You are on page 1of 23

HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN LỚP 8- ĐOẠN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN

1) LÒNG BIẾT ƠN
- Một trong những đức tính quan trọng và cần thiết của con người là sống phải biết ơn, biết nghĩa.
 - Lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình. lòng biết ơn
là một trong những phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính,
bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân về lòng biết ơn có
một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
-Lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức tính đó cần
phải được gắn kết tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là những nét
đẹp truyền thống của con người Việt Nam.                                                                  
2) LÒNG VỊ THA – LÒNG KHOAN DUNG
- Lòng vị tha cũng chính là một trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.
- Lòng vị tha là khoan dung, tha thứ, rộng lượng, không chấp nhất những sai lầm của người khác
và cho họ có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Lòng vị tha giúp cho con người sống thanh thản. Người
có lòng vị tha sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng, tâm hồn cảm thấy thanh thản hơn,  
- Khi chúng ta có lòng vị tha , chúng ta sẽ trở thành một người giàu có về mặt tinh thần và nghị
lực . Đó là điều rất đáng quý. Và lẽ đương nhiên rằng , mọi người được ta tha thứ cũng như mọi
người tha thứ cho ta sẽ giúp cho mỗi người có cơ hội sửa sai và hoàn thiện nhân cách mình hơn .
Từ đó xã hội ngày càng phát triển theo hướng tốt một cách vượt bậc .
3) LÒNG NHÂN ÁI – TÌNH YÊU THƯƠNG
- Một trong những nét tạo nên vẻ đẹp về tâm hồn chính là lòng nhân ái.
 - Nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái thể hiện ở chỗ biết cho
đi mà không suy nghĩ tính toan thiệt hơn, lợi hại cho bản thân mình. Đó là khi ta mở rộng lòng
mình đồng cảm, yêu thương để thấy những con người đau khổ để sẻ chia an ủi và chợt thấy mình
sung sướng đến dường nào khi thấy người ta an ủi yêu thương được hạnh phúc, ấm no. 
- Nhân ái là một phẩm chất đáng quí. Chính lòng nhân ái đã làm cho tâm hồn và trái tim ta được
rộng mở. Nhờ đó, ta sẽ thật sự càm thông, đồng cảm trước những mảnh đời khó khăn, bất hạnh.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

4) TINH THẦN ĐOÀN KẾT


-  Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con ngươì.
- Đoàn kết là kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục
đích thành một khối thống nhất, khăng khít với nhau. Có được sự kết hợp ấy ắt hẳn sẽ đạt được
thắng lợi và cũng có thể gặt hái được nhiều thành công vang dội.
- Đoàn kết là kết hợp được nhiều người, mỗi người có một ưu điểm riêng mà người khác không
có nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một công việc thì công việc ấy sẽ được chia ra tuỳ theo
khả năng mà mỗi người có thể. Vậy nên thành công nằm trong tầm tay họ dễ dàng. Sự đoàn kết
mang chúng ta lại gần nhau hơn để biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn
đấu hết mình. Thế nên sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò rất quan trọng trong tập
thể, xã hội.

5) XIN LỖI

- Trong cuộc sống của chính chúng ta luôn luôn hiện hữu hai từ đó chính là lời cảm ơn và sự xin
lỗi.

- Lời xin lỗi chính là lời xin để chúng ta được nhận lỗi về những gì mình đã làm và khi chính những
điều đó khiến cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin mong muốn có thể được bỏ qua lỗi lầm đó.

- Trong cuộc sống này, ít nhiều ta cũng đã từng nghe những lời xin lỗi xung quanh ta. Những lời
xin lỗi ấy có thể là:

+"Xin lỗi bạn có thể chỉ giúp mình đường tới bưu điện được không?",

+ " xin lỗi mẹ,hôm nay con không ngoan không nghe lời mẹ."
- TẠI SAO

+Lời xin lỗi trước hết nó thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp.

+ Xin lỗi là ta biết sai và nhận lỗi.

+ Thể hiện được trách nhiệm của người mắc lỗi với người khác.
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

+Cuộc sống là những va chạm, những đụng độ, khó khăn thay vì đánh nhau, cãi vã thì chấm
dứt mâu thuẫn ấy bằng một lời xin lỗi. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, từ bỏ cái tôi của mình vượt
lên cái sĩ diện hảo của mình thì kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt.
- Bài học
+Một lời xin lỗi vụng về vẫn còn tốt hơn là sự im lặng.
+Hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng của chúng ta với một thái độ hết sức chân thành và
thành tâm nhất có thể.
+Hãy đưa lời xin lỗi tới người cần nhận đến một cách sớm nhất và phải thật thành tâm sửa chữa
lỗi lầm ấy bạn nhé!

- Kết đoạn

6) CẢM ƠN

- Dẫn dắt: Từ lâu, văn hóa xử sự đã biến thành chuẩn mực trong việc bình chọn tư cách con người.

- Giải thích

Cảm ơn là 1 trong những bộc lộ của xử sự có văn hóa, xử sự tân tiến, lịch sự trong quan hệ xã
hội.

- Tại sao?

+ Có thể hiểu “cảm ơn” là sự bộc bạch lòng hàm ơn, sự cảm kích đối với lời nói, hành động hay
sự hỗ trợ của người nào đấy.

+ Người thu được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy cực kỳ toại nguyện vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu
được tấm lòng và sự tâm thành nhưng họ dành cho mình

-Phê phán

Tuy nhiên, hiện nay chừng như văn hóa “cảm ơn” đã dần bị quên lãng.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Bài học

+ Có thể vì con người ta cứ phải trôi theo dòng đời, sống tốc độ hơn, hấp tấp hơn và dễ dãi buông
bỏ những thứ mình cho là phổ biến, ko thiết yếu trong đấy có từ “cảm ơn”.

+ Thỉnh thoảng lúc họ thu được sự hỗ trợ, họ chỉ gật đầu để trình bày rằng họ đã thu được hoặc
đã hiểu, đôi lúc họ ko nói gì để chỉ ra 1 điều hẳn nhiên nhưng bạn phải khiến cho họ. Điều này
cần được điều chỉnh cho cân đối hơn để xử sự trong xã hội tốt đẹp hơn.

+ Kết đoạn

Tóm lại, nói lời cảm ơn là 1 nét đẹp trong văn hóa xử sự của con người. Mỗi chúng ta đừng ngại
ngùng lúc cảm ơn nhưng ngược lại hãy nói lời “cảm ơn” lúc thiết yếu. Nếu chúng ta biết cảm ơn
những người bao quanh thì những mối quan hệ đấy sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

PHẦN TẬP LÀM VĂN

Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh

Mỗi con người trong xã hội lại có quyền lợi và giữ nhiệm vụ khác nhau. Quyền lợi và nghĩa vụ
của học sinh là học tập. Để học tập tốt, học sinh có nhiều phương pahsp và phương tiện khác
nhau. Trong số đó, nhìn vào thực tế ta có thể nhìn thấy sự bổ ích của những chuyến tham qua, du
lịch đối với học sinh

Tham quan, du lịch là hoạt động trải nhiệm thực tế cuộc sống để đi đến nhiều nơi và tìm hiểu
nhiều thứ hơn. Đây là hoạt động ngoại khóa được tổ chức ở nhiều trường trong cà nước và thế
giới. Tham quan, du lịch đưa đến những tác động tích cực cho học sinh.

Trước tiên, những chuyến tham quan du lịch tạo ra cơ hội tốt, tạo điều kiện cho học sinh được
được hoạt động, học tập lẫn vui chơi lành mạnh. Đa số các trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông còn hạn chế vấn đề hoạt động và vui chơi cho học sinh, gây sức ép gò bó cho các em.
Tham gia các chuyến tham quan, du lịch là dịp để các em cùng hoạt động và giao tiếp với các
bạn, tình cảm bạn bè từ đó được gắn kết hơn. Không khí thoải mái của những chuyến đi kích
thích hứng thú hoạt động, trí tò mò ở mỗi học sinh, thúc đấy phản xạ và tư duy phát triển.

Sau mỗi chuyến tham quan du lịch, học sinh đều tích lũy được những thay đổi tích cực. Không
cần đối mặt với áp lực học tập căng thẳng và những bài học lý thuyết khô khan, học sinh được
thoải mái tự do về tâm lý. Các em sẽ chủ động khám phá và tiếp nhận tri thức thu được từ chính
chuyến đi. Gần gũi hơn với cuộc sống thực tế tạo thuận lợi cho hoạt động và mục tiêu của mỗi cá
nhân. Sau mỗi chuyến tham gian, học sinh sẽ tích lũy được thêm nhiều tri thức thú vị, tinh thần
được giải tỏa thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sẽ tốt hơn. Sức khỏe nhờ đó cũng được nâng cao.

Đặc biệt, tham quan du lịch còn là cơ hội để học sinh mở mang kiến thức và bồi dưỡng đạo đức,
kinh nghiệm. Nghe cả một bài giảng dài về loài vật này loài vật kia, về sự kiện lích sử hay chiến
công nào đó, học sinh có thể không hiểu và nhanh chóng quên đi. Nhưng khi các em có điều kiện
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

và thời gian tiếp xúc trực tiếp, các em sẽ ghi nhớ và hiểu hơn rất nhiều. Một em bé tiểu học có
khả năng miêu tả con hổ mà nó nhìn thấy ở vườn bách thú tốt hơn một học sinh trung học chưa
bao giờ tận mắt nhìn thấy bóng dáng hổ. Đến thăm những di tích lịch sử và nghe kể lại những câu
chuyện gắn liền với di tích ấy, chắc chắn nhận thức của học sinh sẽ bị tác động. Các em sẽ ghi
nhớ di tích lịch sử ấy và biết ơn các anh hùng dân tộc. Nếu đến thăm Ngã ba Đồng Lộc – nơi
mười nữ thanh niên xung phong đã chiến đấu và hi sinh, chắc chắn học sinh sẽ cảm động khi đọc
lá thư gửi mẹ của một đồng chí trước khi hi sinh. Bài học lịch sử trên lớp không thể đem lại cảm
xúc đó. Từ những chuyến đi, dược tận mắt quan sát địa hình tự nhiên, đời sống con người nơi
tham quan du lịch, kiến thức địa lý của học sinh cũng được nâng cao. Những nét văn hóa, kiến
thức chưa một lần nhắc tên trong sách vở lại được khám phá trong chuyến tham quan du lịch.

Tham quan du lịch tác động tích cực đến cả tinh thần và thể xác mỗi học sinh, gợi hứng thú khám
phá, gắn kết các em với thiên nhiên thực tế cuộc sống. Đặc biệt tạo sự độc lập tự chủ trong tư
duy, chiếm lĩnh tri thức và kết nối tinh thần tập thể giữa tất cả học sinh.

Chính từ những điều thú vị, bổ ích ấy, gia đình và nhà trường cần tạo điều kiện tổ chức những
chuyến tham quan du lịch song song cùng việc học tập trên lớp của học sinh. Đưa các em đến
những địa danh có ý nghĩa, có ích để học sinh có cơ hội khám phá, gần gũi thực tế phát triển toàn
diện. Mỗi học sinh cũng cần tích cực tham gia những chuyến tham quan du lịch, chủ động khám
phá thu hoạch từ những chuyến đi đó để áp dụng vào học tập và cuộc sống của mình.

Tham quan du lịch thực sự là hoạt động bổ ích với tất cả học sinh. Hãy phát triển phù hợp hoạt
động này để bồi dưỡng thế hệ tương lai toàn diện và xuất sắc nhất.

Đề Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò
của người lãnh đạo anh minh...

Dàn ý chung

1. Mở bài:

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

 Những người đứng đầu là vô cùng quan trọng.


 Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta
càng thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh...

2. Thân bài:

 Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vi nước vì
dân
 Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi.
 Trần Quốc Tuấn là vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là
nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc
 Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân
ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị
 Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết
sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La

3. Kết bài:

 Hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển
của dân tộc
 Hiện nay để lãnh đạo đất nước cũng cần một thủ lĩnh tài ba, biết nhìn xa trông rộng, có thực tài,
có tấm lòng vì nước vì dân

BÀI TK

Xã hội loài người càng phát triển, tầm quan trọng của “người dẫn đường” càng được coi trọng,
lịch sử Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quả thực, quá khứ của dân tộc để lại cho
chúng ta lòng ngưỡng mộ về rất nhiều những nhà lãnh đạo tài ba, có thể kể đến như Lý Thái Tổ,
Lý Công Uẩn, như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tài năng lãnh đạo của họ có thể được
nhìn nhận từ nhiều góc độ, thậm chí từ các tác phẩm thơ văn của họ, như “Chiếu dời đô” như
“Hịch tướng sĩ”. Tác phẩm ra đời đã lâu, tác giả cũng là người cõi khác, nhưng câu chữ của

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

người xưa vẫn gợi cho ta nhiều suy ngẫm về đôi mắt, tấm lòng, trách nhiệm của người đứng đầu
đối với vận mệnh của đất nước, đôi với cuộc sống của dân tộc.

Đối với một đất nước, kinh đô là trung tâm quốc gia, vì vậy chuyện dời đô không bao giờ là
chuyện nhỏ, huống hồ là trong thời kỳ “trứng nước” của một triều đại. Nhưng Lý Công Uẩn chỉ ít
lâu sau khi khai sinh nhà Lý, đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ
Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa
đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản
chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ,
đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước
non của vị vua mới. Trong mấy mươi năm, kinh đô Hoa Lư với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn
thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược. Khi Lý
Công Uẩn lên ngôi, vận hội đất nước thay đổi, điều cần thiết lúc này là đẩy mạnh kinh tế phát
triển, xây dựng đời sống thịnh vượng no ấm cho nhân dân, cũng là tạo nền tảng vững chắc đế giữ
vững nền độc lập. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết
sách lớn để dọn đường cho những kế hoạch nhỏ, và chuyện dời đô của Lý Công Uẩn chính là một
quyết sách như vậy.

Với “Chiếu dời đô”, Lý Công Uẩn đã hoàn tất trọn vẹn công việc của một “tổng công trình sư”,
trí tuệ của ông hiểu được tầm quan trọng của một kinh đô, tầm nhìn của ông đủ sâu rộng để nhìn
thấy được ưu thế đặc biệt của thành Đại La, đó là vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng,
đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt,
muôn vật cũng được phong phú tốt tươi". Một vị vua có thể nhận ra chừng ấy thuận lợi của một
vùng đất, hẳn là một người thông hiểu phong thủy, lịch sử, địa lý, và còn có những suy tính lâu
dài về chính trị. Hơn nữa, trong một chiếu thư trên dưới 200 chữ, nhà lãnh đạo này đã ba lần nhắc
đến “dân” và “bách tính”, cho thấy quyết định dời đô của ông xuất phát từ quan điểm “lây dân
làm gốc”, lấy lợi ích của trăm họ làm nền tảng quốc gia.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Một nhà lãnh đạo giữ vận mệnh đất nước trong tay, điều cần nhất chẳng lẽ không phải là tấm
lòng ấy, tầm nhìn ấy? Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh:
cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững
vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch
sử phong kiếnViệt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất
Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy. Công lao
cùa Lý Công  Uẩn đã khẳng định với ta rằng: tài năng và tấm lòng của nhà lãnh đạo góp phần
quyết định không nhỏ tới sự hưng thịnh hoặc suy tàn của một triều đại, một quốc gia, một nhà
lãnh đạo cừ khôi chính là một ngọn đuốc sáng soi đường cho quảng đại quần chúng.

Với “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, vai trò to lớn của một nhà lãnh đạo càng được khẳng
định, nhưng là trong một hoàn cảnh khác, khi đất nước đang phải đối mặt với hiểm họa chiến
tranh, vận mệnh dân tộc nguy vong là điều không tránh khỏi. Hoàn cảnh này đòi hỏi vị chủ tướng
Trần Quốc Tuấn không chỉ mắt nhìn rõ “thế trận”, một tấm lòng âu lo vận nước, mà còn cả một
bản lĩnh tập hợp lực lượng, động viên binh sĩ, thu trăm quân về một mối, đánh thức những người
lính Đại Việt lúc này đang lơ là mê muội “nghe nhạc Thải Thường để đãi yến ngụy sứ mà không
biết căm”. Lo lắng trước hiểm họa đang tới gần và đau lòng vì sự thờ ơ của tướng sĩ, Trần Quốc
Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”. Hịch tướng sĩ vừa như một lời “tổng động viên”, vừa như một sự tỏ
lòng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối... ta cũng vui lòng”.

Trong mọi cuộc chiến tranh, yếu tố “nhân tâm” là điều quan trọng, lòng người đôi khi quyết định
tất cả. Hiểu được điều đó, vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường,
hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân
tộc. Điều đặc biệt trong bài hịch là Trần Quốc Tuấn không hề tỏ ý ép buộc, ông vạch rõ hai con
đường, còn sự lựa chọn thuộc về các binh sĩ. Như thế, tài văn của của Hưng Đạo Vương đã giúp
ông thu phục lòng người, cảm hóa lòng quân, để làm được điều “tướng sĩ một lòng phụ trị hòa
nước sông chén rượu ngọt ngào” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyền Trài). Trong thời chiến, một dân
tộc không chỉ phải đối mặt với gươm dao súng đạn, mà còn ở tầm ngắm của những thứ vũ khí ẩn
nấp sau nhung lụa, phải đối mặt với hầm chông của quân thù được phủ lên bằng lớp cỏ non êm ái.
Người lãnh đạo nắm được binh lực trong tay, nếu không có ý chí thép, tâm lòng son, sẽ là người
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

đầu tiên rơi xuống hố sâu mà kẻ thù đào sẵn. Cũng như vậy, quãng thời gian bình yên lâu dài
giữa hai cuộc kháng chiến chống Nguyên- Mông như một thứ thuốc độc làm hao mòn khí thế đấu
tranh, một cái bẫy vô hình lấy đi nhuệ khí của các binh sĩ, một màn sương phủ mờ quyết tâm
chống giặc. Là một người cầm quân, Trần Quốc Tuấn đã dùng cả tấm lòng của mình đánh tan
màn sương tai họa ấy, góp phần không nhỏ làm nên tinh thần “Sát Thát” vang danh sử sách.

Chiến thắng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông có công lao không nhỏ của
Hưng Đạo Vương công lao được làm nên cả từ tài năng văn chương và tài năng quân sự. Vị chủ
tướng Trần Quốc Tuấn chính lá một hình ảnh tiêu biểu cụ thể cho những phẩm chất mà một nhà
lành đạo cần có trong thời chiến, cũng là một minh chứng cho vai trò của người ngồi ngôi cao đối
với toàn quân trước hiểm họa của dân tộc. Như vậy, qua “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” có
thể khẳng định rằng trong bất kể giai đoạn nào của đất nước, chiến tranh hay hoà bình, người
lãnh đạo luôn có một tầm quan trọng đặc biệt, có thể tạo nên ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy
vong, hưng thịnh của một quốc gia. Một tướng kém cỏi không thể tạo nên một đoàn quân tinh
nhuệ, cũng như một đất nước chỉ có thể trở nên hùng mạnh dưới sự dẫn dắt của một nhà lãnh đạo
tài ba.

“Chiếu dời đô” hay “Hịch tướng sĩ" đều đã là chuyện của quá khứ, nhưng quá khứ ấy đã để lại
cho hiện tại nhiều suy ngẫm. Cộng đồng nào mà không cần một thủ lĩnh tài ba, quốc gia nào mà
không cần một người đứng đầu biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng có thể cảm hóa
những tấm lòng khác. Lịch sử Việt Nam tự hào vì những nhà lãnh đạo cừ khôi như Lý Công Uẩn,
như Trần Quốc Tuấn, nhưng cũng mấy phen tủi buồn vì không ít những bạo chúa hôn quân. Chỉ
mong sao bước đường tiếp theo của dân tộc có thế chứng kiến tài năng xuất chúng của những
người nắm vận mệnh đất nước trong tay để mơ ước của Lý Thái Tổ có thế thành sự thật, nhìn
thấy đất nước hóa rồng bay lên trong thế kỷ này...

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Đề : Từ bài "Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ
về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe các thầy cô nói “học đi đôi với hành”,
chân lí ấy đã được đúc kết từ xa xưa. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp cũng từng viết “theo điều học mà làm”. Vậy tại sao học lại phải đi liền với hành? ý nghĩa
tận cùng của nguyên lí ấy là thế nào?

Bạn có hiểu “học đi đôi với hành” là thế nào không? “Học” ở đây chỉ là việc tiếp thu các kiến
thức văn hóa, xã hội hàng ngày. Có thể bằng nhiều cách như học trên trường lớp, học qua bạn bè,
học qua sách vở.... Còn “hành” ở đây nghĩa là hành động, thực hành. Học đi đôi với hành nghĩa là
áp dụng những kiến thức sách vở bạn học được vào thực tiễn cuộc sống để học soi sáng cho thực
hành, thực hành củng cố vững chắc lí thuyết. Cũng như vậy ý nghĩa của câu “theo điều học mà
làm” của La Sơn Phu Tử cũng có hàm ý nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học kiến thức và
ứng dụng nó vào thực tiễn. Đây là hai điều song hành với nhau, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống.

Vậy thì tại sao học lại phải đi liền với thực hành? Cuộc sống phát triển, mỗi giây phút trôi qua
chúng ta chứng kiến cả hàng vạn công trình nghiên cứu ra đời và nếu bạn không chịu khó tìm tòi
không áp dụng những lí thuyết đang có vào thực tế thì mãi mãi nó chỉ là công trình vĩ mô không
có thực. Có một nhà văn nào đó đã từng nói “Lí thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi xanh
tươi”. Lí thuyết suông, học vẹt, hay học cho qua quýt thì vĩnh viễn không bao giờ bạn tìm được
chân lí của cuộc đời.

Có một thực trạng vô cùng đáng lo ngại hiện nay đó chính là việc các bạn học sinh chỉ biết học
vẹt, học chống chế để trả bài cho thầy cô. Đến khi quay trở lại thì không nhớ được gì. Như vậy vô
cùng nguy hiểm, những điều bạn học không được áp dụng vào thực tế thì thử hỏi học có ý nghĩa
gì cho cuộc đời? Học ngoại ngữ để tiếp thu thêm nhiều điều hay từ nước bạn, học văn để hoàn
thiện cách đối nhân xử thế, học toán để minh mẫn con người, học sử để tìm về cội nguồn của dân

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

tộc... Mỗi môn học lại mang một ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống. Nhưng thử hỏi nếu bạn
không biết cách để đưa nó vào trong cuộc sống thì đọc nhiều có ý nghĩa gì?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không làm đúng ngành học
thậm chí là thất nghiệp? Vậy nguyên nhân từ đâu? Do nhà trường hay do bản thân của các bạn?
Nhà trường chỉ đóng vai trò là môi trường để truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà thôi còn việc
có kiếm được công việc ổn định hay không nó phụ thuộc vào bạn. Các nhà tuyển dụng họ không
cần những tấm bằng giỏi hay xuất sắc cái họ cần đó là kinh nghiệm thực tiễn, là việc bạn áp dụng
được bao nhiêu điều bạn đã học trên sách vở vào công việc?

Người giỏi không phải là kẻ có thể nhớ được kiến thức này ở trang sách nào, hay đọc được bao
nhiêu trang sách mà phải là người có thể đem đến cho đời những phát minh lớn phục vụ chính
cuộc sống của mỗi con người. Nếu như học chỉ để khoe bằng cấp, học để vỗ ngực rằng ta hiểu
biết nhiều thì đó chỉ là mớ lí thuyết suông mà thôi. Có nhiều bậc phụ huynh ép con mình bằng
mọi giá phải học kiến thức thật giỏi mà quên rằng cái sẽ nuôi sống con mình sau này là thực tế
trải nghiệm mới đúng.

Việt Nam hiện nay, được đánh giá là một trong những nước có chất lượng đào tạo khá cao thậm
chí còn cao hơn hẳn các quốc gia phương Tây. Thế nhưng, khi đi du học ở nước bạn đến chuyên
mục thực hành, du học sinh Việt bộc lộ ngay sự yếu kém hơn hẳn. Thiết nghĩ các nhà trường, bộ
giáo dục cần phải đổi mới lại phương thức học tập. Hiện, ngành giáo dục đã và đang chú ý đến
việc áp dụng việc “học và hành” đi liền với nhau. Không chỉ giúp các em học sinh có thể hiểu
kiến thức một cách tường tận mà còn giúp các em có thêm hành trang đi vững bước vào đời.

Học và hành là một trong những nguyên lí luôn đi kèm và song hành với nhau trong cuộc sống.
Để trở thành những người có ích cho xã hội chúng ta cần phải thay đổi phương thức giáo dục
bằng việc lồng ghép hai yếu tố này một cách nhuần nhuyễn.Vì chỉ khi kiến thức sách vở hòa vào
cuộc sống nó mới thực sự có ý nghĩa mà thôi.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Đề : Tuổi trẻ và tương lai đất nước ( Gợi ý: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn...)

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các em” Đó là lời căn dặn thiết tha thuở sinh thời của Bác trong lá thư gửi học
sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Lời căn dặn ấy gợi cho ta nhiều
suy nghĩ về tuổi trẻ và tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là thời gian đẹp nhất, nhiệt thành nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là thế hệ
thành niên, thanh niên – những thế hệ măng non của đất nước. Họ cũng là những công dân có
quyền lợi và nghĩa vụ với bản thân, với xã hội. Tuổi trẻ ở mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là
thế hệ tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Tương lai đất nước
là hình ảnh, sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.Lời căn dặn của Hồ Chủ tịch đã khẳng
định vai trò của thế hệ trẻ với tương lai đất nước mai sau. Tuổi trẻ chính là tương lai đất nước.

Vì sao Bác lại khẳng định vai trò của tuổi trẻ lớn lao như thế? Nhìn lại quá khứ hào hùng, ta bồi
hồi xúc động trước những cái tên đã đi cùng năm tháng như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm,
Kim Đồng, Lê Văn Tám... – những người đã kiên cường, bất khuất hi sinh cả tuổi trẻ, cả cuộc đời
để chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc hôm nay. Tuổi trẻ của họ đã góp phần làm nên đất
nước hôm nay.

Cuộc sống hiện đại đang đổi thay từng ngày từng giờ, nếu chúng ta không nhanh, chúng ta sẽ lỡ
bước, tụt lại sau đà đi lên của cả thế giới. Lực lượng chính có thể bắt kịp bước nhảy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là thế hệ trẻ. Tuổi trẻ là thế hệ được sinh ra và trưởng thành trong điều kiện hòa
bình, nhiều cơ hội học tập và phát triển, được trao những quyền lợi xứng đáng. Đảng, Nhà nước
và các cấp luôn tạo điều kiện, quan tâm bồi dưỡng lớp trẻ Việt Nam. Không chỉ xây dựng cơ sở
vật chất học tập, nghiên cứu, đất nước còn trao cho họ nhiều cơ hội giao lưu với bạn bè thế giới,
cử đi đào tạo ở nhiều quốc gia giáo dục phát triển. Sự thực đã chứng minh bằng bảng thành tích
chói lọi của thế hệ trẻ Việt Nam với những huy chương tại Olympic Châu Á, Đông Nam Á, Quốc

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

tế, Thế vận hội, thi đấu thể thao. Chiến thắng thuyết phục cho ngôi vị Á quân của Đội tuyển bóng
đá U23 vừa qua cũng khiến cả thế giới nghiêng mình cảm phục, cả dân tộc vỡ òa trong niềm tự
hào, vui sướng.

Tuổi trẻ mang trong mình sức khỏe dồi dào, tinh thần phấn chấn, nhiệt huyết cháy bỏng. Họ đam
mê, táo bạo và sẵn sàng dấn thân, không ngại khó ngại khổ. Chính vì thế, tuổi trẻ có đầy đủ hành
trang và năng lực để kiến tạo tương lai. Dù gặp thất bại cũng không lùi bước. Không những thế,
thế hệ trẻ ai ai cũng được học những bài học lích sử chân thật mà hào hùng, bi tráng. Tình yêu
quê hương và niềm tự hào dân tộc đã thấm vào tiềm thức của họ, tình cảm đó chính là động lực
để họ nỗ lực dựng xây Tổ quốc. 

Ý thức được vai trò của mình, tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho tương lai đất nước?
Điều quan trọng nhất trong mọi hoàn cảnh là ra sức học tập để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng trí
tuệ bản thân. Song “học phải đi đôi với hành”, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng
mối quan hệ, tự tin giao tiếp.  Có tài nhưng phải có đức, chủ động rèn luyện ý chí, tinh thần, thi
đua lập thành tích tốt trong tất cả các lĩnh vực. Chủ động và có trách nhiệm với bản thân, tiếp nối
sự giao phó của thế hệ đi trước. Không phải tất cả thế hệ trẻ đều mang nhiệt huyết cống hiến,
dựng xây tương lai đất nước. Trong thực tế, vẫn có một bộ phận người trẻ ích kỷ, bồng bột, đua
đòi ăn chơi sa đọa, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội, cản trở sự phát triển, văn minh. Đó
là những nhược điểm, thói quen tật xấu mà thế hệ trẻ cần chủ động tránh xa, bài trừ.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tuổi trẻ là động lực to lớn trong công cuộc dựng xây
tương lai đất nước. Mỗi bạn trẻ hãy cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân để góp sức phát triển
đất nước, để xứng đáng với lịch sử hào hùng và những gì Tổ quốc đã trao tặng.

ĐỀ Câu nói của Macxim Gorki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là
con đường sống" 

Nếu tri thức của loài người được coi như một sa mạc thì hiểu biết của con người chỉ là những hạt
cát nhỏ bé giữa sự bao la và mênh mông đó. Và để giúp con người có thể chinh phục thế giới này
một cách nhanh và ngắn nhất thì sách chính là yếu tố trung gian quan trọng. Mỗi quyển sách chứa
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

đựng bên trong nó là một kho tàng tri thức nhân loại, chả vì thế mà nhà văn Macxim Gorki đã
nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”.

Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người. Nói tới sách là nói tới trí tuệ
của loài người. Nó là những gì tinh tú nhất, đẹp đẽ nhất, văn minh nhất của con người mà tổ tiên
ta tích lũy từ ngàn đời truyền lại cho thế hệ sau. Từ xa xưa, khi chưa có giấy bút, những người
tiền sử đã biết cách ghi lại những cảm xúc của bản thân bằng cách khắc lên đá, trên nền đất. Sau
đó khi nền văn minh tiến bô hơn, con người biết khắc trên thẻ tre, xương thú, mai rùa, trên da
dê,.. mà tiêu biểu là nền văn hóa của các nước như Trung Quốc, Ấn Đô, Hy Lạp, La Mã,.... Cho
tới bây giờ, sách đã hoàn toàn quen thuôc vời chúng ta. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (in
trong cuốn Lịch sử văn hóa tổng hợp - 1987) cho biết:”Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của
mình, ngành in thế giới đã xuất hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in".
Những con số ấy càng làm cho ta cảm thấy tầm quan trọng của sách với cuộc sống. Bởi mỗi cuốn
sách là một kho tàng kiến thức của nhân loại, là chìa khóa vàng mở cánh cửa két sắt trong ngân
hàng tri thức.

Có thể nói, đọc sách là con đườnh ngắn nhất dẫn con người tới những vùng đất xa xôi, không
tưởng. Ngàn năm trước, ngàn năm sau, sách đã tồn tại như một nhân vật trung gian kết nối không
gian, thời gian, kết nối nhân loại, để dù một đất nước Việt Nam nhỏ bé, ta vẫn hiểu đời sống của
con người tận vùng Bắc Âu, để từ hôm nay quá khứ vẫn hiện về trong ta một thời hào hùng trong
lịch sử nước nhà. Qua sách, nhân loại không chỉ hiểu biết mà còn đồng cảm nhau hơn vì những
điều đã đọc mà cứ như được sống tận nơi, nhìn tận mắt. Sách như một  hướng dẫn viên du lịch
đưa ta đến với những vùng trời tri thức mới, giúp ta hiểu biết về thế giới xung quanh, vế vũ trụ
bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng cho ta những ước mơ, khát vọng
đẹp đẽ cho cuộc sống của mình, của xã hội và cả nhân loại. Có thể nói, sách là con thuyền chở
văn hóa, văn minh nhân loại, là một con đường mở mang dân trí,dù đôi khi, đọc sách chỉ như là
thú vui giải trí, một niềm vui tự nhiên của con người. Từ những cuốn sách bằng tre, trúc trong
lịch sử cổ đại lưu vào sử sách cho đến những cuốn sách điện tử trong tương lai, thì cho đến nay
và cả sau này, ma lực của mùi mực in và tiếng động sột soạt của trang sách vẫn giàu sức hấp dẫn
đam mê như lôi cuốn chúng ta bước vào những thế giới huyền ảo, và có thể gối đầu giường.
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Chính vì thế, dù ở thời đại nào, sách vẫn là một nhân tố quan trọng đưa nhân loại đến gần nhau
hơn trong sự hiểu biết chung về thời, mọi người, mọi cảnh huống.

Nguồn kiến thức mà sách mang đến cho con người là vô tận. Tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống
đều được tổng hòa trong những trang sách.  Sách giúp con người lý giải cuộc sống, lý giải tự
nhiên và từng bước làm chủ cuộc sống của mình. Đọc sách khoa học giúp ta hiểu nhân loại đã
tiến bộ như thế nào từ sự xuất hiện đầu tiên của lửa, rồi phát minh ra điện sự phát hiện ra tia X…
Tìm hiểu sách xã hội để khám phá ra sự phong phú vô tận từ nền văn hoá của mọi quốc gia, mọi
thời kỳ lịch sử. Say sưa cùng những trang sách văn học để trở nên đồng cảm với nhân loại hơn
trong chặng hành trình lớn lên của một con người, vận động của một tâm hồn, đấu tranh vì những
khát vọng...Hay đọc Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na. Sách của
Khổng Tử. Mạnh Tứ, Lão Tử… để thấy sự vô tận trong trí tuệ của con người. Trải qua mấy nghìn
năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người. Những tác phẩm như "Sử kí Tư
Mã Thiên, chiến tranh và hòa bình, những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc",... Những
công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sát nền văn
minh nhân loại. Sách là kết tinh trí tuệ của con người, là nguồn kiến thức bao la và mênh mồng.
Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,...
Còn có loại sách để đọc giải trí nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để
học tập, để tu dưỡng.

Tuy nhiên dù một  người bình thường có thể đọc hơn ngàn quyển sách trong đời và cũng tiếp
nhận từng ấy kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng đọc không chưa đủ người đọc cần
phải phát huy được những giá trị đích đáng mà sách mang đến cho mình. Bởi kiến thức chỉ có
được qua tư duy của con người. Sách cũng như một kho báu, biến nó thành tri thức vô giá mà
cống hiến cho đời hay để nó mãi chỉ là tri thức vô dụng trên trang giấy là tuỳ vào thái độ của
người đọc nó. Đọc là một chuyện, vận dụng vào đời sống lại là một chuyện khác hãy  vận dụng
kiến thức ta có được từ những trang sách vào thực tế sôi động và phong phú ngoài kia. Thực tiễn
mới là nơi ta sống, kiến thức từ sách sẽ là phù sa làm giàu có cho dòng chảy cuộc đời.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ
học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách,  biết tự
học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây
dựng đất nước phồn vinh. Sách chiếm 1 vị trí cực kì quan trọng trong việc học tập của chúng ta.
Môt người có thể tự học, không cần thầy, không cần bạn nhưng không thể không cần sách. Đó là
phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tốn kém nhất nhưng lại vô cùng hiệu quả. Nếu ta biết cách
đọc sách sao cho hợp lý. Đọc sách nhiều nhưng phải biết gạn lọc đó mới là một thái độ đúng đắn
khi tiếp cận với nguồn tri thức nhân loại.

Đọc sách là một công việc bổ ích và lí thú. Đọc sách làm cho cuôc sống của mình phong phú
hơn, đẹp hơn Chính vì thế mà sách trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuôc sống. Vậy
nên hãy “yêu sách”, đọc sách và biến những kiến thức im lặng trên trang sách thành kiến thức
hữu dụng trong thực tế.

ĐỀ Văn học và tình thương


Văn học không chỉ là sản phẩm thi ca mà còn chứa đựng trong đó những nét đẹp văn hóa của mỗi
dân tộc. Dân tộc Việt Nam là dân tộc giàu tình yêu thương và lòng nhân ái, tình yêu thương ấy
luôn được gửi gắm chân thành, cảm động trong các tác phẩm văn học. Văn học gắn liền với tình
thương.

Trước tiên, câu nói đề cập đến một đối tượng văn học cụ thể đó là văn học dân tộc. Văn học dân
tộc là chỉ chung những tác phẩm văn học thuần túy dân tộc mà ta có thể tìm thấy trong kho tàng
dân gian truyền thống như là những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ,… Nguồn
cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc chính là “luôn ca ngợi những ai biết thương người như thế
thương thân và nghiêm khắc phê phán những kẻ thở ờ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn” tức
là ca ngợi những điều hay lẽ phải, đề cao bản tính lương thiện cùng lòng yêu thương con người
với con người, ngược lại, vì đó mà lên án, phê phán, thủ tiêu những tàn dư của xấu xa, vô cảm,…
Chính vì điều ấy, văn học dân tộc giáo dục con người ta sống hướng thiện trong nguồn cảm hứng
biết yêu thương lẫn nhau đồng thời thức tỉnh những kẻ dửng dưng vô nhân.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Ngay từ những ngày nằm nôi, chúng ta đã được bà, được mẹ ru vào giấc ngủ với những câu hát
dân gian mộc mạc mà đậm đà tình người:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”


 
Hay:
 
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Cái tình yêu thương giữa người với người đã từ vô thức mà ngấm vào máu, vào thịt của ta để rồi
khi lớn lên, những câu chuyện cổ tích lại âm thầm khai phá tình yêu thương ấy trong tâm hồn
chúng ta một cách mãnh liệt hơn. Ta đã yêu quý biết bao cô con gái út phú ông khi thấy cô biết
thương mến anh Sọ Dừa mà theo mọi người là “quái dị”, ta yêu mến biết bao Nàng tiên ốc nết na,
dịu hiền, biết làm việc nhà thay cho bà cụ bán hàng, ta quý trọng biết bao một cô Tấm vì cái chết
của cá Bống mà đau buồn khôn tả,… Văn học dân tộc thực sự dành mối quan tâm lớn cho những
con người biết “thương người như thể thương thân” với một tấm lòng lương thiện, văn học ca
ngợi họ, cho họ những cái kết có hậu để củng cố lòng tin cho thế hệ sau về “ở hiền gặp lành”. Chỉ
có yêu thương người khác thì mới được ngời yêu thương.

Không chỉ ca ngợi những người biết yêu thương người khác mà văn học vì đó mà phê phán
những kẻ thờ ơ dửng dưng trước hoạn nạn của người khác. Mỗi một chúng ta đều là một phần
của xã hội, tuy chúng ta cá thể những không riêng rẽ, chỉ có kẻ ích kỉ mới có suy nghĩ rằng hoạn
nạn của người khác không hề liên quan đến mình. Anh chàng trong câu chuyện dân gian “Cháy
nhà hàng xóm” cũng chính vì suy nghĩ ấy mà bị một phen hối hận. Ai trên đời rồi cũng sẽ có lúc
khó khăn chỉ là tùy thời điểm, ta dửng dưng trước hoạn nạn của người khác mà chỉ lo đến thân
mình cũng chỉ là “cười ngời hôm trước, hôm sau người cười”. Ta giúp người, sẽ có lúc, người

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

giúp lại ta, làm người không nên quá tính toán mà phải sống vì nhau. Và đặc biệt, nếu không thể
giúp cũng không nên làm hại người khác, đó là công việc vô cùng thất đức. Không ít những kẻ
lợi dụng lúc người khác khó khăn mà vụ lợi, thật đáng chê trách.

Văn học dân tộc “luôn ca ngợi những ai biết thương người như thế thương thân và nghiêm khắc
phê phán những kẻ thở ờ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn”. Câu nói trên hoàn toàn đúng
đắn. Văn học đã khiến cho chúng ta biết yêu thương nhau và căm ghét cái xấu xa, đê hèn, văn
học chính là ngọn hải đăng soi sáng khiến cho thế hệ sau không bao giờ lạc khỏi con đường
lương thiện.

Nghị luận về vấn đề: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

Học tập là quá trình dài lâu của con người. Để học tập tốt, mỗi người cần có phương pháp học tập
đúng đắn, hiện quả. Song không ít người vẫn chọn cách học vẹt học tủ mà không quan tâm tác
hại của nó. Chúng ta không nên học vẹt học tủ.

Học vẹt là cách học tủ là cách học chay, học thuộc lòng không khoa học, học tất cả như “con vẹt”
bắt chước theo. Đây là cách học thụ động, đọc trôi chảy nhưng không hiểu bản chất. Học tủ là lựa
chọn những phần kiến thức mà bản thân cho là có khả năng xuất hiện cao trong bài kiểm tra, bài
thi. Những người học vẹt học tủ thường không đạt được hiệu quả.

Tại sao không nên học vẹt học tủ? Học vẹt học tủ sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho việc
học tập. Học vẹt chỉ là một cách học đối phó,  khiến người học không hiểu sâu sắc vấn đề, lan
man và hời hợt. Người học vẹt sẽ nhanh quên kiến thức đã học. Chỉ cần quên đi một phần là có
thể quên hết, dẫn đến kết quả không tốt. Bên ngoài tỏ ra chăm chỉ nhưng bản chất khác sẽ gây
cho mọi người hiểu lầm, giáo viên sẽ không biết năng lực thật để giúp đỡ, bản thân người học vẹt
sẽ càng yếu kém. Khi sự thật lộ ra, học sinh ấy sẽ xấu hổ khi đối mặt với bạn bè, thầy cô.

Học tủ mang tính chất xác suất, nếu may mắn vào đúng phần mình đã học thì đạt kết quả cao.
Nếu vào những phần khác thì học sinh sẽ không đủ kiến thức làm bài vì không học nên không có
bất cứ thứ gì để viết. Từ đó, học sinh dễ hành động sai trái như quay cóp, gian lận trong thi
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

cử ...Hai hình thức học trên trực tiếp làm gián đoạn quá trình chiếm lĩnh tri thức. Học sinh học
vẹt học tủ sẽ không bao giờ tiến bộ, không biết ứng dụng vào thực tế nên dễ rơi vào thất bại. Tình
trạng ấy kéo dài gây chán nản và nhiều hậu quả khác.

Không phải tự nhiên mà nhiều học sinh lại học vẹt học tủ. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do
đâu? Một trong nhiều nguyên nhân tác động là từ bài giảng khô khan, thiếu trọng tâm, do phương
pháp truyền tải không hiệu quả từ phía thầy cô giáo. Hay sự cứng nhắc, nặng nề về kiến thức
trong chương trình học khiến học sinh khó xoay sở thời gian, lâm vào khủng hoảng. Nhiều phụ
huynh học sinh còn đặt nặng vấn đề thành tích, tạo sức ép và gây áp lực cho con em mình. Tuy
nhiên, cũng cần xem xét nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân học sinh. Người học chưa có ý
thức tự giác và trách nhiệm với việc học tập. Nhiều người không xác định được mục tiêu, động
cơ học tập nên không coi trọng việc học, lười học và chán học. Rồi những cám dỗ xung quanh
như trò chơi điện tử, mạng xã hội... chiếm thời gian học tập, làm học sinh xao nhãng. Đến gần kì
thi mới vội vã ôn tập nên đành chọn cách học tủ học vẹt. Đó là thực trạng đáng báo động.

Đứng trước thực trạng như thế, cần có những biện pháp hiệu quả để hạn chế và bài trừ học tủ học
vẹt. Gia đình và nhà trường cần phối hợp không đặt nặng áp lực lên vai con em mình. Nhà
trường, giáo viên cần đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh và giúp các em
tiếp thu được kiến thức. Hãy quan tâm, dành thời gian bên cạnh động viên các em và tạo điều
kiện cho các em tham gia hoạt động ngoại khóa, thay đổi không khí để tinh thần thoải mái hơn.
Học tập là quyền lợi chứ không phải gánh nặng với học sinh. Mỗi học sinh cũng cần có ý thức
với việc học tập của mình. Học tập giúp mình tích lũy tri thức, nâng cao và hoàn thiện bản thân.
Xác định mục tiêu và tìm kiếm phương pháp học tập đúng đắn hiệu quả. Xây dựng thời gian biểu
khoa học, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy” để kết quả đạt được tốt nhât.

Học tủ, học vẹt là cách học không hiệu quả mà còn rất nguy hại. Học tập là quá trình dài lâu, đòi
hỏi nhiệt huyết và tinh thần thực sự. Chúng ta không nên học vẹt học tủ trong hành trình trọng đại
đó của cuộc đời.

Hãy nói không với các tệ nạn - nói "không" với ma túy

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày một nâng cao khiến nhiều vấn
đề phát sinh trong xã hội. Bên cạnh những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường thì vấn đề bức thiết là tệ nạn xã hội. Đặc biệt là tện nạn ma túy. Hãy nói “không” với tệ
nạn ma túy

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và
pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đế toàn xã hội. Đó là những nguy hiểm phá vỡ hệ thống toàn
xã hội, cản trở sự phát triển văn minh lành mạnh của loài người. Các tệ xã hội phổ biến như thuốc
lá, ma tuý, mại dâm, cá độ cờ bạc. Ma túy là tệ nạn nguy hại đáng lo hơn cả trên thế giới. Ma túy
là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp từ những chất ảnh hưởng đến thần
kinh và sức khỏe. Khi nó đi và cơ thể con người sẽ làm thay đổi ý thức, tinh thần và tâm trạng
của người đó, gây ra cảm giác lâng lâng, không kiểm soát được hành vi của mình. Ma túy có rất
nhiều loại, tồn tại từ rất nhiều năm trước như thuốc phiện, hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc ...
được đưa vào cơ thể dưới nhiều hình thức như uống, tiêm chích...

Khẩu hiệu được nêu cao khi nhắc tới tệ nạn này là: Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy. Tại sao
lại nói “không” với ma túy? Ma túy có tác hại vô cùng với con người. Trước tiên, nó gây hại trực
tiếp cho người sử dụng. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị nghiện, hệ miễn dịch bị suy giảm, khả
năng đề kháng kém đi khiến sức khỏe suy giảm và dễ mắc các bệnh khác.Cơ thể ngày càng gầy
yếu đi, da dẻ xanh xao, vàng vọt, thần sắc lờ đờ mệt mỏi không tỉnh táo. Ma túy là con đường
trực tiếp dẫn đến căn bệnh nguy hiểm của thời đại là HIV/AIDS. Theo thống kê vào tháng 5/2017
cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống và 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS
tính từ đầu vụ dịch đến nay. ChỈ trong 5 tháng đầu năm số người nhiễm mới được phát hiện lên
đến 3500. Nhiều người sử dụng ma túy đá bị ảo giác còn tự mình nhảy từ trên cao xuống. Ma túy
khiến cho con người lâm vào u mê, tăm tối. Người nghiện từ khỏe mạnh bình thường trở thành
người bệnh tật. Từ những đứa con ngoan, họ trở thành kẻ hư hỏng, bất hiếu. Xã hội vì thế cũng
mất đi những công dân tốt khi người nghiện trở thành kẻ vi phạm pháp luật.

Đặc biệt là nỗi đau trong gia đình có người nghiện ma túy. Kinh tế gia đình suy sụp khi tiền bạc
bị lấy đi dổ vào những cuộc tiêm chích, hút hít không có điểm dừng. Hạnh phúc gia đình tan vỡ
CÔ BÌNH 0988 999 892
HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

khi con cái đau đớn trong cơn nghiện, cha mẹ dằn vặt, khổ tâm. Bao vụ án thương tâm trong gia
đình có người nghiện hút đã khiến cả dư luận bàng hoàng. Dùng ma túy đá, ảo giác người thân
thành con quái vật mà ra tay giết hại. Còn nỗi đau nào đau hơn khi bị chính con mình đoạt đi
mạng sống do lên cơn nghiện.

Với cả xã hội, ma túy là nguyên nhân dẫn tới một loạt tệ nạn khác như trộm cắp, cướp giật, mại
dâm... An ninh xã hội đi tới bất ổn. Tiền của quốc gia hao tốn khi phải xây dưng trại cai nghiện,
thực hiện giải pháp phòng chống. Rồi khi không được gia điònh cháp nhận, kẻ nghiện lang thang
vật vờ làm mất mĩ quan và gây hại cho những người khác. Kim tiêm dùng xong vứt bừa bãi và
hành vi trả thù xã hội của nhiều kẻ nghiện đã gây cho người dân vô tội những nỗi đau khó nói.
Bỗng nhiên họ bị nhiễm vào người căn bệnh vốn không phải tự mình gây ra. Người nghiện ma
túy có thế chết đi vì bệnh tật và HIV/AIDS dày vò, nhưng gia đình, nhất là vợ con của họ phải
đối mặt ra sao với xã hội, khi mà đó là căn bệnh mà nhiều người còn có tư tưởng xa lánh? Cuộc
sống sẽ không thể tốt đẹp nếu ma túy còn tồn tại. Bởi vậy hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, lời nói phải gắn liền với thái độ và hành động cụ thế. Trước hết, cần tìm hiểu và xây
dựng cho mình nền tảng kiến thức về tác hại, cách phòng tránh ma túy từ đó tuyên truyền rộng rãi
trong xã hội để mọi người cùng chung sức phòng tránh, bài trừ. Tự rèn luyện và giữ lập trường tư
tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh. Hãy tỉnh táo tránh xa ma túy và sự cám dỗ vui chơi xa hoa
để không tạo cơ hội cho ma túy tiếp cận mình. Gia đình cũng cần quan tâm, chăm lo và bảo vệ
con em mình khỏi ma túy. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có hình thức chế tài và pháp luật để
xứ lý những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy để chặn con đường lưu thông
cúa nó. Đối với những người mắc nghiện, cần tạo điều kiện cho họ cai nghiện, trao cho họ cơ hội
lao động và tránh xa lánh khiến họ rơi vào tuyệt vọng, quay lại thù hận xã hội. Hãy giúp họ hòa
nhập với cộng đồng để lấy lại niềm tin và khát vọng sống tốt hơn. Nói “không” với ma túy và với
tất cả các tệ nạn xã hội khác để xã hội phát triển văn minh nhất.

Vì một xã hội tiến bộ hơn, vì cuộc sống ngày mai tươi sáng tốt đẹp, hãy chung tay vì cuộc sống
của chính chúng ta và mọi người xung quanh. Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.

CÔ BÌNH 0988 999 892


HÃY NỖ LỰC CHINH PHỤC KIẾN THỨC- HỌC KÌ 2

CÔ BÌNH 0988 999 892

You might also like