You are on page 1of 28

Đề 1:

Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm
họa.
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI


Thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của câu hỏi: Viết một bài văn ngắn (khoảng 660 từ)
với nội dung trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu trong đề bài.
Thí sinh có thể triển khai bài làm theo những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây chỉ là
một số gợi ý:
+ Giới thiệu chung : cuộc sống có những người, những điều cao đẹp được nhiều người
biết tới. Nó trở thành những thần tượng đối với con người. Nhưng người ta phải có thái độ như
thế nào đối với thần tượng cho phải, bởi lẽ : ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa,
nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa.
+ Giải thích :
- Thần tượng là những người, những điều được mọi người tôn sùng, chiêm ngưỡng.
Nhưng thái độ của mọi người đối với thần tượng có thể dẫn tới những kết quả khác nhau:
Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa.
- Tại sao Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là
một thảm họa?
- Ngưỡng mộ khác với mê muội : người ngưỡng mộ vẫn giữ được sự tỉnh táo, sáng suốt,
khách quan của tinh thần, do đó có thái độ đúng mực đối với thần tượng, trong khi người mê
muội thì thường chủ quan, thiếu sự sáng suốt, tỉnh táo trong mối quan hệ với thần tượng, do đó
dễ có những thái độ không đúng mực, không phù hợp.
- Trong việc ngưỡng mộ thần tượng, người ta dễ hiểu rõ cái đẹp của thần tượng và có sự
ngưỡng mộ; người ta cũng hiểu rõ bản thân; do đó người ta có thể hoặc có sự thán phục, hoặc
có nỗ lực để phấn đấu và để theo gương theo cách hiểu mình hiểu người, không có những hành
vi thái độ quá đáng ảnh hưởng đến nhân cách của bản thân. Vì thế, đó là một nét đẹp văn hóa:
cư xử văn minh, lịch sự đúng mực, phù hợp.
- Trong khi đó, mê muội thần tượng thì dễ khiến người ta chỉ nhìn thấy thần tượng một
cách phiến diện (hào quang của những thần tượng ca nhạc) thường lại có những thái độ hành vi
quá đáng và do đó nó ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, có khi dẫn tới những tai họa lớn
(ví dụ : tốn thời gian, tiền của và thậm chí cả sinh mạng).
+ Bình luận :
- Không nên sống trên đời mà không có thần tượng bởi vì ai cũng cần phải có một mục
đích rõ ràng để sống, phải có những điều, những người tốt đẹp mà mình ngưỡng mộ, yêu mến,
khâm phục để noi gương và phấn đấu. Có như vậy cuộc sống mới có thể dễ có ý nghĩa, có động
lực thúc đẩy để phấn đấu. Không có thần tượng người ta dễ sống theo kiểu bèo dạt hoa trôi.
- Cũng cần thấy rõ ý nghĩa khái quát của thần tượng và sự hiện diện của thần tượng ở
mọi lĩnh vực của đời sống (văn học, lịch sử, khoa học...) chứ không phải chỉ có thần tượng
trong lĩnh vực âm nhạc, thể thao.
- Cần phải có thái độ đúng đắn đối với thần tượng đó là ngưỡng mộ thần tượng chứ
không mê muội thần tượng.
+ Ý kiến của đề :
- Có ý nghĩa của một lời nhắc nhở, một lời khuyên rất thực tế, thời sự đối với
mọi người, nhất là với giới

Đề 2:
“Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu.”
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên
HƯỚNG DẪN GIẢI

a. Giải thích:
+ Giải thích từ ngữ:
- Kẻ cơ hội là người nhanh chóng nắm bắt hoàn cảnh hoặc điều kiện thuận lợi để thực
hiện một mục tiêu nào đó.
- Nôn nóng: thái độ vội vàng, muốn nhanh chóng đạt được kết quả
- Người chân chính: người có những suy nghĩ và việc làm nghiêm túc, có đạo đức, có
mục tiêu tốt đẹp theo đúng chuẩn mực của xã hội; đạt đến thành công bằng chính năng
lực của mình.
- Kiên nhẫn: quyết tâm, bền chí để đạt được mục tiêu đã xác định.
- Thành tích, thành tựu: kết quả tốt đẹp cuối cùng của một quá trình suy nghĩ và làm việc.
+ Giải thích ý nghĩa cả câu:
Ý kiến trên cho thấy kẻ cơ hội và người chân chính đều muốn có những kết quả tốt đẹp
cho việc làm của mình nhưng kẻ cơ hội thì vội vàng, còn người chân chính thì kiên
nhẫn. Câu nói có phần phê phán thái độ nôn nóng, vội vàng, mặt khác khẳng định sự
kiên nhẫn của người chân chính.
b. Bàn luận:
- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích:
+ Có ý kiến cho rằng “Đời người có ba thứ qua đi không lấy lại được là tuổi trẻ, thời
gian và cơ hội”. Cơ hội chỉ xuất hiện trong một thời điểm nhất định, nếu không biết
nắm bắt, nó sẽ vuột mất. Vì vậy, kẻ cơ hội rất nôn nóng trong việc vận dụng điều kiện
thuận lợi để thực hiện mục tiêu của mình.
+ Đời người có thể có nhiều cơ hội nhưng các cơ hội ấy không giống nhau, vì vậy một
khi cơ hội qua đi sẽ không đạt được kết quả như ý.
+ Kẻ cơ hội hiểu rất rõ sự bất ổn này nên có thể dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn để đạt
được kết quả (dẫn chứng).
- Người chân chính thì kiên nhẫn để đạt được thành tựu:
+ Người chân chính cũng biết nắm bắt cơ hội nhưng không đạt được mục tiêu bằng bất
cứ giá nào như kẻ cơ hội. Nếu thất bại, người chân chính sẽ đứng lên từ chính chỗ thất
bại ấy để làm lại từ đầu.
+ Người chân chính thường làm việc với một lý tưởng phù hợp với những chuẩn mực
của xã hội nên có sự bền chí, quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu.
+ Người chân chính xem cơ hội là phương tiện chứ không phải là cứu cánh trong việc
thực hiện mục tiêu. Do vậy, họ có lòng kiên trì, theo đuổi mục tiêu cho đến cùng, chứ
không dựa dẫm, không dùng thủ đoạn (dẫn chứng).
c. Mở rộng:
Ý kiến này giúp ta phân biệt rõ thế nào là kẻ cơ hội và người chân chính. Mặt khác,
nó cho thấy cách thực hiện mục tiêu của kẻ cơ hội và người chân chính rất khác
nhau. Từ đó, ý kiến này có vai trò định hướng cho học sinh và thanh niên trong việc
thực hiện ước mơ, theo đuổi mục tiêu của mình. Ta phải biết nắm bắt cơ hội nhưng
cũng phải có lòng kiên nhẫn thì mới đạt được những thành tựu tốt đẹp, có ý nghĩa.
Kết luận:
Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân.

Đề 3:
Nhân vật Hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
có nói : Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn
vẹn.
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói trên
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Nêu được vấn đề cần nghị luận
2. Hiểu được ý nghĩa câu nói
- Con người phải là một thể thống nhất bên trong và bên ngoài, hồn và xác phảihài hòa
- Khát vọng được sống như chính mình, chân thật không giả dối.
3. Bày tỏ quan điểm sống
- Sống tự chủ, tự tin; luôn có ý thức hoàn thiện mình
- Không dựa dẫm, ỉ lại; không chấp nhận lối sống vênh lệch
- Sống chân thật, không dối trá, giả tạo.
- Đấu tranh chống lại những lối sống tiêu cực, lệch lạc
Đề 4:
Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất
thêm nhiều thứ quý giá khác nữa
Hãy bình luận ý kiến trên. Từ đó rút ra bài học nhận thức cho cuộc sống của
bản thân
HƯỚNG DẪN GIẢI

ý Nội dung Điểm


1 Nêu vấn đề cần nghị luận 1
2 Giải thích ý kiến 1
- Về nội dung trực tiếp, nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào
bản thân.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quan trọng của lòng tự tin.

3 Bàn luận 6
- Người có niềm tin:
+ Luôn khắng định năng lực, nhân cách và phẩm chất của mình,
coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con
người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống.
+ Niềm tin làm nên danh dự, uy tín, bản lĩnh cho mỗi con người.
Do đó niềm tin là đức tính quý báu.
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản
thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến
những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan…
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn
thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc
sống.
- Niềm tin không phải tự nhiên mà có, phải trải qua rèn luyện tu dưỡng,
gian nan, thử thách mới có được.

4 Bài học nhận thức 2


- Trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn,
thử trách, cần nêu cao bản lĩnh, không đấnh mất niềm tin vào bản thân.
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin
mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu
dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của
lòng tự tin.

Đề 5:
Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
"Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ.
Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình".
(Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI

ý Nội dung Điểm


1 Nêu vấn đề cần nghị luận 1
2 Giải thích ý kiến 1
- “Kẻ mạnh” trong cách nói Nam Cao được hiểu không phải
là người sống hẹp hòi , ích kỉ mà phải là người biết yêu
thương, nâng đỡ người khác vươn lên
- Ý kiến của Nam Cao thể hiện một thái độ, một quan niệm
sống đẹp

3 Suy nghĩ của bản thân 4


- Sống có trách nhiệm với mọi người và đối với cuộc sống.
Sức mạnh của con người không chỉ đo bằng cơ bắp mà là
phải đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp
trong cuộc sống.
- Muốn trở thành ‘kẻ mạnh” con người phải luôn khắng định
năng lực, nhân cách và phẩm chất của mình để hoàn thiện
mình và xây dựng lòng tin. Sống có bản lĩnh, lập trường
- Có niền tin vào lẽ phải, chính nghĩa, dám đấu tranh chống
cái ác, cái xấu để bảo vệ cái thiện, cái đẹp.
- Đề cao lối sống nhân hậu, cao thượng

4 Bài học nhận thức 2


- Biết yêu cuộc sống, biết giúp đỡ cảm thông mọi người xung
quanh. Định hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp.
- Phê phán lối sống hẹp hòi, đố kị, tự cao kiêu ngạo để thỏa
mãn lòng ích kỉ của mình.

Đề 6:

Một nhà thơ Hi Lạp đã từng viết:


“Sự khôn ngoan là gì,
Chính là sự cố gắng của con người,
Vượt lên sợ hãi,
Vượt lên hận thù,
Sống tự do,
Thở hít khí trời và biết chờ đợi,
Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”.
(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 21-22)
HƯỚNG DẪN GIẢI

Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì từ cách định nghĩa về “Sự khôn ngoan” của nhà thơ
Hi Lạp.

• 1. Hiểu về cách định nghĩa “khôn ngoan” của nhà thơ Hi Lạp
• - “Khôn ngoan” là biểu hiện sự khéo léo,nhanh nhạy, thông minh trong cách ứng
xử.
• - Người ứng xử khôn ngoan là người biết tránh những điều không có lợi cho
mình nhưng tuyệt nhiên cũng không làm những điều có hại cho người khác.
• - Nhà thơ Hi Lạp định nghĩa khôn ngoan không đơn thuần là cách ứng xử mà đó
là lời bàn về quan niệm sống, cách sống. Theo đó, người sống “ khôn ngoan” là
phải biết cố gắng vượt lên mọi sự sợ hãi, hận thù; biết chờ đợi thời cơ,vận hội ,
sống tự chủ, tự lập và luôn có lòng nhân ái.
• 2. Suy nghĩ và bàn luận
• - Cuộc sống luôn đòi hỏi con người không ngừng cố gắng vượt lên chính mình,
vượt qua những tự ti, mặc cảm; biết sống vị tha, cao thượng. Sống phải biết tự
chủ bản thân, có nghị lực và ý chí vượt qua những khó khăn gian khổ; không
được đánh mất chính mình bằng lối sống phụ thuộc,ỷ lại hay nhờ vả. Và con
người sống phải có tình yêu thương, biết cảm thông và chia sẻ.Con người sẽ tìm
thấy ý nghĩa của cuộc sống từ những điều bình dị,gần gũi đó.
• - Cuộc sống sẽ tuyệt vời, đẹp, nên thơ nếu như mỗi con người biết xây dựng,
giữ gìn và trân trọng; biết vượt qua những đau khổ, dám chấp nhận dấn thân, hi
sinh, dám ước mơ và hành động.
• - Sống lạc quan, yêu đời luôn nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng, niềm tin và
hi vọng, chắc chắn tương lai sẽ đến, hạnh phúc sẽ về.
• 3. Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân.Chọn được những dẫn chứng hay,
hợp lí.

Đề 7:
Trong bài diễn thuyết nói về Luân lí xã hội nước ta, Phan Châu Trinh đã nêu lên một
nhận xét về tâm lí của người nước mình như sau:
Người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp
người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy
không can thiệp gì đến mình. (Theo Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr 100-
101)
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy bày tỏ quan điểm sống của
bản thân

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu Ý Điểm
3 điểm

1. Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5)


2. Gỉai thích ý kiến (0,5)

- Phải ai tai nấy là ai bị tai họa thì chịu lấy , người khác không quan
tâm.
- Người bị nạn khốn là người không may gặp hoàn cảnh
khổ sở, khốn đốn cần sự giúp đỡ.
- Ý kiến trên muốn đề cập đến thái độ sống vô cảm, ích kỉ trước nỗi đau
và sự bất hạnh của người khác; đồng thời gửi thông điệp mang ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc: sống phải có trách nhiệm với bản thân và có tình yêu thương con
người.

3. Bày tỏ chính kiến 1,0


- Người viết trình bày quan điểm của mình, có thể đồng
tình, không đồng tình hoặc bác bỏ tất cả để khẳng định...
Nhưng khi bày tỏ quan điểm phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng,
phải dựa trên nền tảng của tư tưởng đạo lí, văn hóa truyền
thống của con người Việt Nam để làm rõ ý kiến của mình.
- Phải có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí; không lên
án tố cáo một cách thái quá nhưng cũng không ca tụng một
chiều.
3. Quan điểm sống của bản thân 1,0
- Biết đồng cảm, chia sẻ, yêu thương và quan tâm cứu
giúp những người bất hạnh
- Biết sống nhân hậu, bao dung, cao thượng
- Cảnh báo, thức tỉnh lối sống ích kỉ, vô cảm, đấu tranh
với cái xấu, cái ác; biết bênh vực kẻ yếu, bảo vệ chính nghĩa và
điều thiện.
- Luôn ý thức về hành vi của bản thân để hướng thiện,
hướng thượng, đồng thời xóa bỏ những nghịch lí không đáng
có trên cuộc đời.

Đề 8:
Trong cuốn nhật kí của anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm
1971 có ghi:
… “ cuộc sống tuyệt vời biết bao, trên thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng
bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt
ở đời.”
( Trích Mãi mãi tuổi 20, NXB Thanh niên, 2005, tr. 205 )
Anh ( chị ) hiểu và suy nghĩ gì từ những dòng nhật kí trên
HƯỚNG DẪN GIẢI
1.Yêu cầu kĩ năng
• Đây là dạng đề mở, học sinh có thể viết tự do trên cơ sở vấn đề đã nêu song phải đảm
bảo yêu cầu chung của bài nghị luận xã hội.
• Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
• Xây dựng được những luận điểm chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để trình bày.
Bài viết có nội dung sâu sắc, đúng đắn , thuyết phục.
2. Yêu cầu kiến thức
• 1. Hiểu được ý nghĩa từ lời tâm sự trong dòng nhật kí.
• - Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập , hạnh phúc và bất hạnh, niềm vui và nỗi
buồn, cái đẹp và cái bi thảm…
• - Những gía trị của cuộc sống không chỉ có trong cách cảm nhận ở sách vở mà mỗi con
người phải tự trải nghiệm, thể nghệm từ thực tiễn.
• 2. Nêu suy nghĩ của bản thân
• - Cuộc sống sẽ “ tuyệt vời”, “ đẹp”, “ nên thơ” nếu như mỗi con người biết xây dựng,
giữ gìn và trân trọng; biết vượt qua những đau khổ, dám chấp nhận dấn thân, hi sinh,
dám ước mơ và hành động.
• - Sống lạc quan, yêu đời mặc cho cuộc đời vẫn còn “ những niềm sầu muộn” và cả
những “giọt nước mắt”.
• - Luôn nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng, niềm tin và hi vọng , chắc chắn tương lai
sẽ đến, hạnh phúc sẽ về.
• - Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân ích kỉ, sống bi quan chán nản không dám ước
mơ và không có niềm tin.
• 3. . Liên hệ thực tế rút ra bài học cho bản thân.Chọn được những dẫn chứng hay, hợp
lí.
Đề 9:
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của F. Voltaire: “Sự
tha thứ là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con
người”.
HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Mở bài: Giới thiệu văn tắt vấn đề cần nghị luận. Dẫn dắt câu nói …
II. Thân bài:
1. Giải thích ngắn gọn câu nói.
2. Phân tích ý nghĩa của câu nói:
- Con người ai cũng có thể mắc lỗi lầm nhưng quan trọng là phải biết nhìn
nhận và sửa chữa. Muốn vậy con người cần phải có sự tha thứ, bỏ qua những lỗi
lầm của người thân, bạn bè, độ lượng với họ…
- Tha thứ không phải là bỏ qua, mà phải phân tích, chỉ bảo, động viên (nêu
dẫn chứng minh họa)…
- Tha thứ là vị thuốc tích cực để con người sống rộng lượng, thân ái hơn,
giúp nhau tự khắc phục những sai trái của mình (dẫn chứng minh họa) …
- Con người cần phải biết cách tha thứ và có lòng vị tha đối với người khác.
Nếu chúng ta chỉ nhớ những nhược điểm, sai lầm của người khác thì cuộc sống
nặng nề, khoảng cách ngày càng xa…
3. Suy nghĩ của bản thân: Lòng vị tha và sự tha thứ luôn cần thiết cho con người
trong cuộc sống hiện đại. Hành động của bản thân…
III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu nói. Bài học rút ra của bản thân trong
cuộc sống.
Đề 10:
Haõy phaùt bieåu yù kieán cuûa mình veà muïc ñích hoïc taäp do UNESCO ñeà
xöôùng: “ Hoïc ñeå bieát, hoïc ñeå laøm, hoïc ñeå chung soáng, hoïc ñeå töï khaúng
ñònh mình”

HƯỚNG DẪN GIẢI

MB: Giôùi thieäu muïc ñích hoïc taäp do UNESCO ñeà xöôùng: “ Hoïc ñeå bieát, hoïc
ñeå laøm, hoïc ñeå chung soáng, hoïc ñeå töï khaúng ñònh mình”
TB:
- Giaûi thích Hoïc laø gì?
- Muïc ñích hoïc taäp laø yeáu toá quan troïng taïo ra ñoäng löïc thuùc ñaåy con ngöôøi
hoïc taäp, ñònh höôùng cho hoaït ñoäng hoïc taäp cuûa con ngöôøi.
- Giaûi thích töøng khaùi nieäm.
- Muïc ñích cuoái cuøng cuûa vieäc hoïc laø vaän duïng ñöôïc nhöõng ñieàu ñaõ hoïc
vaøo cuoäc soáng ñeå soáng coù ích.
KB: Khaúng ñònh muïc ñích hoïc taäp naøy laø tieán boä vaø thöïc sö phuø hôïp , baùm
saùt nhöõng yeâu caàu cuûa cuoäc soáng
- Moãi ngöôøi caàn reøn luyeän cho mình muïc ñích hoïc taäp ñeå taïo ra nhöõng ñoäng
löïc hoïc taäp toát ñeïp goùp phaàn xaây döïng vaø phaùt trieån theá giôùi.
*Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số yếu tố biểu cảm, nhất là ở
phần liên hệ thực tế và trình bày suy nghĩ riêng của cá nhân
Đề 11:
Shaw cho rằng: “Vũ trụ có nhiều có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm
nhất chính là trái tim người mẹ”.
Hãy ghi lại những suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Mở bài: Giới thiệu văn tắt vấn đề cần nghị luận. Dẫn dắt câu nói …
II. Thân bài:
1. Giải thích ngắn gọn câu nói: Thế nào là kì quan (giới thiệu một số kì quan)
2. Phân tích ý nghĩa của câu nói:
- Kì quan “trái tim người mẹ” có đặc sắc gì?
- Vì sao trái tim người mẹ được ví như một kì quan tuyệt đẹp nhất…
- Thái độ đúng đắn của con đối với mẹ…
- Phê phán những biểu hiện sai trái trong ứng xử với cha mẹ…
3. Suy nghĩ của bản thân: vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với cha mẹ? Hành
động của bản thân…
III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu nói. Bài học rút ra của bản thân trong
cuộc sống.
Đề 12: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
(Hồ Chí Minh, Nửa đêm)
Suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân
cách con người.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. Mở bài: Giới thiệu vắn tắt vấn đề cần nghị luận: vai trò của giáo dục đối với
việc hình thành nhân cách.
II. Thân bài:
1. Giải thích ngắn gọn nội dung ý nghĩa của hai câu thơ.
2. Phân tích ý nghĩa, vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách của
con người.
- Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhân cách, nhân cách được hình
thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò
quyết định…
- Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi con người
những kiến thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,… khiến họ trở thành
những công dân tốt.
- Giáo dục bao gồm: giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc
sống. Đó là quá trình học tập suốt đời, không ngừng nghỉ…
- Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản
thân trở thành những người có ích trong xã hội…
3. Suy nghĩ của cá nhân:
- Nhận thức: Thấy được vai trò của giáo dục. Liên hệ cụ thể trong quá trình
học tập của bản thân.
- Hành động: Phát huy tinh thần tự học của bản thân; mỗi cá nhân cần tích cực
tu dưỡng phấn đấu để tự hoàn thiện mình trong cuộc sống.
III. Kết bài: Khẳng định vai trò của giáo dục và sự đúng đắn của nội dung ý thơ.
Rút ra bài học cho bản thân…
Đề 13:
I.Ra-đép có nói: “Khi con người ta chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những
người còn lại”.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diến đạt lưu loát,
không mắc lỗi chính tả, dùng từ...Bài viết đúng quy định (giới hạn 400 từ) và làm rõ những
nội dung sau:
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Người chỉ sống vì mình là người ích kỉ, chỉ biết vì bản thân.
- Người thừa là người không có ích cho đời.Đó không phải là đang sống mà đang tồn tại
mà thôi.
- Câu nói của I.Ra-đép là một thông điệp đúng đắn. Nó nhắc nhở mọi người thấy được
sự nguy hại của lối sống ích kỉ, từ đó biết sống vì người khác, vì cộng đồng
2.Tại sao khi con người chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những
người còn lại.
- Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội: gia đình, bạn bè, đoàn thể…Mỗi cá
nhân không thể tách rời các mối quan hệ đó, lại càng không thể chấp nhận một con người
chỉ biết sống vì mình. Nếu thế thì sẽ thành người thừa.
- Lối sống theo chủ nghĩa cá nhân sẽ không có cơ hội tồn tại trong một xã hội văn minh,
đoàn kết.

3. Bài học rút ra.


- Đối với xã hội.
- Đối với bản thân.
Đề 14:
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì về trí và nhân qua câu chuyện sau:
“Thầy Tử Lộ đến bái kiến đức Khổng Tử. Khổng Tử liền hỏi:
- Thế nào là người trí, thế nào là người nhân?
Tử Lộ thưa:
- Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết tới mình; người nhân là
người làm thế nào để người ta yêu mình.
Khổng Tử khen:
- Ngươi nói như vậy chứng tỏ là người có học vấn
Hôm sau thầy Tử Cống đến viếng thăm, Khổng Tử cũng hỏi giống như trước. Tử
Cống liền thưa:
- Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người.
Khổng Tử khen: Ngươi nói như vậy cũng là người có học vấn.
Hôm sau nữa, thầy Nhan Hồi đến bái kiến, Khổng Tử vẫn dùng câu hỏi cũ. Nhan
Hồi liền đáp:
- Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.
Khổng Tử nói: Ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sĩ quân tử.”
(Trí và nhân, trong sách kho tàng cổ học tinh hoa,
NXB Văn hóa – Thông tin
HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài viết có nội dung sâu sắc, đúng đắn, thuyết phục.
1. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện:
- Trí và nhân là hai khái niệm thuộc ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) của Nho
giáo, trong đó trí và nhân được coi là thước đo cái đức của người quân tử.
- Trí hiểu là biết rõ trắng đen phải trái. Còn chữ nhân nghĩa là lòng thương người
với muôn loài, vạn vật.
- Truyện rất ngắn nhưng hàm chứa bao triết lí sống của cổ nhân.
2. Suy nghĩ được gợi ra từ câu chuyện:
- Trước tiên là câu trả lời của thầy Tử Lộ:
+ Chữ trí -“làm cho người ta biết đến mình” - được xây dựng trên cơ sở
vốn kiến thức cao sâu của một người tài giỏi mong muốn được công nhận, được
người đời biết đến. Nghĩa là phải có trí tuệ, học vấn xuất chúng. Như vậy, trang
nam tử phải chính danh, thành danh, hiển danh, thậm chí lưu danh thiên cổ.
+ Chữ nhân -“làm thế nào để người ta yêu mình”- Trong thực tế cuộc
sống, ta phải tiếp xúc với biết bao người, tốt có, xấu có, không làm mất lòng ai là
rất khó. Chỉ có bậc thánh nhân mới có thể làm được bởi lẽ để người ta yêu mình
thật lòng, tận tâm tận lực với mình thì mình cũng phải chân thật xứng đáng với
lòng yêu của người.
- Ý kiến của Tử Cống:
+ Về trí, Tử Lộ và Tử Cống gặp nhau ở chổ đều cho rằng gốc của trí là trí
tuệ, phải biết phân biệt thiện - ác, đúng – sai. Nhìn người, hiểu người vốn là cái sự
rất khó ở đời, nhất là khi thật giả trắng đen lẫn lộn. Phải là người trải nghiệm nhiều,
có con mắt tinh đời mới có thể nhìn ra ranh giới mong manh ấy.
+ Về chữ nhân của Tử Cống có vẻ sâu sắc hơn vì chữ nhân ấy vì người
nhiều hơn vì mình. Người ta dễ dàng yêu cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái,…chứ
thường khó mở lòng với những người xa lạ. Người yêu thương tất thảy chúng sinh,
đau nỗi đau của thiên hạ, người quảng đại, nhân ái như vậy không nhiều. Nếu ta
yêu thương người thật lòng người cũng sẽ yêu ta
- Ý kiến của Nhan Hồi:
+ “Người trí là người tự biết mình”. Biết mình – đó là cái ta ít nghĩ đến
nhất. Người ta hay tự cho rằng đã hiểu rõ mình lắm rồi, nhưng thực tế lại rất hay
mâu thuẫn với mình, không rõ mình thực sự là ai, mình như thế nào, mình muốn
gì,..Biết mình còn khó hơn biết người .
+ Quan niệm chữ nhân của Nhan Hồi thoạt nghe tưởng như vị kỉ, hẹp hòi
nhưng lại rất uyên thâm. Thứ nhất, bản thân mình là đáng quí nhất, luôn trung
thành không bao giờ phản bội. Thứ hai, yêu mình thì mới biết yêu người. Thứ ba,
yêu mình cũng là một cách yêu người. Cuối cùng, tự yêu mình, tự biết mình sẽ làm
người ta thanh thản, không lo âu vì biết hài lòng với những gì mình đang có, không
phải mải miết tìm kiếm hạnh phúc ở một nơi xa vời để cuối cùng mãi không được
hạnh phúc.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Để được người ta yêu mình thì mình phải chân thật xứng đáng với lòng yêu của
người.
- Biết yêu thì mới được yêu. Đó cũng là điều kì diệu của cuộc sống, có thể xoa
dịu nỗi đau và chỉ cho ta vẻ đẹp của cuộc đời.
- Nếu nhận thức không đầy đủ, tâm mình không trong sáng thì thế giới bên ngoài
dễ bị bóp méo theo cái nhìn lệch lạc.
Đề 15:
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến
sau:
Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắc sẽ còn đánh mất thêm nhiều
thứ quý giá khác nữa.
(Theo sách Đám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90)
HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)


- Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đáh mất niềm tin vào bản
thân.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. (0,5 điểm)
2. Bàn luận về tự tin và mất tự tin (1,5 điểm)
- Người có lòng tự tin luôn khắng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là
nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và
thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quỹ báu. (0,5 điểm)
- Khi mất tự tin:
+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất
những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi
vọng và lạc quan… (0,5 điểm).
+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn thử thách, nên dễ
dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống. (0,5 điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm)
- Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử trách, cần nêu
cao bản lĩnh, không đấnh mất niềm tin vào bản thân. (0,5 điểm)
- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải
tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực
của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. (0,5 điểm)
Đề 16:
Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin côn (1809 –
1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dực hơn gian
lận khi thi” (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135).
Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy
nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)


- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhậnt hi rớt một
cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.
2. Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống (2 điểm)
- Trong khi thi ( 1 điểm)
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của
mình. Còn gian lận là làm một cách để đỗ bằng được không cần thực chất.
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự
hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan
trọng hơn cả.
- Trong cuộc sống (1 điểm)
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp
nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao
đẹp làm nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc
đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ
biến con người thành đê tiện mà con khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giá bất phân,
ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực
sẽ là một người thiết nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình;
ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thơi cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hàng động
cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên
quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
Đề 16:

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến
sau:
Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi
ngày tạo nên.
(Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hoá thông tin, 2009, tr.91)
HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)


- Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn
của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý
nghĩa cuộc sống của một đời người. (0,5 điểm)
- Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quý
giá; đừng để lãng phí thời gian. (0,2 điểm)
2. Suy nghĩ về câu nói (2,0 điểm)
- Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng
ước được sống lai để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc …(0,5 điểm)
- Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản
thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong
khoảng thời gian rất ngắn. (0,5 điểm)
- Sự so sánh đối lập giữa một ngày và việclớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng
quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. (0,5 điểm)
- Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. (0,5 điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
Đề 17:
Bàn về tự ti và tự tôn
HƯỚNG DẪN GIẢI

a. Giải thích khái niệm:


- Tự tin: tự cho mình là thấp kém, mặc cảm mình thua sút người khác.
- Tự tôn: tự nâng giá trị của mình lên, tự đề cao mình để hơn được người khác.
b. Chứng minh về thái độ tự tin và tự tô trong xã gội.
c. Ý kiến cá nhân:
- Cả hai thái độ sống tự ti và tự tôn đều không phù hợp.
- Nếu cảm thấy còn thua kém thì phải học tập, rèn luyện để có thái độ tự tin nếu thực sự
hơn người, có thể tự hào nhưng cũng phải biết khiêm tốn.
- Xác định thái độ sống của bản thân.
Đề 18:
Suy nghĩ của anh chị về câu ói sau:
“Tình bằng hữu tự nó là mối dây quyến luyến thánh thiện, và sự nghèo khó làm cho nó
thêm cao vọng”
(John Dryden)

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích ý kiến:


a. Bạn có nhiều loại khác, nhưng tình bạn mãi là tình cảm thiêng liêng và cao quý trong
cuộc sống của con nười. Tình bạn là tình cảm chân thành, vô tư, hồn nhiên và trong sáng, “là
mối dây quyến luyến thánh thiện”, nối kết những tâm hòn bè bạn với nhau bằng sự yêu thương,
đồng cảm, sẻ chia với nhau những vui buồn, khó khăn, hạnh phúc trong cuộc sống.
b. Tình bạn càng trở nên cao quý hơn khi một người bạn nghèo khó “Sự nghèo khó làm
cho nó thêm cao vọng” khẳng định hoàn cảnh là thước đo vẻ đẹp của tình bạn, càng làm cho
“mối dây quyến luyến thánh thiện” thêm bền vững.
2. Phân tích và chứng minh:
a. Học sinh dùng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm rõ hai ý đã giải thích trê.
b. Dẫn chứng chủ yếu lấy từ thực tế cuộc sống, có thể lấy trong sử sách, hoặc giả định,
những không được quá nhiều.
3. Đánh giá:
a. Ý kiến hoàn toàn đúng đắn.
b. Ý kiến là một bài học sống động về tình bạn cho bản thân.

Đề 19:

Ngạn ngữ Nga có câu: “Chiến trường thử thách người dũng cảm; cơn giận thử thách người
khôn ngoan; khó khăn thử thách bạn bè”.
Suy nghĩ của anh / chị về câu nói trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích ý nghĩa của câu nói


- Thử thách: Cơ hội do đoómà xác định được giá trị, đo được tài sức, phẩm chất con
người.
+ Nơi chiến trận, đối diện cùng hiểm nguy, phẩm chất con người dễ bộc lộ, nhờ đó dễ
nhận biết được là người hèn nhát hay dũng cảm.
+ Khi nóng giận, con gười thường không đủ bình tĩnh, để xem xét, suy nghĩ thấu đáo
mọi việc dẫn đến nói năng, hành động nông nổi, ngu xuẩn. Người khôn ngoan là người hiểu
biết, biết kiểm soát được mình trong mọi hoàn cảnh, kể cả khi nóng giận, biêếtsuy xét đúng sai,
lợi hại, tốt xấu, cư xử hành động hợp lí.
Hai vế đầu chỉ làm tiền đề cho vế thứ 3. Đó là những điều đã qua thực tế kiềm nghiệm
và khẳng định.
+ Bạn bè là những người cùng có chung những điểm nào đó (hoàn cảnh, công việc, sở
thích, lí tưởng), biết yêu thương, cảm thông chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Khó khăn là những vấn đề không thuận lợi về nhiều mặt thường gặp phải trong cuộc
sống.
-> Ý nghĩa câu nói: Cũng như chiến trường thử thách người dũng cảm, cơn giận thử
thách người khôn ngoan, khó khăn là thước đo tình bạn, là yếu tố để nhận biết ai mới là bạn
thật sự.
2. Khẳng định câu ngạn ngữ hoàn toàn đúng:
- Khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ai cũng cần sự đồng cảm, sẻ chia giúp đỡ.
- Nếu thật sự thương yêu bạn, ta sẵn sàng giúp bạn hết mình, không so đo, tính toán,
thậm chí hi sinh quyền lợi và nhiều thứ khác cho bạn.
- Hơn nữa, thương bạn, con người luôn mong điều tốt đẹp cho bạn. Chia sẻ niềm vui,
hạnh phúc của bạn, không ganh ghét đố kị. Độngviên an ủi, giúp đỡ bạn khi khó khăn, đồng
thời thẳng thắn góp ý, chỉ ra cái chưa tốt, cái sai lầm của bạn để bạn tiến bộ.
- Người không có tình cảm chân thành với bạn thường không thật lòng, hay nghe tị, khi
bạn gặp khó khăn thường lảng tránh trách nhiệm, hoặc chỉ là miệng lưỡi đãi bôi.
3. Mở rộng vấn đề
- Trong thực tế, tình bạn xuất phát từ tình cảm yêu thương chân thành là những tình bạn
đẹp đẽ, bền vững, trong sáng, được mọi người ca ngợi (tình bạn của Các Mác – Ăng ghen, Lưu
Bình – Dương Lễ, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê…)
- Tình cảm bạn bè theo kiểu vụ lợi, ích kỉ thường không bền vững. Những kẻ không biết
quý trọng bạn bè, không chân thành trong tình bạn sẽ không thể có tình bạn đích thực.
- Xác định tình bạn là tình cảm thiêng liêng, là nhu cầu cần thiết cho cuộc sống con
người. Tình bạn đem lại niềm vui, ý nghĩa cho cuộc sống.
- Muốn có tình bạn chân thành, ta phải đối với bạn bằng tình cảm chân thành.
- Cuộc sống luôn biến động, luôn có nhiều khó khăn, thử thách xảy ra cho ta và bạn. Vì
vậy, cần biết ứng xử, hành động tốt đẹp để xây dựng tình bạn trong sáng và bền vững.
4. Liên hệ bản thân
- Lứa tuổi học sinh.
- Trong cuộc sống sau này.
Đề 20:
Bình luận câu nói sau đây của nhà văn Lỗ Tấn: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người
ta đi mãi thì thành đường thôi”.
HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Hiểu câu nói trên như thế nào ?


- Nghĩa đen: Lúc đầu không có con đường nhưng nhờ người ta chọn lựa đi quen mà
thành.
- Nghĩa bóng: Cần sáng tạo mạnh dạn vạc ra con đường đời riêng để phát triển, cố gắng
thực hiện sẽ đi tới tương lai vinh quang.
2. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ
a. Đối với bản thân học sinh chuẩn bị vào đời
- Cần xác định rõ mục tiêu lí tưởng.
- Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
- Tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện để chọn con đường riêng cho bản thân phù hợp với
năng lực và sở thích, thay vì đi theo con đường do gia đình hay xã hội vạch sẵn. NHờ vậy sẽ
gặt hái được thành công vượt trội.
- Tự lực cánh sinh, dám dấn thân thực hiện con đường riêng đó.
b. Đối với một công ty chẳng hạn
- Nghiên cứu kĩ thị trường, tâm lí khách hàng.
- Để ra ý tưởng táo bạo trong sản xuất hàng hoá hay chiế lược thương mại.
- Kiên trì và linh hoạt khi thực hiện.
c. Đối với một quốc gia
- Dựa vào những đặc điểm về địa lí, khí hậu, thổ nhưỡng, dân trí, cơ sở hạ tầng kĩ thuật,
quan hệ quốc tế v.v… để đa ra những chính sách phù hợp, vạch ra con đường cơ bản cho việc
phát triển kinh tế lâu dài của quốc gia. (Năm 2007, nhà khoa học tiếp thụ nổi tiếng thế giới, ông
Ke-lơ, sau khi so sánh với Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa, ông đề nghị Việt Nam nên là “một
đầu bếp” của thế giới).
- Trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm, chọn con đuờng xây dựng nền chính trị vững
chắc.
3. Bàn bạc mở rộng
- Việc tìn con đường riêng rất khó nên đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng tạo và thời gian.
- Cần có ý chí và bản lĩnh để thực hiện.
- Biết tận dụng cơ hội: thiên thời, địa lợi, nhân hoà để thực hiện con đường riêng của
mình.
Cuộc sống là một trường đại học lớn. Sự thành công là chứng chỉ của mỗi người và tự
lực cánh sinh là quý hơn cả. Sáng tạo là chìa khoá để mở cánh cửa thành công
Đề 21:
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ?”
(Tố Hữu - Dậy mà đi)
Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI

a. Giải thích và bình luận câu đầu: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”.
- Giải thích từ ngữ: “ai” lặp lại hai lần, là đại từ phiếm chỉ, cách gọi chung cho tất cả
mọi người, không loại trừ người nào, tạo sự thân thiện trong cách nói của tác giả.
- Cụm từ: “chiến thắng - chiến bại”:
“Thắng trong cuộc sống được hiểu là thành công, là đạt được điều mình mong muốn.
“Bại”: là thất bại, là không đạt được mục tiêu mình mong muốn, điều đó dễ khiến ta
thất vọng, đau khổ, nản lòng.
“Chiến thắng - chiến bại”: cách dùng từ của tác giả chứng tỏ cuộc sống là một quá trình
“tranh đấu mãi không thôi”, và con người trong cuộc sống đó là những chiến binh dũng cảm.
- Bình luận: Cách nói “chiến thắng, chiến bại” thể hiện sự trang trọng, đánh giá cao sự
phấn đấu của con người (lưu ý cách sử dụng từ Hán Việt), cái đích hướng tới của con người là
lí tưởng tốt đẹp và lớn lao.
- Thắng bại là chuyện thường tình ở đời, điều quan trọng là ta phải học cách đón nhận
để sau mỗi lần thắng bại là một lần chúng ta lớn hơn, có động lực để can đảm mạnh dạn bước
tiếp cuộc hành trình.
b. Giải thích và bình luận câu sau: “Ai nên không mà chẳng dại đôi lần”.
- Câu hai diễn tả ý nhẹ nhàng hơn, từ ngữ gần gũi hơn: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi
lần”. Từ “khôn” chỉ kinh nghiệm có được, tích luỹ được sau một thời gian dài vượt qua thử
thách. Từ “dại” chỉ sai lầm, dại dột, tính toán sai gaâ hậu quả đáng tiếc, khó khắc phục.
- Câu nói này đa ra một nhận định: Trên con đường đi đến thành công “nên khôn” nhất
định có lúc bạn mắc phải những sai lầm nông nổi. Khôn và dại cũng đứng cạnh nhau, biện
chứng với nhau như vậy.
- Sau mỗi lần dại là một lần ta cứng cáp hơn, thu nhặt được bài học về cách thức,
phương tiện … cho cách hành động trong cuộc sống. Những bài học ấy sẽ góp vào cái túi
không của mỗi người để mỗi lần vấp ngã là một lần bớt dại.
c. Câu nói của tác giả Tố Hữu giúp.
- Định hướng phấn đấu cho con người.
- Động viên, an ủi theo hướng tích cực. Thắng và bại, khôn và đại chính là những đặc
điểm luôn luôn tồn tại trong con người.Hiểu rõ về chúng để mỗi con người tự biết vươn lên
hướng tới sự hoàn thiện.
• Có thể minh hoạ bằng nững dẫn cứng từ đời sống, lịch sử, lĩnh vực khoa học. Kết bài
phải có sự liên hệ câu nói của Tố Hữu vào bản thân.
Đề 22:
V. Huy-gô nói: “Con người ta được sáng tạo ra không phải để mang xích xiềng mà để
tung cánh bay lượn trên bầu trời”.
Từ sự hiểu biết về câu nói trên hãy trình bày suy nhghĩ của anh/ chị về số phận của nhân
loại.
HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích ý nghĩa câu nói


- “Con người ta được sáng tạo ra”: Con người là tập trung của mọi vẻ đẹp tinh tuý nhất,
tuyệt vời nhất về hình thức và phẩm chất, về lí trí và tình cảm, con người là “vẻ đẹp của thế
gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêcxpia).
- “Xích xiềng”: ẩn dụ chỉ sự trói buộc, cầm tù, nô lệ, mất tự do, bất bình đẳng, bị tước
đoạt quyền sống, quyền làm người bởi các thế lực đen tối.
- “Tung cánh bay lượn trên bầu trời”: một hình ảnh ẩn dụ chỉ khát vọng tự do, khát
vọng được sóng mạnh mẽ, phóng khoáng, sống đúng nghĩa một “con người” với tất cả sự tự do,
dân chủ về tâm hồn lẫn thể xác.
-> Ý nghĩa: Câu nói không chỉ khẳng định vẻ đẹp của con người, hơn thế còn khẳng
dịnh mạnh mẽ quyền sống, khát vọng tự do, không khuất phục trước bất cứ một thế lực đen tối
nào.
2. Nêu suy nghĩ của bản thân:
Câu nói của V, Huy – gô đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó là chân lí cho mọi thời đại,
mọi dân tộc.
- Đây là khát vọng muôn đời và chính đáng của nhân loại.
- Là lời khẳng định, ủng hộ, khuyến khích con người (đặc biệt là người nô lệ, các dân
tộc bị áp bức) phải đấu tranh với các thế lực đen tối giành lại tự do dân chủ, đòi quyền sống cho
chính mình và mọi người.
- Số phận nhân loại, số phận con người được quyết định bởi mỗi chúng ta. Chúng ta
phải đấu tranh phá bỏ xiềng gông, phá bỏ mọi chế độ nô lệ, chống lại mọi giai cấp bóc lột để
thực sự có cuộc sống tự do, dân chủ.
* Mở rộng:
- “Xiềng xích”, mất tự do ở đây không chỉ là bị tước đoạt quyền sống bởi các thế lực
bóc lột trong xã hội mà nhiều khi con người còn bị trói buộc bởi những quan niệm lỗi thời, bảo
thủ, cứng nhắc, bị nô lệ bởi danh vọng, bọ trói buộc bởi những cám dỗ vật chất tầm thường…
- Phân biệt khát vọng tự do, dân chủ chính đáng với lối sống buông thả, tuỳ tiện, thiếu ý
thức chỉ nhằm thoả mãn sở thích cá nhân tầm thường mà vi phạm đến quyền lợi chung của
người khác, của cộng đồng.
Đề 23:

Trình bày quan điểm bản thân về tính trung thực trong phẩm chất của con người Việt Nam.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Bàn về tính trung thực trong phẩm chất của con người, học sinh cần lưu ý những điểm sau:
Có thể khái lược về các yếu tố góp phần tạo nên phẩm chất truyền thồng của con người:
“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
- Cốt lõi của chữ “tín” đó là tính trung thực: Chính nó sẽ phân định được những hạng
người trong xã hội: người quân tử, kẻ tiểu nhân,người tốt, kẻ xấu,…
- Trong xã hội ngày nay, vấn đề về tính trung thực vẫn đang là vấn đề mang tính thời
sự, cho nên con người, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh cần phải rèn luyện những phẩm chất cao
đẹp để hoàn thiện bản thân mình và góp phần làm cho xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh.
- Khái quát vấn đề, liên hệ, sáng tạo, …
Đề 24:

Có ý kiến cho rằng: “Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi
được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra
mềm? (…) Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”.
(Trích “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ, sách giáo khoa Ngữ văn
10 Nâng cao, tập 2, trang 78).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về ý
kiến trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI

Trên cơ sở giải thích nhận định, thí sinh nên trình bày được các ý cơ bản dưới đây:
2.1. Làm rõ ý nghĩa của nhận xét trên: Người có học, có lương tri (kẻ sĩ) phải biết bảo
vệ công lí, kiên quyết đấu tranh chống lại các xấu, cái ác không khoan nhượng trong mọi hoàn
cảnh, không được chùn bước, lo sợ, e ngại (không kiêng sợ sự cứng cỏi).
2.2. Khẳng định tính đúng đắn của nhận định trên: công lí vốn là ước mơ của ngàn đời,
của mọi người. Công lí giữ gìn trật tự cho xã hội, không có công lí xã hội sẽ rối loạn. Nhưng
trên thực tế, công lí không phải lúc nào cũng được tôn trọng, đôi khi quyền lực ở trong tay kẻ
mạnh, kẻ xấu, công lí sẽ bị bóp méo, che phủ. Trong hoàn cảnh đó, người có học, có lương tri
càng phải có bản lĩnh, dám xả thân bảo vệ công lí.
2.3. Mở rộng
- Xã hội hiện nay tuy đã thanh bình, dân chủ, văn minh nhưng vẫn còn đó một số con
sâu làm rầu nồi canh. Đối mặt với những tệ nạn, những tiêu cực đó trong xã hội, kẻ sĩ ngày nay
vẫn phải đấu tranh triệt để, không khoan nhượng.
- Nhưng đôi khi, để đấu tranh có hiệu quả cao nhất, kẻ sĩ không nhất thiết chỉ biết thể
hiện tính cứng cỏi của mình. Trong một số trường hợp, đấu tranh cần thông minh, khéo léo,
phải biết chọn thời cơ thích hợp, nên phối hợp sức mạnh của tập thể, cộng đồng, xã hội để đấu
tranh chống tiêu cực.
Đề 25:

Dân gian vẫn lưu truyền câu ca:


“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Từ câu ca da trên, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ về nét đẹp văn hoá truyền
thống của người Việt Nam.
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Cảm nhận ý nghĩ câu ca dao:
- Hoa nhài trắng muốt không sắc màu rực rỡ nhưng cs hương thơm.
- Bàn về giá trị hương thơm để giải thích hàm ẩn: Vẻ đẹp đáng quý là ở phầm chất.
 Người Tràng An: Tràng An - chiếc nôi văn hoá dân tộc, người Kinh đô đại diện cho
nét đẹp văn hoá dân tộc.
 Vẻ đẹp của người Tràng An trước hết là vẻ đẹp tâm hồn, biểu hiện ở nếp sống thanh
lịch: nhã nhặn, trong sáng, lich sự, có văn hoá tri thức.
2. Suy nghĩ về việc giữ gìn truyền thống văn hoá thanh lịch của ông cha:
- Vì sao ngày nay ta càng phải luôn nhớ đến câu ca dao? (nhắc nhở ta phải giữ được bản
sắc văn hoá Việt Nam, văn hoá thủ đô).
- Muốn giữ gìn được nét văn hoá đó chung ta phải làm gì? (sống đẹp, sống thanh lịch,
có tâm hồn …).
Đề 26:
Ngạn ngữ có câu: “Gieo thói quen, gặt tính cách”. Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích:
a.Thói quen:
- Khái niệm: Những biểu hiện bề ngoài trong ứng xử được lặp đi lặp lại của con người
đối với con người, đối với xã hội, môi trường và với chính bản thân mình.
- Ví dụ: Thói quen ăn ngon mặc đẹp, thói quen lợi dung người khác, thói quen xả rác
tuỳ tiện…
b. Tính cách:
- Đặc điểm tâm lí ổn định dựa trên các biểu hiện bên ngoài và nội tâm bên trong của con
người. Tính cách mang tính bền vững chi phối cách ứng xử, hành động và suy nghĩ của cá
nhân.
- Ví dụ: Tính cách mạnh mẽ, tính cách bộc trực, tính cách thâm trầm …
c. Ý nghĩa câu nói:
Gieo - gặt chỉ quan hệ nhân quả.
- Một thói quen được sử dụng nhiều lần và sử dụng một cách có ý thức là cơ sử để tạo
nên tính cách.
- Tính cách một phần được tạo nên bởi những tố chất “thiên bẩm”, sẵn có, một phần
được hình thành bởi thói quen, bởi sự chi phối từ ngoại cảnh.
- Câu ngạn ngữ đề cập đến mối quan hệ nhân quả giữa thói quen (biểu hiện nhất thời, bề
ngoài) đối với tính cách (biểu hiện chiều sâu nổ định bên trong) của con người.
2. Suy nghĩ – bình luận:
a. Có thói quen tốt và thói quen xấu. Có những tính cách định hình, ổn định và tính cách
chịu sự chi phối tác động của hoàn cảnh. Do đó ta không thể phủ nhận hoặc khẳng định một
cách tuyệt đối, cực đoạn mối quan hệ - sự chi phối giữa thói quen và tính cách …
b. Một thói quen tốt, có chiều sâu nhân bản sẽ góp phần tích cực rèn luyện nhân cách
con người: thói quen đọc sách, thói quen giúp đỡ người khác, thói quen ăn uống vệ sinh …
c. Một thói quen xấu sẽ có tác động không nhỏ tới việc hình thành tính cách; thói quen
lười biếng (hệ quả: tính cách thụ động), thói quen nói dối (hệ quả: tính cách lừa lọc)…
d. Giải pháp:
- Cần nhận rõ mối quan hệ, sự chỉ phối của thói quen đối với tính cách.
- Hình thành rèn luyện thói quen tốt, lối sống đẹp để góp phần tạo nên những tĩnh cách
đáng quý, đáng được trân trọng.
- Hạn chế khắc phục, loại bỏ những thói quen xấu (như lười học, hút thuốc lá, nghiên
Internet…) để tự hoàn thiện tính cách, nhân cách người học sinh.
Đề 27:

“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”
(Đi – đơ – rô)
Anh (chị) suy nghĩ thế nào về vấn đề này?

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích: Thế nào là “người hạnh phúc nhất”?


- Đã có không ít cách trả lời khác nhau về hạnh phúc; là sự thoả mãn những khao khát
trong đời sống từ vật chất đến tinh thần.
- Nhưng có lẽ, điều chung nhất của “người hạnh phúc nhất” là sự mãn nguyện của tâm
hồn, cảm nhận tự bằng lòng về mình, cảm thấy mình sống đúng với ý nghĩa của sự sống.
2. Bình luận:
- Tại sao nói “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người
nhất”?
+ Làm được những việc to lớn, có được những thành tựu vĩ đại, thoả mãn được niềm
mong mỏi của một số lượng đông đảo con người, cho cả nhân loại hay cho cả một dân tộc. Ví
dụ: Một người phát minh ra thứ thuốc chữa được căn bệnh nan y đã từng gây ra đau khổ hay
cái chết cho hàng triệu người; một bậc anh hùng giải phóng dân tộc mình thoát khỏi vòng nô
lệ… Đó là những người vô cùng hạnh phúc.
+ Trong cuộc sống bình thường, biết hết lòng giúp đỡ những người xung quanh,giảm
bớt những phiền muộn khổ đau, đólà những điều mà bất kì ai, nếu mong muốn thì đều có thể
làm được, không phải chỉ một lần, mà trong suốt cả cuộc đời.
+ Nói “nhiều nhất” không ngụ ý nhắc đến một con số tuyệt đối nào, là hàng vạn hay
hàng triệu người, mà chính là nói đến khả năng cao nhất trong hoàn cảnh và khả năng của từng
người. Bất kì ai cũng có thể đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất.
- Tại sao nói “Người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” lại là “người hạnh phúc
nhất”?
+ Đi-đơ-rô đã khẳng định một lẽ sống đúng, rất tốt đẹp: Hạnh phúc của mỗi người phải
gắn liền với hạnh phúc của người khác, phải bắt đầu từ hạnh phúc của người khác, tuỳ thuộc
vào hạnh phúc của người khác.
+ Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, cũng như đạo lí của các dân tộc
luôn đề cao. Đạo Phật khuyên người ta yêu thương muôn loài. Truyền thống Việt Nam khuyên
“Thương người như thể thương thân”.
+ Đạo lí của Đi-đơ-rô là một đạo lí đòi hỏi hành động tích cực: Không chỉ yêu thương
con người mà còn “đem lại hạnh phúc” cho nhiều người.
+ Đạo lí của Đi-đơ-rô còn đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh
phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người.
- Suy nghĩ của em:
+ Câu nói ấy có tác dụng như thế nào?
+ Bản thân em đã hành động như thế nào để mang đến hạnh phúc cho nhiều người?
Đề 28:
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau đây: “Bản sắc văn hoá dân tộc cần được thể hiện
ngay trong cuộc sống hàng ngày”?

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích thế nào là bản sắc văn hoá dân tộc?
Bản sắc văn hoá dân tộc là lòng yêu nước, là những thuần phòng mĩ tục, là những nét
riêng của người Việt Nam chúng ta.
2. Biểu hiện cụ thể:
- Yêu nước bắt đầu từ tình yêu quê hương, làng xóm, nơi ở của mình.
- Trong đấu tranh chúng ta đã hi sinh xương máu để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
Nay hoà bình lập lại chúng ta phải làm thế nào để sự hi sinh ấy không bị uổng phí.
Truyền thống văn hoá dân tộc được thể hiện cụ thể trong cuộc sống hàng ngày:
+ Giữ cho phố phương, nơi ở của mình luôn sạch đẹp, giữ cho con sông nhỏ luôn tươi
mát,giữ cho khu rừng không bị chặt phá thiêu rụi, giữ cho xóm làng thanh bình trong tình thân
ái, giữ cho gia đình vợ chồng thuận hoà con cái hiếu thảo, … đó là phát huy truyền thống văn
hoá lâu đời của cha ông và qua đó xây dựng một lối sống, nếp sống mới đậm đà bản sắc dân
tộc, phát huy chủ nghĩa yêu nước trong tình hình mới.
+ Nghệ thuật là biểu hiện của tinh hoa văn hoá. Nghệ thuật dân tộc lâu đời gồm: chèo,
tuồng, rối nước, dân ca,…Tuy nhiên ngày nay nhiều người trẻ lại xem thường vốn nghệ thuật
dân tộc và có tâm lí “sính ngoại”. Lỗi này một phần là do nhà quản lí nhưng cũng xuất phát từ
phương diện người xem… Vậy có thể giữ được bản sắc văn hoá dân tộc hay không khi mọi
người quay lưng lại với nghệ thuật dân tộc?
+ Cách ăn mặc và ứng xử hàng ngày cũng là một biểu hiện của văn hoá dân tộc: Việc ăn
mặc thanh lịch, kín đáo, tế nhị của dân tộc Việt Nam rất cần được chú ý. Bởi hiện nay một bộ
phận nhỏ giới trẻ thích lỗi ăn mặc hở hang, kệch cỡm…Cách ứng xử giữa người và người cũng
rất cần được quan tâm thực hiện một cách có văn hoá. Quan niệm sống, quan niệm về tình yêu
hôn nhân cũng là một vấn đề đáng được quan tâm… Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
đang ngày càng có xu hướng bị mất đi do cơ chế thị trường, lối sống thực dụng.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cần được cụ thể hoá trong hành vi ứng xử
của mọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Có như vậy chúng ta mới xây
dựng được đời sống văn hoá mới trên cái nền của truyền thống vững chắc.

Đề 29:
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ về việc tư
dưỡng và học tập của bản thân?

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích làm rõ ý kiến


- Đức hạnh là gì ?
- Mối quan hệ giữa đức hạnh và hành động.
- Ý nghĩa của câu nói:
Sự thống nhất giữa những nét đẹp: Lí tưởng trong nhân cách và hành động trong thực
tiễn của con người. Mọi phẩm chất cao đẹp đều phải được thể hiện bằng hành động cụ thể;
Không thể đánh giá đức hạnh thông qua những mơ hồ, suy xét, phán đoán và kết luận vô căn
cứ.
2. Liên hệ với sự tu dưỡng và học tập của bản thân:
- Phẩm chất của đức hạnh không chỉ có đạo đức mà còn bao gồm trí tuệ và tâm hồn.
- Hành động như thế nào để thể hiện đức hạnh của người học sinh?
+ Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Mối quan hệ ứng xử giữa cá nhân và gia đình,
xã hội phải đúng mực, thực thi bằng hành động cụ thể: yêu thuơng chia sẻ với mọi người, dũng
cảm nhận lỗi, sửa chữa sai lầm, tích cực chống cái xấu, cái ác.
+ Phấn đấu trong học tập: Nỗ lực học tập mới đi đến thành công: “Học phải đi đôi với
hành”; không chùn bước trước khó khăn, thử thách; Chủ động sử dụng các phương tiện máy
móc hiện đại để nâng cao trình độ, không lạm dụng chúng để rồi lười suy nghĩ; Không sa vào
những trò chơi vô bổ, phí thời gian, sức trẻ; Gian lận trong thi cử là hành vi xấu, làm biến dạng
đức hạnh của người học sinh.
+ Từ ý thức đi đến hành động thực tiễn là một khoảng cách xa vời. Bản thân phải nỗ lực
nhiều để khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm. Phải thấy được những hành vi nhỏ
nhưng đẹp cũng góp phần hình thành nên nhân cách con người.
3. Ý kiến của M.Xi-xê-rông là hoàn toàn đúng đắn, là kim chỉ nam cho tất cả chúng ta,
nhất là lứa tuổi học sinh.
Đề 30
“Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của bạn, người anh
em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp nếu đứa trẻ không biết đọc
trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở
thành con người chân chính”.
Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm
Xukhômlinxki.

HƯỚNG DẪN GIẢI

1. Giải thích nhận định của Xukhômlinxki:


- “Người chân chính”: người chân thật, thẳng thắn, sống theo chính nghĩa.
- Bạn, anh, em, bố mẹ, đồng bào: là những người thân sống cùng nhà, học cùng trường,
cùng trong một đất nước.
- “Dửng dưng”: không quan tâm, không xúc động, …
- Ý nghĩa khái quát của câu nhận định: miêu tả thái độ bàng quan, dửng dưng, không
xúc động trước niềm vui, nỗi buồn của người thân để phê phán những con người sống vị kỉ,
không có lòng nhân ái.
2. Ý kiến của bản thân:
Học sinh có thể trình bày ý kiến khác nhau, biết lí giải, bảo vệ ý kiến của mình. Chẳng
hạn:
- Đồng tình với ý kiến trên.
- Con người chân chính có khá nhiều phẩm chất tốt đẹp, nhng trước hết là phải có lòng
nhaâ ái.
- Phê phán nững kẻ dửng dng, không biết đồng cảm với người khác là thái độ phê pháp
đúng đắn, tích cực.
- Không có kẻ sống dửng dng nào được mọi người quý mến, chỉ có những người biết
đồng cảm, quan tâm đến người khác mới chinh phục được lòng người, làm tăng thêm dũng khí,
sức sáng tạo của con người …
Đề 31:

Dân gian Việt Nam có câu:


“Không có mợ thì chợ vẫn đông.
Mợ đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”.
Nhà thơ Nga Evgeny Evtushenkô lại viết:
“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời
Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
Mỗi số phận riêng, dù rất nhỏ
Chắc hành tinh nào đã sánh nổi đâu?
(Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời - Bằng Việt
dịch)
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên.
Theo anh / chị, điều gì sẽ xảy ra nếu bản thân anh/ chị không được sinh ra trên đời ?
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Giải thích:
- “Không có mợ … vẫn vui”: cá nhân chỉ là một phần tử của xã hội; không có cá nhân
ấy thì xã hội vẫn tồn tại, vẫn hoạt động bình thường.
- “Chẳng có ai tẻ nhạt … sánh nôi đâu?: mỗi cá nhân là duy nhất, mang trong nó một
phần đặt tính, lịch sử phát triển của cả cộng đồng. Mỗi cá nhân dù hết sức nhỏ bé nhưng góp
phần làm nên sự đa dạng cho xã hội.
=> Bằng những hình ảnh cụ thể, sinh dộng tác giả dân gian Việt Nam và nhà thơ Nga đã
nêu lên mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hai quan niệm ấy không mâu thuẫn nhau mà phản
ánh hai mặt của vấn đề: mỗi cá nhân rất nhỏ bé, thiếu đi một ngời thì xã hội vẫn phát triển bình
thường, nhưng chính mỗi con người bé nhỏ ấy lại góp phần vào sự phảt triển phong phú của xã
hội, tạo nên nét đặc trưng cho cộng đồng.
2. Bình luận:
a. Bình
Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề. Chứng minh quan điểm của bản thân là đúng đắn
bằng cách lập luận thuyết phục, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.
- Xã hội hợp thành từ hàng triệu con người, thiếu đi một cá thể thì có ngay cá thể khác
điền vào vị trí thiếu hụt, xã hội vẫn hoạt động, phát triển bình thường.
- Mỗi con người là một cá thể độc đáo, không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người,
đi sâu vào thế giới nội tâm của họ thì ta sẽ thấy mỗi cá nhân – dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm
chán – là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc
ấy hợp thành màu sắc đa dạng, phong phú cho xã hội.Nếu thiếu đi một gam màu, bức tranh sẽ
boét sống động, cuộc sống bớt thú vị đi.
- Đối với xã hội, mất đi một công nhân, sẽ có ngay công nhân khác thay vào vị trí ấy để
guồng máy sản xuất vận hành liên tục. Thế nhưng đối với cha mẹ, người yêu, người vợ, con
cái, bạn thân … của người công nhân ấy thì anh ta là duy nhất, không thể thay thế bởi bất kì ai -
> “Chắc hành tinh nào đã sánh được đâu?”
- Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển
của xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất
kì cá nhân nào cũng có thể góp sứcvì sự phát triển chung. Ví dụ: Không có những người lính vô
danh thì vị tướng có tài ba đến đâu cũng không thể tắng trận; không có quần chúng bình bị thì
lãnh tụ thiên tài cũng không có lực lượng để làm cách mạng … -> “Mỗi số phận chứa một
phần lịch sử”.
b. Luận:
- Tác dụng: hiểu đúng về quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân
sẽ giúp ta:
+ Tăng cường tinh thần đoàn kết đẻ tạo nên sức mạnh chung.
+ Tránh “bệnh ngôi sao”.
+ Tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường
hay không có tài năng gì đặc biệt.
- Liên hệ: Nếu bản thân không tồn tại trên đời thì sẽ như thế nào?
Phần này khuyến khích sự tưởng tượng và lí giải độc đáo của HS.
Sau đây chỉ là một vài gợi ý:
+ Xã hội vẫn có thể phát triển bình thường, nhưng thiếu đi một cá tính.
Đề 32:
Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề:
“Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”.
Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ.
. HƯỚNG DẪN GIẢI
HS nêu được các ý sau:
1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên
nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn
DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường,
giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng.
2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu
mình hơn, để tự nâng mình lên;
Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở
người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn..
Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét.
3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống
- Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là một
thuộc tính tâm lý thông thường và rất đáng trân trọng.
- Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu
nhường nhịn, không khiêm tốn
- Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập
người khác.
- Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu hiện
của văn hóa và đạo đức của mọi thời.
Đề 33:

Ca dao ta có câu:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ta
Trong trích đoạn thơ ĐẤT NƯỚC (Trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã viết:
Hàng năm ăn đau làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Hãy trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về hai ý thơ trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Giải thích đề:
- Câu ca dao:
+ Do một nhà thơ dân gian Phú Thọ làm bài ca đăng báo địa phương vào giữa thế kỉ
XX. Câu thơ dân gian có liên quan đến quyết định của triều đình nhà Nguyễn (Hùng miêu điền
lệ bia Khải Định năm thứ 8) lấy ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch mỗi năm làm ngày định lệ giỗ
Tổ vua Hùng. Từ năm 1922 đếnn nay, kể từ khi Đền Hùng được xây dựng quy mô như hiện có,
mọi người đều xem ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày Quốc lễ.
+ Câu ca dao diễn tả đúng tâm lí, nên trở thành cố định trong lòng người Việt Nam,
tưởng như tự ngàn xưa để lại, nhắc nhở mọi người về lòng biết ơn những người dựng nước,
nhắc nhở mọi người nhớ về lễ hội như một hành trình tâm thức: về nguồn.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Lấy ý từ ca dao. Câu thơ nằm trong mạch cảm xúc
khơi gợi những tình cảm về Tổ quốc cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ, để
thức tỉnh thanh niên. Câu thơ hàmý nhắc nhở,kêu gọi thân tình:
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
2. So sánh:
Điểm giống nhau giữa 2 ý trên:
- Đều ghi khắc, nhắc nhở về ngày lễ hội truyền thống: giỗ Tổ 10/3.
- Đều khơi gợi ý thức “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn tổ tiên.
- Đều thể hiện lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc: con Hồng cháu Lạc.
- Ý thức tiếp nối truyền thống, mạch nguồn lịch sử vẻ vang của dân tộc.
3. Thể hiện suy nghĩ bản thân:
- Lễ hội là truyền thống văn hoá làm nên nét đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Lòng biết ơn, tôn vinh người dựng nước là cơ sở vững chắc của tình yêu nước. Liên hệ
câu nói của bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
nước…”
- Phê phán những biểu hiện học đòi ngoại lai, xa nguồn cội.
- Đề xuất những giải pháp thiết thực để phát triển tâm hồn Việt Nam trong thời đại mới.
Đề 34:
“Hỡi sắc đẹp, hãy tìm thấy mình trong tình yêu và đừng nghe những lời nịnh hót của
chiếc gương soi” (R. Tagor).
Hãy cho biết những suy nghĩ của anh (chị) từ ý thơ trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Giải thích được ý nghĩa của vấn đề:
Vẻ đẹp, giá trị của con người là một sự tổng hoà của các yếu tốc từ vẻ đẹp hình thức
đến sự toả sáng của một tâm hồn phong phú, tinh tế, có chiều sâu văn hoá. Tất cả sẽ được thể
hiện trọng vẹn trong những mối tương giao phong phú, đa dạng của cuộc sống, đặc biệt là trong
tình yêu.
2. Đánh giá được ý nghĩa của vấn đề:
Ý thức của Tagor gợi nhắc mọi người về một vấn đêg muôn thuở; đó là cách đánh giá
một con người và quan trọng hơn là tự đánh giá chính mình. Đừng nhầm lần rằng con người chỉ
là vẻ bên ngoài lộng lẫy. Hay soi mìh vào chiếc gương lớn của tình yêu, của cuộc sống để cảm
nhận được bao điều bí ẩn diệu kì trong mõi chúng ta. Hãy trân trọng những vẻ đẹp của mỗi
người và luôn cố gắng để chúng ta mỗi ngày càng đẹp hơn.
3. Có ý thức liên hệ, mở rộng vấn đề.
Con người hiện đại, nhất là giới trẻ có nhiều chuẩn mực khác nhau để xác định giá trị
bản thân. Nhưng dù trong thời đại nào thì vẻ đẹp tâm hồn cũng là một yếu tố quan trọng làm
nên một thứ “sắc đẹp” có sức toả sáng kì diệu của con người.
Đề 35:
Anh (chị) có suy nghĩa gì về sự "Được", "Mất" trong cuộc đời.
HƯỚNG DẪN GIẢI

- Giải thích tế nào là sự "được", "mất".


+ "Được" là sở hữu, tiếp nhận một hay những giá trị vật chất, tinh thần nào đó
+ "Mất" là không còn được sở hữu giá trị vật chất, tinh thần mà trước đây thuộc về
mình.
- Chỉ ra mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa "được" và "mất", lấy dẫn chứng trong
đời sống để chứng minh.
- Nêu ý nghĩa của sự "được", "mất": Thành công - thất bại, hạnh phúc – đau khổ, sự
nghiệp và cái giá phải trả… Rèn luyện bản lĩnh cá nhân trước sự được - mất
Anh (chị) có suy nghĩa gì về tâm sự của một người đã vươn lên từ bất hạnh:
"Tôi đã khóc vì không giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không còn chân
để mang giày" (Helen Keller)
Đề 36:
"Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc"
HƯỚNG DẪN GIẢI
- Học vấn là toàn bộ kiến thức của nhân loại tích lũy được hàng nghìn năm nay và kiến
thức sáng tạo không ngừng….
- Vì vậy việc "Học là cuốn vở không có trang cuối cùng", người học phải phấn đấu suốt
đời, học tập suốt đời…
- Đây cũng là cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời đại hiện nay. Nêu
dự định của bản thân….
Nội dung 2: (5 điểm)
- Tổ quốc là quê hương đất nước, là nơi người ta sinh ra, lớn lên. Nơi tổ tiên dòng họ
của mình sinh sống. Mỗi người đều phải có tổ quốc.
Việc học không giới hạn ở môi trường, ở quốc gia nào, nơi nào có điều kiện giảng dạy
tốt thì nơi đó có khả năng thu hút người học, miễn là đủ tài lực tham dự, và khi đã thành đạt thì
Tổ quốc phải là nơi hướng đến để phục vụ, nhằm giúp quê hương, Tổ quốc phát triển theo kịp
bước tiến của thời đại và của các quốc gia tiên tiến.
- Mỗi người đều phải có tấm lòng với tổ quốc, đó là lòng tự hào dân tộc, là khát khao
học tập, cống hiến và tôn thờ Tổ quốc…
- Dự định của bản thân trước và sau khi thành đạt….
Có một người đàn ông trẻ tìm đến một vị thiền sư xin lời khuyên để thay đổi cuộc hôn
nhân vốn không mấy hòa hợp và chưa được hạnh phúc của mình. Vị thiền sư nói: "Con phải
biết lắng nghe tất cả những gì vợ mình nói".
Đề 37:
Một tháng sau, người chồng nọ lại tìm đến vị thiền sư. Anh nói rằng anh đã cố gắng hết
sức thực hiện đúng theo lời khuyên đó. Cuộc hôn nhân của anh dù có những chuyển biến tích
cực nhưng vẫn chưa được tốt như ý muốn. Vị thiền sư mỉm cười "Bây giờ con hãy quay về và
học cách lắng nghe tất cả những gì cô ấy không nói".
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1000 từ, nhan đề tự đặt, bàn về ý nghĩa lời khuyên
của vị thiền sư trên.
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện
- Nêu vấn đề: Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện.
- Chuyển ý.
2. Giải quyết vấn đề:
- Lời khuyên lần thứ nhất của vị thiền sư "Con phải biết lắng nghe tất cả những gì vợ
mình nói".
→ Trong cuộc sống, con người có vô vàn những mối quan hệ phức tạp, đa chiều, muốn
sống tốt hãy học cách lắng nghe cuộc sống xung quanh mình.
Biết lắng nghe là biết chia sẻ. Nỗi đau được sẽ vơi đi một nữa và niềm vui có thể nhân
lên gấp bội khi được chia sẻ.
Biết lắng nghe là biết cảm thồng: Cảm thông với nỗi đau đồng loại, cảm thông với
những mảnh đời bất hạnh. Sự cảm thông sẽ giúp con người đến gần nhau hơn, tâm hồn cởi mở,
phóng khoáng hơn.
- Lời khuyên lần thứ hai của vị thiền sư: "Bây giờ, con hãy quay về và học cách lắng
nghe tất cả những gì cô ấy không nói.
→ Trong thực tế, đôi khi có những ngang trái, uẩn khúc mà con người không thể nói ra,
nếu thật sự muốn sẻ chia, bạn phải có một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim đủ rộng để dung
chứa tất cả.
Hãy học cách lắng nghe những ngôn ngữ không lời của cuộc đời: Tiếng lá rơi, gió thổi,
mây trôi để thật sự cảm nhận được vẻ đẹp của đời và biết trân trọng sự sống hơn.
3. Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định lại vấn đề: Hãy biết lắng nghe ngôn ngữ của con người và cuộc sống xung
quanh ta bằng tất cả tấm lòng mình.
- Gợi mở, nâng cao vấn đề.
Đề 38:
Ý kiến của anh (chị) về câu nói sau:
"Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. ước mơ
giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua".
(Lỗ Tấn)
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Giải thích được luận đề:
- Ước mơ là gì?
"….ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt
qua" là như thế nào?
- Ý nghĩa của cả câu nói?
2. Đánh giá luận đề:
Bạn có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
3. Bàn về hiện tượng cần bình luận:
- Điều quan trọng ở đây là chúng ta có dám ước mơ không? và quan trọng hơn nữa là có
dám biến ước mơ thành hiện thực hay không?
- Ứơc mơ của học sinh và giới trẻ hiện nay.
- Vai trò và tác dụng của ước mơ: Động lực, niềm tin giúp con người vượt khó khăn, thử
thách để đến với vinh quang.

You might also like