You are on page 1of 3

ĐỀ 1

I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN


Đọc đoạn trích:
Tôi có tình yêu đặc biệt dành cho những chuyến đi, bởi tôi luôn muốn trải
nghiệm cuộc sống ở mức tối đa. Càng đi nhiều nơi tôi càng nhận ra tâm hồn và
trí tuệ của mình đã từng chật hẹp, giới hạn và nhiều định kiến đến mức nào.
Nói như vậy không phải chỉ những ai có cơ hội đi nhiều nơi mới mở rộng
được tâm hồn và tầm mắt. Đi ở đây có nghĩa là đừng đứng yên một chỗ, đừng
đóng cửa trí tuệ, đừng khép lòng mình lại.
Cuộc đời luôn tiếp diễn, không bao giờ có điểm dừng. Sống giữa cuộc đời,
bạn cũng phải di chuyển không ngừng. Di chuyển khỏi vị trí cũ, con người cũ,
kinh nghiệm cũ, kiến thức cũ, kĩ năng cũ, thành công cũ, thất bại cũ… để bước
lên một tầm cao mới.
Ralph Waldo Emerson cũng đã nói rằng: “Đời là môt hành trình tiếp diễn,
không phải một điểm dừng”. Tất nhiên có những lúc dừng để nghỉ chân, nhưng
rồi vẫn phải bước tiếp. Nếu dòng sông ngưng chảy, nó sẽ thành ao tù. Nếu
cuộc sống ta đứng yên một chỗ, ta đang trải nghiệm cái chết ngay giữa cuộc
sống này.
( Trích Tin vào chính mình - Nguyễn Tấn Quỳnh,
NXB Văn hóa - văn nghệ, 2018, tr.42-43)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
b. Việc đi nhiều nơi giúp tác giả nhận ra điều gì?
c. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nếu cuộc sống ta đứng yên một
chỗ, ta đang trải nghiệm cái chết ngay giữa cuộc sống này”. Vì sao?
d. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 8 câu) trình bày về một trải nghiệm
của bản thân để hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống?
II. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ
của bản thân về những điều tuổi trẻ cần chuẩn bị để có thể bắt đầu trải nghiệm
cuộc sống.
Gợi ý
Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Những điều tuổi trẻ cần chuẩn
bị để có thể bắt đầu trải nghiệm cuộc sống.
Thân bài:
* Giải thích: Trải nghiệm cuộc sống là:
- Những gì ta thu nhận được trên hành trình sống;
- Chất xúc tác giúp ta chín chắn hơn, trưởng thành hơn trên đường đời;
- Trải nghiệm luôn cần thiết với mọi người, dù là ở lứa tuổi nào mà nhất là tuổi
trẻ.
* Bàn luận:
- Cố gắng học hỏi, trau dồi nâng cao về đạo đức, kiến thức, kĩ năng;
- Hiểu và khắc phục những hạn chế đồng thời phát huy những thế mạnh của
bản thân;
- Tích cực tham gia những hoạt động xã hội để hình thành nên những kỹ năng
căn bản, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống… 
* Mở rộng vấn đề: Trải nghiệm cần phù hợp với lứa tuổi, điều kiện vật chất
và tinh thần của bản thân, gia đình, xã hội tránh thái quá, cực đoan.
* Bài học nhận thức cho bản thân:
- Trải nghiệm là cơ hội để mỗi người trưởng thành và thành công.
- Tuổi trẻ đừng e sợ mà hãy chuẩn bị thật tốt về mọi mặt để sẵn sàng đón nhận
những trải nghiệm trong cuộc sống.
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
ĐỀ 2: Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Học sinh và
ý thức tự học trong đại dịch Covid - 19.

Gợi ý
Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận: Học sinh và ý thức tự học trong
đại dịch Covid - 19.
Thân bài:
* Giải thích:
- Ý thức tự học: ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình
thành kỹ năng cho bản thân.
- Đại dịch Covid -19: dịch bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới trong thời điểm
hiện tại khiến mọi hoạt động ngừng trệ.
=> Ý thức tự học rất quan trọng trong bối cảnh xã hội có nhiều thách thức.
* Bàn luận:
- Tự học giúp con người hiểu sâu, nhớ lâu, có khả năng vận dụng vào đời sống.
Vì vậy, tự học rất cần thiết dù ở trường lớp hay khi trang bị kiến thức tại nhà.
- Tự học là cơ hội để chúng ta hoàn thiện cả về tri thức lẫn nhân cách: sự kiên
trì, quyết tâm, độc lập, sáng tạo…
- Tự học trong bối cảnh đại dịch cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi
dịch bệnh, giảm thiểu và hạn chế nguy cơ lây lan của virut.
….
- Dẫn chứng: “Hãy quyết tâm chấp nhận mọi thử thách theo cách sẽ khiến bạn
tiến bộ.” - Les Brown; Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên
truyền hình; Các lớp học online…
* Mở rộng - phê phán những tư tưởng sai lệch…
* Bài học nhận thức và hành động…
Kết bài:
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ bản thân.

You might also like