài Charlie Munger đã đặt ra câu hỏi
chủ đề trong bữa ăn tối hôm đó là: “Tại sao lại như vậy ? Tại sao những cái
đầu thông minh nhất khi ngồi lại với nhau lại cho ra những ý tưởng thất
bại một cách cay đắng ?”. Tuy nhiên vì bữa tiệc bỗng dung được dọn ra và
mọi người đổi choc ho nhau nên chủ đề đó rơi vào quên lãng. Mãi đến 6 năm
sau tôi mới quyết tâm hỏi ngài Munger để tìm ra lý do.
Và ngài Munger trả lời tôi rằng:” Tôi nhớ rất rõ câu chuyện đó chứ, cho
đến thời điểm này, Capital Group đã thử ý tưởng lập một quỹ tốt nhất với đội
hình ALL START và một lần nữa vẫn thất bại một cách nặng nề. Đó là bởi
vì trí tuệ của con người cũng khá giống với trứng của con người vậy. Một lhi
ý tưởng đầu tiên đi vào, nó sẽ tự động đóng lại và không bao giờ chào đón
các ý tưởng phản biện khác nữa.”
Tôi đã hoàn toàn bất ngờ và cảm thấy vô cùng thú vị với đoạn ví von
đó của Munger. Và khi thử nhìn lại thế nào khi hầu hết các nhà đầu tư khi
nghiên cứu và chọn lựa quá sâu một loại coin/token nào đó và bị kết dính với
ý tưởng đó suốt quá trình mặc cho những thay đổi về nền tảng cơ bản hoặc
xuất hiện các cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn.”
Một ví dụ thứ 2 có lẽ sẽ khiến cho quý độc giả cảm thấy gần gũi hơn vì
liên quan trực tiếp đến thế giới crypto và là kinh nghiệm mà tác giả và những
người bạn đã trải qua một cách đau thương. Chắc quý độc giả đã từng nghe
nói đến Token TNC huyền thoại của Scam Artis David với đợt ICO cực hot,
huy động được 20 triệu USD với lời quảng cáo mỹ miều là Layer 2 cho Neo
với công nghệ dựa vào Raiden và code lại cho Neo Blockchai, với tầm nhìn
mà tương thích với mọi Blockchain do David chém gió ra, bản thân tác giả và
những người bạn cực kỳ hào hứng với ý tưởng này và quyết định xuống tiền.
Dù rất cản thận đánh giá và DCA hằng tháng nhưng những cái đầu có thể nói
là thông minh nhất thị trường Crypto ngày đó gần như bị David che mắt, bịt
tai do ảnh hưởng bởi tâm lý nhất quán trong tư duy. Không một ai trong
nhóm nhìn ra được downtrend khủng khiếp sắp tới hồi 2018 và những dấu
hiệu bất minh của dự án TNC như Neo chưa bao giờ công bố TNC là đối tác
và David là một kẻ miệng lưỡi trơn tru….Khi nhận ra thì gần như tất cả đều
đã trôi theo con sóng downtrend khủng khiếp 2018..
Qua những ví dụ trên, có lẽ quý độc giả đã hình dung được thiệt hại
khủng khiếp do kiểu tâm lý này mang lại, để tránh ảnh hưởng bởi bẫy tâm lý
này, chúng ta cần phải:
*Thứ nhất, việc đầu tiên mà các nhà đầu tư cá nhân chúng ta cần làm là loại
bỏ các thói quen xâu, bao gồm: Hành động cảm tính ( chạy theo đám đông
mà không biết tại sao), xem giá coin/token liên tục từng phút một, mua hoặc
bán liên tục, sử dụng margin bừa bãi với mục đích làm giàu nhanh…Khi bỏ
đi các thói quen xấu của kẻ thua cuộc này và học theo các thói quen tốt của
các nhà đầu tư đại tài khác, theo thời gian, ta sẽ dần dần gặt hái được các
phẩm chất của một nhà đầu tư thành công.
**Thứ hai, ta phải học theo ngài Darwin, luôn đi tìm kiếm những rủi ro hiện
hữu có thể xảy ra của coin/token mà ta đang nắm giữ ngay cả khi ta đang có
lợi nhuận rất lớn từ chúng. Tác giả đã từng chứng kiến rất nhiều các nhà đầu
tư thành công khi nắm giữ được các coin/token tốt trở nên tự tin và chủ
quan dần với các rủi ro. Ta phải luôn đi tìm những dẫn chứng ngược lại, từ
rủi ro vi mô cho đến vĩ vô, rủi ro ban lãnh đạo coin/token do mọi thứ đều có
thể xảy ra. Bài học của Bill Ackman, Bill Miller và rất rất nhiều các quỹ đầu
tư crypto 2018 vẫn còn đó. Ta phải luôn am hiểu mọi rủi ro và theo sát dự án
mà ta đang đầu tư nắm giữ.
Tác giả luôn ghi nhớ một châm ngôm tuyệt vời mà ngài Munger đã
từng phát biểu:”Tôi không bao giờ tham gia một khoản đầu tư mà kẻ
khác hiểu rõ về rủi ro của dự án nhiều hơn tôi”. Chúng ta nhất định phải
là người nắm rõ rủi ro của dự án nhiều hơn ai hết, đó là điều quan trọng nhất.
(Còn Tiếp)

You might also like