You are on page 1of 3

Đề bài: Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công

trên đường đời

Có bao giờ bạn tự hỏi mình sẽ làm gì để tương lai tốt đẹp hơn chưa? Với bản
thân mình, tôi luôn tìm kiếm những bài học để giúp ta phát triển mỗi ngày. Và tôi
nhận ra câu nói "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành
công trên đường đời" cho ta thật nhiều thông điệp bổ ích.

Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và
luôn coi trọng người khác, ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Thành công là
đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Câu nói “Khiêm
tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời” là
một lời khuyên sâu sắc về đức tính khiêm tốn- một đức tính không thể thiếu giúp
con người thành công trong cuộc sống.

Trong cuộc sống, biểu hiện của khiêm tốn được thể hiện rất phong phú. Người
khiêm tốn luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến, tích cực rèn luyện, trau dồi và nâng
cao kiến thức. Họ không ngủ quên chiến thắng hay thích khoe khoang về thành
tích cá nhân, họ coi thành công của bản thân là điều bình thường. Bên cạnh đó,
người khiêm tốn không tự mãn về những gì mình có, mình biết và luôn dành sự tôn
trọng đối phương khi giao tiếp, biết tiếp thu ý kiến tích cực để hoàn thiện bản thân.
Lòng biết ơn là biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn, biết ơn tức là khắc ghi và trân
trọng những gì mình nhận được từ người khác.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Khiêm tốn là
một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Đức tính khiêm
tốn giúp cho một người chiếm được cảm tình từ đối phương, tạo cơ sở phát triển,
mở rộng các mối quan hệ xã hội. Khiêm tốn góp phần là công cụ giúp cho một
người chinh phục các chân trời kiến thức. Bởi người có đức tính khiêm tốn luôn nỗ
lực học hỏi không ngừng. Từ đó, ngày càng mở rộng và nâng cao kiến thức của
bản thân. Người khiêm tốn thường gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp
và cuộc sống. Vì họ biết nhìn nhận đúng đắn giá trị của bản thân, nhận thức rõ các
ưu và nhược điểm của bản thân. Từ đó, phát huy ưu điểm vốn có và khắc phục
những điểm yếu còn hạn chế để ngày càng hoàn thiện bản thân về kiến thức và kỹ
năng.

Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như
nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: “Tôi chỉ là một người bình thường
như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi
tôi là người nổi tiếng?”. Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng
khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: “Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong
rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác
đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ
cười… đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự
đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có. Thậm chí có những người
nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác
phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… Những người này sẽ không được tin
tưởng, tín nhiệm, sớm bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng: khiêm tốn
không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình vì con người sẽ chẳng thể thành công nếu
như chính bản thân họ cũng không tin vào mình. Vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm
và tránh mắc phải những điều đó.
Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với
cách sống tiêu cực và rèn luyện tính khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày.
Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người
đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.
“Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên
đường đời” là một bài học đầy ý nghĩa. Giống như giọt mật ong được chắt chiu từ
công sức lao động của những chú ong chăm chỉ để lại cho đời. Mang theo hành
trang này bên mình, tôi tin, những người trẻ chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành
công trong tương lai không xa.

---------------------

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về ý nghĩa của 1 chi tiết tiêu biểu trong truyện
Trong tác phẩm Người Thăng Long của tác giả Hà Ân, chi tiết "TQT đăm đăm
nhìn TL yêu dấu và nhớ về kỉ niệm gắn bó với kinh thành TL" là một chi tiết đặc sắc
và giàu ý nghĩa. Dưới con mắt của TQT, khung cảnh TL hiện lên vừa uy nghiêm,
hùng tráng, vừa gần gũi, thân thuộc: đỉnh tháp Báo Thiên xa lắc, cửa Giang Khẩu
rộng thênh thang, lá cờ đại bái bay phấp phới trên nóc vọng lâu cửa Đông,....phố
phường với những nóc nhà cao thấp lô nhô.... TL- nơi lưu giữ quá nửa tâm hồn
ông với biết bao kỉ niệm. TQT nhớ tới những trại trồng hoa với những cô gái quê
chất phác; nhớ những đêm thả thuyền trên hồ Dậm Đàm; nhớ những ngày rằm
tháng riêng ngọt ngào hương cửa Phật...; nhớ cả những phố phường đông đúc
người bán kẻ mua... nhớ những bận rượu say chếch choáng... Chi tiết "TQT nhìn
ngắm TL và nhớ tới kỉ niệm xưa" có vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm:
tạo ra cốt truyện chặt chẽ với sự liền mạch về sự việc. Chi tiết này còn giúp độc giả
cảm nhận được tình cảm gắn bó, tình yêu tha thiết, sâu nặng của TQT dành cho
TL, cho những điều bình dị thường ngày. Qua đó thể hiện đời sống nội tâm phong
phú, sâu sắc của TQT - 1 vị tướng tài ba và mưu trí. Đúng như nhà văn Nga
MArxim Gorki từng nói "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", chi tiết trên không chỉ
thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn Hà Ân mà còn góp phần không
nhỏ làm nên giá trị và sức sống bền bỉ lâu bền của tác phẩm Người Thăng Long
trong lòng độc giả.

------------------------

Dẫn chứng: Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương sáng về lòng khiêm tốn mà
chúng ta cần phải học tập. Trần Quyết Chiến – một trong những tay cơ Carom 3
băng xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Trong Seagame 31 (2022) tổ chức
tại Việt Nam, Chiến đã có cuộc đối đầu với Efren Reyes – tay cơ huyền thoại
người Philippines, là vận động viên lớn tuổi nhất và nổi tiếng toàn cầu. Sau trận
đấu, Chiến đã đành chiến thắng trước ông Efren Reyes. Thế nhưng anh không tự
cao tự đại mà vô cùng khiêm tốn cúi đầu chào Reyes khi thắng huyền thoại này ở
vòng tứ kết nội dung Carom 3 băng. Hành động của anh không chỉ thể hiện đức
tình khiêm tốn mà còn dành sự tôn trọng cho vị tiền bối, một đối thủ đáng kính.

Mở: Marcus Tullius Cicero, một trong những triết gia và nhà hùng biện trứ danh
thời La Mã cổ đại từng khẳng định: "Chúng ta càng lên cao, chúng ta càng nên
bước đi khiêm tốn". Con người muốn thành công cần trau dồi nhiều điều cả về tri
thức lẫn đạo đức. Một trong những tính cách tốt đẹp mà mỗi chúng ta ai cũng cần
rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân chính là tính khiêm tốn. Bàn về vấn
đề này, có ý kiến cho rằng “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai
muốn thành công trên đường đời”

You might also like