You are on page 1of 24

https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.

18/

Mùa thi 2022


VẤN ĐỀ 1: Ý CHÍ NGHỊ LỰC
Bài tham khảo 1
I. MỞ ĐOẠN
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích: Vậy “có chí thì nên” là gì ?
“Chí” ở đây chính là ý chí, chí hướng, nghị lực, quyết tâm khắc phục khó khăn, trở ngại,
quyết tâm vươn tới hoài bão, lí tưởng trong cuộc đời.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa:
- Có chí có vô vàn biểu hiện. Trong học tập tìm mọi cách để phấn đấu học giỏi, dù gặp khó khăn
trong học tập, trong cuộc sống cũng không lùi bước là có chí. Trong cuộc sống, nếu may mắn
không mỉm cười với mình, có thể sinh ra đã chẳng lành lặn như bao người khác nhưng vẫn vươn
lên sống có ích với tinh thần “tàn nhưng không phế” là có chí…Và còn biết bao biểu hiện khác
nữa.
- Ý chí, nghị lực là điều không thể thiếu trong cuộc sống vì:
• Con đường đưa đến thành công có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Không có thắng lợi
nào mà không trải qua thất bại, không có hạnh phúc nào mà không trải qua đắng cay, không
có khát vọng nào mà không phải trả giá. Vì vậy nếu thiếu ý chí con người sẽ dễ dàng gục
ngã, thất bại.
• Ý chí giúp con người sản sinh ra sức mạnh, nghị lực, cùng lòng quyết tâm, giúp ta vững
tin trước những tai ương biến cố trong cuộc sống. Nói cách khác ý chí là một trong những
chiếc chìa khóa để mở cánh cửa của sự thành công.
• Có được ý chí, nghị lực sẽ giúp chúng ta năng động, sáng tạo, dũng cảm để vượt qua khó
khăn, gian khổ và đạt được mục đích của mình.
• Nhờ có ý chí, nghị lực, con người nhận ra được giá trị của sự thành công. Khó khăn, thử
thách chỉ là môi trường để tôi luyện ý chí
- Dẫn chứng:
• Người có ý chí không hề ngã lòng trước khó khăn gian khổ. Chính vì vậy họ sẽ đạt đến
thành công. Lịch sử đã ghi nhận biết bao tấm gương nhờ có ý chí mà thành công. Trước
khi trở thành người viết chữ đẹp nổi tiếng đương thời, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu. Vì
nét chữ quá xấu của ông đã khiến một người hàng xóm bị đánh đòn oan. Từ đó, ông quyết

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


1
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

tâm luyện chữ, trở thành người không chỉ văn hay mà còn chữ tốt với nét bút “rồng bay
phượng múa” được người đời ca tụng là “thần Siêu, thánh Quát”.
• Ý chí không chỉ dẫn đến sự thành công mà còn giúp ta có thể vượt qua những khó khăn
tưởng chừng không vượt qua nổi. Thầy Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay dùng chân để viết.
Nhờ khổ công luyện viết, thầy không chỉ viết được bằng chân mà còn trở thành thầy giáo
ưu tú, là tấm gương sáng về ý chí, nghị lực phi thường cho thế hệ trẻ noi theo.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
“Có chí thì nên” là một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là thế
hệ trẻ ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết
tâm, thiếu ý chí phấn đấu, ngại khó, ngại khổ ngày càng nhiều trong xã hội. Họ được cha mẹ bao
bọc quá nhiều, được đáp ứng mọi nhu cầu cả về vật chất và tinh thần, hưởng thụ cuộc sống một
cách an nhàn nên thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến, không biết đối phó với những khó khăn, thử
thách họ bi quan, chán nản, không có quyết tâm để vượt qua những khó khăn đó. Chính điều đó
đã khiến họ chẳng bao giờ có thể đạt đến sự thành công.
4. Bài học, liên hệ
- Bài học rút ra: Vì vậy, chúng ta cần nhận thức được vai trò của ý chí trong cuộc sống để từ đó
ra sức rèn luyện. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt giữa những người có ý chí với những người
có mục đích tầm thường, thấp kém. Bởi vậy, người có chí đồng thời cũng phải có đạo đức, có trí
thức. Tri thức là sức mạnh, phải biết trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và hợp lí. Vì
chính tri thức giúp ta mở cánh cửa chân trời khoa học.
- Liên hệ: Chúng ta là học sinh, con đường tương lai đang ở phía trước. Vì vậy, phải rèn luyện
cho mình ý chí, nghị lực, quyết tâm đạt đến sự thành công. Đồng thời phải trang bị cho mình tri
thức vững vàng. Có được điều đó, tất yếu sẽ thành công, đúng như Acsimet đã từng nói: “Hãy
cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất này”.
C. KẾT ĐOẠN
Bài tham khảo 2
I. MỞ ĐOẠN
– Con người sinh ra đã mỗi người một hoàn cảnh, một số phận. Người được sinh ra trong gia
đình giàu có, đủ cha đủ mẹ được hưởng nhiều tình yêu thương, hạnh phúc.
– Ngược lại có những người bị bỏ rơi không nơi nương tựa, ốm yếu.Tuy nhiên, trong cuộc sống
khó khăn thiếu thốn, hoàn cảnh sống khắc nghiệt có rất nhiều số phận, con người đã biết vượt lên
chính mình, chiến thắng cuộc sống nghiệt ngã để sống tốt đẹp hơn, để trở nên có ích và là tấm
gương sáng cho nhiều người phải noi theo.
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích:

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


2
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

– Nghị lực sống là gì: Nghị lực sống chính là nội lực chứa bên trong mỗi con người chúng ta.
Nó là động lực, ý chí kiến cho người có vượt qua những khó khăn thử thách hay không.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
– Mở rộng một vài tấm gương về những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết
vươn lên trong cuộc sống.
• Chắc trong chúng ta không ai là không biết thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký người thiếu may
mắn khi sinh ra đã mất hai tay. Nhưng thầy đã kiên trì rèn luyện mỗi ngày một chút rồi tới
một ngày thầy có thể cầm nắm, viết mọi thứ thầy đều làm được nhờ đôi chân của mình.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực sống vượt qua khó khăn,
thử thách của số phận.
• Hay Nick Vujicic: một người khi sinh ra đã cụt hai tay hai chân, tưởng chừng như cuộc
đời của anh đã chấm dứt tại đây nhưng không chính ý chí nghị lực đã đưa anh vượt qua
nghiệt ngã của cuộc đời. Điều đầu tiên mà anh làm chính là tự vệ sinh cá nhân, ngoài ra
anh còn chơi được các trò chơi vận động mạnh như: Tenis, bơi… và trở thành người truyền
động lực cho nhiều người khuyết tật trên thế giới.
- Vai trò :
• Vượt qua được khó khăn, những khắc nghiệt của cuộc đời, làm chủ bản thân.
• Cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và giá trị hơn
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
- Mở rộng trong xã hội có những người không có nghị lực, thiếu ý chiến chiến đấu vượt qua số
phận. Những người đó khi gặp khó khăn họ sẵn sàng buông đời mình theo số phận, khó khăn
khăn thử thách một chút là sẵn sàng sa ngã, bị cám dỗ, không chịu cố gắng để vượt lên số phận
mà chỉ muốn được người khác giúp đỡ.
- Thói quen sống hưởng thụ dựa vào người khác đã ăn sâu bám rễ vào trong tư tưởng của các bạn
này và khó có thể từ bỏ.
- Nhiều gia đình bố mẹ đã quá cưng chiều con cái dẫn tới làm cho những đứa trẻ mất dần đi nghị
lực sống, khi có khó khăn chúng không thể tự giải quyết được mà phải tìm bố mẹ giúp đỡ.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Liên hệ với bản thân rồi rút bài học cho mình: Chúng ta đang là những thế hệ trụ cột của đất
nước trong tương lại, việc rèn luyện nghị lực sống là việc rất quan trọng cần thiết cho hành trang
vào đời sau này của mỗi chúng ta. Nếu không có ý chí, không có nghị lực sống thì làm gì chúng
ta cũng dễ thất bại bởi trên đời này không có con đường đi nào là toàn bằng phẳng cả.
- Muốn thành công, muốn tới vinh quang thì con đường đi lại càng trông gai thử thách, ở đó
không có chỗ cho những kẻ thiếu ý chí, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu nghị lực sống.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


3
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

C. KẾT ĐOẠN
Bài tham khảo 3
I. MỞ ĐOẠN (Nêu vấn đề nghị luận)
II. THÂN ĐOẠN:
1. Giải thích: ý chí, nghị lực là luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt
được mục đích đề ra.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Biểu hiện:
• Người có ý chí, nghị lực luôn biết khắc phục hoàn cản khó khăn bằng cách tự lao động, mưu
sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường tương lai tốt đẹp.
• Sống lạc quan, tích cực, không bi quan, chán nản, luôn nỗ lực vượt lên số phận, vượt lên trên
hoàn cảnh là vượt lên chính mình.
- Vai trò, ý nghĩa:
• Ý chí, nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách trong cuộc sống một
cách dễ dàng hơn.
• Trở thành những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực để mọi người noi theo. Người có ý chí,
nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người
khác. Ý chí, nghị lực giúp cuộc sông con người ngày càng tốt đẹp, xã hội văn minh hơn.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, vừa gặp khó khăn đã sợ sệt, chùn bước,
luôn bi quan, chán nản, dễ bỏ cuộc.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Ý chí, nghị lực rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với cuộc sông của con người.
- Nhận thức: trân trọng, ngợi ca, ngưỡng mộ những người có ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
- Hành động: rèn luyện, tìm tòi, trau dồi, học hỏi, biết khắc phục khó khăn,...
C. KẾT ĐOẠN
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 2: LÍ TƯỞNG SỐNG
Bài tham khảo 1
I. MỞ ĐOẠN

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


4
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Con người cần sống có lí tương, đặc biệt là thanh niên.


II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề : Vậy lí tưởng sống là gì?
- Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.
- Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.
- Lí tưởng của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu
để bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Biểu hiện (Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp) :
• Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân
tộc. Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất
nước.
• Bác Hồ là người ra đi với hai bàn tay trắng ấp ủ lí tưởng tìm ra con đường cứu nước cho
dân tộc Việt Nam.
• Nhiều thanh niên học tập ở nước ngoài đã trở về phục vụ cho đất nước
• Có nhiều hoạt động thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ như: tình nguyện, hiến máu nhân
đạo.
- Vai trò: Vì sao con người cần sống có lí tưởng?
• Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu đế vươn lên
• Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn
thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
Có một số bộ phận thanh niên hiện nay không có lý tưởng sống và mải mê vào các lối sống
khác: nghiện game, tệ nạn xã hội…
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực
hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. Mồi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang
đứng, với công việc mình đang đảm đương. Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường
là điều không thế chấp nhận được.
C. KẾT ĐOẠN
- Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống cao đẹp.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


5
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

Bài tham khảo 2


I. MỞ ĐOẠN (Nêu vấn đề nghị luận)
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
Lí tưởng sống là mục đích, là mục tiêu, ước mơ cao đẹp mà mỗi người mong muốn đạt
được.trong cuộc đời.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Biểu hiện:
- Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều sống có ước mơ, có lí tưởng: luôn cố gắng phấn đấu học tập
và rèn luyện, trau dồi tri thức phẩm chất đạo đức
- Nhiều bạn trẻ hăng say tích cực làm việc đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Nhiều bạn trẻ đã đạt được những thành tích cao trong các kì thi quốc tế làm rạng danh nước
nhà như bạn: Cao Ngọc Thái đạt HCV Olympic môn Vật Lí thế giới, Ngô Chí Long đạt giải
cao trong kì thi sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á.
- Vai trò, ý nghĩa:
• Khi chúng ta có lí tưởng, có ước mơ, có mục tiêu của cuộc đời mình, chúng ta sẽ nỗ lực cố
gắng đến cùng để hoàn thành nó. Và chỉ khi đó, ta mới sống hết mình, sống có ý nghĩa. +
Cuộc sống của chúng ta sẽ vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.
• Lý tưởng sống chính là điều kiện để con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn.
• Người sống có lý tưởng sẽ dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống, được mọi người yêu mến,
quý trọng.
• Chúng ta sẽ trở thành một người lạc quan, vui vẻ, yêu đời, sống có ích cho xã hội.
• Sống có lí tưởng sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
Một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng sống, sống ỷ lại, thụ động, thờ ơ, vô cảm,
thậm chí nhiều bạn sa ngã vào con đường tội phạm trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã
hội.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn; cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng,
sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện lí tưởng đó.
- Cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị…

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


6
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Liên hệ bản thân:


• Bản thân cần tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.
• Lựa chọn thái độ sống tích cực, sống có ích cho xã hội.
C. KẾT ĐOẠN
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ
I. MỞ ĐOẠN (Nêu vấn đề nghị luận)
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
- Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản
thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.
- Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ
lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né
tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Ý thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công việc.
- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người.
- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.
- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với
cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.
- Sống có trách nhiệm giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn, được mọi
người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ.
- Có được lòng tin của mọi người, thành công trong công việc và cuộc sống.
- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến
trong cộng đồng.
- Mỗi con người cần phải sống có trách nhiệm để góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


7
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời mình vì chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn mong
muốn.
C. KẾT ĐOẠN
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 4: TÔN TRỌNG, HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
I. MỞ ĐOẠN
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận xã hội về ý nghĩa của tôn trọng lẫn nhau và sự hợp
tác trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
- Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của
mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.
- Hợp tác: cùng nhau trao đổi, tìm ra giải pháp, hướng đi phù hợp cho tập thể, tổ chức của mình
để đạt được kết quả tốt nhất.
- Sự hợp tác ăn ý là yếu tố vô cùng quan trọng để làm nên thành công của tập thể.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
a. Phân tích
- Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã
hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.
- Những người biết tôn trọng người khác luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.
- Nếu cùng trong một tập thể mà mỗi người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, không màng đến lợi
ích chung cũng như cô lập, không hợp tác với các thành viên khác, chúng ta sẽ tự tách mình khỏi
tổ chức và khó có được thành công.
- Sự hợp tác, đoàn kết là sức mạnh cốt lõi để một tập thể đạt được thành tựu.
- Mỗi người trong tổ chức sẽ có nhiệm vụ, chức năng khác nhau, cùng nhau hướng về kết quả.
- Sự hợp tác không chỉ giúp tập thể có được thành công mà nó còn thể hiện bản lĩnh, nhân cách
của con người thông qua việc chúng ta giao tiếp, đối xử với mọi người.
b. Chứng minh sự tôn trọng và hợp tác với nhau trong tình hình dịch bệnh hiện nay: Học sinh
tự lấy dẫn chứng về việc hợp tác, đoàn kết của con người dẫn đến thành công trong tình hình
dịch bệnh hiện nay
- Ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Trước dịch bệnh đang lây lan toàn cầu, có thể nói
không có người dân nào an toàn khi vẫn còn người dân khác mắc bệnh COVID-19; không có

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


8
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

quốc gia nào an toàn khi còn các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới vẫn còn phải chống
dịch COVID-19. Do vậy, lúc này chúng ta cần ưu tiên hợp tác chặt chẽ, hiệu quả để ngăn chặn,
đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh COVID-19; đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp để ứng phó với các
dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai có thể xuất hiện. Các nước cũng như chính phủ đã hỗ trợ
tiếp cận vaccine và dược phẩm điều trị COVID-19 một cách cởi mở, bình đẳng và minh bạch;
tăng cường chia sẻ vaccine qua các cơ chế đa phương và song phương; đẩy mạnh chuyển giao
công nghệ để xây dựng và tự chủ sản xuất vaccine, thuốc chữa các loại dịch bệnh tại khu vực.
Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu tiêm chủng vaccine bao phủ toàn dân nhanh nhất, sớm nhất có
thể. Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết và trước hết. hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu
triển khai cơ chế tài chính linh hoạt hơn, ưu đãi hỗ trợ khẩn cấp mua vaccine, thuốc phòng chống
dịch và vật tư y tế; giúp doanh nghiệp các nước GMS thiết lập dây chuyền sản xuất vaccine và
thuốc điều trị... Các nước sản xuất được vaccine, trong đó có Trung Quốc, đã chia sẻ, giúp đỡ các
nước khác, trong đó có Việt Nam. Sự giúp đỡ này là rất quý giá trong điều kiện khan hiếm vaccine
trên toàn cầu hiện nay.
- Những phần việc cụ thể, nghĩa cử cao đẹp của cán bộ, hội viên, phụ nữ trẻ em ở khắp mọi miền
tổ quốc đã lan tỏa mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hợp tác trong cộng đồng xã hội. Những việc làm
tuy có giá trị vật chất không quá lớn nhưng lại là nguồn động lực mạnh mẽ giúp người dân, các
lực lượng trên tuyến đầu chống dịch thêm quyết tâm khắc phục khó khăn, cùng nhau tiếp tục
ngăn chặn và đẩy lùi dịch COVID-19.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
Trong cuộc sống còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tôn
trọng lẫn nhau , cùng nhau hợp tác trong quá trình làm việc đặc biệtlà trong tình hình dịch bệnh
hiện nay dẫn đến tự cô lập bản thân, không thể hòa nhập được với mọi người. Những người này
khó có thể đạt được thành công trong cuộc sống…
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Bài học nhận thức
- Bài học hành động
III. KẾT ĐOẠN
- Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác trong quá trình thực
hiện công việc đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 5: NIỀM TIN
Bài tham khảo 1
I. MỞ ĐOẠN

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


9
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc
sống của mỗi con người.
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
- Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị
trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
• Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không
có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì
thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
• Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội
trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình…
- Biểu hiện: Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống
hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
• Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách
cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống,
dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
• Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên
không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti,
không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo từ đó
hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư
hỏng.
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có
nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không
có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách
để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức,
không ngừng giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý
tưởng đó.
- Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành,
học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


10
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm,
có những đóng góp tích cực cho xã hội.
III. KẾT ĐOẠN
Bài tham khảo 2
Từ lời trò chuyện của ông hai đối với đứa con út hãy viết một bài văn với chủ đề “niềm tin”
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ...
(Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một)
I. MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề: Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói: Mất tiền còn có thể tìm lại được
nhưng mất niềm tin là mất tất cả. Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã
có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn
sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” . Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với
mỗi con người trong cuộc sống?
II. THÂN ĐOẠN
1. Khái quát về đoạn trích: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ông Hai là nhân vật chính.
Ông là một người nông dân yêu làng, yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng với Cụ Hồ.
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông vô cùng tủi hổ, dằn vặt, đau đớn. Ông
nói chuyện với đứa con út để tạo dựng, củng cố và khẳng định niềm tin vào Cụ Hồ, vào kháng
chiến.
2. Giải thích vấn đề
Niềm tin là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một điều gì đó. Có thể là tin vào một người
hay một sự vật, sự việc nào đó; tin vào chính mình. Bởi vì họ nghĩ điều đó là đúng và đáng tin
tưởng
3. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết. Niềm tin tiếp thêm cho con người sức mạnh để
con người có ước mơ, mục đích cao đẹp; mở ra những hành động tích cực vượt lên những khó
khăn, thử thách; giúp con người gặt hái những thành công.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


11
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Niềm tin giúp mọi người yêu cuộc sống, yêu con người, hy vọng vào những điều tốt đẹp.
- Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, không khẳng định
được mình, mất tự chủ, mất tất cả, thậm chí mất cả sự sống.
– Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại
niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi
thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không
phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết
định thành công.
- Niềm tin còn được củng cố nhờ sự cổ vũ, động viên của những người xung quanh.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
- Phê phán những con người không có niềm tin, mới va vấp, thất bại lần đầu đã gục ngã, buông
xuôi.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Mọi người phải xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản
thân, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
- Phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống.
- Phải tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
III. KẾT ĐOẠN
- Kết luận: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của niềm tin.
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 6: VĂN HÓA ĐỌC
Đoạn 1: (“Bàn về đọc sách” - 6 dòng cuối trang 4) và 4 dòng cuối trang 5 “ Nếu một người đối
với...không tìm ra lối thoát”.
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu
đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy
mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng
chỉ láy một quyển mà đọc mười lần.”
Câu 1. Nêu chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của
chủ đề?
Câu 2. Đoạn văn được viết theo kiểu lập luận nào?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho
tinh, đọc cho kĩ”
Gợi ý

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


12
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

Câu 1.
- Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách (cách đọc sách).
Câu 2. Đoạn văn được viết theo kiểu lập luận diễn dịch.
Câu 3. Câu “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.”,
tác giả cho rằng như thế vì: Nếu không chọn cho tinh, dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không
hiểu được bao nhiêu, đồng thời lãng phí thời gian và sức lực.
Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập hợp thành “ nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm, tích lũy kiến thức..” Từ
đó học vấn mới được nâng cao.
* Chú ý câu: “Trước hãy biết rộng...bất cứ học vấn nào”
- Thuộc kiểu câu gì? Cùng quan điểm này với Chu Quang Tiềm có danh nho nước Việt cũng đã
viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn”. Cho biết vị danh nho ấy là ai? Và câu nói này được viết
trong văn bản nao đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS?
→ Thuộc kiểu câu ghép
- Văn bản “ Bàn luận về phép học” La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Bài tham khảo 1
I. MỞ ĐOẠN
- Nêu vấn đề: Đọc sách có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
- Sách: là sản phẩm trí tuệ của con người, chưa đựng các giá trị tinh thần của nhân loại.
- Đọc sách: là quá trình con người tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin, ý tưởng.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Tiếp thu, tích lũy kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết về các lĩnh vực.
- Giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách.
- Thư giãn, bồi đắp tâm hồn.
- Định hướng trong tương lai, chắp cánh ước mơ để vươn tới thành công.
- Có thể kết nối, chia sẻ, mở rộng mối giao lưu.
- Rèn kĩ năng sống là hành trang để chúng ta bước vào đời.
- Đọc sách giúp ta tăng thêm niềm vui, vơi đi nỗi buồn, khiến cho cuộc sống của chúng ta ngày
càng thêm ý nghĩa.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


13
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Đọc sách là con đường giúp chúng ta dễ dàng đi đến thành công trong cuộc sống.
hiện nay văn hóa độc ngày càng phổ biến qua các phong trào thư viện 50K, cafe sách,...
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
Tuy nhiên, một số người có vẻ thờ ơ với việc đọc sách hoặc chưa có thói quen đọc sách.
Không phải ai cũng biết đọc sách có hiệu quả và phát huy vai trò của những quyển sách hay, ý
nghĩa.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Nhận thức được ý nghĩa của thói quen đọc sách tích cực, hiệu quả.
- Yêu quý, trân trọng, giữ gìn sách, lựa chọn những cuốn sách hữu ích để đọc.
III. KẾT ĐOẠN
Bài tham khảo 2
I. MỞ ĐOẠN
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
Sách là nơi lưu giữ tri thức trên nhiều lĩnh vực của nhiều thời đại khác nhau, là nơi ghi
chép những thành quả của nhân loại. Trước đây sách được viết trên những thẻ tre ghép lại. Sau
này khi công nghệ in PT, có sách in ra đời và ngày nay còn có thêm sách điện tử.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Sách mở mang trí tuệ cho con người, mở rộng cho ta tầm hiểu biết về thế giới rộng lớn quanh
ta.
• Sách đem đến cho ta tri thức trên mọi lĩnh vực khác nhau từ khoa học tự nhiên đến khoa
học xã hội, từ lịch sử địa lý đến hóa học, thiên văn...
• Sách đưa ta vượt thời gian, trở về với quá khứ để ta hiểu thêm về lịch sử loài người từ
hàng trăm triệu năm trước, hiểu được lịch sử hào hùng nhưng cũng lắm thương đau của
dân tộc. Ta biết được dân tộc đã trải qua hơn 1000 năm bắc thuộc và hơn 100 năm chịu sự
đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và chu nghĩa thực dân
• Sách đưa ta vượt không gian, đến với những vùng đất xa xôi nơi ta chưa bao giờ được đặt
chân đến, thậm chí là không bao giờ có thể đến được. Ta đáng sống ở một đất nước nhiệt
đới nhưng nhờ sách ta lại có thể biết được đời sống, dân cư, văn hóa, địa hình khí hậu của
một đất nước ôn đới xa xôi. Và cũng ngồi đây chỉ nhờ đọc sách ta còn có thể biết được
không chỉ trái đất mà còn có 12 hành tinh khác có thể tồn tại sự sống.
- Sách còn mở rộng và làm giàu cho tâm hồn con người.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


14
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

• Sách dạy ta biết yêu thương. Đọc những cuốn sách của Nam cao, ta thương xót cho những
người dân Việt Nam trước Cách mạng. Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong lòng ta
lại cảm thấy thương cho số phận và cuộc đời đầy những truân chuyên của những người
phụ nữ trong xã hội xưa. Những cuốn sách về địa lí khiến ta thêm yêu mảnh đất hình chữ
S thân thương mà gần gũi.
• Sách còn dạy ta biết sống đẹp, sống có ước mơ, hoàn hảo, có khát vọng cho riêng mình.
• Sách còn giúp ta tự nhận thức lại mình, biết mình là ai, mình cần làm gì, để sống có ích
cho xã hội.
• Sách còn đem lại cho ta những giây phút thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
 Không có sách ta chỉ là kẻ đi giật lùi lạc hậu, tâm hồn ta sẽ trở nên méo mó nghèo nàn.
- Dẫn chứng:
• Mack Zucherbeng là người sáng lập ra mạng XH facebook mà hôm nay trên thế giới có
hàng tỷ người sử dụng. Ông là một tấm gương về niềm đam mê đọc sách. Ông có cả 1 thư
viện sách trong nhà, có một trang Wed riêng để giới thiệu những cuốn sách. Có lẽ sự thành
công mà ông đạt được cũng có đóng góp 1 phần không nhỏ từ những cuốn sách đó.
• Maxin Gorki: Hãy yêu thương sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống.
• Ngạn ngữ hi lạp: Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
Có không ít người lười đọc sách, nhất là giới trẻ.Có không ít người đọc qua loa, đọc cho
có; Có người lãng phí thời gian bên cuốn sách vô thưởng vô phạt  Đáng phê phán.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Cần chăm chỉ đọc sách
- Vì sách có nhiều loại, sách tốt có, sách xấu cũng có, nên ta phải chọn cho tinh, mới có thể chọn
được những cuốn sách tích cực. Phải đọc kĩ vì chỉ khi đọc kĩ ta mới hiểu được giá trị của sách.
III. KẾT ĐOẠN
Bài tham khảo 3
I. MỞ ĐOẠN
II. THÂN ĐOẠN
1. Thực trạng
- Mặt tích cực: Nhiều bạn trẻ yêu thích đọc sách, trân trọng, nâng niu sách, tranh thủ mọi lúc mọi
nơi để đọc sách. Họ coi đọc sách là một niềm say mê, một niềm vuikhông thể thiếu trong cuộc

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


15
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

sống. Bên cạnh những đầu sách trong nước, họ còn tìm kiếm các đầu sách nước ngoài, thuộc
nhiều lĩnh vực để đọc. Nhờ văn hóa đọc mà họ có nền tảng kiến thức sâu rộng( Dẫn chứng: Thần
đồng Đỗ Nhật Nam)
- Mặt tiêu cực:
• Bên cạnh đó, đại đa số giới trẻ ngày nay đang thờ ơ với việc đọc sách. Họ dành nhiều thời
gian để lên mạng xã hội, lướt web, facebook và tìm nhiều trò chơi giải trí. Đặc biệt, khi
được giao bài tập về nhà, thay vì tìm tòi tư liệu trong những cuốn sách, các bạn học sinh
lên mạng xã hội để tra cứu đáp án. Trên đó, các bạn có thể tìm thấy thông tin một cách
nhanh chóng, nhưng kiến thức không sâu, chưa kể đến việc kiến thức đó chưa được kiểm
duyệt. Điều này gây ra một tình trạng báo động: học sinh lười đọc sách nhiều chữ.
• Nếu được hỏi 3 cuốn sách gần đây nhất mà bạn từng đọc là gì, chắc chắn có không ít những
cái lắc đầu cho qua. Một tháng, trung bình một người Nhật Bản đọc được vài chục cuốn
sách. Còn ở Việt Nam, theo báo điện tử Vietnamnet đưa tin, một năm người Việt chỉ được
4 đầu sách, chỉ bằng 1/5 lượng sách đọc được của người Nhật. Người Nhật tranh thủ đọc
sách ở mọi nơi, mọi lúc: đợi xe buýt, chờ máy bay…Còn người Việt, thậm chí lúc chờ đèn
đỏ giao thông, họ cũng lấy điện thoại di động ra lên mạng xã hội.
• Giới trẻ ngày nay thích đọc sách mang tính giải trínhư truyện tranh, truyện ngôn tình…mà
ít đọc sách về văn hóa, lịch sử, khoa học, kĩ năng…Nếu có dịp ghé qua hội chợ sách, ta chỉ
thấy các gian hàng truyện tranh là thu hút số người tham gia đông nhất. Giới trẻ ngày nay
cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn sách hay.
2. Nguyên nhân
- Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Đặc biệt, giới trẻ là đối tượng rất dễ bắt nhịp với cái
mới lạ, thích làm theo số đông, họ cũng chưa đủ chín chắn để phân biệt cái nên và không nên
làm.
- Nhiều bạn trẻ với lịch học trên lớp, lịch làm việc quá dày đặc, không có thời gian dành cho việc
đọc sách.
- Do nhà trường, xã hội, gia đình, chưa tạo được hứng thú đọc sách cho các bạn trẻ.
- Do sự lười biếngcủa bản thân.
3. Hậu quả
- Văn hóa đọc xuống thấp dẫn đến hậu quả giới trẻ thiếu hụt kiến thức khoa học,văn hóa, xã hội.
Lâu dần, đất nước ta sẽ lạc hậu, yếu kém. Những người không có trình độ học thức sẽ trở thành
vấn nạn, áp lực cho xã hội.
- Thế giới tâm hồntrở nên khô cạn, gây ra căn bệnh vô cảm.
- Hạn chếsự phát triển ngôn ngữ.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


16
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

4. Giải pháp
- Tổ chức ngày hội đọc sách, hội thảo giới thiệu sách hay, các buổi trò chuyện định hướng cách
đọc sách đúng.
- Nhà trường, các bậc cha mẹ khuyến khích việc đọc sách cho học sinh.
- Quản lí, kiểm duyệt chặt chẽ các đầu sách được xuất bản ra thị trường.
- Bản thân mỗi người nên có ý thức đọc sách…
5. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Đọc sách rất quan trọng. Đó là con đường ngắn nhất để lĩnh hội kiến thức.
- Tăng cường đọc sách, mở rộng các loại sách về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
- Xây dựng và duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày, lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích và
phù hợp với bản thân. Bởi đọc sách không chỉ là mở rộng hiểu biết, mà nó còn “mở rộng trước
mắt ta những chân trời mới” (M.Gorki)
III. KẾT ĐOẠN
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 7: TRANG PHỤC HỌC SINH
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn
cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu
sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà
thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có
văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự hòa mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức
còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói:
“Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi vì bộ óc thông minh thì tôi
chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!
Thế mới biết trang phục hợp văn hóa hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp.”
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.
Câu 2. Chỉ rõ một lời dẫn trực tiếp và lí giải vì sao em xác định như vậy. Chuyển lời dẫn trực
tiếp trên thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3. Dựa vào đoạn văn bản, hãy nêu cách hiểu của mình về câu nói: “Y phuc xứng kì đức”.
Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, kết hợp với nhưng hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
của bản thân về văn hóa ăn mặc của giới trẻ ngày nay bằng đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang
giấy.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


17
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

Đáp án
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận
Câu 2. Lời dẫn trưc tiếp: “Y phục xứng kì đức”.
- Vì: Trích dẫn nguyên văn lời nói; được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Người xưa đã dạy đã từng nói rằng Y phục của con người
phải xứng kì đức
Câu 3. Y phục xứng kì đức: Tức là trang phục phải hợp văn hóa hợp đạo đức hợp môi trường(
hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội), thể hiện trình độ
và sự hiểu biết của con người…
Câu 4.
I. MỞ ĐOẠN
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
- Văn hóa ăn mặc là cách ăn mặc thể hiện trình độ văn hóa, khả năng ứng xử với cộng đồng hợp
với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Biểu hiện
• Giới trẻ ăn mặc hợp thời trang
• Có gu thẩm mĩ riêng
• Thể hiên sự năng động sáng tạo
• Một số bạn đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc
và hoàn cảnh gia đình.
- Nguyên nhân
• Thời đại công nghệ được tiếp xúc với các phong cách thời trang mới nên trang bị cho mình
kiến thức về thời trang, có gu riêng
• Một bộ phận:
o Chưa có kiến thức về văn hóa ăn mặc, muôn gây chú ý, tao sự nổi bật.
o Chưa có sư giáo dục của gia đình
o Nhà trường chưa có quy định nghiêm minh về cách ăn măc của học sinh
- Vai trò/ hậu quả:

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


18
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

Những bạn có văn hóa ăn măc sẽ tôn thêm vẻ đẹp bản thân, thành công….
Ngược lai môt số bạn trẻ chưa ăn mặc phù hơp hoàn cảnh, môi trường…
 chỉ gây tốn nhiều tiền của.
 Mất thời gian, lơ là, chểnh mảng trong việc học tập
 Tâm sinh lí chán nản, buồn bực nếu không có điều kiện chạy theo mốt trang phục.
Thiếu thiện cảm trong ắt người đối diện, khó thành công…
- Giải pháp
• Mỗi ban trẻ cần phải hiểu rằng trang phục phải phù hợp với thời đại, xã hội và truyền thống
văn hoá dân tộc.Hiểu được trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù
hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
• Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
• Gia đình giáo dục uốn nắn
• Các cơ quan, trường học có quy định nghiêm về trang phục…
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
III. KẾT ĐOẠN
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 8: GIÁ TRỊ BẢN THÂN
I. MỞ ĐOẠN
- Dẫn dắt vào vấn đề: sống giữa cuộc đời, mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều
cốt lõi tạo nên con người bạn.
II. THÂN ĐOẠN
1. Giải thích vấn đề
- Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong
mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.
2. Phân tích, chứng minh biểu hiện, ý nghĩa
- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác
khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. VD: Bạn là một
doanh nhân tài giỏi, có tầm nhìn sâu rộng, luôn thành công trong công việc, giá trị của bạn chính
là tài năng kinh doanh.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


19
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

- Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy
mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác.
- Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai
trò của mỗi người với mọi người xung quanh. VD: Bạn không cần là một đứa trẻ xuất sắc mọi
mặt, những bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của cha mẹ. Đấy chính một phần giá trị
con người bạn.
- Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà
trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết
để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ,
nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, ...)
- Ý nghĩa của giá trị bản thân:
• Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như
vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
• Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra
giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.
3. Bàn luận mở rộng (Phản đề)
- Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.
- Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống
không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.
- Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về
bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.
- Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ
thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.
4. Bài học nhận thức và hành động, liên hệ
- Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về
năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung
quanh.
- Cần nỗ lực học tập rèn luyện để làm tăng giá trị bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
- Không được “định giá” cho người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu,
không phải ngày một ngày hai mà tạo ra.
III. KẾT ĐOẠN
- Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.
--------------------------------------------------------------

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


20
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

VẤN ĐỀ 9: TRÒ CHƠI NGÀY XUÂN ( SGK- tập 1- tr 26-27)


“Một trò chơi truyền thống ................kéo co được đông đảo thanh, thiếu niên ưa thích”.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
→Thuyết minh
Câu 2: Qua đoạn trích em hiểu tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đâu và tục thi đó phát huy được
những điểm mạnh nào của người tham gia?
- Tục nấu cơm bắt nguồn từ: quá trình chống trọi với thiên tai, dịch họa vừa lao động hành quân
đánh giặc, vừa cơm nước gọn gang.
- Tục thi dó giúp người tham gia rèn luyện tính tự lực và óc sáng tạo.
Câu 3: Trò chơi ngày xuân đòi hỏi khả năng sáng tạo của người chơi. Từ đoạn trích trên kết hợp
với hiểu biết xã hội hãy trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc
sống.
* Giới thiệu vấn đề: sự sáng tạo có vai trò và ý nghĩa lớn trong cuộc sống, nó góp phần tạo nên
thành công của mỗi người.
* Giải thích vấn đề: Sự sáng tạo được hiểu là khả năng tạo ra bất cứ thứ gì có hiệu quả và tiên
tiến hơn những thứ đã có trong cùng một phạm vi áp dụng.
=> Sống đẹp giúp con người đạt được nhiều thành công, thuận lợi trong cuộc sống. Trong cuộc
sống hôm nay có rất nhiều sự sáng tạo đã giúp ích cho đời.
* Vai trò của sáng tạo:
- Trong học tập và công việc: mọi thứ có chất lượng và thuận lợi hơn, giúp con người
chúng ta hoạt bát và minh mẫn.
- Trong tạo dựng mối quan hệ: giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và thuận lợi hơn.
- Trong đóng góp với xã hội: đóng góp những điều hay có ích cho xã hội.
* Vì sao con người phải sáng tạo và không ngừng sáng tạo:
- Đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội
- Tạo ra những giá trị mới tiến bộ góp phần thay đổi xã hội
* Sự sáng tạo trong giới trẻ hiện nay:
- Đối tượng tích cực: sáng tạo ra những công cụ, những cách thức để học tập và phục vụ cuộc
sống
- Đối tượng tiêu cực: sáng tạo ra những thứ không phục vụ cho con người mà chỉ có tính tiêu
khiển và gây ra những hậu quả xấu.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


21
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

*Liên hệ bản thân: mỗi người cần rèn luyện bản thân để sáng tạo giúp ích cho học tập và cuộc
sống.
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 10: BỆNH LỀ MỀ
Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn
dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép
bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông
minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi
lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài.
Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:
- Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?
- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu.
Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới
12 tuổi nên không bổ dụng. Một thời gian sau, vua có việc tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn
Hiền về triều. Nguyễn Hiền bảo:
- Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi
thức.
Vua đành cho các quan mang võng lọng rước quan Trạng tí hon về kinh.
(Theo Cửu Thọ, Một trăm gương tốt Việt Nam, Ngữ
văn 9, tập 1, NXB GD)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Xét về cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói, các câu in đậm trong đoạn trích trên thuộc kiểu
câu nào? Vì sao em kết luận như vậy?
Câu 3: Xác định hình thức ngôn ngữ thoại trong đoạn trích trên. Nêu hiểu biết của em về hình
thức ngôn ngữ thoại mà em vừa xác định.
Câu 4: Qua đoạn trích trên, em có thể học tập Nguyễn Hiền ở những điểm nào?
Câu 5: Từ sự hiếu học của Nguyễn Hiền, em hãy trình bày một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy
thi về vai trò, ý nghĩa của việc tự học của học sinh hiện nay
* Chú ý câu: “ Không có giấy... mỗi ghim là một bài” →Thể hiện tinh thần ham học
--------------------------------------------------------------
VẤN ĐỀ 11: THỜI GIAN LÀ VÀNG ( đoạn đầu + cuối)

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


22
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua
được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào
bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem. Trong chiến đấu, biết nắm thời cơ,
đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh,
sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực,
bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời
gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về
sau hối tiếc cũng không kịp.”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Nội dung văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết trong phần văn bản được in đậm.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ và điệp cấu trúc được sử dụng trong văn bản đã dẫn
ở trên.
Câu 4. Dựa vào văn bản trên và những trải nghiệm thực tế, hãy viết một đoạn văn nghị luận
(khoảng 2/3 trang giấy) với nội dung sau: “Hãy biết cách sử dụng thời gian của bạn sao cho từng
khoảnh khắc trôi qua trong cuộc sống đều tràn đầy ý nghĩa”.
Gợi ý
Câu 4.
- Khái niệm: Thời gian là một khái niệm trừu tượng, ta cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian
qua sự thay đổi, vận động của sự vật tồn tại xung quanh mình.
- Ý nghĩa:
• Thời gian quí hơn vàng bởi nó một đi không trở lại.
• Sử dụng thời gian hợp lí giúp con người tích lũy, nâng cao được giá trị bản thân: tri thức,
đạo đức, hạnh phúc, sự thành công...
Phê phán:
• Những người chưa biết qúi trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa.
• Những người sống quay lưng lại với quá khứ hoặc đắm chìm trong trong hào quang/thất
bại của quá khứ bỏ lỡ hiện tại, tương lai.
- Liên hệ:
• Ý thức được giá trị quí báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng
như của những người xung quanh.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


23
https://www.facebook.com/minhhuong.ngo.18/

• Trân trọng từng giây phút hiện tại, nỗ lực sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời.
• Không ngừng trau dồi tri thức, bồi đắp và chia sẻ tình yêu thương.
• Trân trọng và biết ơn quá khứ, hi vọng và tin tưởng vào tương lai.

Giáo viên chuyên lyện thi Văn Minh Hương - 0984772335


24

You might also like