You are on page 1of 20

Câu 1 (4.

0 điểm)
R.Ta-go, nhà thơ Ấn Độ cho rằng: “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy mặt trời rồi
mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa
đông”.
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

II. PHẦN LÀM VĂN 14.0


Suy nghĩ về ý kiến của Ta- Go: “Thà làm một bông hoa sen nở khi thấy 4.0
mặt trời rồi mất hết tinh nhụy, còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong
sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông”.

* Yêu cầu về kĩ năng


- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết
phục.
* Yêu cầu về kiến thức
a. Giải thích 0.5
- Hoa sen: ủ mầm trong bùn đất, tối khuất, nhơ bẩn nhưng mạnh mẽ vươn lên.
Hoa sen là biểu tượng cho phẩm cách thanh sạch, biết vươn lên trong cuộc
sống của con người.
- Mặt trời: Đó là ánh sáng vĩnh cửu đem lại sự sống cho vạn vật. Mặt trời
tượng
trưng cho sức sống mạnh mẽ, sự huy hoàng.
- Nụ búp: ẩn dụ cho cái non nớt, nhút nhát, e sợ của con người.
- Sương lạnh vĩnh cửu: là môi trường lạnh giá, khắc nghiệt, ở đó vạn vật phải
ẩn mình, thu mình, không thể sinh sôi phát triển. Vì thế nó tượng trưng cho
những khó khăn,thử thách trong cuộc sống.
=> Ý nghĩa câu nói: Ý kiến của Ta- go là một triết lí sống mạnh mẽ, tích cực
và tiếnbộ. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng nếu biết
sống và cống hiến hết mình ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Nếu sống
nhút nhát, thụ động thì cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô nghĩa.
b. Bàn luận 3.0
a. Tại sao nên chọn cách sống như “bông hoa sen”?
- Cuộc sống rất quý giá nhưng lại ngắn ngủi, và chỉ đến duy nhất một lần. Ta
phải sống thế nào cho xứng đáng, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì
những tháng năm đã sống hoài, sống phí. Ta cần có một trái tim đầy nhiệt
huyết để sống hết mình, để cảm nhận từng hơi thở trong khoảnh khắc của đời
mình.
- Đã là con người thì cần phải có ước mơ, lý tưởng và khát khao thực hiện
những điều đó. Tuy nhiên, cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, thử thách
và những điều tốt đẹp không bỗng dưng mà có. Thay vì để khó khăn đánh bại,
ta hãy đón nhận chúng như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình,
để ta thêm trưởng thành.
- Khi ta chọn làm “bông hoa sen nở trong ánh mặt trời” đó là lúc ta sống hết
mình và cống hiến hết mình. Ta sẽ có cơ hội được toả sáng, được khẳng định,
lưu lại dấu chân trên con đường đã đi và tận hưởng những điều tuyệt diệu mà
cuộc sống mang lại. Đó cũng chính là cách khiến cuộc sống của ta thêm ý
nghĩa và trở nên có ích. Đó mới là cuộc sống đích thực của con người.
b. Tại sao không nên chọn cách sống như “nụ búp”?
- Nếu ta không dám đối mặt trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống vì
ta sợ sai lầm, sợ sẽ thất bại, sợ bị cười chê… để rồi mãi mãi ta sống trong vỏ
bọc hèn nhát của mình. Đó là lối sống mòn, sống thừa, sống vô ích mà không
được ai biết đến. Một “cuộc sống đang mòn ra, đang rỉ đi, đang nổi váng.”
- Cuộc sống không mục tiêu, ước mơ, hoài bão thật vô vị. Sống như thế thực
chất chỉ là tồn sự tại mà thôi, là để tâm hồn tàn lụi ngay cả khi đang sống.
( Thí sinh cần đưa ra đẫn chứng để làm rõ quan điểm của mình)
c. Mở rộng, nâng cao
- Liệu có phải lúc nào ta cũng sống hết mình? Nếu cứ hết mình như thế sẽ có
lúc ta kiệt sức. Vậy ta cần phải biết lượng sức mình, không phải lúc nào cũng
nên lao về phía trước. Để đối mặt với mọi thử thách trên đường đời trước tiên
ta phải trân trọng chính bản thân ta. Đừng nôn nóng theo đuổi mục đích mà
quên mất bản thân mình.
- Có những phút giây ta nên thu mình lại khi đã cảm thấy mỏi mệt. Khi ấy
không phải ta đang hèn nhát, chỉ là ta đang tìm kiếm chút bình yên cho tâm
hồn, tìm được lại ý chí, lòng quyết tâm để tiếp tục tiến lên phía trước.
c. Bài học 0.5
- Phê phán lối sống yếu mền, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận
lợi.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và
nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết
mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ.
Câu 1. (4,0 điểm)
W. Got, một nhà văn vĩ đại của Đức từng nói: Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi
đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quỳ gối.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

II Tạo lập văn bản

1 W. Got, một nhà văn vĩ đại của Đức từng nói: Trước bộ óc vĩ 4,0
đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quỳ gối.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) trình
bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

a. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.

- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

b.Yêu cầu về kiến thức 4,0


- Thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn
bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài, có thái độ chân
thành, nghiêm túc, khách quan...

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:

* Giải thích vấn đề: 0,5

- "Bộ óc" là biểu tượng của kiến thức, của trí tuệ con người, "bộc óc vĩ đại" muốn
nói những người có kiến thức uyên thâm, đồ sộ về một chuyên ngành, lĩnh vực
nào đó của cuộc sống.

- "Trái tim vĩ đại", một trái tim bao dung, độ lượng, một con người sống nhân
hậu, bác ái, giàu tình thương.

=> Đối với những người chuyên sâu về kiến thức, tác giả cảm thấy nể phục, kính
trọng bằng các "cúi đầu", còn những người sống bằng tình người bao la và tấm
chân tình, sự coi trọng được thể hiện bằng cấp bậc cao nhất - quỳ gối. Câu nói
bộc lộ sự trân trọng và đề cao những người có tấm lòng thiện lương, một trái tim
ấm áp, biết quan tâm, chia sẻ. 

* Bàn luận 2,5

– Vai trò của trí tuệ trong cuộc sống của con người: Trí tuệ là
thước đo chuẩn mực để đánh giá một con người, định hình vị trí
của người đó trong xã hội. Người có học sẽ có tương lai tươi
sáng, rộng mở, dễ thành công trong sự nghiệp. Kiến thức uyên
bác cũng là yếu tố quyết định tư tưởng và đẳng cấp của mỗi cá
nhân. Người hiểu biết thường sống ngay thẳng, đĩnh đạc, không
ngừng cố gắng cải tạo bản thân và cộng đồng, góp phần xây
dựng đất nước lớn mạnh, vững vàng…
– Vai trò của lòng nhân hậu trong cuộc sống của con người:
khiến con người sống biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, làm
cho con người sống gần gũi, chan hòa, thân ái. Những người có
trái tim vị đãi xứng đáng được sống trong tình yêu thương từ
mọi người xung quanh, dù có nghèo khó hay vất vả, nhưng tự
trong tâm họ cảm thấy, mình là người giàu nhất thế gian. Sẽ
luôn được yêu quý, luôn được sống bình yên, vui vẻ…
– Hai phẩm chất trên của con người rất đáng quý đều được trân
trọng, ngưỡng mộ. Ở đây vai trò, sức mạnh lòng nhân hậu được
đề cao.
– Cần thấy mối quan hệ giữa trí tuệ và lòng nhân hậu, giữa tài và đức trong mỗi
con người; “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).

* Mở rộng, nâng cao 0,5

- Bộ óc và trái tim phải đồng thời song hành bổ trợ cho nhau thì
con người mới được coi là toàn diện
– Ca ngợi những tấm gương vừa có tài năng vừa có đức độ để
mọi người yêu mến, quý trọng.
– Phê phán những kẻ có tài năng nhưng sống hời hợt, giả tạo.
* Bài học nhận thức và hành động

+ Trí tuệ và lòng nhân hậu là hai phẩm chất đáng quí của con 0,5
người.
+ Rèn luyện tài và đức là việc làm thiết thực của mỗi con người
nhất là học sinh trên ghế nhà trường.
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Người ta không già đi chỉ vì đã sống quá nhiều năm. Họ chỉ thực sự trở nên
cằn cỗi khi tâm hồn khô héo, khi đánh mất niềm tin và lý tưởng sống của bản thân.
Năm tháng có thể hằn lên gương mặt ta những dấu chân chim, nhưng đừng để nó
làm mất đi sự nhiệt tình trong tâm hồn mỗi người.

Cuộc đời như một giấc mộng. Ta đến cõi đời như một cuộc chơi. Giấc mộng rồi
sẽ tan biến. Cuộc chơi chỉ duy nhất một lần… Tại sao ta không mở tâm hồn mình đón
nhận những hương sắc của đời? Dù bảy mươi hay chỉ vừa bước vào tuổi mười bảy
chăng nữa, vẫn luôn có những điều kì diệu chờ đón ta vào mỗi sớm mai.

Hãy nhìn xem, vạn vật muôn đời vẫn mang theo vẻ quyến rũ diệu kì, những vì
sao vẫn lấp lánh trên bầu trời mỗi đêm. Và mặc cho thời gian luân chuyển, biển vẫn
một màu xanh mát, nắng vẫn rực rỡ sắc vàng.

Khi nào tâm hồn ta vẫn còn bị lôi cuốn bởi cái đẹp, con người vẫn tràn đầy
niềm lạc quan, tin yêu thì khi đó ta vẫn luôn tươi trẻ. Đó chính là chiếc chìa khóa vạn
năng để mỗi người nắm giữ tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cho mình!

(Trích “Hạt giống tâm hồn”, Tập 7, Nxb Tổng hợp Tp. HCM)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu văn: Cuộc đời như một giấc
mộng?

Câu 3. Lời nhắn nhủ Tại sao ta không mở tâm hồn mình đón nhận những hương sắc
của đời? có ý nghĩa gì với anh/chị ?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm sau không? Vì sao?

Khi nào tâm hồn ta vẫn còn bị lôi cuốn bởi cái đẹp, con người vẫn tràn đầy
niềm lạc quan, tin yêu thì khi đó ta vẫn luôn tươi trẻ.

Phần Câu Nội dung

I Đọc hiểu
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận

2 Câu văn: “Cuộc đời như một giấc mộng” có thể hiểu là: Cuộc đời này có nhiều điều lí thú,
bất ngờ… nhưng lại rất ngắn ngủi, rồi một ngày nào đó nó sẽ chấm dứt. Qua đó, tác giả
ngắn nhủ mỗi chúng ta hãy biết nâng niu, trân trọng cuộc sống của bản thân mình và thế
giới quanh ta.

Lời nhắn nhủ “Tại sao ta không mở tâm hồn mình đón nhận những hương sắc của đời?”
có ý nghĩa gì vô cùng quan trọng đối với bản thân tôi. Cụ thể:
3
- Nó giúp tôi hiểu ra rằng: để sống một cuộc đời ý nghĩa, cần phải mở rộng tâm hồn, sống
sâu sắc, hết mình với từng khoảnh khắc.

- Từ nay, tôi sẽ luôn suy nghĩ tích cực, hành động say mê để sau này không phải nuối tiếc
vì những năm tháng sống hoài, sống phí, sống hời hợt.

Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng, đồng tình/không đồng tình nhưng cần lí giải hợp
lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
4
VD: Nếu đồng tình có thể lí giải theo hướng: Khi tâm hồn ta biết cảm nhận cái đẹp, luôn
lạc quan, tin yêu thì ta sẽ nhận ra giá trị, ý nghĩa của cuộc sống. Bồi đắp giá trị thẩm mĩ,
tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, bi. Đồng thời sẽ chiến thắng những suy nghĩ
tiêu cực, bi quan… Từ đó biết trân quý sự sống.
Câu 2: (10.0 điểm)

Tô Hoài cho rằng: "Không biết cắt nghĩa sao nhưng tôi cho rằng ngay trong văn
xuôi cần phải đượm hồn thơ, có như thế, văn xuôi mới trong sáng cất cao". Anh (Chị)
hãy làm rõ ý kiến trên qua trích đoạn “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, liên hệ với tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

2 Nghị luận văn học 10.0

. I. Yêu cầu về kĩ năng: 0.5

Bài viết đảm bảo một bài văn nghị luận văn học có bố cục
rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách mạch lạc, logic
chặt chẽ. Hành văn trong sáng, trình bày rõ ràng, sạch đẹp,
không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo các cách khác nhau, nhưng
cần đảm bảo các nội dung:

1. Giải thích: 1.0

- Văn xuôi: Chỉ các thể loại thuộc phương thức tự sự, phản
ánh đời sống qua sự việc, chi tiết, nhân vật.. trong một tình
huống nào đó. Qua đó bộc lộ quan điểm, tư tưởng của nhà
văn về cuộc sống.

- Đượm hồn thơ: Chất trữ tình sâu lắng, bay bổng trong văn
xuôi được tạo nên từ sự rung cảm trước cái đẹp của thiên
nhiên, cuộc sống, con người có khả năng truyền những rung
cảm sâu xa đến người đọc.

- Trong sáng, cất cao: Là giá trị của tác phẩm văn học thể
hiện ở vẻ đẹp của hình thức và chiều sâu nội dung, ở khả
năng tác động đến nhận thức, tình cảm, tâm hồn người
đọc..

 Ý kiến của Tô Hoài khẳng định vai trò của chất trữ tình
bay bổng trong việc tạo nên giá trị cho văn xuôi, giúp tác
phẩm văn xuôi vừa đảm bảo giá trị thẩm mĩ, vừa bồi đắp tư
tưởng, tình cảm tốt đẹp cho con người
2. Lý giải ý kiến: 1.0

- Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn xuôi là tự sự, nhà
văn thường chú ý đến xây dựng cốt truyện, nhân vật, sự
kiện, tình tiết, tình huống. Trong khi đó phương thức biểu
đạt chủ yếu của thơ là biểu cảm, nhà thơ tập trung bộc lộ
tiếng nói tâm hồn mình bằng vần điệu. Vậy nên, khi văn xuôi
chứa đựng chất thơ sẽ tạo nên phong vị ngọt ngào, dễ lan
thấm vào tâm hồn người đọc.
- Trong thực tế sáng tác, các nhà văn thường có xu hướng
phối hợp, đan xen nhiều thể loại. Đưa chất thơ vượt biên
giới thể loại sang văn xuôi chính là sự vận dụng kết hợp linh
hoạt, sáng tạo nhiều phương thức biểu đạt của nhà văn

- Cũng như các thể loại văn học khác, văn xuôi cũng hướng
tới thực hiện các chức năng cơ bản đó là: Nhận thức, thẩm
mĩ và giáo dục. Để thực hiện những chức năng cao cả đó, tác
phẩm văn xuôi cũng cần đậm chất trữ tình nhằm đem đến
khả năng tác động sâu xa đến tâm hồn người đọc, khơi gợi
những rung cảm thẩm mĩ tốt đẹp, hướng con người đến cái
chân, thiện mĩ.

3. Chứng minh qua tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng
sông” Liên hệ bài “Hai đứa trẻ”:

a. Chất thơ trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” 4.0
(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

* Vài nét về tác giả , tác phẩm:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí, sáng
tác của ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa chất trí
tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều với
lối hành văn hướng nội, xúc tích, mê đắm, tài hoa và lịch lãm

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút kí xuất sắc của Hoàng
Phủ Ngọc Tường viết tại Huế vào tháng 4/1981, thể hiện rõ
nét tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với xứ Huế và
phong cách viết kí tài hoa của tác giả.

* Chất thơ ở phương diện nội dung:

- Hình tượng trung tâm của của đoạn trích và cũng là hình
tượng trung tâm trong toàn bộ tác phẩm là dòng sông
Hương. Với đặc trưng của thể kí, vẻ đẹp của dòng sông
được phát hiện chủ yếu nương theo dòng cảm xúc mãnh
liệt, phóng túng và say đắm của cái tôi tác giả.

- Trên phương diện địa lí, tác giả khám phá thủy trình của
dòng sông bằng một tình yêu tha thiết được thể hiện ở
cảm xúc say sưa bất tận để từ đó phát hiện những vẻ đẹp
độc đáo, phong phú và mới mẻ:

+ Nơi thượng nguồn: Sông Hương hiện lên khi “Là một bản
trường ca của rừng già” với nhiều cung bậc, tiết tấu; Khi lại
là “ Một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, mang
một tâm hồn tự do và trong sáng; Có lúc dòng sông lại trở
nên “Dịu dàng và say đắm dưới những dặm dài chói lọi màu
đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, và khi vừa ra khỏi rừng già,
dòng sông đã “Nhanh chóng mang một sắc đẹp trí tuệ, trở
thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sứ xở”.

+ Nơi ngoại vi kinh thành Huế: Tác giả nhìn thấy dáng hình
dòng sông mang nét gợi cảm, nữ tính đó là dáng của “Người
gái đẹp nằm ngủ mơ màng gữa cánh đồng Châu Hóa đầy
hoa dại”.

Dòng chảy của sông Hương được miêu tả bằng những


động từ linh hoạt, biến hóa hiện lên vừa mềm mại, dịu dàng,
vừa mạnh mẽ quyết liệt, chứa đựng niềm khao khát tìm về
với tình yêu, Tác giả gọi đó là “Cuộc tìm kiếm có ý thức để đi
tới nơi gặp thành phố tương lai của nó”.

Đặc biệt, tác giả còn phát hiện vẻ đẹp đa sắc thái của
sông Hương trong sự phối cảnh kì thú với những nơi mà nó
đi qua: Sông Hương “Mềm như một tấm lụa” và “Ánh lên
những mảng phản quang nhiều màu sắc…” khi đi qua những
dãy đồi, những điểm cao đột ngột; Khi đi qua “Những rừng
thông u tịch” nơi yên giấc ngủ ngàn năm của các vua chúa,
dòng sông lại mang vẻ đẹp trầm mặc “Như triết lí, như cổ
thi”.

+Trong cuộc gặp gỡ với kinh thành Huế để rồi sông Hương
từ biệt Huế đi ra biển cả, tác giả đã nhìn ngắm dòng sông
dưới nhiều góc độ khiến dòng sông mang thêm những nét
trữ tình cuốn hút và hấp dẫn:

Dưới góc nhìn của một trái tim nghệ sĩ đa tình, lãng mạn,
dòng sông được chú ý nhiều ở hình dáng dòng chảy, ở
những đường cong những khúc quanh đột ngột, ở đó tác giả
đã nhân hóa nó lên, khiến dòng sông khi mềm mại “Như
một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, khi lại mang “Nỗi
vấn vương cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” rồi
“Như nàng Kiều trong đêm tình tự”  Sông Hương không chỉ
là một dòng chảy của tự nhiên mà nó như mang cả tâm hồn
con người Huế, vừa dịu dàng, e ấp, vừa đa tình mà rất đỗi
thủy chung.

Dưới góc nhìn của nhà hội họa và kiến trúc tài hoa, tác
giả thấy được một sự kết hợp hoàn hảo của dòng sông và
kinh thành Huế, cái mộng mơ đến từ sông Hương hòa hợp
với nét cổ kính vốn có ở “Một đô thị cổ trải dọc hai bên bờ
sông” tạo ra vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa mộng mơ rất riêng biệt
và đầy mời gọi nơi thành phố Huế.

Dưới góc nhìn của một nhạc sĩ, sông Hương hiện lên “Như
một quý điệu slow tình cảm mà sông Hương dành riêng cho
Huế” bởi điệu chảy chậm rãi, lững lờ khác hẳn với những
dòng sông nổi tiếng khác trên thế giới. Theo tác giả, sông
Hương còn góp phần tạo nên nền âm nhạc cổ điển Huế.

- Khám phá dòng sông trong mối quan hệ với lịch sử và thi
ca, tác giả đã thể hiện bằng một cảm xúc say mê ngợi ca
đầy hào hứng:

+ Trong quan hệ với lịch sử: Sông Hương có quan hệ mật


thiết với lịch sử của đất nước qua từng giai đoạn lịch sử, là
“Dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa
màu cỏ lá xanh biếc”. Trong chiến tranh nó biết “Tự hiến đời
mình làm một chiến công”, khi trở về đời thường, nó là
“Một người con gái diụ dàng của đất nước” Dòng sông
không chỉ là một dòng chảy địa lí mà trở thành một người
dân Việt Nam yêu nước, gắn bó với quê hương, sứ xở.

+ Trong quan hệ với thi ca: Sông Hương là “Dòng sông


không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ
sĩ”.

* Chất thơ ở phương diện nghệ thuật:

- Ngôn ngữ: Đa dạng, linh hoạt, giàu hình ảnh.

- Khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú được bộc lộ
qua cách sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo.

- Lối hành văn hướng nội, xúc tích, mê đắm, tài hoa và lịch
lãm.

* Chất thơ khiến văn xuôi trong sáng, cất cao:

Chất trữ tình thấm đẫm trong tác phẩm khiến hình
tượng dòng sông Hương trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi
cảm hơn, nên thơ hơn, khơi gợi trong trái tim người đọc
tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước.. Hình
tượng sông Hương cũng bộc lộ tình yêu say đắm mà Hoàng
Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế npos riêng, cho quê
hương, đất nước nói chung.

b. Chất thơ trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”(Thạch lam) 2.0

* Vài nét về tác giả , tác phẩm:

- Thạch Lam, đại diện tiêu biểu của dòng văn học lãng mạn
Việt Nam 1930-1945. Là nhà văn có biệt tài về truyện ngắn,
truyện ngắn của Thạch Lam độc đáo ở lối viết “Truyện không
có cốt chuyện”, mỗi tác phẩm như một bài thơ trữ tình
đượm buồn.

- “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của
Thạch Lam được rút từ tập “Nắng trong vườn”(1938).

* Chất thơ ở phương diện nội dung:

- Chất thơ toát lên từ bức tranh cảnh vật nơi phố huyện
nghèo được cảm nhận bởi tâm hồn ngây thơ của hai đứa
trẻ.

+ Bức tranh của buổi chiều tàn đầy thơ mộng được gợi tả
qua các chi tiết về âm thanh, ánh sáng, bóng tối…

+ Bức tranh buổi đêm huyền bí với ánh sáng của những con
đom đóm, của ngàn sao nơi vũ trụ thăm thẳm bao la. Cảm
nhận đầy lãng mạn về không gian đêm tối “ Đó là một đêm
mùa hạ êm như nhung” như xóa tan cái tăm tối tù đọng vốn
có nơi vùng quê nghèo.

- Chất thơ toát lên từ bức tranh cuộc sống của con người:
Dù nghèo khổ nhưng ta không hề thấy cái xô bồ, hối hả.
Thay vào đó là sự nhẹ nhàng, chậm rãi cùng cái ấm áp tràn
ngập từ tình người của những người dân nghèo nơi phố
huyện.

- Chất thơ toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của hai đứa trẻ:

+ Tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong sáng và nhạy cảm

+ Tâm hồn ngập tràn lòng yêu thương và niềm trắc ẩn dành
cho con người.

+ Tâm hồn giàu khát khao hướng về những điều tốt đẹp.

- Chất thơ toát lên từ cảm xúc, tình cảm của tác giả Thạch
Lam: Niềm xót xa, cảm thông sâu sắc dành cho những mảnh
đời nhỏ nhoi, nghèo khổ của người lao động; Sự nâng niu,
trân trọng từng ước mơ nhỏ bé của con người.

* Chất thơ ở phương diện nghệ thuật:

- Hình ảnh chân thực, sống động, không gian, thời gian có sự
vận động

- Mạch truyện không vân động theo những biến cố, xung
đột mà vận động theo nhịp tâm hồn, cảm xúc của nhân vật.

- Câu văn ngắn, nhịp chậm rãi, thong thả.

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đậm chất thơ: Lấy
động tả tĩnh, sự tương phản ánh sáng và bóng tối…

* Chất thơ khiến văn xuôi trong sáng, cất cao:

Chất trữ tình khiến bức tranh phố huyện nghèo trở nên
thi vị, khơi gợi ở người đọc tình yêu quê hương, xứ sở, khơi
gợi niềm day dứt để thúc đẩy con người biết khao khát tới
những điều tốt đẹp.

4 . Sự tương đồng và khác biệt: 1.0

a. Tương đồng: Hai tác phẩm đều thuộc thể loại văn xuôi
nhưng vẫn thấm đẫm chất thơ toát ra ở cả mặt nội dung và
nghệ thuật. Chất thơ khiến hình tượng của thiên nhiên và
cuộc sống trở nên thi vị, gợi cảm, mang những vẻ đẹp riêng,
độc đáo.

b. Khác biệt:

- Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường thuộc thể loại kí, chất trữ tình thể hiện qua một
hình tượng thiên nhiên, hình tượng chủ yếu được khám phá
nương theo dòng cảm xúc của tác giả với những đặc trưng
phong cách riêng.

- Tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam thuộc thể loại
truyện ngắn, tác phẩm tập trung tái hiện bức tranh cuộc
sống phố huyện lồng trong bức tranh tâm trạng hai đứa trẻ.
chất trữ tình chủ yếu toát lên từ lối viết “Truyện không có
cốt chuyện”: Chỉ tập trung khai thác thế giới nội tâm nhân
vật với những cảm xúc tinh vi, không chú trọng xây dựng
xung đột biến cố.
5. Đánh giá chung: 0.5
-   Ý kiến của nhà văn Tô Hoài là sự đề cao, đánh giá ý nghĩa
của chất thơ trong văn xuôi. Đồng thời cũng là sự chia sẻ
kinh nghiệm quý giá của một nhà văn đã không ngừng lao
động sáng tạo viết nên những áng văn xuôi đẹp, thấm đẫm
chất thơ.

- Đây cũng chính là sự gợi nhắc, cổ vũ cho người cầm bút


vận dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để mong có
được những tác phẩm văn chương giá trị.
- Đưa chất thơ vào trong văn xuôi không có nghĩa là nhà văn
thoát li hiện thực cuộc sống, tô hồng và thi vị hóa cuộc sống.

- Ý kiến cũng định hướng người đọc khi tìm hiểu một tác
phẩm văn xuôi không chỉ chú ý đến cót truyện với những sự
việc, tình tiết mà cũng cần cảm nhận chất trữ tình bay bổng
để có được những rung cảm sâu xa nhất từ tác phẩm.
Câu 2: Nghị luận văn học (10.0 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:
“Bài thơ hay làm cho người đọc không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình
người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng
mình, như là của mình.”
(Theo Lí luận văn học, tập 1, NXB Đại học sư phạm, 2011)
Từ cảm nhận bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, liên hệ với bài thơ “Vội vàng” của
Xuân Diệu, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
2 Cảm nhận bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, liên hệ với bài thơ “Vội vàng” 10.0
của Xuân Diệu để bình luận về ý kiến: “Bài thơ hay làm cho người đọc
không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là
tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là
của mình”
Yêu cầu chung:
- Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí
sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ
năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận tác phẩm văn chương của mình
để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau những
phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng
Yêu cầu cụ thể:
Giải thích ý kiến 1.0
+ Bài thơ hay làm cho người đọc không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm
thấy tình người: quan điểm này đề cao yếu tố tình cảm, cảm xúc của thơ.
Khi ta rung cảm thực sự trước một bài thơ ta sẽ không bận tâm soi xét cái
hay của bài thơ bởi các yếu tố bên ngoài như vần điệu, các thủ pháp nghệ
thuật... mà chỉ để lòng mình rung động trước “tình người”, cảm xúc tình
cảm nhà thơ gửi gắm trong thơ.
+ Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta chỉ thấy nó như tiếng ca từ
lòng mình, như là của mình: ý kiến nhắc đến quá trình tiếp nhận văn học.
Quá trình tiếp nhận văn học diễn ra khi có được sự đồng cảm giữa người
nghệ sĩ và bạn đọc: tiếng nói tình cảm, cảm xúc của nhà thơ cũng chính là
tiếng nói tình cảm, cảm xúc của bạn đọc.
=> Ý kiến bàn về thơ của Tố Hữu nêu bật đặc trưng cơ bản và quan trọng
nhất của thơ là yếu tố bộc lộ, lan tỏa tình cảm và người nghệ sĩ bằng tài
năng, cảm xúc chân thành của mình phải tạo ra được tiếng nói đồng cảm,
lan tỏa cảm xúc đến bạn đọc, tạo ra sợi dây kết nối tri âm giữa nhà thơ và
bạn đọc.
Bàn luận ý kiến: 2.0
+ Đặc trưng của thơ là tình cảm: Nói đến thơ là nói đến thể loại trữ tình.
Yếu tố bộc lộ, lan tỏa tình cảm là yếu tố cơ bản, quan trọng bậc nhất của
thơ. Không có tình cảm chân thành rung lên từ những cung bậc cảm xúc
thì không phải là thơ. Nói một cách hình ảnh thì tình cảm là yếu tố sinh
mệnh của thơ. Bởi vậy, đọc một bài thơ hay làm cho người ta không còn
thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người.
- Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là không cần cái
hay, cái đẹp của hình thức nghệ thuật, mà hình thức đẹp của câu thơ đã
hòa vào trong cái hay cái đẹp của cảm xúc, củatình người. Yếu tố nghệ
thuật của hình thức câu thơ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ cảm xúc
tình cảm. Thơ hay không thể thiếu yếu tố nghệ thuật của câu thơ. Tuy
nhiên, khi người đọc đã cảm xúc trước câu thơ thì không còn bận tâm tìm
kiếm, soi xét yếu tố hình thức nữa mà chỉ còn để lòng mình được rung
động, sống cùng thế giới cảm xúc do nhà thơ gợi ra.
- Thơ là “tiếng nói đồng điệu đi tìm những tâm hồn đồng điệu”. Nhà thơ
viết tác phẩm như rải phấn thông vàng đi khắp nơi, mong có người theo
phấn mà tìm về. Bạn đọc là người có suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, có niềm
vui và nỗi buồn, có cảnh ngộ và tâm trạng, nhiều khi bắt gặp sự đồng
điệu với nhà thơ. Khi hai luồng sóng tâm tình ấy giao thoa thì tác phẩm
rực sáng lên, trở thành nhịp cầu nối liền tâm hồn với tâm hồn, trái tim với
trái tim: “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra
bỗng thấy tâm tình của chính mình” (Lưu Quí Kì). Muốn vậy, người nghệ
sĩ ngôn từ phải là người vừa hiểu mình, vừa hiểu người. Hiểu khát khao
mà mình muốn hướng tới và hiểu người đọc mong muốn điều gì, nói
cách khác là phải thấu hiểu mong muốn, khát vọng của con người.
- Khi bạn đọc rung động trước tình cảm, cảm xúc của nhà thơ, người ta sẽ
quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong
lòng mình, như là của mình. Tiếng nói đồng điệu, tri âm của độc giả và
nhà thơ là điều văn học dân tộc nào, thời đại nào cũng hướng tới. Một
tình cảm nông cạn, hời hợt không thể đánh thức được trái tim, tình cảm,
cảm xúc của độc giả, không thể tạo ra được tiếng nói đồng cảm, tri âm.
Điều đó đặt ra yêu cầu đối với người nghệ sĩ phải sáng tác những tác
phẩm bằng những cảm xúc chân thành nhất, da diết nhất, hướng tới ngợi
ca giá trị Chân, thiện, Mĩ muôn đời. Và người đọc, hãy sống hết mình với
tác phẩm để hiểu thông điệp thẩm mĩ của tác giả, để sẻ chia, cảm thông,
thấu hiểu nỗi lòng, những khát vọng nhà thơ gửi gắm.
Chứng minh qua bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu và liên hệ với bài thơ 3.5
“Vội vàng” của Xuân Diệu
a. Bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu.
- Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”
* Đọc “Việt Bắc”, ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình
người:
+ Bài thơ ra đời từ một sự kiện thời sự mang tính lịch sử. Tiếng thơ trữ
tình- chính trị của Tố Hữu đã biết thành khúc tâm tình lưu luyến, bịn rịn
giữa người đi, kẻ ở hóa thân thành hai nhân vật mình- ta, trò chuyện,
nhắc nhở nhau về kỉ niệm kháng chiến, ân tình cách mạng và khắc sâu
truyền thống đạo lí ân nghĩa thủy chung.
+ Cảm nhận vẻ đẹp của tình người qua khung cảnh cuộc chia tay: Lời hỏi,
nhắc nhở về kỉ niệm của “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” của
người ở lại đối với người ra đi. Mười lăm năm của những ngày tháng
đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi biết bao ân tình sâu nặng. Tâm trạng
người ra đi khi nghe lời hỏi, nhắc nhở của người ở lại là tâm trạng “bâng
khuâng, bồn chồn”, dùng dằng không nỡ rời bước. Lời của người về
khẳng định tấm lòng thủy chung trọn vẹn dành cho người ở lại trong
tiếng nói đồng vọng tri âm. (HS phân tích cụ thể).
+ Cảm nhận vẻ đẹp của tình người qua dòng hoài niệm của người ra đi về
mảnh đất, con người và cuộc sống chiến đấu ở Việt Bắc: Qua dòng hoài
niệm của người về xuôi, ta cảm nhận được tình yêu tha thiết sâu nặng
của người ra đi về mảnh đất, con người và cuộc sống chiến đấu ở VB. Đó
là những kí ức thiêng liêng, niềm trân trọng, biết ơn, cảm phục đối với
nghĩa tình người VB dành cho người kháng chiến (HS cảm nhận vẻ đẹp
của thiên nhiên, con người và cuộc sống chiến đấu ở VB qua dòng hoài
niệm của người ra đi).
+ Đọc Việt Bắc, ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người.
Điều đó không có nghĩa là VB chỉ hay về nội dung tư tưởng, VB còn đẹp
về hình thức câu thơ (thể thơ lục bát truyền thống được sử dụng điêu
luyện, nhuần nhuyễn; kết cấu đối đáp thường thấy trong lối hát giao
duyên; các hình thức chuyển nghĩa của ngôn từ; ngôn ngữ mộc mạc giản
dị). Chính vẻ đẹp về hình thức này đã góp phần truyền tải được cái hay,
cái đẹp của cảm xúc, của tình người để rồi khi đọc VB ta không còn bận
tâm soi xét hình thức câu thơ nữa mà chỉ yêu cái tình người, yêu cảm xúc
chân thật của thi nhân.
+ Đọc Việt Bắc, ta quên đó là tiếng nói của ai, ta thấy nó như tiếng ca từ
trong lòng mình, như là của mình. Đúng vậy! Việt Bắc không chỉ là tiếng
nói đồng vọng, tri âm của người ở người về mà còn là tiếng nói tri âm của
nhà thơ và độc giả. Bởi Tố Hữu đã chạm vào trái tim mỗi người thứ tình
cảm sâu kín, thiêng liêng mà ai cũng có: tình quê hương, đất nước, tình
người thiết tha sâu nặng, lối sống ân nghĩa thủy chung, truyền thống đạo
lí uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc.... để rồi ta quên mất đó là
tiếng nói của ai (của người về, kẻ ở hay của thi nhân) mà cứ ngỡ đó là
tiếng ca từ chính lòng mình, là của mình.
b. Liên hệ với bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
- Giới thiệu về Xuân Diệu và bài thơ “Vội vàng”
* Đọc “Vội vàng” ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình
người:
“Vội vàng” là tiếng nói cảm xúc, tình cảm của một người trẻ tuổi, trẻ lòng.
Đọc “Vội vàng”, ta cảm nhận được quan niệm nhân sinh tích cực của
Xuân Diệu: đẹp nhất trong thế giới này chính là cuộc sống nơi trần thế.
Hãy sống hết mình với tất cả nhiệt huyết tuổi trẻ để thời gian đời người
không trôi đi vô ích. Xuân Diệu thể hiện quan niệm nhân sinh ấy bằng 1.5
tiếng nói tình cảm, cảm xúc tha thiết, mãnh liệt.
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường
trên mặt đất. Nơi ấy là hoa thơm, trái ngọt, là mùa xuân thắm tươi đang
gọi mời.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên
khao khát ngăn cản bước đi của thời gian, đoạt quyền tạo hóa để níu giữ
vẻ đẹp của cuộc đời.
+ Yêu đời, say mê cuộc sống, Xuân Diệu thể hiện nỗi lo âu, buồn bã vì sự
trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó, Xuân Diệu
thể hiện cách ứng xử tích cực: Sống nhiệt huyết, sống hết mình, tận
hưởng từng phút giây của cuộc đời trần thế.
=> Tất cả quan niệm nhân sinh ấy của Xuân Diệu được thể hiện trong thế
giới cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt của cái tôi yêu đời, ham sống. Bởi vậy,
đọc “Vội vàng”, ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm thấy tình người,
ta như đang sống trong thế giới tình cảm, cảm xúc của thi nhân, vui buồn
cùng thi nhân.
-Đọc Vội vàng của Xuân Diệu ta không còn thấy câu thơ. Chỉ còn cảm
thấy tình người. Điều đó không có nghĩa là Vội vàng chỉ hay về nội dung
tư tưởng, Vội vàng còn đẹp về hình thức câu thơ. Xuân Diệu có những nỗ
lực cách tân thơ tiếng Việt bằng sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc
thơ phương Tây, sáng tạo những điệu nói, những cách nói mới, phát huy
được triệt để các giác quan trong cảm nhận.
+ Đọc Vội vàng của Xuân Diệu, ta quên đó là tiếng nói của ai, ta thấy nó
như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình. Bởi Xuân Diệu đã nói
hộ bao người cái khát vọng được sống, được tận hưởng cuộc đời; nói hộ
bao người tình yêu và cách ứng xử tích cực đối với cuộc đời. Bằng cảm
xúc nồng nàn, mãnh liệt, Xuân Diệu đã tạo được sợi dây kết nối, lan tỏa
tình cảm của thi nhân với tình cảm của độc giả để rồi người đọc như gặp
được tiếng ca từ trong lòng mình, là của mình.
So sánh: 1.0
* Điểm giống nhau:
Cả hai bài thơ đều được viết nên từ tình cảm chân thành, tha thiết, mãnh
liệt của cái thi nhân. Chính tình cảm chân thành, mãnh liệt ấy đã tạo nên
sự lan tỏa, tạo nên tiếng nói đồng điệu, tri âm giữa độc giả và bạn đọc để
rồi đọc “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Vội vàng” của Xuân Diệu ta chỉ còn cảm
thấy tình người, quên mất đó là tiếng nói của ai, ta thấy như tiếng ca từ
lòng mình, như là của mình.
*Điểm khác nhau:
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, tình cảm
mà Tố Hữu thể hiện trong “Việt Bắc” vừa là tình cảm cá nhân, vừa là tình
cảm cách mạng, tình cảm đất nước, quê hương. Tố Hữu đã đánh thức
trong trái tim bao người những thứ tình cảm sâu kín và thiêng liêng ấy.
- Xuân Diệu là một đại diện tiêu biểu của phong trào Thơ mới với sự trỗi
dậy ý thức về cái Tôi cá nhân. Tình cảm, cảm xúc mà Xuân Diệu thể hiện
trong thơ là cảm xúc của cái Tôi muốn khẳng định ý nghĩa sự tồn tại, giá
trị của cá nhân trong cuộc đời. Xuân Diệu với tình cảm mãnh liệt của cái
Tôi yêu đời, khát sống ấy đã đánh thức ở mỗi người câu hỏi về giá trị sự
sống, ý nghĩa sự tồn tại của mình trong cõi đời này.
Đánh giá chung:
Dù ra đời ở hai giai đoạn khác nhau của nền văn học dân tộc, nhưng 1.0
“Việt Bắc” của Tố Hữu và “Vội vàng” của Xuân Diệu đều cho ta thấy rõ
yếu tố cơ bản và quan trọng làm nên một bài thơ hay: Không chỉ là yếu tố
hình thức đẹp mà quan trọng hơn là thơ phải được dệt nên từ tình cảm,
cảm xúc chân thành, mãnh liệt, sâu sắc, nhân văn. Mặt khác, thơ còn phải
tạo ra tiếng nói tương liên, đồng điệu của thi nhân và độc giả tới mức
“Đọc thơ đồng chí ngỡ thơ mình” (Tế Hanh), khiến cho bạn đọc quên mất
đó là tiếng nói của ai, thấy như tiếng ca từ lòng mình, như là của mình. Ý
kiến về thơ của Tố Hữu đã nói rất đúng, rất sâu sắc đặc trưng quan trọng
bậc nhất ấy của thơ ca và có thể coi đó là kim chỉ nam cho sáng tác thơ ca
muôn đời.

You might also like