You are on page 1of 4

Đề luyện tập số 3

Phần I: 5.0 điểm


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người
chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba
món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao
giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó,
chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính
trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba
phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn
luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống
như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,
từ việc rất lớn: cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết thư
cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của
công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”
                                           (Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt
chính của đoạn trích.
Đoạn trích trên thuộc văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Tác già là Phạm Văn Đồng.
Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Qua đoạn trích này, tác giả đã thể hiện
tình cảm, thái độ gì?
- Nội dung chính : Đưa ra hệ thống dẫn chứng để chứng minh đức tính giản dị của
Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày (bữa ăn, nhà ở, lối sống, cách làm việc…)
- Tình cảm, thái độ: ngưỡng mộ, trấn trọng, đề cao đối với lối sống giản dị của
Bác.
Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn
in đậm.
- Biện pháp liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
- Tác dụng: chi ra những phương diện biểu hiện đức tính giản dị của Bác trong đời
sống sinh hoạt.
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn 7 – 10 câu nêu suy
nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống.
Ở xã hội hiện đại, khi đa số mọi người đều không may cuốn vào vòng xoáy cám
dỗ, theo đuổi xu thế, cầu kì hoá trong mọi mặt của cuộc sống, thì đức tính giản dị
lại càng có giá trị và trở nên vô cùng cần thiết. Giản dị là đơn giản, không đua đòi,
không khoa trương, khoe mẽ. Giản dị không chỉ thể hiện trong cách ăn mặc, đời
sống sinh hoạt hàng ngày, mà đức tính ấy còn được thể hiện ngay cả trong lời nói,
suy nghĩ, cách cư xử của mỗi người. Một người giản dị luôn rõ ràng, rành mạch
trong lời nói, không vòng vo, rắc rối tránh gây hiểu lầm. Bởi vậy, sống giản dị giúp
con người dễ hoà nhập với cộng đồng và có được thiện cảm của mọi người xung
quanh. Ta điều chỉnh nhịp sống chậm rãi lại, không ép mình theo các hình mẫu,
không cố chạy theo các xu hướng, chẳng phải tâm hồn càng thêm thư thái, bình
yên hay sao? Chủ tịch Tôn Đức Thắng, một tấm gương sáng lựa chọn lối sống giản
dị, thanh bạch mà sâu sắc. Từ những năm tháng đấu tranh cách mạng gian khổ,
những năm tháng sống trong ngục tù cho đến những ngày giữ các cương vị cao,
quan trọng trong Đảng và Nhà nước, chủ tịch Tôn Đức Thắng vẫn giữ nguyên một
phong cách sống không màng vật chất, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Vì
thế, thế hệ trẻ cần xác định được giá trị và lí tưởng sống hợp lí, từ đó di dưỡng tinh
thần, rèn luyện cho mình tính giản dị trong học tập, trong giao tiếp, lối sống.
- Giải thích: giản dị là sống không cầu kì về vật chất, không khoa trương, khoe mẽ,
hòa hợp với tự nhiên và tôn trọng tự nhiên.
- Lí giải:
+ Sống giản dị, không cầu kì, kiểu cách giúp con người dễ có được thiện cảm của
mọi người xung quanh, dễ hòa nhập với cộng đồng, được yêu quý và giúp đỡ.
+ Tạo cho con người nhịp điệu sống chậm rãi, tâm hồn thư thái, bình yên trong xã
hội nhiều cám dỗ, xô bồ.
- Chứng minh :
+ Những tấm gương chọn lối sống giản dị, thanh bạch mà sâu sắc sau khi đã cống
hiến cho cộng đồng (vd Bác Hồ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...)
+ Những thói quen thể hiện nếp sống giân dị và vai trò của chúng: đọc sách, làm
vườn, thiền...
- Bài học: thế hệ trẻ cần xác định được giá trị và lí tưởng sống hợp lí, từ đó di
dưỡng
tinh thần, rèn luyện cho mình tính giản dị trong học tập, trong giao tiếp, lối sống.
Phần II: 5.0 điểm
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hãy chứng
minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này.
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Nghĩa đen: “mực" là chất lỏng màu đen, nếu sử dụng không cẩn thận thì dễ bị
dính bẩn; “đèn" là công cụ để chiếu sáng, ở gần đèn sẽ được soi sáng.
- Nghĩa bóng: “mực" ẩn dụ cho những điều xấu xa, tiêu cực; “đèn" ẩn dụ cho
những điều tốt lành, trong sáng.
=> Ý nghĩa của câu tục ngữ: khẳng định sức ảnh hưởng to lớn của môi trường,
hoàn cảnh sống đối với nhân cách của con người, là lời khuyên nhủ mỗi cá nhân
phải biết học hỏi những điều tốt đẹp và tránh xa những điều xấu xa, không lành
mạnh.
2. Chứng minh bằng lí lẽ & dẫn chứng
- Lí giải: nhân cách của con người được hình thành và định hướng theo cả một quá
trình, chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó môi trường, hoàn cảnh sống
và giáo dục là vô cùng quan trọng.
- Chứng minh:
+ Trong gia đình: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái
thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo. Ngược lại, gia đình bất hòa, không coi trọng
việc giáo dục, thế hệ trẻ dễ hư hỏng, nhân cách lệch lạc (dẫn chứng: Đỗ Nhật Nam)
+ Ngoài xã hội:
 Giao du với kẻ xấu, sống trong môi trường nhiều cám dỗ dễ bị tiêm nhiễm
thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
 Kết bạn với người tốt, lánh xa những môi trường tiêu cực có thể học hỏi
được nhiều điều hay (Nguyễn Trãi, Nguyễn Binh Khiêm, Nguyễn Khuyến,
Mạnh Tử...)
- Bàn luận (thêm) : có nhiều người giữ được nhân cách, phẩm giá và lí tưởng sống
của mình, bất chấp sự ảnh hưởng tiêu cực của môi trường sống.
- Bài học: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những
người có đạo đức, ngay thắng để học được những điều hay. Nếu gặp những người
bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.

You might also like