You are on page 1of 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO KIỂU ĐỀ VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN

1. Hậu quả của lối sống thờ ơ, vô cảm


- Thờ ơ, vô cảm là lối sống không có cảm xúc, dửng dưng, bàng quan với mọi người, với
những gì xảy ra quanh mình, thậm chí cả chính mình.
- Hậu quả: lòng tốt sẽ trở nên lạc lõng; đạo lí truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc
bị mai một; xã hội trở nên bất an, cái xấu, cái ác hoành hành…
- Dẫn chứng: nạn bạo lực học đường, người đánh, người xem và tung hô; bỏ mặc người bị
nạn, thậm chí còn lợi dụng cơ hội để trục lợi.
2. Nghịch cảnh và bài học vượt lên nghịch cảnh
- Nghịch cảnh là hoàn cảnh không thuân lợi, không bình thường mà chứa đựng những khó
khăn, trở ngại, éo le, ngang trái trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống con người.
- Nghịch cảnh là điều khó tránh khỏi, tùy vào cách con người đón nhận( sẽ là động lực hay
bức tường ngăn cản) mà nhận thức được sự tác động của nó. Làm thế nào để vượt qua
nghịch cảnh:ý thức được nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống để mà chấp nhận
và vượt qua;sáng suốt, bản lĩnh, bình tĩnh, nỗ lực hết mình; coi sự giúp đỡ của người khác
khi cần thiết cũng là một phương cách; không nên mãn nguyện bằng lòng dừng lại sau
mỗi lần chiến thắng, phải thấy được nghịch cảnh luôn đồng hành với cuộc sống con
người.
- Dẫn chứng: 3 lần thi rớt Đại học, 30 lần bị từ chối khi nôp đơn xin việc, bị từ chối khi đề
xuất ý tưởng cải cách giáo dục khi đưa internet vào trường học nhưng cuối cùng Zac Ma
đã vượt qua tất cả để trở thành ông chủ của thị trường bán lẻ toàn cầu với đế chế Amazon.
3. Làm thế nào để trở nên mạnh mẽ
- Mạnh mẽ là khả năng chống chọi, đứng vững trước những tác động của các yếu tố bân
ngoài; Sự mạnh mẽ có thể chỉ cả yếu tố thể chất và tinh thần nhưng thường thiên về yếu
tố tinh thần.
- Việc cần làm để trở nên mạnh mẽ: ý thức được những điều có thể khiến con người ta sợ
hãi và yếu đuối: những thứ làm ta không an toàn; mất mát, thiệt thòi về quyền lợi; sự xúc
phạm về danh dự nhân phẩm…;Khi ý thức rõ những điều đó bản thân sẽ biết cái gì là
thực sự ý nghĩa và thiêng liêng với mình; Từ đó sẽ có cách ứng xử phù hợp.
- Dẫn chứng: cần đủ tình yêu để mạnh mẽ để bảo vệ những người mình thương yêu; cần đủ
tự trọng để mạnh mẽ bảo vệ danh dự; cần đủ tỉnh táo để mạnh mẽ bảo vệ nhân phẩm
không bị hoen ố bởi cám dỗ vật chất…
4. Vai trò của lao động đối với cuộc sống con người
- Lao động là quá trình làm việc có ý thức( trí óc hoặc chân tay) nhằm tạo ra của cải, vật
chất hoặc giá trị tinh thần đáp ứng những nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội.
- Vai trò: lao động giúp phân biệt con người có ý thức với con vật làm việc theo bản
năng;giúp tạo ra của cải vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu; giúp con người khẳng định
được giá trị của bản thân; giúp con người hoàn thiện và phát triển năng lực cá nhân; giúp
con người được rèn luyện thể chất mạnh mẽ, dẻo dai và đời sống tinh thần phong phú.
- Dẫn chứng: nông dân, công nhân, nghệ sĩ, trí thức đều khẳng định được vai trò của họ
thông qua lao động…
5. Ý nghĩa của tình yêu quê hương
- Quê hương là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên
- Ý nghĩa: là cơ sở giúp con người gắn bó và có ý thức trực tiếp đóng góp dựng xây; là
động lực giúp con người có ý thức sống tốt, hoàn thiện mình để xứng đáng; tình yêu quê
hương là cơ sở thiêng liêng của tình yêu nước; giúp con người luôn tìm được chỗ dựa an
yên để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
- Dẫn chứng: Hồ Chí Minh; những anh hùng; những em bé liên lạc; những bà mẹ kháng
chiến…
6. Biểu hiện của người trưởng thành
- Trưởng thành là những người có khả năng nuôi sống bản thân và biết chịu trách nhiệm
với bản thân
- Biểu hiện: là người có khả năng tự lập, không ăn bám, sống nhờ, sống dựa;là người có
khả năng tự chủ về hành vi, cảm xúc, nhân cách mà không lệ thuộc vào sự chi phối của
người khác- mọi hành động, cảm xúc, lời nói, suy nghĩ đều chín chắn, có khả năng chịu
trách nhiệm với toàn bộ hành vi và cuộc sống của mình;là người ý thức sâu sắc và không
ngừng phấn đấu để khẳng định giá trị của bản thân.
- Dẫn chứng: bản thân; những tấm gương thành công và có đóng góp cho xã hội…
7. Ý nghĩa của những suy nghĩ tích cực, lạc quan
- Suy nghĩ tích cực, lạc quan là luôn hướng tới những điều tốt đẹp, thiện lương mong muốn
thay đổi theo chiều hướng tươi sáng cho mình hoặc cho người khác. Đối lập với suy nghĩ
tiêu cực luôn nghĩ xấu cho người hoặc bi quan với mình.
- Ý nghĩa: nghĩ tốt cho người khác sẽ làm tăng sự chia sẻ yêu thương, lòng bao dung nhân
hậu, tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp; giúp con người có niềm tin, sức mạnh và nghị lực
mạnh mẽ cùng năng lượng tích cực để sống, làm việc và phấn đấu.
- Dẫn chứng : hai người cùng nhìn xuống, một người chỉ thấy vũng nước, người kia lại
thấy những vì sao; hãy nhìn về phía mặt trời, bóng tối sẽ ở sau lưng bạn…
8. Ý nghĩa của sự cho – nhận
- Cho – nhận: cho là trao đi một giá trị vật chất hoặc tinh thần cho người khác; nhận là
được đáp lại những giá trị vật chất hoặc tinh thần từ một ai đó quanh mình- cả sự trao đi
và được đáp lại ấy đều là những việc làm hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ tình yêu
thương và ý thức chia sẻ.
- Ý nghĩa: cho đi giúp con người có được sự tôn trọng từ những người xung quanh; cho đi
chân thành không vụ lợi giúp con người có được niềm vui của người làm việc thiện, có
được sự hạnh phúc bởi nhận thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa; dù sự cho đi chỉ có ý
nghĩa khi người cho vô tư, không đợi sự đáp đền nhưng theo luật nhân quả kì diệu người
cho luôn được nhận lại, đó là niềm vui từ việc làm của mình, là sự giàu có dần của trái
tim nhân hậu, là sự mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí là những ân thưởng của
cuộc từ một người nào đó mà ta không hề quen biết.
- Dẫn chứng: một hành động nhỏ, một cuốn sách cũ, một cái bắt tay động viên…ai cũng có
thể cho đi vì mình có thể.

You might also like