You are on page 1of 4

1.

LÒNG NHÂN ÁI- Lòng yêu thương

- Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là
một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn.

- Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người
xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật…

- Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia,
đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương
nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế
giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan
chứa lòng thương người cao cả.

- Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ
sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng
nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người
giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây
giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn
sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để
xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

2. Ý CHÍ VÀ NGHỊ LỰC

- Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn thử thách yêu cầu chúng ta phải vượt qua chúng thì
mới đạt được thành công. Để làm được như vậy thì ý chí và nghị lực chính là hai yêu tố quan
trọng, tác động trực tiếp đến sự thành bại của mỗi người.

-Ý chí là khả năng xác định, điều khiển bản thân theo mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện nó.
Nghị lực là tinh thần, sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn, gian khổ.

- Người có ý chí và nghị lực sẽ luôn được mọi người yêu quý, giúp đỡ và tin tưởng. Ý chí và nghị
lực là hai phẩm chất luôn đi kèm với nhau, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Khi
chúng ta gặp phải khó khăn thì chỉ cần có ý chí và nghị lực, ta sẽ tìm ra được cách giải quyết và
vượt qua những khó khăn đó. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là ý chí quyết tâm chiến
đấu, nghị lực phi thường của dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
đã mang lại thắng lợi vẻ vang và độc lập tự do cho Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn có những người
không có ý chí, luôn lùi bước trước khó khăn những người đó sẽ luôn thất bại trong cuộc sống.

- Vậy để rèn luyện ý chí và nghị lực sống, chúng ta cần phải làm gì? Là một học sinh, ý chí và
nghị lực được rèn luyện nếu ta luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong học tập dù trong bất cứ khó
khăn, thử thách nào.

3. LÒNG BIẾT ƠN
- Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển
nhân cách con người.

- Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với
mình.

- Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó
là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với
những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng
những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ
học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công
lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ
quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người
với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này
đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích
cực nhất.

4. TÍNH TRUNG THỰC

- Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách
của con người.

- Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật.

- Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật,
không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi
chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám
nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh
doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng
hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa
vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu
quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi
ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường.

- Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người,
ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật
dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

5. TINH THẦN ĐOÀN KẾT

- Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ,
lịch sử.
- Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với
cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. 
- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.
 + Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn
kết con người với con người trong một xã hội.
 
+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ
chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc
sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy
trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

- Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ,
lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân
 
- Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con
của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

6. LÒNG KIÊN TRÌ

- Kiên trì là một đức tính tốt đẹp mà mỗi một con người cần phải có

- Kiên trì là bền bỉ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi
mục đích mà mình đã đề ra.

- Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua
khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng. Không biết đã bao nhiêu
lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt
được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi
đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng
kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ.
một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm
nên điều gì lớn lao, thậm chí lf sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau. Để trở nên kiên trì, ngoài việc
học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn
khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong
đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính
kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh
mà chính bằng lòng kiên tri. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.

7. TÌNH BẠN

- Trong cuộc sống, bên cạnh những tình cảm ruột thịt thiêng liêng thì tình bạn cũng là một giá trị
tinh thần không thể thiếu.
-Tình bạn được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương đến từ những người xa lạ, được hình thành
khi họ có chung sở thích, quan điểm, lí tưởng sống…

- Tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn,
thử thách. Tuy nhiên, không phải tình bạn nào cũng mang lại ý nghĩa thiêng liêng đó. Một tình
bạn đẹp là tình bạn đi lên từ những cảm xúc trong sáng, cùng nhau phát triển, không phân biệt
tuổi tác, giới tính, địa vị, giàu nghèo,… Tình bạn không đẹp là tình bạn tồn tại dựa trên những vụ
lợi, ích kỉ, cùng nhau đi xuống thậm chí cùng nhau sa ngã vào tệ nạn và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng.

- Vậy làm sao để xây dựng một tình bạn đẹp? Điều này cần phải đến từ sự tin tưởng, thấu hiểu từ
cả hai phía, luôn có ý thức xây dựng tình bạn dựa trên những quan điểm, lối sống tích cực, tránh
những suy nghĩ ích kỉ, hơn thua, ganh ghét. Có như vậy, chúng ta mới có được những người bạn
tốt và được mọi người yêu quý, trân trọng.

8. LÒNG HIẾU THẢO

- Trong cuộc sống, bên cạnh những tình cảm ruột thịt thiêng liêng thì tình bạn cũng là một giá trị
tinh thần không thể thiếu.

- Tình bạn được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương đến từ những người xa lạ, được hình thành
khi họ có chung sở thích, quan điểm, lí tưởng sống…

- Tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn,
thử thách. Tuy nhiên, không phải tình bạn nào cũng mang lại ý nghĩa thiêng liêng đó. Một tình
bạn đẹp là tình bạn đi lên từ những cảm xúc trong sáng, cùng nhau phát triển, không phân biệt
tuổi tác, giới tính, địa vị, giàu nghèo,… Tình bạn không đẹp là tình bạn tồn tại dựa trên những vụ
lợi, ích kỉ, cùng nhau đi xuống thậm chí cùng nhau sa ngã vào tệ nạn và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng.

- Vậy làm sao để xây dựng một tình bạn đẹp? Điều này cần phải đến từ sự tin tưởng, thấu hiểu từ
cả hai phía, luôn có ý thức xây dựng tình bạn dựa trên những quan điểm, lối sống tích cực, tránh
những suy nghĩ ích kỉ, hơn thua, ganh ghét. Có như vậy, chúng ta mới có được những người bạn
tốt và được mọi người yêu quý, trân trọng.

You might also like