You are on page 1of 5

Hướng dẫn làm văn nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống
con người.
a) Mở bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương
Ví dụ:
Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương
thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. Trong cuộc sống chúng ta cần
mở lòng để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh khó khăn hơn ta. Khi
chúng ta yêu thương người khác thì chúng ta sẽ được yêu thương và được quý mến
hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thương con người.
b) Thân bài
* Giải thích tình yêu thương là gì ?
- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn
của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm
thiết.
+ Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người
xung quanh
+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn
hoạn nạn.
+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.
* Biểu hiện của tình yêu thương
- Trong gia đình:
+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ
+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái
nên người
+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của
mình đối với ba mẹ
+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh
em với nhau.
- Trong xã hội:
+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa
+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí
+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần
sự giúp đỡ ở quanh mình.
+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con
người.
* Ý nghĩa của tình yêu thương
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức
mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang
lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
* Phản đề:
- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng
trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của
bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
* Bài học nhận thức và hành động
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia,
đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
c) Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống
con người, là lẽ sống của mỗi người
- Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương
đồng loại.

Dàn ý nghị luận xã hội về ý chí nghị lực

Dàn ý chi tiết mẫu 1


I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Nghị lực sống là một trong những phẩm chất đạo đức,
đáng quý quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, phẩm chất đó được rất
nhiều người theo đuổi và cố gắng duy trì mỗi ngày.
II. Thân bài:
+ Nghị lực sống là gì?
+ Nghị lực sống là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao
những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình, động lực giúp ích cho cuộc
sống, con người cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình.
+ Nguồn gốc: Động lực từ xưa đến nay vẫn luôn được mỗi chúng ta coi trọng bởi
nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho cuộc sống cũng như con người trong xã hội,
mỗi chúng ta cần phải duy trì và rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức và rèn
luyện đức tính kiên trì, những nghị lực sống mạnh mẽ.
+ Vai trò của nghị lực sống trong cuộc sống hiện nay: Ngày nay khi xã hội ngày
càng phát triển, con người ngày càng phải trải qua những khó khăn, thử thách trong
xã hội, chính vì thế việc rèn luyện cho mình nghị lực sống là một trong những việc
làm quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
+ Nghị lực sống giúp chúng ta có thêm nhiều niềm tin, sức mạnh để vượt qua
những khó khăn, gian nan vất vả trước cuộc sống của mình.
+ Nghị lực sống là phẩm chất quan trọng để giúp chúng ta có được nhiều giá trị, ý
nghĩa trong cuộc sống của mình, nghị lực giúp chúng ta có thêm nhiều sức mạnh
để vượt qua những khó khăn, giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, vượt qua được
những khó khăn thử thách của cuộc sống.
+ Trong xã hội chúng ta gặp rất nhiều người có phẩm chất kiên trì, có nghị lực
sống, đó là những con người kiên trì không ngại khó, ngại khó dám đối đầu và
vượt qua những thử thách, không ngại khó, ngại khổ, mà cố gắng kiên trì, bươn trải
vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống.
+ Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều tấm gương quan trọng trong xã hội
họ cũng luôn kiên trì vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống, họ phải cố
gắng tạo nên những giá trị ý nghĩa cho cuộc sống của mình, từ đó tạo nên được
những ý nghĩa, mục đích sống trong cuộc sống của mình.
+ Ví dụ về nghị lực sống có thể lấy ví dụ thầy Nguyễn Ngọc Ký, người luôn kiên
trì, bền bỉ, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống, mặc dù không được
chọn vẹn về hình thể nhưng thầy vẫn luôn kiên trì vượt qua những khó khăn đó.
III. Kết bài:
- Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải rèn luyện cho mình
sự kiên trì, nghị lực trong cuộc sống vì đó là việc làm cần thiết và mang lại những
ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.
Có thể tham khảo thêm: Nghị luận về quan điểm: Nơi nào có ý chí nơi đó có con
đường
Dàn ý chi tiết mẫu 2:
I. Mở bài:
– Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người được sinh ra
trong gia đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh
phúc.
– Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu ông trời không
thể công bằng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong cuộc sống khó khăn thiếu
thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên
chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có
ích và là tấm gương sáng cho nhiều người phải noi theo.
II. Thân bài:
– Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người
chúng ta. Nó là động lực, ý chí khiến cho con người có thể vượt qua những khó
khăn thử thách.
– Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn
nhưng biết vươn lên trong cuộc sống.
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may mắn khi sinh ra đã mất hai tay.
Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới một ngày thầy có thể
cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình. Thầy Nguyễn
Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn, thử
thách của số phận.
– Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu
vượt qua số phận.
+ Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó
khăn khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để
vượt lên số phận mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ.
+ Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư
tưởng của các bạn này và khó có thể từ bỏ.
+ Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ
mất dần đi nghị lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà
phải tìm bố mẹ giúp đỡ.
III. Kết bài
Bài học nhận thức và liên hệ bản thân:
- Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất nước trong tương lai, việc rèn luyện
nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang vào đời sau này của
mỗi chúng ta. Nếu không có ý chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng ta cũng
dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả.
- Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử
thách, ở đó không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu
nghị lực sống.

 Nghị luận bàn về quan điểm: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh

Dàn ý chi tiết mẫu 3:


I. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Nghị lực sống.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Nghị lực sống: Cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến
đâu.
- Người có ý chí, nghị lực sống: Luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn,
chông gai trong cuộc đời.
2. Phân tích, chứng minh
a) Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực
- Nguồn gốc
+ Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn
luyện từ gian khổ của cuộc sống. Ví dụ: Nguyễn Sơn Lâm…
- Biểu hiện của ý chí nghị lực
+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc.
Không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton,
Beethoven…
b) Vai trò của ý chí nghị lực
- Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống
một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate, …
3. Bình luận, mở rộng
- Trái ngược với những người có ý chí rèn luyện là những người không có ý chí.
Giới trẻ bây giờ vẫn rất còn nhiều người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí,
thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
⇒ Lối sống cần lên án gay gắt.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.
- Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai
và thử thách trên chặng đường dài.
- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm
tin về cuộc sống.
- Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Có nghị lực, niềm tin thì chúng ta có thể vượt qua mọi
khó khăn để đưa những bước chân gần hơn với thành công và hạnh phúc.

You might also like