You are on page 1of 3

Đề luyện tập số 4

Phần I: 5.0 điểm


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt
động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và
khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn
ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm
chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự
nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
                                           (Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích. Qua đoạn trích này, tác giả đã thể hiện
tình cảm, thái độ gì?
- Nội dung: Khẳng định sự nhất giữa hai khía cạnh ở nhân cách và lối sống của
Bác: đời sống hoạt động chính trị của bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường và đời sống
thường nhật của con người bình dị, gần gũi.
- Tình cảm, thái độ: Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, trấn trọng và tự hào với lối
sống và nhân cách của Bác Hồ.
Câu 2. Chỉ ra các trạng ngữ trong câu văn sau và nêu công dụng của các trạng ngữ
đó:
Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc
biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người
vẫn ưa thích những thứ ấy.
- Trạng ngữ: Mấy mươi năm xa cách quê hương, ngày thường bây giờ.
- Tác dụng: bổ sung thông tin về thời gian của sự việc được nói đến trong câu.
Câu 3. Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành hai câu bị động tương ứng.
Gần đến đất liền, thủy thủ kéo những cánh buồm căng lên.
-> Câu bị động 1: Gần đến đất liền, những cánh buồm được thủy thủ kéo căng lên.
-> Câu bị động 2: Gần đến đất liền, những cánh buồm được kéo căng lên.
Câu 4. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 7
câu làm rõ câu chủ đề: “Bác Hồ rất giản dị trong đời sống.”
- Hình thức:
+ Lựa chọn 1 trong 2 mô hình diễn dịch hoặc quy nạp.
+ Phải có câu chủ đề “Bác Hồ rất giản dị trong đời sống."
- Nội dung : Chứng minh qua 1 số khía cạnh
+ Bữa ăn: đạm bạc, tiết kiệm, thể hiện sự quý trọng công sức lao động và người
phục vụ (Vài ba món giản đơn, ăn không để rơi vãi...)
+ Nơi ở: đơn sơ, chan hòa với thiên nhiên, thể hiện lối sống thanh bạch, tao nhã
(Nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng...)
+ Cách làm việc: tỉ mi
+ Trong quan hệ với mọi người: gần gũi, yêu thương, quan tâm.
=> Đưa ra lời bình luận, đánh giá của bản thân về lối sống giản dị của Bác.
Phần II: 5.0 điểm
Lập dàn ý cho đề bài sau:
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”. Hãy chứng minh tính
đúng đắn của câu tục ngữ này.
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
- “Thất bại": không đạt được kết quả như mong muốn, như mục tiêu đã đặt ra trong
học tập, công việc.…..
- “Thành công": đạt được những kết quả đạt tốt đẹp, hoàn thành mục tiêu trong học
tập, công việc...
- “Mẹ": người đã sinh ra, chăm sóc và dạy dỗ mỗi người trong cuộc đời.
-> Sử dụng các tính từ đối lập, hình ảnh ẩn dụ
=> Ý nghĩa câu tục ngữ: Khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa thất bại và thành
công trong cuộc đời mỗi người – những vấp ngã là bài học, cơ sở để đạt được mục
tiêu đã đề ra. Khuyên con người không nản chí trước thất bại mà học hỏi từ nó và
nỗ lực để thành công.
2. Chứng minh bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng:
* Lí giải: sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của
mình, từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học để tránh được những sai lầm và bước tiếp
đến thành công.
* Chứng minh:
- Trải nghiệm bản thân: hành trình học hỏi những điều bình thường trong cuộc
sống (tập đi, tập bơi, tập làm toán.…)
- Trong cuộc sống: những tấm gương thành công sau bao lần thất bại. (Edison,
Nobel,…)
(Xem lại văn bản Đừng sợ vấp ngã)
* Bàn luận:
- Những người sợ thất bại, vấp ngã nên không dám làm, không dám mạo hiệu.
- Không biết nhìn nhận để rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại.
- Phê phán những người dễ thoái chí nản lòng.
3. Bài học

You might also like