You are on page 1of 2

Đâu phải tự nhiên mà nhà giáo dục nhân văn Sukhomlynsky đã từng tâm niệm:”Con người sinh

ra không phải để như hạt cát tan biến đi như hạt cát vô danh.Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt
đất và trong trái tim người khác”.Có lẽ chăng để sống một cuộc đời có ý nghĩa thay vì chỉ đơn
thuần là tồn tại,con người ta cần có lòng tự trọng. Thomas Szass đã từng nói rằng: “Người sáng
suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang,
hay bất cứ thứ gì khác”. Quả thực là như vậy, ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống, con người
cũng cần phải có lòng tự trọng.
Ta có thể hiểu lòng tự trọng là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, đó là đức tính
luôn giữ gìn phẩm chất, nhân cách của mỗi người, hành động, lời nói cư xử đúng mực với những
người xung quanh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Người có lòng tự trọng là người biết, hiểu
rõ những việc mình đang làm, biết rõ giá trị của bản thân, dùng kiến thức kĩ năng để bảo vệ
những thứ tốt đẹp, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác theo cách riêng của mình. Bên
cạnh đó, tự trọng còn là việc chúng ta biết bảo vệ bản thân, không cho người khác động chạm
hoặc xúc phạm đến giá trị của mình. Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi, thực hiện mục
tiêu, ước mơ của mình một cách nhiệt thành nhất. Cũng là người không bao giờ coi thường người
khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh.
Tự trọng mang lại rất nhiều giá trị thiết thực cho mỗi con người. Có lòng tự trọng, con người có
được kim chỉ nam giúp ta đi đúng hướng, trung thành với mục tiêu đã đề ra. Tự trọng giúp con
người đứng vững trước những thử thách chông gai, không sợ đánh mất bản thân khi đối mặt với
cám dỗ. Không chỉ vậy, tự trọng còn giúp con người hoàn thiện bản thân, biết cách nhìn nhận và
đánh giá bản thân một cách đúng đắn. Nhờ có tự trọng mà chúng ta được bồi đắp thêm nhiều
phẩm chất như: dũng cảm, trung thực, chăm chỉ,...Ko những thế, lòng tự trọng còn khiến ta biết
cách sống chủ động, dựa vào chính sức lực của mình. Từ đó, con người đạt được thành công bởi
những giá trị sống được tạo ra là năng lực của bản thân luôn vững bền hơn những điều trông chờ
từ người khác.
Chắc hẳn ai cũng biết lão hạc của Nam Cao :” Lão đã gạt đi sự giúp đỡ miếng ăn của ông Giáo
một cách hách dịch vì lòng tự trọng của một người đàn ông, suốt ngày ông đi bới củ khoai, củ
sắn để ăn qua ngày. Ngoài ra, lão không muốn chuyện của mình phiền tới xóm làng nên trước
khi chết đã gửi ông Giáo ba mươi đồng bạc lo đám tang cho mình. Ông biết mình không thể sống
tiếp nữa vì không còn gì để ăn, khoai sắn cũng hết rồi! Vì vậy ông không để mình phải nhơ nhớp
tự trọng nên đã chọn cái chết để bảo vệ toàn vẹn tự trọng.”.Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng
như nhận thức rõ giá trị của bản thân , ta không làm gì khác ngoài rèn luyện và phát triển nhân
cách trong sạch ,đúng mực.Có như thế t mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động
mà mình làm.
Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được
những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của
bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã
hội thẳng thắn lên án, phê phán vì một nguồn lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp
nhân phẩm của bản thân. Những người này cần xem xét lại bản thân mình và sửa đổi theo chiều
hướng tích cực. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được
những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội. Thế hệ trẻ hiện nay lại càng phải xây dựng
lòng tự trọng trong bối cảnh hội nhập, để có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Hãy bồi đắp
lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và
hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt
được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản chí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản
thân. Để sau này còn bồi dưỡng và nâng cao lòng tự trọng đích thực của dân tộc mình, để xây
đắp nền văn hóa dân tộc.

You might also like