You are on page 1of 7

“Bí mật tư duy triệu phú” –

T.Harv Eker
Đề bài: Sự khác biệt trong tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo
theo T Harv Eker

I . Các khái niệm:


1. Tư duy là gì?
- Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
- Đặc điểm:
 Tính có vấn đề
 Tính gián tiếp
 tính trừu tựng và khái quát
 gắn liền với ngôn ngữ
 liên hệ với nhận thức cảm tính
- Các giai đoạn của 1 quá trình tư duy:…

2. Thế nào là người giàu, người trung lưu, người nghèo?


- Thường khi nói đến Giàu – Nghèo người ta nghĩ ngay đến vấn đề tài chính, vật chất, tiền
bạc. Ví như Tổ chức Y tế thế giới WHO khi đánh giá về giàu nghèo đã căn cứ trên mức thu
nhập bình quân đầu người. Hay như bản thân chúng ta khi đánh giá mức độ giàu nghèo của
một người cũng chỉ nhớ tới vật chất hay hào nhoáng bên ngoài của họ mà quên đi những
khía cạnh khác của Giàu – Nghèo. Trái ngược với những quan điểm đó, trong cuốn sách
của mình, tác giả T.Harv Eker nói về người nghèo, người giàu ở đây là về suy nghĩ, tư duy,
tâm lý nói chung chứ không chỉ về tài chính, vật chất. Ông đã không đưa ra những định
nghĩa cụ thể mà sử dụng chính những khác biệt trong tâm lý giữa người giàu và người
nghèo để đem lại cho độc giả cách hiểu chính xác và rõ ràng nhất.
- Nói về người trung lưu, theo T.Harv Eker, đa số người thuộc tầng lớp trung lưu xuất thân
từ cảnh khốn khó. Họ sống theo phương châm: “Của cải trên thế gian này chỉ có bấy nhiêu

thôi, chừng đó không bao giờ đủ để chia cho tất cả mọi người, và bạn không thể có được
mọi thứ bạn muốn”. Vì vậy họ thường có tư duy an toàn , lựa chọn các công việc an toàn, ít
sự mạo hiểm
II. phân tích sự khác biệt tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo
1. “Bí mật tư duy triệu phú”- T. Harv Eker
Trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú, tác giả T. Harv Eker đã chỉ ra những nét
cơ bản trong suy nghĩ, tư duy và hành động mang yếu tố quyết định đến việc bạn trở thành một
người Giàu có hay Nghèo khó. Sự khác biệt cơ bản giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy
nghĩ. Ngay cả khi bạn biến một người giàu thành một người nghèo rớt mồng tơi, anh ta có thể
giàu có trở lại trong một thời gian ngắn duy của chính mình.
1. Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ
2. Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.
3. Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có
4. Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.
5. Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
6. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.
7. Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
8. Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.
9. Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.
10. Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.
11. Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.
12. Người giàu: Suy nghĩ “cả hai”.
Người nghèo: Suy nghĩ “hoặc là/ hoặc”
13. Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.
14. Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.
15. Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.
16. Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
17. Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển
Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hế
Như ta đã thấy tư duy của người giàu và người nghèo luôn khác nhau. Tuy rằng
ở cùng vấn đề họ suy nghĩ đến cùng một việc nhưng cách thức và tính chất hành
động lại khác nhau. Người giàu luôn suy nghĩ đến việc làm hết mình, làm những gì
mình có thể làm, dốc hết sức để làm được điều mình muốn. Nhưng ở người nghèo
tư duy của họ lại an toàn, lười biếng, không có những suy nghĩ “liều” đến như vậy.
Những người giàu thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó trong khi người
nghèo hiểu một cách lơ mơ về tất cả các lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực của họ. Một
người còn khả năng phát triển khi họ còn khả năng học hỏi. Đó là điều bạn nên nhớ
trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là khi bạn muốn mình trở thành một người giàu có!
Tất cả quay về một điều cơ bản: bạn cần rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề
của mình và như thế, tất cả với bạn sẽ là không là gì.
3. Nói về người trung lưu, theo T.Harv Eker, đa số người thuộc tầng lớp trung
lưu xuất thân từ cảnh khốn khó. Họ sống theo phương châm: “Của cải trên thế gian
này chỉ có bấy nhiêu thôi, chừng đó không bao giờ đủ để chia cho tất cả mọi người, và bạn
không thể có được mọi thứ bạn muốn”. Vì vậy họ thường có tư duy an toàn ,
lựa chọn các công việc an toàn, ít sự mạo hiểm
3. Cơ sở lý luận:
Con người ko ai có quyền lựa chọn hoàn cảnh mình sinh ra, có người sinh ra
trong giàu có nhưng cũng có người kém may mắn hơn. Tuy nhiên không thể phủ
nhận là phần lớn chúng ta ai cũng có ước mơ về một cuộc sống sung túc, đủ đầy.
Thực tế cho thấy, có những người suốt đời làm lụng vất vả nhưng đến cuối đời tài
sản họ sở hữu không đáng là bao (những người nông dân) và cũng có những người
nhờ sự nhạy bén và khả năng bản thân, họ trở nên giàu có trong một khoảng thời
gian ngắn. Điều này đặt ra một câu hỏi đó chính là: liệu có một điểm chung nào giữa các người
giàu khiến họ giàu có hay không? Hoặc lý do gì khiến một người mặc dù chăm chỉ nhưng vẫn
không hoàn toàn dư giả về mặt tài chính?
4. Theo quan điểm của T.Harv Eker, có một sự khác nhau cơ bản giữa cách tư
duy của người giàu (tư duy triệu phú) và tư duy của người nghèo. Theo đó, đại đa
số người giàu tư duy theo một hướng nhất định còn người nghèo suy nghĩ theo chiều ngược lại.
Yếu tố tính cách, suy nghĩ, niềm tin là những yếu tố cơ bản quyết định mức độ thành công của
một người.
5. Quan điểm của Eker không phải là không có cơ sở:
Tư duy là từ ngữ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác sửa
đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận thức quy luật
khách quan đồng thời có thể dự kiến xu hướng phát triển, có kế hoạch và biện pháp cải tạo hiện
thực khách quan. Tâm lý chính là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, một cách khái
quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán.
6. Tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người học hỏi, rèn luyện để có tri
thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó. Nói chung, tư duy
của não bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được
nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ, xem xét, giải quyết
những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
7. Khi nào thì có tư duy? Theo tính chất “có vấn đề của tư duy”, không phải bất
cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện. Trên thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình

huống “có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là tình huống chưa có đáp số, nhưng đáp số đã tiềm
ẩn bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số đó. Nhưng không phải tình huống
có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động tư duy. Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống
có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được trở thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân.
Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho và cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu
cầu tìm kiếm nó3.
8. Chỉ có trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện. Tính “có vấn đề” của tư duy là tính chất cơ
bản và quan trọng nhất trong quá trình tư duy. Không có hoàn cảnh có vấn đề quá trình tư
duy không thể hình thành và phát triển được. Ví dụ khi đang đi dạo trong siêu thị ta tình
cờ thấy một món đồ giảm giá ta rất thích, trong đầu bắt đầu có cảm giác phân vân, đưa ra
những lý do nên hoặc ko nên sở hữu món đồ đó rồi đưa ra quyết định, quá trình này chính
là tư duy

4. Phân tích lập luận:


- T. Harv Eker ví bộ não con người giống như một tập tin khổng lồ chứa những
mẩu thông tin liên quan đến các mặt đời sống. Khi một vấn đề phát sinh thì ta sẽ tìmđến những
thư mục chứa thông tin liên quan để xây dựng nên những liên tưởng, giả thiết. Thông tin chúng
ta tìm được sẽ quyết định kết quả của quá trình tư duy. - - Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ
lượng thông tin cũng như khả năng liên tưởng của mọi người là khác nhau cho nên với cùng
một vấn đề, mỗi người sẽ có một cách giải quyết khác nhau. Từ đây sẽ hình thành nhưng cách
tư duy được coi là “tư duy triệu phú” và ngược lại.
9. Theo Eker, có rất nhiều những yếu tố quyết định đến cách tư duy của một người, trong đó
có một số được coi là có ảnh hưởng lớn nhất ví dụ:
a. Lời nói ta nghe hằng ngày
10.Tư duy và lời nói đều có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, chúng ta tư duy bằng ngôn ngữ
hằng ngày chúng ta nói chuyện. Mỗi lời nói hằng ngày cung cấp thông tin từ đó sinh ra
định kiến, ví dụ là nếu chúng ta được nghe người khác nói rằng người giàu là những kẻ
xấu, nếu ko đủ thông tin kiếm trứng ta rất có thể tin theo định kiến sai lầm đó…. Chúng
ta tư duy cùng một ngôn ngữ với lời nói hàng ngày. Lời nói hàng ngày sẽ là nguyên liệu
cho quá trình tư duy, nguyên liệu phải tốt thì món ăn làm ra mới ngon. Qua một cuộc
khảo sát nhỏ với sinh viên HLU thì có đến 7/10 bạn cho rằng học luật sau này sẽ rất khó
kiếm việc làm, kiếm được việc đúng chuyên ngành thì thường thu nhập không cao. Đa
phần những người trả lời phỏng vấn đều là sinh viên năm nhất, năm hai, vậy tại sao họ lại
có suy nghĩ như vậy? Đó là do những lời nói mà họ nghe được từ những người đi trước,
từ mạng xã hội, từ nhiều nguồn thông tin khác... chứ bản thân lại chưa từng có trải
nghiệm.
b. Khuôn mẫu, niềm tin
- Không như lời nói, những khuôn mẫu, niềm tin bám rễ sâu hơn trong bộ não chúng ta. Đó
thường là kinh nghiệm cha ông để lại, đã tồn tại qua rất nhiều năm lịch sử và rất khó để nhận ra
và thay đổi bởi đa số mội người xung quanh đều nghĩ như vậy. Điều này làm chúng ta liên
tưởng đến Ấn Độ. Xã hội Ấn Độ truyền thống phân chia thành 4 đẳng cấp chính: cao nhất là
Brahmin (tu sĩ, nhà tri thức), tiếp đến lần lượt là Kshastriya (chiến binh), Vaishyas (nhà
buôn), Shudras (thợ thuyền, nông dân). Ngoài ra còn một tầng lớp thứ năm, không chính thức
là Dalit. Các đẳng cấp trên coi người thuộc nhóm này là "không đáng đụng tới". Họ chỉ có thể
làm những công việc "dơ bẩn" như nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh để kiếm sống và không được phép
vào đền thờ, chỉ được ở ngoài rìa của làng. Dù cho xã hội đã phát triển nhưng khuônmẫu này
dường như không hề bị lung lay. Nó cũng khiến cho những người nghèo
không có niềm tin cũng như không có cơ hội để thay đổi số phận của mình.
Niềm tin của người giàu và người nghèo cũng có đôi chút khác biệt, người giàu
cho rằng tôi có quyền quyết định cuộc đời tôi trong khi đó người nghèo hay cho rằng
những sự kiện xảy đến trong đời họ đều có nguyên do và họ hoàn toàn thụ động trong dòng thời
gian. Một minh chứng điển hình cho niềm tin là người dẫn chương trình Oprah Winfrey, người
phụ nữa Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách tỉ phú, hiện đứng thứ 12 trong top những
người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh với khối tài sản lên tới 3 tỉ USD: “Bạn trở thành những
gì mà bạn tin tưởng. Bạn đứng ở vị trí hôm nay, trong cuộc đời này, vì tất cả những gì mà bạn
đã và đang tin tưởng”. Sự thay đổi là có thể. Sự vĩ đại cũng là có thể. Nhưng bạn không thể làm
được những điều trên nếu bạn không tin vào chính mình.
11.Nhà hóa học George Washington Carver cũng từng nói:"99% thất bại đến từ
những người có thói quen bao biện". Họ không dám chịu trách nhiệm 100% với cuộc sống của
bản thân, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, những lời nói biện minh, những câu bào chữa, những
nguyên cớ tại sao bản thân không thể hay chưa làm được việc gì.
12.Thay vì việc trách móc số phận, tại sao họ không tự đặt ra những câu hỏi: "Tôi đã làm
việc đó như thế nào? Tôi đã nghĩ gì? Niềm tin của tôi ở đâu? Tôi đã nói hay không nói
điều gì? Tôi đã làm hay không làm việc gì để dẫn đến kết quả như vậy? Tôi đã làm gì
khiến người ta hành động như vậy? Tiếp theo, tôi cần phải làm gì nữa để có được kết quả
mong muốn?".
13.Giáo sư Robert Resnick, một nhà vật lý trị liệu sống tại Los Angeles, đưa ra một công
thức đơn giản song lại vô cùng quan trọng. Công thức đó khiến ý tưởng về việc chịu trách
nhiệm 100% đối với cuộc sống của chính mình trở nên rõ ràng hơn. Công thức đó là: E +
R=O
(Event + Response = Outcome) (Ngoại cảnh + Phản ứng = Kết quả)
Về cơ bản, ý tưởng này có nghĩa mọi kết quả bạn đạt được (dù đó có là thành công
hay thất bại, giàu sang hay nghèo đói, mạnh khỏe hay ốm đau, vui vẻ hay giận dữ)
đều bắt nguồn từ cách thức bạn phản ứng với ngoại cảnh.
c. Biến cố xảy ra trong cuộc đời
Đây là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống ảnh hưởng sâu sắc đến cách tư
duy của một người, thường là thay đổi tư duy cũ hoặc hình thành nên tư duy mới.
Mặc dù mỗi người có một kiểu tư duy khác nhau nhưng những nhóm tư duy giống
giống nhau thường sẽ cho ra các kết quả tương tự nhau. Đây là lý do vì sao tác giả cho rằng
người tư duy nghèo sẽ mãi nghèo, còn người có tư duy giàu có sẽ ngày càng trở nên giàu có.
Roman Abramovich sinh ra trong gia đình nghèo tại thị trấn Saratov, miền Nam nước Nga. Mất
mẹ khi mới 18 tháng tuổi, cha ông cũng chết trong một vụ tai nạn tại công trường xây dựng khi
ông vừa lên 4 tuổi. Đó là biến cố lớn đầu tiên trong cuộc đời của ông. Chật vật từ sớm khiến
Abramovich rất quý trọng đồng tiền, học cách tiết kiệm. Bước chân vào đại học năm 16 tuổi,
Abramovich bị gọi nhập ngũ khi chưa kịp tốt nghiệp Học viện Công nghiệp Ukhta. Môi trường
quân đội chính là bước ngoặt lớn nhất của Roman. Chính môi trường quân đội đã giúp Roman
khám phá và phát triển bản thân. Đối mặt với thói quen ma cũ bắt nạt ma mới tại đây, Roman
không những cho thấy khả năng thích nghi mà còn mềm dẻo ứng xử để có thêm nhiều bạn. Sau
khi xuất ngũ, Abramovich may mắn khi nước Nga bắt đầu cởi mở hơn với kinh doanh tư hữu và
đổi mới chính sách thuế cuối thập niên 1980, đúng lúc ông có dự định khởi nghiệp. Với toàn bộ
vốn liếng tiết kiệm từ các công việc lao động trước đó, chàng thanh niên mở công ty đồ chơi
bằng nhựa ngay tại căn hộ mình ở. Lợi nhuận tuy nhỏ nhưng Abramovich dần bộc lộ khiếu kinh
doanh xuất sắc. Vài năm trôi qua, doanh nhân Nga nhận ra đến lúc cần làm ăn lớn hơn. Giai
đoạn 1992-1995, nhờ thấu hiểu thị trường bằng nhãn quan sắc bén, Abramovich lựa chọn đúng
ngành để đầu tư. Ông lập những công ty bán hàng tiêu dùng trung gian và kiếm được những
khoản hời lớn. Từ đó, doanh nhân bắt đầu hướng tầm nhìn tới dầu mỏ. Abramovich
phát tài nhờ biết nắm bắt thời cơ những năm 1990, khi chính phủ Nga bắt đầu cho phép thành
lập các doanh nghiệp tư nhân. Cũng trong giai đoạn này, ông mở 5 công ty dầu lửa.Tư duy
giống nhau thường sẽ cho ra các kết quả tương tự nhau. Đây là lý do vì sao tác giả cho rằng
người tư duy nghèo sẽ mãi nghèo, còn người có tư duy giàu có sẽ ngày càng trở nên giàu có.
Roman Abramovich sinh ra trong gia đình nghèo tại thị trấn Saratov, miền Nam nước Nga. Mất
mẹ khi mới 18 tháng tuổi, cha ông cũng chết trong một vụ tai nạn tại công trường xây dựng khi
ông vừa lên 4 tuổi. Đó là biến cố lớn đầu tiên trong cuộc đời của ông. Chật vật từ sớm khiến
Abramovich rất quý trọng đồng tiền, học cách tiết kiệm. Bước chân vào đại học năm 16 tuổi,
Abramovich bị gọi nhập ngũ khi chưa kịp tốt nghiệp Học viện Công nghiệp Ukhta. Môi trường
quân đội chính là bước ngoặt lớn nhất của Roman. Chính môi trường quân đội đã giúp Roman
khám phá và phát triển bản thân. Đối mặt với thói quen ma cũ bắt nạt ma mới tại đây, Roman
không những cho thấy khả năng thích nghi mà còn mềm dẻo ứng xử để có thêm nhiều bạn. Sau
khi xuất ngũ, Abramovich may mắn khi nước Nga bắt đầu cởi mở hơn với kinh doanh tư hữu và
đổi mới chính sách thuế cuối thập niên 1980, đúng lúc ông có dự định khởi nghiệp. Với toàn bộ
vốn liếng tiết kiệm từ các công việc lao động trước đó, chàng thanh niên mở công ty đồ chơi
bằng nhựa ngay tại căn hộ mình ở. Lợi nhuận tuy nhỏ nhưng Abramovich dần bộc lộ khiếu kinh
doanh xuất sắc. Vài năm trôi qua, doanh nhân Nga nhận ra đến lúc cần làm ăn lớn hơn. Giai
đoạn 1992-1995, nhờ thấu hiểu thị trường bằng nhãn quan sắc bén, Abramovich lựa chọn đúng
ngành để đầu tư. Ông lập những công ty bán hàng tiêu dùng trung gian và kiếm được những
khoản hời lớn. Từ đó, doanh nhân bắt đầu hướng tầm nhìn tới dầu mỏ. Abramovich
phát tài nhờ biết nắm bắt thời cơ những năm 1990, khi chính phủ Nga bắt đầu cho phép thành
lập các doanh nghiệp tư nhân. Cũng trong giai đoạn này, ông mở 5 công ty dầu lửa. Tỷ phú
Nga còn được biết đến với vai trò chính trị gia. Năm 1999, Abramovich được bầu vào Duma
quốc gia Nga, đại diện khu vực Chukotka, một tỉnh hẻo lánh phía Đông đất nước. Tại đây, ông
mạnh tay rót tiền cho những kế hoạch cải tổ. Báo chí Nga thông tin Abramovich đóng góp cho
các tổ chức từ thiện nước này nhiều hơn bất cứ ai trong lịch sử. Hàng triệu USD được ông rót
vào xây dựng trường học, bệnh viện trong khi hàng tỷ USD khác dành cho phúc lợi xã hội và hạ
tầng tại một số thành phố của Nga. Tháng 3/2006, ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người
giàu nhất nước Nga, giàu thứ hai tại Anh và thứ 11 trên thế giới với tổng tài sản ước tính 18,2 tỷ
USD. Bài học thành công của tỷ phú Roman Abramovich không những là tài giỏi, sự kiên trì,
dám dấn thân mà còn tỏa sáng về phẩm chất đó là lòng nhân hậu.
Bên cạnh đó,phải mềm dẻo trong cách ứng xử để có thêm nhiều bạn, phải thận trọng với từng
phút giây của cuộc sống. Hiện cuộc đời của Roman Abramovich là một trong những câu chuyện
cổ tích thần kỳ nhất thế giới về tấm gương làm giàu từ hai bàn tay trắng. Trong cuốn Bí mật tư
duy triệu phú , T. Harv Eker cho rằng người trung lưu có sự pha trộn tâm lí giữa người giàu và
người nghèo . Điều này đã lí giải cho hoàn cảnh và lối tư duy của người trung lưu. Do có sự pha
trộn giữa hai trạng thái tâm lí nên trên một số các phương diện, người trung lưu cũng thường
đứng giữa người giàu và người nghèo.
Xét trên phương diện vật chất, người trung lưu là những người có sự độc lập về kinh
tế. So với những người nghèo, họ có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu. Trung lưu là lớp
người không quá giàu mà cũng không quá nghèo thuộc về số đông trong bất cứ xã hội
nào, là lực lượng tiêu thụ lớn nhất, cũng là lực lượng sản xuất quan trọng. Xét trên
phương diện địa vị xã hội, họ thường là những cá nhân hoặc các hộ gia đình nằm giữa
tầng lớp lao động và tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Họ không có sự ảnh hưởng
quá lớn đến xã hội hay quyền lực trong xã hội
Theo T.Harv Eker, những người trung lưu thường có tư duy an toàn , lựa chọn các
công việc ít sự mạo hiểm, rủi ro. Do vậy mức thu nhập mang lại từ công việc an toàn
ấy sẽ chỉ đủ trang trải các nhu cầu của cuộc sống và không có nhiều cơ hội để đem lại
nguồm thu nhập “ vượt bậc” hơn. So với người nghèo, người trung lưu có những
bước tiến trong tư duy, tuy nhiên đó chỉ là bước tiến nhỏ. Mục tiêu của họ là có một
cuộc sống thoải mái . Tuy nhiên khoảng cách giữa việc sống thoái mái và sống giàu
có là không hề nhỏ . Chính việc có lối tư duy về mục tiêu trong cuộc sống như vậy
khiến họ khó bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Người trung lưu cũng tham gia vào các cuộc chơi tài chính. Với họ , kiếm thật nhiều
tiền là cách duy nhất để làm giàu và thường không hiểu định luật Pakinson rằng chi
tiêu sẽ luôn tăng so với tỉ lệ thu nhập thấp. Vì vậy họ thường tiêu nhiều hơn so với số
tiền mình kiếm được, ưu tiên vào những thứ như nhà cửa, xe cộ,... hoặc tiết kiệm tiền
trong giới hạn an toàn của bản thân . Đa số nhũng người trung lưu là những người có
xu hướng làm việc cho người khác, vì vậy họ thường cố gắng để leo lên cao trong nấc
thang sự nghiệp của mình và ít có tư duy làm chủ

You might also like