You are on page 1of 22

ĐỀ SỐ 1: Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến sau của Trịnh Công Sơn:" Những ai chưa

bao
giờ đi, chưa bao giờ sống qua nhiều nơi, sống qua những ngày mưa ngày nắng trên bao nhiêu
vùng đất khác nhau, chưa bao giờ nhìn sâu vào bên sau một con người, thì hẳn mới còn đua đòi
vào những hời hợt nhạt nhẽo của đời sống được."
1.Giải thích
- “Những ai chưa bao giờ đi, chưa bao giờ sống qua nhiều nơi, sống qua những ngày mưa ngày nắng
trên bao nhiêu vùng đất khác nhau”: là những con người chưa tạo cho mình những trải nghiệm, chưa
khám phá về thế giới và cuộc sống muôn màu, muôn vẻ.
- "chưa bao giờ nhìn sâu vào bên sau một con người": Tức là con người chưa từng có cái nhìn sâu sắc
vào những chiều sâu khôn cùng của người khác để thấu hiểu chính mình và cảm thông sẻ chia với họ.
- "thì hẳn mới còn đua đòi vào những hời hợt nhạt nhẽo của đời sống được.": khi con người sống thiếu
trải nghiệm, thiếu sâu sắc thì mới có thể chấp nhận dấn thân, đua đòi vào những điều nhạt nhẽo, vô
nghĩa của sự sống.
→ Ý kiến của Trịnh Công Sơn đã mang đến một bài học sâu sắc: Con người cần có sự trải nghiệm,
đào sâu vào cuộc sống và bên trong con người, cần sống một cách sâu sắc để không hoài phí thời gian
vào những điều vô ích.
2.Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1:Tại sao con người cần có trải nghiệm và sống sâu sắc?
-Vì sống là hành trình chúng ta đi, kiếm tìm, khám phá thế giới, chứ không phải chỉ thu mình trong
một không gian/ suy nghĩ hạn hẹp (từ những vẻ đẹp của thiên nhiên, vùng đất, vùng văn hoá khác
nhau, đến bản thể con người…). Hơn nữa, con người không phải là một cá thể sống tách biệt, cô lập
mà ta luôn gắn bó trong mối quan hệ không thể tách rời với thế giới, mọi người. Trong sự tương tác
với thế giới, nếu như con người ngừng trải nghiệm, không còn sống sâu sắc tức là con người đã tách
mình ra khỏi sợi dây gắn kết với thế giới, mọi người -> lạc lõng, cô đơn.
-Vì cuộc đời là hữu hạn chúng ta ai rồi cũng sẽ chết đi . Nhưng điều đó xảy đến bất ngờ không đoán
được nên mỗi giây đang sống ta đều phải sống sâu sắc , phải trải nghiệm thật nhiều để sống hết mình
không hoài phí quỹ thời gian
-Cuộc sống và con người luôn chứa đầy những bí ẩn mà chỉ khi ta khám phá, dấn thân, trải nghiệm và
đi vào bề sâu thì mới có thể thấu hiểu, mới có thể lí giải về cuộc sống. Nếu như không trải nghiệm và
sống sâu sắc thì cuộc đời của ta dù có kéo dài bao lâu ta cũng không thể hiểu nổi nó. Từ đó mà dẫn tới
cách sống hời hợt,nông cạn
*Luận điểm 2: Ý nghĩa của những trải nghiệm và sự sống sâu sắc:
-Trước hết có nhiều trải nghiệm giúp mỗi người mở rộng giới hạn của mình, làm giàu thêm kiến thức,
hiểu biết về đời sống xã hội phong phú và phức tạp trên nhiều lĩnhvực khác nhau. "Ta sẽ được làm
mới bản thân, được sống là chính mình, khẳng giá trị, năng lực của bản thân, phát huy những năng lực
tiềm ẩn mà nếu không có sự trải nghiệm ra không bao giờ khám phá ra nó. Càng trải nghiệm nhiều,
con người càng trưởng thành hơn. Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là
người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất".
-Trải nghiệm sẽ cho ta được tiếp xúc với nhiều loại người, nhiều số phận khác nhau.Từ đó sẽ nảy lên
những dây đàn cảm xúc, những rung cảm tâm hồn trong ta. Để ta không trở thành người chai lì, vô
cảm mà biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia với những số phận bất hạnh, biết lên án những cái xấu xa,
có những cảm xúc đúng đắn.
-Sống sâu sắc với đời sẽ giúp ta thấu hiểu hơn chiều sâu bản chất của cuộc sống, nhận thức được
những tốt xấu, thật giả, phải trái của đời sống cũng như thế giới bên trong của người khác. Khi có
được sự thấu hiểu ấy, ta sẽ nhận thức được đâu là điều ý nghĩa mà ta cần trân trọng, điều quan trọng
mà ta phải tập trung hoàn thành, chứ không tốn thời gian vào những điều tầm phào, nhạt nhẽo. Thấu
hiểu 1 con người để có những cách cư xử cho phù hợp.
-Sống sâu sắc là cơ sở để ta hiểu mình, thấy được những khiếm khuyết hay tiềm năng của bản thân để
có hướng phát triển năng lực và khắc phục điểm yếu. Biết lắng nghe và thấu hiểu tiếng nói nội tâm
nhỏ bé trong mình, những suy ngẫm, cảm xúc, chính kiến, quan điểm của bản thân.
*Dẫn chứng: Huyền Chip và hành trình xách balo lên và đi, càng đi nhiều, trảinghiệm qua nhiều đất
nước, gặp gỡ nhiều con người khác nhau, đã giúp chị trưởng thành, sâu sắc hơn.
3.Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận:
-Khẳng định ý kiến đúng đắn đem đến quan điểm sâu sắc về ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống.
-Mở rộng:
+ Trải nghiệm cuộc sống ở nhiều nơi, nhiều cuộc đời khác nhau phải gắn liền với sống sâu sắc. Nếu ta
đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nhưng ta lại chỉ nhằm thỏa mãn khao khát tò mò, sống ở bề ngoài,
không cố tìm mà hiểu đời, hiểu người thì tất cả rồi cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Đừng tưởng chỉ cần đặt
chân lên nhiều mảnh đất thì đã được coi là trải nghiệm. Và trải nghiệm cũng không phải để chạy theo
ồn ào xô bồ của cuộc sống mà đánh mất chính mình.
+Trải nghiệm không có nghĩa là liều mình dấn thân vào những gì vượt quá giới hạn, khả năng của bản
thân. Sự trải nghiệm phải luôn song hành với tri thức, hiểu biết, với năng lực của mình để tránh gây
nên những hậu quả không đáng có. Trải nghiệm những điều mới lạ, thú vị, đem lại ý nghĩa cho cuộc
đời chứ không phải chỉ là những lạc thú, khoái cảm dung tục, tầm thường.
+Thực chất cuộc sống bao la, phong phú, phức tạp, chúng ta không thể nào trải nghiệm hết được tất
cả. Nhưng điều quan trọng là ta trải nghiệm hết khả năng của mình, bằng tất cả lòng nhiệt thành, tinh
thần sẵn sàng dấn thân, khao khát sống một cuộc đời ý nghĩa.
+ Con người là một vực sâu không thể nào hiểu hết. Vì vậy sống với phươngchâm sống sâu sắc nhưng
cũng đừng tuyệt vọng khi không thể hiểu, không thể lígiải được những băn khoăn về người khác.
4.Bài học
- Nhận thức: Tầm quan trọng của việc trải nghiệm và sống sâu sắc trong cuộc sống
- Hành động: Trải nghiệm và sống sâu sắc là một điều quan trọng và thiết yếu. Nhưng để làm điều đó
không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi ở con người phải có khát vọng vươn tới những điều rộng lớn, phải tôi
rèn bản lĩnh ý chí để sẵn sàng đón nhận khó khăn thử thách. Sau tất cả con người cần có một lí trí tỉnh
táo, trái tim nhạy bén để thấu hiểu chính mình.

ĐỀ SỐ 2: Xuân qua hè tới. Đông sang thu về. Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây đã
khoe lá, khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng
lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư,
khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa…
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”- Phạm Lữ Ân)
Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên?
1. Giải thích
-Đừng nôn nóng khi nhìn thấy….không bao giờ là vô nghĩa’’: lời khuyên con người hãy biết tận dụng
khoảng lặng thời gian để kiến tạo và bồi đắp những giá trị và đợi thời điểm thích hợp của chính mình.
-Khoảng lặng chờ đợi: những khoảng trống, thời điểm dừng lại, lắng đọng để suy nghĩ về cuộc đời
mình hay để thấu đạt một điều gì đó
=> Lời khuyên đã khẳng định vai trò của những khoảng lặng chờ đợi trong hành trình vươn tới sự
thành công của mỗi người từ đó hướng ta tới việc sống ý nghĩa với khoảng thời gian chờ đợi.
2.Bàn luận, chứng minh
* Luận điểm 1: Vì sao chúng ta cần có những khoảng lặng chờ đợi?
- Cuộc đời vốn không bằng phẳng, với đầy những khó khăn, thử thách trực chờ đến với ta, có thể đánh
ngã con người bất cứ lúc nào. Bởi thế con người không thể cứ vội vàng lao vào thử thách ấy để rồi đau
khổ tuyệt vọng, mà cần những khoảng lặng, đèn đỏ để nghỉ ngơi, chờ đợi để lấy đà, nắm bắt lấy cơ hội
tốt nhất và vượt qua thử thách đó.
- Con người không ai sinh ra là hoàn hảo, trong ta luôn tồn tại những ưu, khuyết điểm riêng, cũng
chẳng ai có năng lực đặc biệt để “cầu được ước thấy” để có thể đến cái đích một cách dễ dàng. Dù có
là thánh nhân hay nhà khoa học nổi tiếng, là một người nông dân trồng trọt hay một công nhân nhà
máy thì thành công cũng chẳng thể đến với ta ngay tức khắc. Quá trình ta sống là sự tích lũy, bồi đắp
chính mình và trong quãng đường ấy ta không thể thiếu đi những khoảng lặng
- Con đường đi đến thành công đầy thử thách, ko có con đường nào trải đầy hoa hồng. Trong hành
trình ấy ta sẽ gặp nhiều cơ hội, nhiều cánh cửa riêng, thậm chí cơ hội chỉ xuất hiện ở cuối con đường.
Vậy nhưng , nếu nó chẳng phải cơ hội tốt nhất mà ta hãy cứ bình tâm chờ đợi, trau dồi tốt bản thân để
đón nhận những điềutốt đẹp hơn
*Luận điểm 2: Ý nghĩa của khoảng lặng chờ đợi
- Những khoảng lặng đợi chờ khiến ta có dịp được tránh xa khỏi những xô bồ, từ từ tỉnh táo nhìn lại
bản thân suốt 1 quãng thời gian dài chiến đấu. Nhận ra những điều trước kia mình làm đã thực sự đúng
đắn, những điều mình làm đã mang lại những ý nghĩa, giá trị gì cho cuộc đời
- Khoảng thời gian đáng quý này là sự ngừng nghỉ giữa những cuộc chiến, nó khiến ta không bị mệt
nhoài trong cuộc trốn chạy của thời gian mà luôn có sự nghỉ ngơi. Điều đó khiến ta không bị chán nản,
không bị tuyệt vọng hay căng thẳng, áp lực từ đó luôn mang một tâm thế thoải mái để đối mặt với
cuộc chiến mới đến với thành công
- Thứ cần thiết nhất đối với con người trên hành trình đến với thành công là sự bồi đắp về kiến thức, kĩ
năng và trải nghiệm. Những khoảng lặng chờ đợi là thời điểm thích hợp để con người bồi đắp những
điều đó mà không mắc phải bất kì vướng bận nào. Khi chuẩn bị mọi thứ kĩ càng, ta sẽ không bị bỡ
ngỡ, bất ngờ mà ngược lại đầy tự tin khi bước vào hành trình trải nghiệm. Ngày càng hoàn thiện mình
một cách tự giác chính là bí quyết quan trọng đưa ta tới thành công.
- Thời điểm chờ đợi, ta hoàn toàn có thể có thời gian để học hỏi kiến thức từ những người đi trước hay
tiếp thu những tri thức sách vở, học hỏi đồng thời. Nó khiến ta có 1 phần kinh nghiệm và hạn chế tối
đa được những sai lầm, vấp ngã mà người đi trước đã trải qua
- Khoảng lặng chờ đợi đôi khi không phải sự ngưng trễ mà là chỉ là chờ đợi thời điểm thích hợp để ta
bộc lộ cá nhân chưa đến, đó cũng là cơ hội để ta suy nghĩ về sự lựa chọn con đường phù hợp với bản
thân mình, con đường thực sự đúng đắn với ta. Mỗi con người đều có những sứ mệnh và mục tiêu
hướng tới khác nhau, nếu ta vội vàng khi thời điểm của bản thân chưa đến mà vội vàng lăn xả rất dễ
gây ra thất bại.Vì vậy ta không cần phải nôn nóng vì những cơ hội sẽ luôn đến với ta vào những thời
điểm thích hợp
*Dẫn chứng:
+ Ông chủ gà rán KFC - Harland Sanders đã dành phần lời đời mình với “khoảng lặng chờ đợi” và
tích lũy kinh nghiệm cho mình. Khi đã đến tuổi xế chiều: 65 tuổi - độ tuổi mà người ta lựa chọn nghỉ
ngơi, ông vẫn quyết tâm khởi nghiệp và trở thành tỉ phú năm 88 tuổi. Những khoảng lặng chờ đợi
khiến ông trau dồi kĩ năng và hoàn thiện kế hoạch của chính mình.
+ Lựa chọn Gap Year của các bạn sinh viên ngày nay như một xu hướng tận dụng khoảng lặng chờ
đợi để khám phá những thứ khác mới mẻ hơn, chuẩn bị cho bước tiến lớn trong tương lai.
3. Mở rộng
- Khẳng định vấn đề đúng đắn sâu sắc, là bài học cho mỗi người trẻ trong hành trình đi đến thành
công.
- Phản đề
+ Con người cần có khoảng lặng chờ đợi, song không đồng nghĩa với việc ta dùng sự chờ đợi đó ngụy
biện cho sự lười nhác của mình. Bởi 2 điều đó hoàn toàn khác nhau, khoảng lặng ko có nghĩa ta dừng
hẳn mà là sự nán lại để tích lũy, làm đầy mình, còn sự lười nhác là ỷ lại không chịu làm bất cứ thứ gì.
+ Cần phân biệt giữa khoảng lặng chờ đợi và sự trì trệ , khoảng lặng là khi ta dừng lại để bồi đắp bản
thân , hoàn thiện và vững bước, còn ngược lại, trì trệ là kéo dài thời gian đối diện với sự thật, xuất phát
từ tâm lý sợ hãi, tự ti nhút nhát không dám chấp nhận khó khăn
+ Chờ đợi mãi cũng không phải là tốt, bởi lẽ có những cơ hội chỉ đến một lần. Mang tâm lý chờ đợi và
nghĩ sẽ có những điều tốt đẹp hơn sẽ khiến ta đánh mất cơ hội duy nhất, đôi khi ta cũng cần phải biết
chấp nhận sự thật, đối diện với thực tại chứ ko thể chờ mãi
+ Tuổi trẻ là quãng thời gian con người tràn đầy sinh lực, sức sống, ta cũng không nên trông chờ quá
nhiều vào những khoảng chờ đợi, hay bị động đợi cơ hội tới mà cần chủ động kiến tạo nên cơ hội cho
bản thân và theo đuổi, dấn thân, dám thất bại và vượt lên thất bại.
+ Phê phán những người vội vàng, hấp tấp lao đi mà chẳng dừng lại, những người ỷ lại vào sự chờ đợi
thụ động,....

ĐỀ SỐ 3: “Mọi người đều khao khát trở nên khác biệt. Nhưng họ quên rằng, sống bình thường
với những gì mình có đã là điều khác biệt nhất thế gian.”
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?
1. Giải thích
- "Mọi người đều khao khát trở nên khác biệt": là ước muốn được trở thành một con người độc nhất,
riêng biệt, khu biệt với mọi người xung quanh.
- " sống bình thường với những gì mình có" là một cuộc sống như mọi người xung quanh, một cá thể
nhỏ bé có những giá trị riêng của chính mình
- " Sống bình thường…. nhất thế gian": chấp nhận sống với những gì riêng biệt mà bản thân ta sở hữu
chính là sự khác biệt lớn nhất.
=> Như vậy, ý kiến đã đề cập đến khát vọng khác biệt của mỗi người. Từ đó khẳng định khác biệt
chính là khi ta là người bình thường với những giá trị của chính mình.
2. Bình luận, chứng minh:
*Luận điểm 1: Vì sao mọi người đều khao khát trở nên khác biệt?
- Xã hội là tổng hoà của nhiều cá nhân, cá thể. Trong đó, chúng ta ai cũng mong muốn bản thân trở
nên nổi bật giữa đám đông, được mọi người quan tâm, chú ý. Bởi vậy, khác biệt là con đường nhanh
chóng dễ dàng nhất để nổi bật hơn so với người khác, để nhận được nhiều quan tâm, chú ý.
- Con người tồn tại trên đời để thể hiện bản thân, khẳng định giá trị của mình, đánh dấu cái Tôi là một
quyền lợi, yêu cầu tất yếu của mỗi người. Do đó, ai trong chúng ta cũng khát khao trở thành người đặc
biệt, ai cũng mong cầu cho mình được bộc lộ cá tính, trở nên khác biệt.
*Luận điểm 2: Sống bình thường với những gì mình có đã là điều khác biệt nhất thế gian.
- Vì sao?
+ Vì mỗi chúng ta sinh ra là một cá thể riêng biệt, sở hữu diện mạo, tính cách, phẩm chất, năng lực,
suy nghĩ... riêng. Không có ai là giống nhau hoàn toàn, bởi vậy ta chính là sự khác biệt so với tất cả
mọi người xung quanh.
+ Thực chất không phải ai cũng có thể sống bình thường với những gì mình có. Có những người
không thể tìm thấy năng lực, giá trị thực sự của bản thân, họ ko tìm thấy chính mình và sống một cách
vô nghĩa, chỉ đơn thuần là sự tồn tại. Vậy nên, khi ta có thể sống bình thường với những gì mình có đã
là một điều khác biệt đáng tự hào.
- Ý nghĩa
+ Khi biết mình chính là sự khác biệt, ta sẽ ý thức năng lực riêng của mình, tôn trọng những suy nghĩ,
quan điểm riêng của bản thân. Hiểu được vị trí và khả năng của chính mình, không tự ti với những
khác biệt không tốt mà tìm cách khắc phục nó.
+ Khi khác biệt với chính sự bình thường của bản thân ta sẽ biết trân trọng sự khác biệt của chính
mình, yêu những giá trị trong mình dù đó những điều xấu xa, khiếm khuyết hay tốt đẹp, hoàn hảo. Đó
cũng là tiền đề để ta trở thành người thấu hiểu, cảm thông và biết cách trân trọng sự khác biệt trong cái
bình thường của người khác
+ Chỉ khi biết mình là sự riêng biệt, ta mới ngừng so sánh bản thân mình với người khác, mà công
nhận cho những khả năng, đặc điểm, thế mạnh mà bản than mình có, từ đó có ý thức tập trung phát
triển năng lực riêng của chính mình, chứ ko phải khao khát đi tìm kiếm ở đâu đó xa vời
+ Đó cũng là khi ta kiến tạo ra những giá trị tốt đẹp cho bản thân và góp ích xây dựng cộng đồng phát
triển tốt đẹp, văn minh. Một đất nước cũng cần nhận thức được sự khác biệt trong những điều bình
thường nhất của bản thân: đó lànhững phong tục, truyền thống văn hóa .
*Dẫn chứng: Winnie Harlow - Người mẫu mắc bệnh bạch biến khiến da cô bị mất sắc tố, trở nên
loang lổ những khoảng trắng trên nền da nâu khỏe mạnh. Những tưởng làn da khác biệt này sẽ khiến
Winnie khép mình và chọn sống một cuộc đời bình thường, nhưng không, cô đã biến nó thành dấu ấn
mà chỉ riêng cô có được,trở nên khác biệt bằng chính những gì mình có.
3. Bàn luận, mở rộng nâng cao vấn đề
-Khẳng định vấn đề đúng đắn, sâu sắc.
- Mở rộng:
+ Sống với những điều bình thường mình có không có nghĩa là ta bảo thủ, không có ý thức trau dồi,
học hỏi từ những người xung quanh để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết, vốn tri thức hay giá trị của
bản thân. Đôi khi đó cũng là cách để ta khai phá ra nhiều bí ẩn trong mình
+ Sống bình thường với những gì mình có cũng không phải là sống tầm thường, đê hèn với những thói
hư, tật xấu, không kiểm soát được những bản năng xấu xa, nuông chiều bản thân thái quá... Là một
người bình thường nhưng ta phải luôn có ý thức, trách nhiệm nâng cao bản thân, để ta của hôm nay
khác biệt, hoàn thiện, sống tốt hơn ta của hôm qua.
+ Khát vọng trở thành người khác biệt nhất thế gian là điều ta nên có để tạo nên dấu ấn cá nhân, khẳng
định vai trò, giá trị riêng. Song cần phân biệt lối sống khác biệt với cách sống dị biệt, tách biệt mình
khỏi xã hội, đi ngược lại những giá trị đạo đức, nhân bản. Sự khác biệt luôn cần phải nằm trong quy
chuẩn đạo đức và pháp luật để con người giữ được nhân cách, cống hiến và làm điều tốt đẹp cho xã
hội
+ Quan trọng là con người biết sống với chính mình, không đánh mất bản thân trong cuộc sống xô bồ,
vội vã nhiều trắng đen lẫn lộn này
+ Con người không chỉ khao khát trở thành người khác biệt mà họ còn có những khao khát, ước mơ
khác. Và có thể thấy trong xã hội hiện đại, đôi khi người ta không những không muốn trở nên khác
biệt mà còn muốn được giống như số đông, hùa theo số đông, để không bị cho là lạc hậu, cổ hủ, để bắt
kịp với những xu hướng, những cái mới mẻ, hiện đại,...
- Phê phán những người không biết sống với chính mình, phủ nhận bản than mà cứ luôn chạy theo giá
trị khác biệt của người khác.
4.Bài học
- Nhận thức: Mỗi người cần nhận thức được vai trò của việc sống là chính mình, sống bình thường với
những gì mình có để tạo nên sự khác biệt trên cuộc đời. Đồng thời biết mình là ai, muốn gì, cần gì tức
là thấu hiểu bản thân mình.
- Hành động: Cần học cách chấp nhận, có thái độ trân trọng, nâng niu, giữ gìn với những gì mình đang
có (gia đình, tính cách, năng lực…) để không rơi vào trạng thái tự ti, sợ hãi. Tôi rèn ý chí, nghị lực,
không ngừng đấu tranh để vượt qua mọi rào cản, được sống là chính mình. Sống hết mình với cuộc
đời, tích cực cống hiến những đóng góp, giá trị thiết thực cho cuộc đời. Bởi khi ấy cũng là lúc ta đang
khẳng định chính mình, ghi lại dấu ấn của bản thân.

ĐỀ SỐ 4:
“Nước mắt của ong là mật
nước mắt của hoa là hương
nước mắt của chim là những
tiếng ca thoáng tưởng du dương

Nước mắt của sông là những gợn


sóng dường như bình yên nước
mắt của mây là những
giọt mưa ngỡ vợi ưu phiền

Nước mắt thiên nhiên là những dịu


êm khiến ta mỉm cười
liệu nước mắt ta rơi xuống
có là một đóa hoa tươi ?
(Lệ, trích Hở, Nguyễn Thế Hoàng Linh, NXB Hội nhà văn, 2011)
Hãy viết một bài văn nghị luận trả lời câu hỏi được đặt ra ở cuối bài thơ.
1.Giải thích:
- Nước mắt: biểu tượng của nỗi đau, mất mát, vất vả
- ‘Mật, hương, tiếng ca, gợn sóng, giọt mưa, dịu êm, đóa hoa”: Tức là những giá trị tốt đẹp, thành quả,
thành công mà con người đạt được sau khi trải qua những khổ đau, thử thách…
=> Bài thơ đã mang đến một bài học sâu sắc cho mỗi người về giá trị của việc vượt qua những nỗi
đau, mất mát, giọt nước mắt sẽ đem đến những điều tốt đẹp, những thành quả đáng tự hào.
2. Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Vì sao con người phải trải qua những nỗi đau?
- Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, thử thách, nhiều nguy cơ, hiểm họa tiềm tàng có thể đe dọa con
người bất cứ lúc nào và buộc con người phải vượt qua. Đồng thời con người cũng có giới hạn trong
kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm , không có ai là toàn vẹn, hoàn hảo, có thể suôn sẻ trong bất cứ mọi
công việc được. Ngay cả những người thiên tài nhất cũng có những lúc phải bất lực trước một vấn đề
nào đó. Chính vì thế mà có thể nói việc gặp phải những thất bại, nỗi đau, những áp lực, phải rơi nước
mắt là điều khó tránh khỏi.
- Vì nỗi đau là một điều tất yếu phải trải qua, nếu con người không chấp nhận đối diện để vượt qua nó,
thì sẽ bị vùi dập, chìm nghỉm trong những tăm tối, những đắng cay, đau khổ ấy. Vì vậy thay vì để nó
điều khiển mình, con người cần chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên, ai cũng phải trải qua.
- Vì không thành công nào tự dưng mà có. Muốn đạt được những thành quả tốt đẹp con người phải trải
qua quá trình khổ luyện, gian nan, sẽ phải tự mình bước đi, tự mình vượt qua những nỗi sợ hãi, cô
đơn, sẽ phải bỏ ra công sức, trả giá bằng những áp lực, mệt nhọc, phải đánh đổi bằng cả nước mắt, sự
khổ luyện.
* Luận điểm 2: Giá trị của những nỗi đau
- Khi trải qua những nỗi đau, mất mát ta sẽ hiểu hơn giá trị, ý nghĩa của niềm vui, niềm hạnh phúc,
trân trọng hơn những thành quả, công lao mà mình đạt được. Để từ đó ta biết sống trọn vẹn, biết ơn,
trân trọng cả những niềm đau, cùng với đó là tận hưởng những niềm vui, từng giây phút ta đang được
sống, không phí hoài thời gian vào những điều vô nghĩa mà luôn hướng bản thân đến những giá trị tốt
đẹp. Như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: “Có những ngày tuyệt vọng và cùng cực, tôi và
cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như
một bông hoa”.
- Nỗi đau là môi trường để mỗi người rèn luyện bản lĩnh, ý chí nghị lực. Để con người mạnh mẽ hơn
trước những khó khăn, thử thách phía trước, luôn trong tư thế chủ động, bình tĩnh sẵn sàng đối mặt.
Khi ta đã trải qua nó, ta dường như cũng được tăng thêm sức đề kháng cho tình thần của mình để khi
gặp những khó khăn tương tự ta không còn bất ngờ, hoang mang, lo sợ,... Trải qua nỗi đau giúp con
người trưởng thành hơn, vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời, người càng nhiều đau khổ, trả giá
càng nhiều những thương tổn, nước mắt sẽ là người càng có nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh để đối mặt,
vượt qua những khó khăn sắp tới.
- Khi trải qua những nỗi đau là một cơ hội để con người nhìn nhận lại mình, thấy được năng lực, khả
năng thực sự của bản thân. Biết mình có những ưu điểm nào, còn tồn tại điều gì, đồng thời khám phá,
phát hiện những năng lực tiềm ẩn trong mình. Từ đó con người vươn tới hoàn thiện bản thân, không
cảm thấy tự ti, rụt rè, thu mình trong những nỗi đau mà không ngừng cố gắng, trau dồi, rèn luyện bản
thân.
- Giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng,
cũng như ý của chúng ta. Vì thế ta không thể mơ tưởng, ảo mộng về cuộc sống. Ta cũng không thể vì
vấp ngã, khó khăn trước mắt mà bi quan, chán nản.
- Trải qua nỗi đau con người sẽ thấu hiểu hơn về nó, về những cảm giác mà nó mang lại. Từ đó mà ta
biết đồng cảm, cảm thông với những nỗi đau của người khác, cũng như trân trọng những thành quả mà
người khác đạt được. Từ đó biết cách đối xử dịu dàng, tử tế với mọi người hơn để tránh gây nên những
tổn thương, mất mát khiến người khác phải rơi nước mắt.
* Luận điểm 3: Làm như thế nào để vượt qua được nỗi đau?
- Tự mình nhận thức được về nỗi đau mình đang gặp phải, bình tĩnh, tập trung mọi khả năng để vượt
qua được những khó khăn ,
- Không chán nản, bi quan, tuyệt vọng mà có cái nhìn lạc quan, tích cực về vấn đề
- Tìm tới những điểm tựa đáng tin tưởng để sẻ chia những khó khăn, nỗi đau, tìm kiếm một trái tim
đồng cảm để cùng vượt qua thách thức.
- Học hỏi kinh nghiệm, nhận lấy những chia sẻ, lời khuyên từ những người khác.
*Dẫn chứng: Walt Disney, trước khi gặt hái được những thành công vang dội đó thì ông cũng đã từng
có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp phải nhiều thất bại trong cuộc sống. Walt Disney đã bị sa thải
bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả", phim hoạt hình về chú
chuột Mickey đã từng bị từ chối vì "quá đáng sợ đối với phụ nữ", ông còn thất bại mấy lần nữa trước
khi ra mắt bộ phim “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, bị từ chối khoảng 302 lần khi vận động chi phí
xây dựng công ty Walt Disney...
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định bài thơ đem đến một quan niệm, bài học đúng đắn khẳng định giá trị, ý nghĩa của những
nỗi đau trong cuộc đời.
- Mở rộng:
+ Nước mắt sẽ không phải lúc nào cũng có thể thành đóa hoa tươi. Đôi khi nó làm cho con người
tuyệt vọng, chán nản, mệt mỏi, tiêu cực, bi quan. Nguyên nhân có thể là do bản thân con người yếu
đuối hoặc do nỗi đau đó quá lớn, vượt sức chịu đựng của con người, không có ai đồng hành cùng để
vượt qua,...Không phải cứ vượt qua nỗi đau là con người có thể đạt được thành công.
+ Con người không nên phán xét, chê bai nỗi đau của người khác, cười nhạo khi họ không vượt qua vì
mỗi người có nỗi đau và sự cảm nhân nỗi đau riêng không ai giống ai, ta không phải họ nên ta không
thể hiểu được
+ Vượt qua nỗi đau giúp con người đạt được thành công nhưng không ai mong muốn phải hứng chịu
những nỗi đau cả. Vì vậy đừng bao giờ gây nên những tổn thương, nỗi đau cho người khác hay tự gây
nên những thương tổn cho chính mình.
+ Không phải cứ vượt qua nỗi đau là con người có thể đạt được thành công, mà nhiều khi để kiến tạo
nên những giá trị tốt đẹp, còn phụ thuộc vào nhiều khi yếu tố như sự may mắn, hoàn cảnh, môi trường
xung quanh, năng lực vượt trội của mỗi người….Do vậy việc vượt lên trên nỗi đau là điều quan trọng
nhưng không nên coi đó là tất cả, không được tuyệt đối hóa.
4. Bài học
- Nhận thức được những nỗi đau cũng có vẻ đẹp và giá trị đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta
không nên bi quan về nó
- Hành động: Mạnh mẽ trước những nỗi đau, tìm kiếm giá trị tích cực của nó, biến nỗi đau thành một
trải nghiệm để con người trưởng thành, mạnh mẽ hơn.

ĐỀ SỐ 5: “Trong cuộc sống mỗi người, sự rỗng tuếch nguy hiểm hơn cả.”
Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
1.Giải thích
-Sự rỗng tuếch: là sự trống rỗng hoàn toàn, không có gì ở bên trong. Sự rỗng tuếch ở đây có thể là
không có năng lực thực sự, không có tình cảm, cô đơn, là người mang tâm hồn hay trí tuệ nghèo nàn
thiếu sâu sắc.
-“Nguy hiểm hơn cả” là một điều hiểm họa, gây tai hại cho chính mình hay cho mọi người xung quanh
=> Chốt: Ý kiến đã đem đến một quan điểm đúng đắn về hiểm nguy trong cuộc sống của con người,
nó đến từ sự trống rỗng, thiếu hụt về năng lực, khả năng, cảm xúc, giá trị của con người.
2. Bàn luận, chứng minh;
* Luận điểm 1: Biểu hiện của sự rỗng tuếch.
- Sự rỗng tuếch trong trí tuệ, nhận thức:
+ Thiếu hụt về nhận thức, nghèo nàn về sự hiểu biết, kinh nghiệm
+ Thiếu năng lực, và sự cố gắng tích lũy, nỗ lực phấn đấu, tư duy thiếu đi sự sắc bén.
+ Không có những kỹ năng cần thiết, không biết cách ứng xử , giải quyết vấn đề.
=> Không thể tạo nên những thành quả, những giá trị hay sự thành công bằng chính sức lực của mình.
- Rỗng tuếch trong cảm xúc:
+ Thiếu sự nhạy cảm, không có bất cứ rung động, xúc cảm nào trước những sự việc xảy ra…không có
những vui buồn, yêu thương, hỷ nộ ái ố …
+ Đôi khi rơi vào trạng thái vô cảm, chai lì cảm xúc mông lung vô định mất đi phương hướng.
+ Không quan tâm đến bất cứ điều gì, dửng dưng trước mọi người, vạn vật,...
+ Đôi lúc con người cảm thấy bất lực, chán nản, cô đơn khi không bết phải làm gì, khi đứng trước một
biến cố, hoàn cảnh đó của cuộc sống làm con người mất niềm tin, hi vọng, hụt hẫng.
*Luận điểm 2: Vì sao sự rỗng tuếch nguy hiểm hơn cả?
- Vì hành trình sống không chỉ là duy trì sự tồn tại sinh học của mình mà là khám phá, tìm hiểu cuộc
đời, thế giới, để mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết, làm giàu thêm trải nghiệm, mở rộng trái tim, tâm
hồn cho mình. Bởi vậy mang trong mình sự rỗng tuếch về trí tuệ, nhận thức, tình cảm tức là con người
đã tự thui chột năng lực của mình, tự giới hạn bản thân trong sự hèn nhát, yếu kém.
- Vì khi con người thiếu hụt sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người sẽ:
+ Không có khả năng giải quyết, ứng phó trước những biến động của cuộc đời. Mà cuộc đời thì không
chỉ phong phú, phức tạp mà luôn vận động, phát triển. Nếu không có trí tuệ sắc sảo, đầy đặn, con
người sẽ trở nên ngây ngô, khờ khạo, bị đẩy lùi lại phía sau thậm chí gây nên những tai họa khó lường,
ảnh hưởng đến chính mình và mọi người.
+ Con người sẽ không thể hoàn thành những công việc mình được giao, không đạt được thành công.
Sự rỗng tuếch sẽ biến con người thành một kẻ vô dụng, bất tài lại bất lương, không những không đóng
góp được giá trị gì cho xã hội mà ngay cả bản thân mình cũng không có ý nghĩa. Vì thiếu năng lực thì
khó mà làm được việc gì một cách hiệu quả, thành công, khó tìm ra cách giải quyết vấn đề thỏa đáng.
+ Không những vậy, con người còn có xu hướng tự đánh bóng tên tuổi của bản thân, tự tạo cho mình
những danh tiếng, giá trị không có thực hay còn gọi là “danh hão” để che đậy cho bản chất bên trong
rỗng tuếch, trở thành con người giả tạo, luôn lừa lọc người khác -> có thể làm tổn thương, chà đạp lên
người khác, không nhận được sự tôn trọng của mọi người.
- Khi con người thiếu đi những tình cảm cần thiết, mang một tâm hồn trống rỗng thì sẽ: rất dễ trở nên
thờ ơ, vô cảm với mọi người, mọi điều xung quanh. Khi đó sẽ không còn một sự sống đúng nghĩa nữa,
bởi cái chết của tâm hồn chính là cái chết đáng sợ nhất, vậy khi mang tâm hồn rỗng tuếch phải chăng
là ta đã tự đánh mất đi sự sống của chính mình. Đây còn là là một trong những nguyên nhân dẫn con
người đến với những cách cư xử không đúng đắn, có thể là tội ác, trở thành một kẻ có khả năng hủy
hoại cuộc sống của người khác.
- Vì khi rơi vào trạng thái rỗng tuếch, con người sẽ mất đi phương hướng, không biết mình muốn gì,
cần gì -> ta dễ thỏa mãn với những điều tầm thường, ta dễ thỏa hiệp với bản thân trước những thói hư
tật xấu, và việc không xác định được định hướng trong tương lai sẽ khiến con người không có một
mục tiêu cụ thể để cố gắng, nỗ lực, ta sẽ phí hoài thời gian, tuổi trẻ của mình vào những điều vô nghĩa,
không có giá trị.
- Sự rỗng tuếch là minh chứng cho một lối sống thiếu đi sự trải nghiệm, thiếu sâu sắc. Khi đó đương
nhiên con người không cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị của cuộc sống, những tốt
- xấu quanh mình mà chỉ thấy toàn những nhạt nhẽo, vôvị. Nguy hiểm hơn là không thấy ý nghĩa cuộc
đời mình, không biết mình sống vì điều gì. Con người rỗng tuếch không phải trong trạng thái sống mà
đơn thuần chỉ là sự tồn tại vô nghĩa. Là mối nguy hại lớn ảnh hưởng đến gia đình, người thân.Với một
xã hội có nhiều thành phần rỗng tuếch sẽ đẩy lùi sự phát triển, ngưng đọng cuộc sống
-> Nó đem đến nhiều hiểm họa, nhiều hậu quả khôn lường đối với con người, với cuộc đời.
* Luận điểm 3: Con người cần làm gì để chống lại sự rỗng tuếch?
- Nhận thức:
+ Cần trau dồi tri thức bằng cách đi, trải nghiệm, học hỏi, thật nhiều điều, không chỉ từ sách vở mà
còn từ mọi người, từ thế giới xung quanh. Bởi càng đi nhiều, lại càng thêm yêu cuộc sống, thấy nhiều
điều thú vị và tự có khát khao chiếm lĩnh các giá trị tri thức tốt đẹp
+ Không giấu “dốt”, che đậy những thiếu sót mà tích cực trao đổi với thầy cô, bạn bè, những người có
kinh nghiệm để lấp đầy những khoảng trống.
+ Bên cạnh đó cũng cần trau dồi, rèn luyện những kĩ năng cần thiết: kĩ năng giao tiếp, ứng xử,..
- Hành động:
+ Cần biết làm phong phú đời sống tinh thần bên trong của mình bằng nhiều cách thức như luôn sống
gắn bó, hòa đồng với mọi người, biết mở rộng tấm lòng, đồng cảm sẻ chia với người khác, không tách
mình ra khỏi xã hội, tập thể để ta không cảm thấy cô đơn, lẻ loi.
+ Sống chân thành, sâu sắc, trung thực.
+ Cần xác định cho bản thân những mục tiêu, ước mơ, đích đến, ước mơ mà mình phải đạt được. Từ
đó không ngừng nỗ lực phấn đấu quyết tâm để bản than không rơi vào trạng thái mất phương hướng,
lạc lõng.
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định: Sự rỗng tuếch quả thực là một điều đáng sợ đối với mỗi con người, nó là một mối nguy
hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ cuộc sống của ta.
- Mở rộng:
+ Không chỉ sự rỗng tuếch mới đem lại nguy hiểm, cuộc sống còn tồn tại nhiều mối nguy hiểm đáng
sợ khác: bệnh tật, hiểm họa thiên nhiên, sống thiếu ý chí, nghị lực.
+ Sự rỗng tuếch là nguy hiểm nhưng nó không phải điều tồi tệ nhất, bởi lẽ con người có khả năng lấp
đầy nó. Vì vậy đáng sợ nhất là khi con người bằng lòng, thỏa mãn với sự trống rỗng của mình, không
có ý thức sống tốt hơn, đẹp hơn.
+ Không phải cứ thu về mình thật nhiều điều, cứ lao lực hết mình tiến về phía trước để bản thân luôn
“bận rộn” thì sẽ khiến con người mệt mỏi, lao lực. Mà ta cần dành ra những khoảng lặng cho bản thân
nghỉ ngơi, thư giãn, nhìn nhận lại chính mình. Và hạnh phúc, đủ đầy thực sự trong tâm hồn chỉ được
cảm nhận bằng trái tim, suy nghĩ của mỗi người.
4. Bài học
- Nhận thức: Sự rỗng tuếch quả là một điều tai hại đối với mỗi con người. Nó là một trong những
nguyên nhân gây nên sự thất bại, hủy hoại con người. Con người cần tránh xa nó
- Hành động: Trau dồi bản thân mọi mặt về tri thức và tâm hồn

ĐỀ SỐ 6: Nhà bác học Ác si mét từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi nâng bổng cả trái đất
lên”. Nếu được chọn 3 điểm tựa của cuộc đời mình,anh/chị sẽ chọn những điểm tựa nào?
1.Giải thích
- “Điểm tựa”: là một điểm cố định mà nhờ nó con người có thể nương vào, tựa vào, làm chỗ dựa
chính. Ở đây có thể hiểu là nơi con người có thể dựa vào để tìm thấy yên bình, hạnh phúc, để không
chênh vênh, gục ngã.
- “Tôi nâng cả trái đất lên”: làm được một điều lớn lao, vĩ đại, đạt được thành nhờ có một điểm tựa
trong cuộc sống.
=> Câu nói là một quan niệm đúng đắn khuyên con người cần biết tìm điểm tựa cho bản thân để có thể
đạt được thành công, phát triển. Với tôi 3 điểm tựa ấy là: gia đình, niềm tin bản thân và ước mơ
2. Bàn luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Tại sao con người cần những điểm tựa trong cuộc sống?
- Bởi cuộc sống luôn có những biến động, khó khăn, con người luôn phảiđối diện với những thử
thách,... Và chúng ta không tránh khỏi có những phút yếu lòng, cô đơn, đuối, bất lực, thậm chí là cả sự
tuyệt vọng.
- Vì con người tồn tại trên đời không phải là những cá thể cô độc mà luôn có mối quan hệ gắn kết với
mọi người, thế giới xung quanh. Bên cạnh Trong sự tương tác và giao lưu ấy tất yếu đôi lúc con người
sẽ cảm thấy mệt mỏi, chánnản… Đó là lí do để con người cần tìm kiếm điểm tựa cho mình từ mọi
người, từ thế giới hay từ chính mình.
- Trong cuộc sống có rất nhiều điểm tựa mà con người cần có, nhưng với mỗi người có quan điểm, cá
tính, thế giới tâm hồn riêng mức độ quan trọng của mỗi điểm tựa với họ lại khác nhau. Do đó những
điểm tựa cũng tùy thuộc vào nhu cầu, suy nghĩ của mỗi người.
*Luận điểm 2: Những điểm tựa mà con người cần
#Điểm tựa là gia đình
-Vì sao?
+ Vì gia đình là nơi có những người thân yêu xung quanh chúng ta, không chỉ là những người thân
thiết máu mủ ruột thịt mà còn là những người bạn bè, đồng nghiệp, người yêu thương ta thì luôn được
coi là gia đình.
+ Bởi cuộc sống luôn đầy những thật - giả, trắng - đen, lòng người cũng khó lường, thậm chí hiểm ác.
Chỉ có gia đình mới là nơi đáng tin cậy nhất, bởi ở đó con người không cần sống giả dối, che đậy,
cũng không phải mệt mỏi ngờ vực, nghi hoài lẫn nhau.
+ Gia đình là nơi gắn bó với chúng ta nhất, là người hiểu ta và sẵn lòng nângđỡ, bao dung cho chúng
ta bất cứ khi nào. Cũng chính gia đình là điểm tựa ta vịn vào trên bước đường hướng tới tương lai, trên
hành trình làm người, hành trình vươn tới những thành công ở phía trước.
- Ý nghĩa:
+ Trở về với gia đình, ta được sống trong sự ấm áp, trong tình yêu thương, là những tình cảm chân
thành, không toan tính vụ lợi. Là những giây phút bình yên bình, thanh thản trong tâm hồn, những
giây phút nghỉ ngơi để tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, có động lực, vững bước hơn trên con đường phía
trước.
+ Khi lấy điểm tựa là gia đình, con người không phải lo sợ, e ngại hay phảigồng mình lên để làm vừa
lòng bất kì ai khác, chịu những áp lực xung quanh để trở thành con người khác, mà khi đó ta được là
chính ta. Đặc biệt trong những lúc khó khăn khỏi những bon chen, xô bồ, những ganh ghét, đố kị,
những tính toán, hơn thua, yếu đuối nhất, những khi bất lực nhất, gia đình là nơi để ta nương náu, là
chốn yên bình giúp ta tìm thấy được bình yên.
+ Gia đình còn là nguồn cội nuôi dưỡng cho ta những tình cảm tốt đẹp, những phẩm chất cần có. Gia
đình sẽ cho ta những khởi nguồn đẹp đẽ để có thể vươn tới cuộc sống phía trước, không chỉ là một
người có năng lực mà còn có tâm. Và đây là hai yếu tố vô cùng quan trọng để ta có thể đóng góp
những điều lớn lao cho xã hội, kiến tạo thế giới văn minh, tiến bộ. Giống như cách mà mẹ của nhà
Khoa học nhật ký rằng “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở
thành thiên tài của thế kỷ”.
- Phản đề :
+ Không phải gia đình nào cũng hạnh phúc và là một điểm tựa vững chắc cho người, có những gia
đình không có ý thức vun vén hạnh phúc, gây tổn thương cho những thành viên
+ Không phải vì lấy gia đình làm điểm tựa, yêu thương mà con người có thể che giấu, bao che cho
những hành vi xấu xa của gia đình. Con người cũng không thể sống nương tựa, dựa dẫm vào gia đình
quá mức mà không biết tự lực phấn đấu,vươn lên,..
#Điểm tựa niềm tin vào bản thân
-Vì sao?
+ Vì không ai có thể đồng hành cùng ta đi suốt cuộc đời, cha mẹ rồi cũng sẽ có ngày già đi, bạn bè rồi
cũng có lúc xa cách ta…Chỉ có bản thân ta mới là người đi tới hành trình cuối cùng của cuộc đời
mình, không ai có thể thay thế. Mặt khác, cũng không ai hiểu bản thân ta bằng chính mình, có những
điểm mạnh nào, đang gặp phải khó khăn gì,... Và cũng chỉ có ta mới có thể tự thực hiện những ước
mơ, mong muốn, khát vọng, tự kiến tạo nên giá trị và ý nghĩa của mình. Do vậy nếu không biết tin vào
bản thân, không coi đó là một điểm tựa thì con người sẽ tự ti, không dám dấn thân hành động hay nói
đúng hơn là không đủ can đảm để hiện thực hóa ước muốn của mình. -> Cần tin vào chính mình.
+ Vì mỗi người luôn có những năng lực tiềm tàng, khả năng tiềm ẩn mà có thể nó chưa bộc lộ, chưa
được khai phóng. Chúng ta ai cũng có thể làm nên những kì tích, giá trị… Do đó con người cũng rất
nên tin vào chính mình và coi đó là một điểm tựa vững chắc của bản thân.
- Ý nghĩa?
+ Niềm tin vào bản thân tạo cơ sở cho ta thấu hiểu sâu sắc bản thân, từ đó có một tâm thế sống vững
vàng, chủ quan, không bị chi phối bởi người khác, dám sống và tin vào những gì mình có và mình có
thể làm được để không đánh mất, che giấu đi con người thật của mình.
+ Khi coi niềm tin vào bản thân là một điểm tựa thì con người sẽ có them động lực, niềm tin để can
đảm mạnh mẽ đối diện với những khó khăn thử thách, để đứng lên sau những vấp ngã, thất bại. Ta
không dễ dàng buông xuôi, bỏ cuộc, ta không dễ bị khuất phục mà coi những điều ấy như cách để rèn
bản lĩnh, ý chí nghị lực cùng sự kiên trì và bền bỉ không đầu hàng số phận.
+ Niềm tin vào bản thân là một cơ sở để khai phóng sự sáng tạo. Khi biết tin vào chính mình con
người sẽ không ngừng nỗ lực cố gắng, kiến tạo nên những giá trị, ý nghĩa của bản thân và đóng góp
vào sự phát triển chung của xã hội nhờ những kiến tạo, khám phá có tính chất mới mẻ, độc đáo về một
lĩnh vực, phương diện nào đó của cuộc sống.
+ Tin vào bản thân là tin vào những năng lực tiềm ẩn bên trong mình, những sức mạnh đặc biệt chưa
khai phá để không ganh đua, so bì với người khác mà tự ti về mình. Ta biết chấp nhận cả điểm mạnh
và điểm yếu trong mình để từ đó hoàn thiện, thay đổi bản thân hướng đến những điều tốt đẹp.
+ Niềm tin vào bản thân là định hướng cho thành công và tất cả những thứ khác liên quan đến sự sống
của ta, bởi tin mình ta mới dám dấn thân, sống hết mình, xây dựng và kiến tạo nên thành công chân
chính bằng chính sức lực của mình.
+ Tin vào bản thân giúp ta không yếu đuối, run sợ trước cái xấu, cái ác, để ta dũng cảm nói lên ý kiến
của mình, không bị tác động, chi phối, không bị lấn án bởi ý kiến số đông. Đó cũng là cách giúp ta bảo
vệ quan điểm của mình, bảo vệ cái đẹp hay những điều mình tin tưởng. Và chỉ có điều đó mới nâng
con người lên cùng với những giá trị nhân văn, tốt đẹp
- Phản đề: Không nên tin tưởng bản thân một cách mù quáng, trở thành ảo tưởng vào năng lực của
mình. Tin tưởng cần dựa vào năng lực thực sự của bản thân.
#Điểm tựa vào những ước mơ khát vọng cao đẹp
-Vì sao?
+ Bởi con người muốn tiến về phía trước và đạt được mục tiêu của bản thân, không thể là một người
sống một cách hời hợt, thiếu định hướng, thiếu những khát vọng, những ước mơ.
+ Sống không có ước mơ, con đường mà ta đang và sẽ đi sẽ trở nên mờ mịt, vô định, khiến ta lúng
túng, loay hoay mà không biết làm gì cho đúng với bản thân, không thể sống ý nghĩa.
- Ý nghĩa:
+ Ước mơ là những điều cao cả, tốt đẹp, hướng con người đến những cái tươi sáng. Bởi vậy khi lấy
điểm tựa là ước mơ, khát vọng cao đẹp, con người sẽ tránh xa khỏi những cái tầm thường, vô nghĩa, sẽ
hướng tới những điều cao đẹp hơn. Ước mơ đẹp nâng con người lên, định hướng con người vươn tới
những mục tiêu cao hơn, để ta không sống nhạt nhòa, vô nghĩa, mông lung.
+ Ước mơ là động lực để con người chinh phục mục tiêu, nhất là khi vấp phải những khó khăn thử
thách, khi có những khát vọng ta sẽ có thêm sức mạnh của nghị lực, ý chí bản lĩnh để vượt qua, chinh
phục thành công.
+ Khát vọng là một bước để tiến tới thành công, bởi khi khát khao đủ lớn ta mới đủ sức mạnh để hành
động, để không bỏ bê, buông xuôi, chấp nhận sự bình thường, thất bại mà luôn không ngừng tìm cách
tiến về phía trước, mới sống hết mình với toàn tâm, toàn trí, toàn hồn để không sống vô ích, phí hoài.
Khi đã chinh phục phục được ước mơ thì nghĩa là ta đã đạt được thành công.
- Phản đề:
+ Ước mơ khát vọng chỉ có thể trở thành điểm tựa vững chắc cho con người khi ta coi đó là nguồn
động lực thôi thúc ta hành động, phấn đấu. Nó không phải là những tham vọng mà vì nó con người sẵn
sàng chà đạp lên người khác để đạt được mục đích của bản thân bất chấp đạo đức và pháp luật. Và đó
phải là những ước mơ cao đẹp, có giá trị, ý nghĩa.
+ Ước mơ khát vọng phải gắn với năng lực, hoàn cảnh, sở trường của bản thân. Nếu không nó sẽ là
những suy nghĩ viển vông, xa vời, ảo tưởng của chính mình và không thể trở thành điểm tựa vững
chắc cho mình.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Mở rộng:
+Trong các điểm tựa của con người thì điểm tựa bên trong vẫn là cần thiết và quan trọng hơn cả, bởi
vì tin tưởng vào bản thân sẽ là động lực kết hợp với điểm tựa bên ngoài như gia đình, bạn bè sẽ giúp
chúng ta khai phóng những giá trị, nó là yếu tố quyết định đến con đường phía trước cùng sự thành
công hay thất bại của mỗi người.
+ Ai cũng có cho mình những điểm tựa riêng, hoàn cảnh riêng, vì thế không thể so sánh, cân đo đong
đếm điểm tựa của người này vững chắc hơn, điểm tựa của người kia lỏng lẻo và yếu thế hơn. Mọi sự
so sánh đều trở nên khập khiễng.
4. Bài học
-Nhận thức: Mỗi người cần lựa chọn cho mình những điểm tựa từ bên ngoài đến bên trong và nhận
thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng trên hành trình sống của mình.
-Hành động: Không chỉ lựa chọn, bám víu vào những điểm tựa mà chúng ta cần biết giữ gìn và giúp
điểm tựa trở nên vững chắc và lâu bền hơn bằng cách nỗ lực cố gắng hoàn thiện bản thân, theo đuổi
ước mơ, khát vọng, có bản lĩnh vữngvàng để vượt qua những khó khăn, thử thách.

ĐỀ SỐ 7: Anh chị hãy viết bài văn với chủ đề: thế giới cần sự tri ân
1. Giải thích
- “Thế giới”: là tất cả những gì xung quanh chúng ta, là thiên nhiên nơi chúng ta sống, là con người ở
trong quá khứ lẫn hiện tại.
- “Tri ân”: là trân trọng, ghi nhớ, biết ơn sâu sắc đối với những công lao, sự giúp đỡ, hi sinh, những
đóng góp của người khác đối vớimình => Như vậy mỗi chúng ta cần tỏ lòng biết ơn, trân trọng đối với
những gìmình đang có, đang được nhận từ mọi người, để duy trì sự phát triển của thế giới này.
2. Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Vì sao thế giới cần sự tri ân?
- Vì mỗi chúng ta chúng ta luôn sống trong mối quan hệ giữa cho và nhận từ lúc sinh ra đến tận khi
chết đi. Đôi khi chúng ta không thấy được điều đó có lẽ là bởi chúng ta vẫn thường nghĩ những gì
mình có trong tầm tay, được người khác trực tiếp trao tặng hay thấy được ý nghĩa của những điều
người khác cho ta mới cho rằng đó mới là thứ ta nhận được và chỉ cần biết ơn những người đó.
Nhưng thực chất mọi điều chúng ta đang được thừa hưởng, sở hữu, đang có đều là thành quả, đóng
góp của biết bao con người, là mồ hôi, xương máu, là nỗ lực cố gắng và cả những hi sinh, mất mát của
những người đi trước. Từ thuở sơ khai củanhân loại cho đến những năm tháng dựng nước, giữ nước,
khai sáng và phát triển văn minh
- Chúng ta có được cuộc sống hòa bình, tự do là nhờ có những chiến đấu gian khổ của ông cha ta:
+ Được sống trong thế giới công nghệ hiện đại, phát triển cũng là nhờ có những nhân vật lịch sử đã
dành bao tâm huyết, công sức kiến tạo.
+ Và ngày hôm nay khi đại dịch Covid đang bùng phát, để có được những điều kiện tốt nhất, có
vaccine phòng ngừa virus,... cũng là nhờ sự đóng góp của bao con người.
+ Sự ra đời, sự sống của con người cũng là điều được ban cho từ ông bà, cha mẹ,... Và ngay cả thiên
nhiên quanh ta cũng góp một phần không nhỏ cho cuộcsống trọn vẹn của ta: là bảo vệ, nuôi dưỡng
tâm hồn, là nơi con người tìm ra minh triết của sự sống,...
+ Tri ân cả những người đã đồng hành, giúp đỡ mình trưởng thành hơn mỗi người,...
- Đặc biệt không chỉ là những người được nhiều người biết đến, tạo danh tiếng lớn là thay đổi cả nhân
loại mà có rất nhiều người đã hy sinh thầm lặng phía sau mà ít người biết đến, ít được quan tâm nên
chúng ta đôi khi đã vô tình lãng quên họ. Vì vậy cần hơn hết sự tri ân
- Vì con người sống không chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có một thái độ đúng mực trước những điều
đó, những người đã tạo ra thành quả để ta được hưởng thụ, họ sẵn sàng bỏ ra công sức, tấm lòng, đôi
khi còn là cả sự hi sinh để đem lại những điều tốt nhất cho ta. Vậy nên con người cần dùng một cái
tâm để đáp lại một cái tâm, đó là bằng sự tri ân sâu sắc.
- Vì nếu chúng ta không biết tri ân, con người sẽ mặc định tất cả những gì mình đang có là lẽ tất yếu,
đương nhiên. Chúng ta không biết rằng nhân loại đã trải qua những biến cố gì, đã phải nỗ lực, cố gắng
như thế nào để có được ngày hôm nay. Và khi người ta để những điều ấy trôi vào quên lãng tức là ta
đánh mất đi khả năng thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, sẽ vô cảm, lạnh lùng, mất đi phẩm chất cần có của
một con người.
- Vì thế giới đang có nguy cơ, bị con người hủy hoại bằng hàng loạt thực trạng ô nhiễm môi trường,
cháy rừng, biến đổi khí hậu… đây là một thực trạng báo động, lời kêu cứu khẩn thiết của thế giới buộc
con người phải nhận thức lại, nhìn lại thật nghiêm túc để biết tri ân, bảo vệ thế giới.
*Luận điểm 2: Ý Nghĩa của sự tri ân
Đối với đối tượng được tri ân
+ Tri ân là một sự đền đáp đối với công ơn của những thế hệ trước, của những người, những vật đã
cống hiến, đóng góp cho cuộc sống ngày hôm nay. Sự tri ân chân thành giúp cho họ cảm nhận được
tấm lòng thành, tình cảm mà ta trao cho, nhận được sự tôn trọng, công nhận cho những giá trị mà mình
kiến tạo và trao đi.
+ Đây là cách để ta kết nối mọi người, thế giới lại với nhau. Đó là những con người của thế hệ trước -
thế hệ sau, của quá khứ - hiện tại hay những con người trong chính cuộc sống hôm nay, là con người -
con người, con người - thiên nhiên,vạn vật
+ Khi nhận được sự tri âm là nguồn động lực để mỗi người có sức mạnh, khả năng tiếp tục cố gắng.
Có thêm niềm tin vào cuộc sống, con người, biết yêu cuộc sống và không ngừng phát triển bản thân,
đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cuộcđời
+ Là khi ta nhận được hạnh phúc của sự trao và nhận, trao đi để nhận về tấm lòng, sự tri ân biết ơn của
người khác là khi ta thực sự cảm nhận được niềm hạnh phúc của bản thân khi những giá trị ta trao đi
có ý nghĩa với người khác.
Đối với chính bản thân ta
- Sự tri ân với thế giới là cơ hội để con người tự nhận, tự thức tỉnh chính mình, để ta không bội bạc,
vô ơn, làm tổn thương đến thế giới, mọi người xung quanh. Từ đó giúp con người biết sống hoà hợp
cùng thiên nhiên, mọi người xung quanh, biết trân trọng cuộc sống, sống ra người hơn.
- Khẳng định nhân cách, phẩm chất tốt đẹp của con người, giúp con người sống đẹp hơn, vươn tới
những giá trị người hơn, khẳng định tấm lòng thành của bản thân, là người luôn dành tình cảm cho
những người xứng đáng. Khi biết tri ân ta không chỉ đơn thuần là trân trọng, ngợi ca, bảo vệ những gì
người khác mang lại mà còn có động, là sự thôi thúc con người phải làm nên được những điều có giá
trị đối với chính mình và xã hội. Đây cũng là cách mà ta tri ân với người khác
-không phụ lòng họ mà tiếp tục cống hiến, cho đi như những gì họ đã làm, thậm chí còn hơn cả thế.
- Sự tri ân mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân mình là động lực để xây dựng một xã hội vững
mạnh, là tiền đề để phát triển đất nước. Hướng đến một xã hội văn mình giàu tình yêu thương,...
- Khi con người biết tri ân, họ không chỉ biết ơn những gì mình đang có mà từ đó còn hành động, sống
xứng đáng với những gì mình được hưởng. Đó là khi ta biết nỗ lực, cố gắng tạo nên những giá trị mới,
tiếp tục phát triển trên con đường người đi trước đã để lại, là động lực để ta không ngừng sáng tạo và
kiến tạo thêm những thành quả, đóng góp mới cho cộng đồng, xã hội.
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định vấn đề:
- Mở rộng nâng cao:
+ Con người không chỉ cần biết tri ân, bày tỏ tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của mình đối với người khác.
Mà ta còn có nhu cầu được tri ân, đón nhận tình cảm từ người khác. Chỉ khi biết tri ân và được tri ân
thì con người mới cảm thấy hạnh phúc, ý nghĩa.
+ Tri ân phải là một hành động xuất phát từ trái tim chân thành, thật lòng cảm mến từ cả hai phía chứ
không phải sự ép buộc hay đòi hỏi phải tri ân để hành động trở nên mất giá trị, trở thành một nghi thức
bắt buộc,..
+ Khi nhận được sự tri ân từ người khác, ta cũng cần đón nhận bằng cả tấm lòng
+ Con người cũng cần biết tri ân với chính mình. Bởi lẽ để có thể biết ơn, trân trọng với người khác thì
ta cần biết trân trọng bản thân, nếu không ta sẽ không có đủ ý chí, bản lĩnh, nhận thức để bày tỏ tấm
lòng tri ân với người khác.
+ Phê phán những con người sống vô ơn, không biết tri ân những người đãcó công giúp đỡ mình, tạo
nên cuộc sống của mình.
4. Bài học
- Nhận thức: Con người sống cần biết tri ân, biết trân trọng những điều mà mình đang được nhận từ
công sức của người khác.
- Hành động: Sự tri ân được thể hiện từ chính những cử chỉ, hành động, cách ứng xử gần gũi, hàng
ngày của con người như tri ân bằng lời nói, bằng hành động, việc làm….

ĐỀ SỐ 8: Trong tình hình xã hội phức tạp như hiện nay, thiết nghĩ, cần phải dạy cho thế hệ trẻ
ba điều “biết sợ” cơ bản. Với anh/ chị ba điều ấy là gì?
1. Giải thích
- “Tình hình xã hội phức tạp như hiện nay”: xã hội có nhiều biến động, nhiều hiểm họa không lường
đến từ thiên nhiên, từ cuộc sống, từ con người, những nguy cơ, hiểm họa khó lường, những trắng- đen,
thật-giả lẫn lộn,... Và đặc biệt xã hội hiện nay đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, gây nên những
khó khăn, áp lực trong phát triển kinh tế, văn hóa, …
- “Sợ”: là cảm giác lo lắng, bất an khi nhận thức về một mối nguy hiểm đang đe doạ
=> Chốt: Đặt ra vấn đề về nỗi sợ cần có có người trẻ trong xã hội phức tạp hiện nay, đối với tôi ba
điều thế hệ trẻ cần biết sợ hiện nay là: Sợ quy chuẩn của pháp luật; Sợ cái chết;...
2. Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Con người phải biết sợ luật pháp
- Vì sao phải biết sợ luật pháp?
+ Vì luật pháp là yêu cầu tối thiểu mà mọi công dân đều phải tuân theo để tạo nên sự bình ổn cho xã
hội, cũng như khiến cho bản thân ta biết giữ một cách cư xử đúng mực. Nhất là tuổi trẻ còn nhiều
những bồng bột, ngông cuồng và thiếu suy nghĩ chín chắn, nếu không biết sợ luật pháp, ta sẽ ngang
nhiên mà chà đạp, vượt qua nó để tạo nên những hậu quả khôn lường, gây một tiền đề xấu cho tương
lai.
+ Vì khi con người không tuân thủ theo Pháp luật ta cũng sẽ phải nhận lấy sự trừng trị của luật pháp.
Thực tế trong xã hội phức tạp như hiện nay có nhiều cá nhân không sợ pháp luật, họ ngang nhiên thực
hiện những hành vi sai trái vì lợi ích của bản thân mà gây hại cho cộng đồng -> cần biết sợ
- Ý nghĩa của nỗi sợ luật pháp
+ Đánh dấu sự trưởng thành, suy nghĩ chín chắn, sự ý thức, tự giác của con người. Chỉ khi biết sợ luật
pháp ta mới không buông lỏng bản thân, nuông chiều mình thái quá, biết khuôn mình trong những giới
hạn nhất định mà bản thân không được phép vượt chuẩn. Tức là ta biết phân biệt đúng - sai, biết mình
nên, không nên làm gì,... Để trước những xấu xa, cạm bẫy, những dục vọng tầm thường ta biết dừng
lại nghĩ suy, không mù quáng lao đầu mà thức tỉnh chính mình.
+ Sợ luật pháp không phải là sợ sự trừng trị của nó để mà trốn tránh, che đậy hành vi xấu của mình,
mà sợ luật pháp là để ta nhìn thấy được những hậu quả có thể đến nếu ta phạm phải nó, để từ đó
hướng tới cách sống, cách xử sự đúng đắn ngay từ đầu, không gây nên những vi phạm hay tội ác làm
ảnh hưởng đến mình và đến người khác.
+ Sợ luật pháp tức là ta đang tôn trọng thể chế xã hội, tôn trọng nhà nước, cộng đồng, biết sống đúng
để không làm tổn hại, ảnh hưởng đến mọi người cũng như xã hội. Một người biết sợ luật pháp sẽ là
người làm gương, có ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh. Nó giúp mọi người cùng nhau ý
thức, chấp hành theo các quy định mà Pháp luật đã lập ra từ đó góp phần xây dựng nên một cộng đồng
văn minh, tiến bộ, không nhiễu loạn, lệch lạc,...
+ Nếu mỗi người trẻ đều biết sợ và giữ một chừng mực đúng đắn với nó, nhiều cá nhân sẽ tạo nên một
xã hội bình ổn, mà thế hệ trẻ còn là tương lai của xã hội, vậy nên dạy cho người trẻ biết sợ luật pháp
nghĩa là đang xây dựng một cộng đồng trật tự, ổn định và văn minh.
- Phản biện:
+ Sợ luật pháp không phải hèn nhát, run rẩy sợ hãi trước những trừng trị của nó mà lúc nào cũng sống
khép nép, như một sự bó buộc gây mất tự do. Sợ để ta biết chấp hành tốt hơn.
+ Không phải người trẻ mới cần sợ Luật pháp mà tất cả mọi người đều cần sợ để chấp hành tốt hơn.
*Luận điểm 2: Con người phải biết sợ cái chết
- Vì sao phải biết sợ cái chết?
+ Vì cuộc sống của chúng ta có giới hạn, không phải mãi mãi, vô biên. Sẽ có lúc bệnh tật, già yếu và
phải chết. Đồng thời cái chết cũng là điều bất ngờ , không ai có thể đoán trước được. Ta chẳng thể biết
mình sẽ ra đi vào bất cứ lúc nào. Có khi đang sống bình yên nhưng bỗng chốc tai họa lại ập đến đột
ngột khiến quãng thời gian sống của ta chấm dứt. Nếu không biết sợ ta sẽ lầm tưởng về cuộc sống mà
hoài phí thời gian, lãng phí tuổi trẻ và sức lực.
+ Vì con người ngày nay Đã gần như quên nỗi sợ ấy. Trong xã hội phức tạp, dòng chảy thời gian đang
hối thúc con người, mọi áp lực đè lên vai khiến con người chạy theo như những cỗ máy. Đôi khi ta đã
quên đi chính mình, quên việc chăm sóc bản thân và có những thói quen xấu: thức khuya, lười vận
động, ăn vặt, sử dụng chất kích thích độc hại, không rèn luyện thể chất,... điều này trực tiếp dẫn đến
bệnh tật và cái chết.
+ Trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, rất nhiều người đã phải ra đi trong sự đau đớn, bất lực
của bản thân và gia đình. Mỗi cái chết đều để lại những nỗi đau và mất mát rất lớn. Chúng ta cần sợ
chết vì những người đã chết và đang sống.
- Ý nghĩa của nỗi sợ cái chết
+ Sợ cái chết để mỗi người biết trân trọng cuộc sống hiện tại. Khi biết cái chết sẽ đến, ta sẽ sống ý
nghĩa hơn, sống hết mình làm những điều bản thân mong muốn để không phải hối hận. Ta biết cái gì
là quan trọng để tập trung, không bị sa đà vào những thứ vô nghĩa
+ Biết sợ cái chết con người sẽ nhận thức được giá trị của tình yêu thương, tầm quan trọng của những
người xung quanh. Ta sẽ không vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ với những người xung quanh, nhất là những
người thân thương. Cái chết thôi thúc ta phải dành tình yêu thương cho mọi người nhiều hơn, san sẻ và
đồng cảm với mọi người. Nói rộng hơn nó có khả năng đánh thức lòng trắc ẩn của ta với mọi người và
vạn vật để cuộc sống của ta trở nên ý nghĩa hơn. Đồng thời sợ chết cũng là để chúng ta biết trân trọng
sự sống của mọi sinh mệnh, sinh linh trên trái đất này, để không ra tay tàn phá, hủy hoại, giết chóc,...
+ Con người cần biết sợ chết để biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của mình, không tự làm hại
cơ thể mình bằng những thứ độc hại. Thay vào đó sẽ biết yêu và quan tâm bản thân bằng những biểu
hiện cụ thể: tập thể dục, ngủ sớm, ăn uống hợp lý,..Để có một sức khỏe dẻo dai, tinh thần minh mẫn,
tránh xa cái chết
+ Con người cũng cần biết sợ chết để biết chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật như luật an toàn
giao thông, các quy định về phòng chống dịch, không làm việc xấu gây hại cho xã hội, không liều
lĩnh, không coi thường sinh mệnh.
=>Thực chất sợ chết là để con người "được sống", biết sống trọn vẹn, ý nghĩa hơn.
*Luận điểm 3: Nỗi sợ thứ ba của con người (có thể lựa chọn các vấn đề như: sợ đánh mất chính mình,
sợ không có ước mơ...)
3. Mở rộng, nâng cao vấn đề nghị luận
- Cuộc đời của con người không chỉ có ba nỗi sợ như thế mà còn rất nhiều nỗi sợ khác nữa. Tùy thuộc
vào tính cách, quan điểm cá nhân mà hình thành những nỗi sợ riêng như: sợ cô đơn...
- Để sống trọn vẹn và ý nghĩa, con người không chỉ cần biết sợ mà bên cạnh đó còn cần xây dựng và
hình thành sự tin tin, mạnh mẽ để khẳng định giá trị của bản thân, bộc lộ cá tính, để sống và cống hiến
cho xã hội.
4. Bài học
- Nhận thức: Cần nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết của những nỗi sợ đối với mỗi
người trong cuộc sống trong đó sợ luật pháp và sợ cái chết là hai nỗi sợ cơ bản và thiết yếu nhất ai
cũng cần mang trong mình.
-Hành động: Đứng trước những nỗi sợ con người cần có những hành động và việc làm cụ thể, thiết
thực như sợ luật pháp để con người tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, chuẩn mực trong xã hội, sợ
cái chết để con người nỗ lực trau dồi bản thân, kiến tạo nên những giá trị tích cực..

ĐỀ SỐ 9: Có ý kiến cho rằng “Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc nhưng cá tính lại là muối ăn
trong cuộc sống hàng ngày”.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên?
1. Giải thích
-“Chủ nghĩa cá nhân”: đề cao bản thể, cái tôi, luôn đặt lợi ích bản thân lên trên hết, không hạn chế ham
muốn và mục đích của cá nhân. Nó đối lập với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng,...Cách so sánh
nó với “thuốc độc” khẳng định đây là lối sống tiêu cực và gây tác hại, nguy hiểm đối với con người.
- “Cá tính”: là tính cách, nét riêng biệt độc đáo ở mỗi người nhằm ghi lại dấu ấn, khẳng định bản thể
của chính mình với người khác, với cuộc đời. Tác giả cho rằng cá tính là “muối ăn” nghĩa là cá tính
như một điều không thể thiếu trong đời sống, nó sẽ giúp cuộc đời của mỗi người ý nghĩa hơn, thú vị và
màu sắc phong phú hơn.
=> Chốt: ý kiến đã bàn tới tầm quan trọng của cá tính cũng như nhấn mạnh tác hại của chủ nghĩa cá
nhân đối với mỗi người trong cuộc sống.
2. Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Vì sao chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc?
-Một số biểu hiện cụ thể và phổ biến của chủ nghĩa cá nhân, đó là: Kiêu căng,suy bì tị nạnh, chăm
chăm lợi ích của mình, lợi ích của gia đình mình, của tập thểnhỏ của mình, của cá nhân mình, rồi dẫn
đến tham lam, vô cảm, không quan tâm tới người khác.
-Con người sống trong mối quan hệ gắn kết, hòa hợp với tập thể, cộng đồng, mọi người. Ta luôn cần
tương tác, giao lưu, kết nối với mọi người, sống là làm tốt vai trò của mình để tạo nên giá trị cho bản
thân nhưng cũng cần gắn với lợi ích chung, đem lại những giá trị ý nghĩa cho xã hội chứ không chỉ thu
mình trong ốc đảo riêng, sống với những nhu cầu, ham muốn, lợi ích vị kỉ. Vì vậy mang trongmình cái
tôi quá lớn nghĩa là ta đang tự tách mình ra khỏi thế giới, ngưng lại việc giao lưu với các mối quan hệ,
mất đi khả năng hoà nhập, hợp tác để sống ích kỉtrong ốc đảo của riêng mình, có thể lúc đầu ta sẽ thấy
hạnh phúc, sung sướng nhưng sau dần sẽ cảm thấy cô đơn, và vô vị, cuộc sống không còn ý nghĩa.
-Khi sống theo chủ nghĩa cá nhân, con người thường bảo thủ cố chấp, chỉ khăng khăng bảo vệ ý kiến
và quan điểm của mình mà không quan tâm, không tiếpnthu ý kiến của người khác. Từ đó chúng ta dễ
dàng có cái nhìn, đánh giá phiến diệnnchủ quan về một hiện tượng sự việc nào đó ->Ta trở thành
người thiếu hiểu biết, kiến thức, không được mọi người yêu quý, thể hiện mình là người suy nghĩ thiển
cận, khó lòng chiếm lĩnh những giá trị cao đẹp. Và khi ấy con người tự giết chết chính mình. Vì một
con người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân sẽ trở nên ích kỉ, sống chỉ lợi ích của bản thân và sẵn sàng chà
đạp lên kẻ khác để dành phần thắng, quyền lợi về mình. Nó cũng như thuốc độc ăn mòn khiến con
người dần trở nên xấu xa, đánh mất đi bản chất tốt đẹp, lúc nào cũng toan thu lợi về mình, tham lam,
bất chấp quy chuẩn đạo đức, pháp luật để đem về những điều tốt nhất cho mình.
- Khi ấy, con người mang chủ nghĩa cá nhân là một phần tử gây hại cho xã hội, kéo lùi sự phát triển
của đất nước. Sẽ bị mọi người xa lánh, cô lập, không thể hợp tác phát triển
*Luận điểm 2: Tại sao cá tính lại là muối ăn trong cuộc sống hằng ngày?
- Cuộc sống là biển đời vô cùng rộng lớn, phong phú và phức tạp . Nếu không có cá tính riêng con
người rất dễ bị hòa lẫn vào cộng đồng, không để lại dấu ấn và không ai biết đến ta khi đó ta cũng có
thể rơi vào trạng thái tồn tại vô nghĩa. Vì vậy con người ai cũng có mong muốn, khát khao được khẳng
định bản thân - Khi có cá tính, con người sẽ khẳng định phong cách, ưu điểm, thế mạnh riêng của
mình, có những đam mê, khát vọng riêng từ đó tạo nên những giá trị để khẳng định dấu ấn bản thể,
không mờ nhạt giữa đám đông. Con người có cá tính cũng dám thể hiện quan điểm, suy nghĩ, chính
kiến riêng, không bị chi phối bởi đám đông ồn ào mà sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho những điều mình tin
tưởng.
- Con người cần có cá tính để khơi nguồn sáng tạo, ý tưởng, lối đi, lối nghĩ mới, để không bị giới hạn
trong những cái sẵn có, đã cũ, đã quen nhàm. Những con người mang cá tính mạnh mẽ, có quan điểm,
lập trường riêng sẽ luôn đem tới những ý tưởng, cách nhìn, những phát kiến mới, tạo nên những giá trị
khác lạ, mới mẻ. Khi đó cá tính sẽ là một tiền đề cho sự thành công, hơn cả còn đóng góp ý nghĩa tích
cực cho cộng đồng, xã hội.
- Nếu như tất cả mọi người đều giống nhau, không có những cá thể đặc biệt, cá biệt, mang những nét
riêng độc đáo thì thế giới sẽ chỉ là một màu đồng nhất, không có gì thú vị. Cuộc sống lúc đó sẽ thật tẻ
nhạt, vô vị. Ngược lại, nếu trong một thế giới mà có nhiều con người có các tính riêng, dám thể hiện
nó thì thế giới ấy sẽ trở nên muôn màu, đa sắc, phong phú hơn, phát triển ở nhiều lĩnhvực, khía cạnh.
Bởi những cá tính mạnh mẽ sẽ luôn cạnh tranh để được khẳng định mình. Từ cá tính cá nhân mà tạo
nên nét riêng của cộng đồng, dân tộc, đất nước.
*Luận điểm 3: Phân biệt chủ nghĩa cá nhân và cá tính
-Cá tính không phải là những thói bảo thủ cố chấp, chỉ biết đề cao cái tôi của mình là một biểu hiện
của cá tính. Cá tính thực sự được tạo nên từ trí tuệ, bản lĩnh, đem lại những giá trị tích cực cho bản
thân và xã hội.
- Chủ nghĩa cá nhân là đi ngược lại với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, chỉ hướng tới phát
triển, thu lợi về bản thân, không quan tâm đến xã hội, mọi người. Và ranh giới giữa cá tính với chủ
nghĩa là cá nhân đôi khi rất mong manh nếu như con người không biết kiểm soát và điều chỉnh hành vi
của mình sẽ rất dễ sa ngã, lầm đường.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định vấn đề:
- Mở rộng:
+ Cá tính cá nhân là nét độc đáo, phong cách riêng của bản thân chứ không phải sự khác biệt thái quá,
dị biệt, cố tình làm mình khác người vượt qua mọi quy chuẩn đạo đức, xã hội
+ Con người thường mang tâm lí ưa chuộng, ủng hộ những cái truyền thống mà khắt khe, không dễ
chấp nhận những cá tính riêng. Bởi vậy chúng ta cần mạnh dạn, tự tin, dám thể hiện cá tính riêng của
mình thay vì sợ hãi, chôn vùi những cátính. Đồng thời chúng ta cũng cẩn mở lòng, ủng hộ, tạo điều
kiện cho những cá tính được thể hiện, khẳng định mình, đương nhiên là những cá tính phù hợp với
quy chuẩn đạo đức, pháp luật.
+ Không nên để bản thân rơi vào chủ nghĩa cá nhân. Nhưng điều đó không có nghĩa là ta bỏ quên lợi
ích chính đáng của bản thân, không dám nghĩ cho mình mà chỉ nghĩ cho người khác. Con người có
quyền đòi hỏi và bảo vệ những quyền lợi cần có của mình, những gì xứng đáng và thuộc về mình. Nếu
không ta sẽ mất đinh nhiều thứ, đôi khi phải chấp nhận những đau đớn, uất ức,...
+ Phê phán: Những người đề cao cái tôi quá mức, sống theo chủ nghĩa cá nhân và không quan tâm tới
mọi người xung quanh. Và cả những người khẳng định cá tính nhưng thực chất là làm màu, đánh bóng
bản thân, cố tình tạo sự chú ý từ người khác bằng những phát ngôn gây tranh cãi, hành động không
đúng chuẩn mực…..
4. Bài học
-Nhận thức: Con người cần biết phân biệt giữa của nghĩa cá nhân và cá tính độc đáo, thấy được tác hại
của chủ nghĩa cá nhân cũng như giá trị của cá tính.
- Hành động: Để xây dựng cá tính con người cần xác định mục tiêu, sở thích, năng lực... của bản thân,
nỗ lực trau dồi, hoàn thiện và phát triển cá tính của bản thân. Cần kết hợp hài hòa giữa cá tính cá nhân
với cộng đồng, xã hội nếu cá tính cá nhân được đề cao quá mức mà không quan tâm tới những chuẩn
mực, giá trị của xã hội thì sẽ trở thành chủ nghĩa cá nhân.

ĐỀ SỐ 10: Có ý kiến cho rằng “Chỉ khi biến mình thành ngọn lửa, ta mới có thể làm bùng lên
ánh sáng của thành công”. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn để
trả lờicâu hỏi ấy.
1.Giải thích:
- “Ngọn lửa”: là cách nói, hình ảnh biểu tượng cho sự nhiệt huyết, niềm đam mê hết mình trong công
việc, trong cuộc sống.
- "Làm bùng lên ánh sáng của thành công": Là khi con người toả sáng, bộc lộ những năng lực, sức
mạnh của bản thân, để tạo nên những thành công, là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng không ngừng
nghỉ.
=> Chốt: Như vậy ý kiến khẳng định để có được thành công, hạnh phúc, đạt được mục tiêu của bản
thân con người cần không ngừng nỗ lực cố gắng , cần sống nhiệt huyết, tỏa sáng hết mình.
2. Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Vì sao chỉ khi biến mình thành ngọn lửa, ta mới có thể làm bùng lên ánh sáng của
thành công?
- Vì thành công không tự nhiên mà đến với mỗi người, không dành cho những con người thiếu ý chí,
nghị lực và sống một cách hời hợt, không cố gắng. Thành công phải trả giá bằng những đau đớn, thử
thách, thất bại nên con người muốn đạt được cần thắp lên ngọn lửa của sự nhiệt huyết, của niềm tin hi
vọng để có thể chinh phục được điều đó.
– Vì cuộc đời con người ngắn ngủi, tuổi trẻ nhanh trôi đi, sức khỏe, trí tuệ, năng lực của con người sẽ
bị hao mòn, cạn kiệt dần. Vì thế con người cần sống hết mình, tỏa sáng như ngọn lửa để tạo nên những
giá trị, thành công cho cuộc đời trước khi không thể làm được nữa.
- Bởi trong con người có những năng lực, sức mạnh tiềm tàng không tự nhiên bộc lộ, và cũng có nhiều
thiếu sót, hạn chế, vậy nên để thành công thì cần phải được khai phóng, trau dồi, rèn luyện, phải tự
thân mình khám phá và thắp lên bằng đam mê, nhiệt huyết.
*Luận điểm 2: Khi biến mình thành ngọn lửa sẽ tạo ra những ý nghĩa gì?
- Trước hết khi biến mình thành ngọn lửa con người con người được sống trong những nhiệt huyết,
đam mê khát vọng của bản thân, ta được sống hết mình, sống là chính mình mà không cần trở thành
bản sao của người khác. ta sẽ không bị nuối tiếc hay day dứt hối hận vì không dám sống hết mình,
không còn cơ hội thực hiện những hoài bão và khát vọng của mình.
- Ta mới có thể thực hiện được những điều mình mong muốn, ước ao, khẳng định được giá trị của bản
thân để không tan biến như một hạt cát vô danh. nếu không biến mình thành ngọn lửa thì những điều
ta muốn sẽ mãi chỉ tồn tại trong suy nghĩ hoặc sẽ dần biến mất theo thời gian mà không thể trở thành
hiện thực
- Để mỗi người có thể bộc lộ được hết những khả năng, năng lực của bản thân, nhất là những năng lực
tiềm ẩn. Sự nhiệt huyết, niềm đam mê chính là một chất xúc tác cho ta không ngừng phát triển bản
thân, khao khát kiến tạo những giá trị, và dùng chính năng lực của mình để tạo nên thành công chân
chính, xứng đáng.
- Nhiệt huyết là động lực để ta vượt lên những khó khăn, những mệt mỏi áp lực trong hành trình chinh
phục thành công. Bởi với một con người thiếu đi đam mê, niềm tin hy vọng sẽ rất dễ nản chí, gục ngã
trước một chút thử thách. Còn có ngọn lửa của đam mê, ta sẽ nỗ lực đến cuối cùng, không chịu khuất
phục trước hoàn cảnh mà, để đạt được mục tiêu.
- Tỏa sáng không những mang lại giá trị cho bản thân mà còn góp ích cho sự phát triển, tiến bộ của xã
hội và cộng đồng.
*Luận điểm 3: Làm như thế nào để biến mình thành ngọn lửa?
- Thấu hiểu bản thân, biết được những điểm mạnh, điểm yếu và năng lực thực sự của bản thân. Từ đó
trau dồi và rèn luyện để đủ bản lĩnh và đủ khả năng tỏa sáng rực rỡ nhất
- Quá trình cháy lên không phải dễ dàng mà luôn có nhiều khó khăn thử thách, vì vậy ta cần có ý chí
nghị lực, mạnh mẽ, niềm tin vào bản thân, và nuôi dưỡng những hy vọng
- Không ngừng tích lũy tri thức, hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh và con người. bởi khi
ấy ta mới nắm bắt được những xu thế, hoàn cảnh, đổi thay của cuộc sống mà tìm ra cho bản thân con
đường đi đúng đắn nhất, phù hợp nhất.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định vấn đề:
- Mở rộng:
+ Sống như ngọn lửa không có nghĩa là ta dùng mọi cách để đánh bóng, thắp sáng tên tuổi của mình,
bất chấp mọi thủ đoạn, chà đạp lên những quy chuẩn đạo đức, pháp luật hay tìm mọi cách để được
thành công. Ngọn lửa mà ta thắp sáng lênkhông chỉ dấu sự thành công của bản thân mà còn cần đem
đến ý nghĩa, giá trị cho cộng đồng, cho mọi người.
+ Hành trình đi đến thành công là một hành trình dài, là sự nỗ lực cố gắng trong một quá trình của con
người. Bởi thế không phải lúc nào con người cũng rực cháy, lao đầu vào thực hiện đam mê, niềm nhiệt
huyết của mình. Ta cũng cần có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn, những khoảng lặng để có thời
gian suy tư, nhìn nhận về chính mình. có vậy ta mới có thể chuẩn bị cho hành trình ở phía trước nếu
không ta sẽ rất mệt mỏi thậm chí chán nản, hụt hẫng.
+ Ngọn lửa không tự nhiên mà thắp sáng, thành công của con người cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành của mọi người; là môi trường sống, học tập, làm việc tích cực,
tạo điều kiện cho con người được sống tận độ, cháy hết mình. Vì thế bên cạnh việc thúc đẩy mọi
người hãy sống nhiệt huyết, cháy hết mình, ta cũng cần hợp tác, giúp đỡ người khác; cộng đồng, xã
hội cũng cần quan tâm tạo điều kiện cho con người phát triển.
4. Bài học
- Nhận thức: Mỗi người cần nhận thức được ý nghĩa của quá trình sống nhiệt huyết, cống hiến, tỏa
sáng đối với sự thành công và kiến tạo nên giá trị sống cho chính mình.
-Hành động: Để tỏa sáng, nhiệt huyết trước hết con người cần nỗ lực, tập trung và có thái độ nghiêm
túc với từng nhiệm vụ, công việc của mình. Cùng với đó là sự tích cực, chủ động học tập những kinh
nghiệm, tri thức từ mọi người xung quanh, hình thành thái độ tích cực, đúng đắn trong ứng xử...

ĐỀ SỐ 11: Người xưa có câu:


“Hữu thức phi nan, nan thức đáo
Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù”
Nghĩa là:
“Hiểu biết không khó, khó là hiểu biết đến nơi.
Vô danh không phải là tai họa, tại họa khi mang danh hão”
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến của người xưa?
1. Giải thích
- Câu 1:
+ “Hiểu biết” là khả năng nhận thức về một vấn đề, một thông tin nào đó thông qua việc trải nghiệm,
nghiên cứu các sự vật, hiện tượng... trong đời sống.
+ “Hiểu biết đến nơi”: là nhận thức rõ, hiểu sâu, tường tận vấn đề, không chỉ nhận biết cái bề mặt bên
ngoài mà hiểu đến ngọn ngành, gốc rễ, thấu hiểu bản chất.
- Câu 2:
+ “Vô danh không phải là tai hoạ”: nghĩa là sống bình thường, không được nhiều người biết đến,
không có danh tiếng gì nổi bật. Nhưng nó không phải điều xấu, không thể đem tới cho con người
những nguy hiểm, rủi ro.
+ “Tai họa khi mang danh hão”: Tức là khi mang danh ảo, chỉ là sự đánh bóng tên tuổi, vị trí của mình
mà thực lực bên trong nông cạn, rỗng tuếch. Đó mới là mối nguy hại gây nên những bất hạnh, hiểm
nguy cho con người → Như vậy câu nói đã khẳng định bản chất cốt lõi của những hiểu biết và danh
tiếng của con người. Từ đó đem đến bài học về lối sống đúng đắn: Con người cần trau dồi tích lũy
kiến thức hiểu biết của mình thật sâu sắc, đến ngọn ngành, tận cùng và để danh tiếng của bản thân
được tạo nên từ năng lực thực chất, giá trị đích thực nếu không danh hão sẽ đem đến hiểm họa cho con
người.
2. Bình luận, chứng minh
*Luận điểm 1: Hiểu biết không khó, khó là hiểu biết đến nơi
-Vì sao hiểu biết không khó?
+ Vì qua quá trình sống, học tập, lao động, được giao lưu với thế giới, con người sẽ có những trải
nghiệm, tích lũy khác nhau. Từ đó dễ dàng nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh. Ta luôn được
tương tác, kết nối với mọi người, khi còn nhỏ ta được ông bà, cha mẹ dạy dỗ, lớn lên ta có những
người thân yêu, những người bạn, người thầy luôn đồng hành bên ta. Họ luôn sẵn lòng chỉ dạy, giúp ta
có thêm nhượng hiểu biết.
+ Vì cuộc sống xung quanh ta là một nguồn thông tin, tri thức khổng lồ, đa dạng và phong phú, vậy
nên để có được sự hiểu biết, con người dễ dàng tìm thấy,thu thập được chúng ở nhiều nơi: trong sách
vở, trên mạng internet,...
- Vì sao khó là hiểu biết đến nơi?
+ Kiến thức, hiểu biết vốn phong phú, đa dạng, con người có thể tiếp thu rất nhiều tri thức từ đời sống,
sách vở nhưng để hiểu sâu vào một vấn đề, hiểu đến nơi đến chốn thì điều đó lại đòi hỏi ở mỗi người
phải nghiêm túc học hỏi, tìm tòi, tự khám phá thì mới có thể am hiểu tường tận và thấu đáo. Điều đó
thực sự vô cùng gian nan, khó khăn bởi vì không phải ai cũng có đủ năng lực trí tuệ, sự kiên nhẫn,ham
mê để đi sâu tìm hiểu.
+ Vì có những người trong quá trình tiếp thu tri thức một cách bị động, chỉ dừng ở mức biết chứ
không hề đào sâu để hiểu, và trước một vấn đề phức tạp, con người thay vì cố tìm để hiểu thì lại bỏ
qua, cho rằng nó quá tầm với của mình. Vậy nên việc hiểu đến nơi là rất khó.
+ Vì cuộc sống cuộc sống đa dạng, phong phú và phức tạp với đủ mọi mặt tốt - xấu đan xen. Không
những vậy, thật - giả còn bị lẫn lộn, đánh tráo, cái bề ngoài hiển hiện trước mắt ta có khi chỉ là một
phần của sự việc.Vì thế, muốn biết kì thực rất dễ dàng, nhưng để hiểu sâu bản chất lại vô cùng khó
khăn. Nó đòi hỏi mỗingười sự nhạy bén, tinh tường, thấu đáo để có thể phát hiện ra bản chất sâu xa
củavấn đề.
+ Trong hành trình sống, ta cũng thu nhận được rất nhiều tri thức, hiểu biết, song không phải điều gì
cũng là đúng đắn. Con người lại thường dễ dàng ngộ nhận,thỏa hiệp, bằng lòng với chính mình, cho
rằng mình đã hiểu đúng, hiểu sâu trong khi vẫn có nhưng những thiếu sót, sai lệch, nông cạn. Nếu ta
không tìm hiểu đến tận gốc sẽ rất dễ dẫn tới sự phiến diện, thiếu đúng đắn trong nhận thức, hiểu biết.
- Làm thế nào để hiểu biết đến nơi?
+ Con người cần chủ động trong việc tiếp thu tri thức, biết chọn lọc, phân biệt những gì đúng đắn và
những điều gì là sai.
+ Trước một vấn đề, một sự việc, bao giờ cũng nhìn nhận toàn diện, đa chiều,có ý thức đào sâu tìm
hiểu về nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng ấy.
*Luận điểm 2: Vô danh không phải là tai họa, tai họa khi mang danh hão
-Vì sao vô danh không phải là tai họa?
+ Con người vô danh không đồng nghĩa với vô giá trị. Dù không được mọi người biết đến nhưng mỗi
người với cuộc sống bình thường của riêng mình vẫn đang cố gắng rèn luyện bản thân, trau dồi hiểu
biết, tạo ra ý nghĩa, giá trị cho bản thân và xã hội. Và trong cuộc sống, vẫn có biết bao con người vô
danh nhưng chính họ lại đóng vai trò quan trọng, “làm nên đất nước”. Vì vậy vô danh không phải một
tai hoạ.
+ Con người không phải ai cũng có khả năng làm nên những điều lớn lao,phi thường, ghi dấu ấn với
mọi người, tạo nên danh tiếng cho bản thân. Vì thế mà việc ta không có được cái danh nào đó cũng là
điều hết sức bình thường. Nó không phải là một sự bất hạnh hay gây trở ngại, khó khăn quá lớn cho
hành trình sống của ta.
+ Ý nghĩa của cuộc sống không nhất thiết là do cái danh quyết định mà còn do nhiều yếu tố khác như
cách ta đối xử với mọi người, cách ta cảm nhận về con người, về cuộc sống, tình yêu thương mà ta cho
đi,... Cho nên kể cả khi ta không được ai biết đến thì ta vẫn có thể sống một cuộc đời trọn vẹn
- Vì sao tai hoạ là mang danh hão?
+ Trong quá trình sống, làm việc ta cần năng lực thực sự của bản thân con danh hão thì chỉ là hào
nhoáng, sáo rỗng nên sẽ dễ bị lộ nhược điểm, bản chất thật không giống bề ngoài. Khi đó danh tiếng
sẽ lung lay, không thể bền lâu, thậm chí còn mang lại ác cảm, cái nhìn xấu của mọi người xung
quanh. Danh hão có thể che đậy, làm mờ mắt mọi người trong khoảnh khắc. Chỉ có giá trị đích thực
bên trong mới khiến mọi người nể phục, kính trọng, yêu mến. Vì vậy, cái danh hão đến khi bị bóc trần
sẽ gây ra tại hoa cho ta: không được coi trọng, bị mọi người quay lưng,ghét bỏ,…
+ Khi mang danh hão con người sẽ không có được sự tự nhiên, thoải mái, an tâm từ sâu bên trong mà
phải cố gắng che đậy cái bản chất của bản thân mình. Từ đó mà khiến cho ta mệt mỏi, bất an, trở thành
một kẻ giả dối với mọi người và có nguy cơ sẽ đánh mất đi bản chất tốt đẹp. Bởi đôi khi để bảo vệ cái
danh hão người ta dễ dàng biến chất, bất chấp thủ đoạn mà chà đạp, lừa dối, bạc ác với người khác.
+ Vì danh hão, tiếng thơm chỉ là cái vỏ bề ngoài kia sẽ khiến con người ảo tưởng về năng lực bản thân
mình, thui chột ý chí bản lĩnh để rồi con người chỉ biết thu mình trong những ảo tưởng không có thật,
ta sẽ không biết nỗ lực cố gắng để vươn lên, ta sẽ ỷ lại, dựa dẫm -> Con người đánh mất chính mình,
khó phát triểntrong tương lai.
+ Nếu ai cũng mang trong mình danh hão, tiếng thơm mà bản chất bên trong lại trống rỗng, không có
giá trị thì đối với xã hội phải đối mặt với hiểm họa của sự tụt lùi, lạc hậu, là rào cản để xã hội, đất
nước nhân loại vươn tới sự văn minh và tiến bộ.
-Làm thế nào để con người tìm kiếm và kiến tạo nên giá trị đích thực cho chính mình?
+ Trước hết cần hiểu mình, biết mình muốn gì, cần gì, biết năng lực và giới hạn của bản thân. chỉ khi
xác định được những điều đó, con người mới thực sự theo đuổi những đam mê khát vọng, ta mới tập
trung phát triển thế mạnh của bản thân -> Đó là con đường dẫn đến thành công, là nền tảng để chúng
ta tạo nên danh tiếng đích thực cho chính mình.
+ Sống thật tâm với cuộc sống của mình. Không kiêu ngạo về điểm mạnh của mình hay mặc cảm, tự ti
vì những điểm yếu, sống là chính mình. Không sân si,tham lam, đố kị với người khác để theo đuổi
những danh vọng hão huyền,..
+ Phát triển những năng lực, khả năng riêng của bản thân để tạo nên những giá trị cốt lõi của chính
mình, tạo nên cái danh thực sự dựa trên năng lực của bản thân. Thay vì dành thời gian tạo danh hão thì
nên sống hết mình với bản thể của mình, dù không thể thành danh, nổi tiếng nhưng vẫn khẳng định
được giá trị bản thân.
3. Mở rộng nâng cao vấn đề nghị luận
- Khẳng định vấn đề: câu nói là một quan điểm đúng đắn và sâu sắc đã đem đến cho mỗi người bài học
ý nghĩa trên hành trình sống của mình.
- Mở rộng:
+ Việc hiểu biết đến nơi khó, và đôi khi vượt qua khả năng, giới hạn, sức lực của một con người, bởi
tùy thuộc vào năng lực, hoàn cảnh và thế mạnh của mình mà ta hiểu sâu về điều này, nhưng không thể
hiểu hết về điều khác. Đó là một lẽ dĩ nhiên, quan trọng là con người có ý thức tìm hiểu đến cùng.
+ Hiểu biết đến nơi nhưng phải có chừng mực, có giới hạn, tìm hiểu đúng đối tượng chứ không có
nghĩa là soi mói, sân si can thiệp vào chuyện không phải của bản thân mình.
- Danh hão là tai họa, nhưng vẫn nhiều người ngang nhiên hiện diện với cái danh hão của mình mà
không bị phanh phui, bởi đôi khi con người cũng không mấy quan tâm đến cốt lõi bên trong, mà bị
làm mờ mắt bởi những điều hào nhoáng bên ngoài.
- Đôi khi việc sống vô danh, mờ nhạt giữa đám đông cũng là một tai họa đối với mỗi người. Bởi lẽ
cuộc sống là tổng hòa của nhiều cá nhân cá thể, nếu như ta sống mờ nhạt vô danh, không ghi lại dấu
ấn của bản thân thì có phải chăng ta đã sống hoài, sống phí, ta chưa dám sống hết mình, sống một cách
trọn vẹn và tận hiến cho cuộc đời.
4. Bài học
-Nhận thức: Cần có thái độ, quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn, sâu sắc về vấn đề hiểu biết và vô
danh, danh hão trong cuộc sống. Nhận thức rõ hệ quả, tác động tiêu cực của danh hão và sự khó khăn
của việc hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc.
- Hành động: Để hiểu biết đến nơi mỗi người cần nỗ lực trau dồi, nângcao tri thức, mở rộng vốn hiểu
biết của mình một cách sâu sắc, tường tận về một vấn đề, lĩnh vực nào đó. Hơn nữa, con người cần
tỉnh táo trước những cám dỗ của“danh hão” để không sa ngã vào đó, hoàn thiện năng lực bản thân và
kiến tạo nên giá trị đích thực cho riêng mình.

You might also like